sống thử và cách nhìn nhận của sinh viên đối với sống thử

10 622 0
sống thử và cách nhìn nhận của sinh viên đối với sống thử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mục lục I. Lời mở đầu Sự giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới đã đang và sẽ làm ảnh hưởng dẫn đến những thay đổi trong lối sống của người Việt Nam mình. Những con người có cơ hội tiếp xúc và dễ chuyển biến theo xu hướng chung chính là giới trẻ mà đa phần là sinh viên. Đó là những con người “bắt kịp thời đại”? Họ sẵn sàng đi tiên phong trong việc thử nghiệm, làm mô hình để xã hội có những phản hồi với những thứ hoàn toàn mới so với phong tục, tập quán người Việt. Từ phong cách làm việc, học tập, sinh hoạt, ăn uống, thời trang,… Và hiện nay, một lối sống không thể không nhắc đến đó là sống thử. Đó là một hiện tượng đã trờ thành chuyện “thường tình trông thấy”, mầm mống xuất hiện từ rất lâu. Cho đến trong khoảng những năm gần đây, nó đã thở thành “trào lưu” của hầu hết giới