50 phát minh làm thay đổi thế giới - 1 ppt

7 269 0
50 phát minh làm thay đổi thế giới - 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

50 phát minh làm thay đổi thế giới Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạo, nó có thể cho ra kết quả nhanh hơn máy tính điện tử. Thuốc Aspirin – 1899. Danh y Hy Lạp Hippocrates - “cha đẻ” của nền y học hiện đại - là người đầu tiên khám phá công dụng chữa nhiều loại bệnh của chất acetylsalicylic acid. Cuối thế kỷ 19, nhà hóa học người Đức Felix Hoffman hoàn thiện dược phẩm này và đặt tên là aspirin. Mã vạch – 1973. Được “thai nghén” năm 1952 bởi một sinh viên ở Philadelphia (Mỹ) như dạng mã moóc hữu hình, ngày nay mã vạch hiện diện trên hầu hết mọi hàng hóa chúng ta mua. Xe đạp – 1861. Ban đầu được tạo ra làm thú tiêu khiển cho giới thượng lưu những năm 1820, “ngựa sắt” nhanh chóng trở thành phương tiện vận chuyển không giai cấp. Bao cao su – 1640. Người Ai Cập dùng bao cao su cách đây 3.000 năm. Bác sĩ phụ khoa người Italia Gabriele Falloppio vào thế kỷ thứ 17 đã ủng hộ việc sử dụng công cụ tránh thai này để ngừa bệnh lây qua đường tình dục. Tủ lạnh – 1834. Nhà phát minh Mỹ Jacob Perkins là người đầu tiên mô tả cách thức các ống dẫn chứa đầy các hóa chất dễ bay hơi có thể ướp lạnh thực phẩm. Động cơ đốt trong – 1859. “Cha đẻ” của động cơ đốt trong là nhà phát minh người Bỉ Étienne Lenoir. Nó là phiên bản cải tiến của động cơ hơi nước. Máy laser – 1960. Nhà vật lý Theodore Maiman đã phát minh máy phát laser đầu tiên sau khi ông phát hiện tinh thể hồng ngọc phát ra ánh sáng “sáng hơn của Mặt trời”. Bóng đèn tròn – 1848. Thực tế Joseph Swan đã phát triển bóng đèn dây tóc trước doanh nhân Mỹ Thomas Edison nhưng sau đó cả hai hợp sức sáng chế thiết bị chiếu sáng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ổ khóa – 2000 năm trước CN. Cách đây 4.000 năm, cư dân Ai Cập là những người đầu tiên dùng ổ và chìa khóa để bảo quản đồ đạc. Vi mạch – 1958. Kỹ sư Mỹ Jack Kilby tạo mạch tích hợp đầu tiên trên thế giới mà sau này đã làm thay đổi ngành điện toán thế giới. Điện thoại di động – 1947. Bell Laboratories ở bang Missouri (Mỹ) là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ ĐTDĐ. Giấy – 105 sau CN. Cách đây 2.000 năm, người Trung Quốc bắt đầu dùng vỏ cây, thớ tre, cây gai dầu, cây lanh để sản xuất giấy. Tuy nhiên, phải mất nhiều thế kỷ giấy mới bao quát khắp thế giới. Máy in – 1454. Người Trung Quốc là thợ in đầu tiên trên thế giới nhưng thợ kim hoàn Đức Johannes Gutenberg đi tiên phong trong việc chế tạo máy in. Internet – 1969. Ý tưởng về một mạng liên lạc toàn cầu được Bộ Quốc phòng Mỹ nghĩ ra vào thập niên 1960. Năm 1989, kỹ sư người Anh Tim Berners-Lee phát minh ra Internet cùng với World Wide Web. Thuốc ngừa thai –1951. Viên thuốc ngừa thai do nhóm của nhà hóa học Carl Djerassi bào chế năm 1951 nhưng mãi đến năm 1962 nó mới được lưu hành tại Anh. Bánh xe – năm 3.500 trước CN. Bánh xe xứng đáng đứng vào tốp đầu trong danh sách “những phát minh vĩ đại”. Bức ảnh đầu tiên chụp bánh xe ở Sumeria (Iraq ngày nay) có từ năm 3.500 và chẳng lâu sau nó “lăn bánh” sang phương Tây. Dây kéo –1913. Năm 1913, kỹ sư Thụy Điển Gideon Sundback đã chế ra cái phẹc-mơ- tuya đầu tiên để cài đôi giày ống. Các phát minh còn lại gồm dây kẽm gai (1873), cung tên (năm 30.000 trước CN), đĩa CD (1965), máy điều hòa nhịp tim (1958), thẻ tín dụng (1950), trống (năm 12.000 trước CN), thuốc nổ dynamite (1867), lưỡi câu (năm 30.000 trước CN), hệ thống định vị toàn cầu (1978), máy nghe nhạc số iPod (2001), ấm nước (1891), kính hiển vi (1590), cái cày (năm 100 sau CN), dây thun (1845), máy may (1830), mắt kính (1451), ống tiêm (1844), kính thiên văn (1608), dù che (năm 2.400 trước CN), máy nghe nhạc walkman (1979), cân trọng lượng (năm 5.000 trước CN), súng đại bác (thế kỷ 13), áo ngực (1913), vô tuyến truyền hình (1925), điện thoại (1876), máy tính (1977), nút áo (1235), la bàn (1190), pin (1800), máy ảnh (1826), radio (1895), que diêm (1826). 10 đột phá khoa học và công nghệ 2008 1. Điện mặt trời Tác giả: Chuck Andraka và Bruce Osborn. Mặt trời trở thành mối quan tâm hàng đầu như nguồn năng lượng tiêu biểu cho tương lai. Đó cũng là nguyên nhân ra đời hai nhà máy khai thác năng lượng thiên nhiên ở Nam California, dự kiến sẽ tạo ra 1.759 triệu watt điện, đủ để cung cấp năng lượng sinh hoạt cho hơn một triệu hộ gia đình. Điểm đặc biệt là những nhà máy này không sử dụng các tế bào điện quang có lớp chặn (photovoltaic cells), mà thay vào đó là những đĩa gương thu nhiệt khổng lồ để tập trung sức nóng mặt trời cho việc vận hành các cỗ máy thu nhiệt Stirling Energy, một hệ thống mà trong đó hydrogen được biến đổi thành nhiệt lượng khi làm lạnh, tạo lực đẩy cho các piston. Đột phá mới này đã phá kỷ lục 24 năm qua với hệ số khai thác: 85,6 KW năng lượng nhiệt thu được 26,75 KW điện cho lưới điện, chiếm tỉ lệ 31,25% 2. Xe siêu nhẹ Tác giả: Steve Fambro và Chris Anthony, đồng sáng lập Aptera Cor. Nguyên mẫu xe siêu nhẹ Aptera Typ-1e, có mặt vào cuối năm nay, là giải pháp tối ưu cho việc tiết kiệm nhiên liệu. Với tổng trọng lượng chưa đến 700 kg, chiếc xe 2 chỗ ngồi được làm chủ yếu từ sợi composite này dễ dàng đạt vận tốc cao nhất nhờ kiểu dáng khí động học, sẽ là đại diện cho hướng đi mới của lĩnh vực cơ khí tự động trong tương lai với sự thống trị của thế hệ máy móc siêu tiết kiệm. Công ty cũng đang nhắm đến nguyên mẫu Typ-1e chạy bằng điện, có thể chạy được 120 dặm với một lần sạc pin 8 giờ. 3. Nhiên liệu mới Tác giả: Kinkead Reiling, Neil Renninger, Jack D. Newman, đồng sáng lập Amyris. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là muối, đường và nấm được trộn lẫn nhau, nhưng “hỗn hợp pha chế” này lại cho ra đời loại nhiên liệu mới rất thân thiện môi trường, có thể so sánh với dầu diesel về tính nhạy lửa. Đây là thành quả lao động của các nhà khoa học Jack D.Newman, Kinkead Reiling và Neil Renninger, những người đồng sáng lập Amyris Cor., một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại California (Mỹ). Các nhà nghiên cứu đã lồng ghép men bia vào bộ gien của một loại vi khuẩn để lai tạo ra sinh vật mới, có quá trình chuyển hóa đặc biệt cho ra sản phẩm phụ là những chuỗi hydrocarbon có cấu trúc phân tử dài, tốt hơn diesel truyền thống về độ bén lửa, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường sau khi bị đốt cháy. 4. Công cụ chẩn đoán sớm ung thư Tác giả: Mehmet Toner, Phân ban Công nghệ và Khoa học y tế Harvard–MIT. Trong việc khống chế nguy cơ ung thư di căn, các bác sĩ không thể biết được ung thư đang trong thời kỳ di căn cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Chính trở ngại này đã đưa chuyên gia y sinh học Mehmet Toner ở Phân ban Công nghệ và khoa học y tế Harvard-MIT đến với giải pháp khắc phục và loại chip silicon đã ra đời. Công cụ chẩn đoán có kích cỡ như chiếc thẻ thanh toán này sẽ giữ lại các tế bào ung thư khi cho dòng máu chảy qua. 5. Hệ thống cảm biến nhiệt điện Tác giả: Lonnie Johnson, Công ty Johnson ElectroMechanicals. Thường dùng để làm lạnh tàu vũ trụ, hệ thống chuyển đổi hóa nhiệt điện JTEC hoạt động dựa trên cơ chế khai thác sự chênh lệch về nhiệt để tạo ra các gradient áp suất (pressure gradients), sẽ tạo lực thông qua một màng điện cực gồm các tế bào nhiên liệu với chu kỳ tạo điện lại bằng một cú xóc nhiệt để nung nóng hai tế bào. Khả năng ứng dụng tiềm tàng của nó rất lớn, chủ yếu là để chuyển nhiệt thành điện với hiệu quả gấp đôi so với kỹ thuật hiện nay 6. Lực đẩy mới Tác giả: Barry Goldstein, Phòng Nghiên cứu động cơ phản lực của NASA; Ed Sedivy, Công ty Lockheed Martin và Peter Smith, ĐH Arizona. Ngày 25-5-2008, chuyên gia kỳ cựu của Phòng Nghiên cứu mặt trăng và hành tinh thuộc ĐH Arizona Peter Smith đã được nhận bằng sáng chế. Ông chính là tác giả của các dự án thiết kế lực tiếp đất cho 3 sứ mệnh sao Hỏa trước đây. Và sứ mệnh trị giá 420 triệu USD mang tên Phượng hoàng của NASA do ông đứng đầu chịu trách nhiệm về lực tiếp đất đã mở đường cho lực đẩy mới trong tương lai từ năng lượng và phản lực. 7. Bột lọc nước Tác giả: Greg Allgood. Loại bột rẻ tiền có tên PUR của nhóm nghiên cứu do TS Greg Allgood, chuyên gia y tế cộng đồng của Procter & Gamble Cor. Những gói bột nhỏ có giá vài xu này không chỉ có khả năng lắng cặn mà còn diệt khuẩn và virus, trong khi không gây hại cho các sinh vật ký sinh có lợi như cryptosporidium và giardia. Chỉ trong vòng 30 phút, một muỗng cà phê bột có thể xử lý đến 2,5 gallon nước 8. Hệ thống giám sát cử động Tác giả: Andrew Tschesnok và Jonathan Rand. Nhà cửa có thể sẽ phản ứng và có “hành động” tương thích với các hoạt động và nhịp sinh học của chủ nhân như tự động thay đổi nhiệt độ để thỏa mãn thân nhiệt của bạn hay điều chỉnh âm thanh hoặc thậm chí sẽ chế biến bữa ăn theo sở thích Tất cả diễn ra giữa đời thực như thể trong phim khoa học viễn tưởng nhờ hệ thống chuyển động hữu cơ Organic Motion vừa ra đời, hy vọng cũng sẽ thay đổi thế giới game . cầu (19 78), máy nghe nhạc số iPod (20 01) , ấm nước (18 91) , kính hiển vi (15 90), cái cày (năm 10 0 sau CN), dây thun (18 45), máy may (18 30), mắt kính (14 51) , ống tiêm (18 44), kính thiên văn (16 08),. (19 79), cân trọng lượng (năm 5.000 trước CN), súng đại bác (thế kỷ 13 ), áo ngực (19 13), vô tuyến truyền hình (19 25), điện thoại (18 76), máy tính (19 77), nút áo (12 35), la bàn (11 90), pin (18 00),. năm 3 .500 và chẳng lâu sau nó “lăn bánh” sang phương Tây. Dây kéo 19 13. Năm 19 13, kỹ sư Thụy Điển Gideon Sundback đã chế ra cái phẹc-m - tuya đầu tiên để cài đôi giày ống. Các phát minh còn

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan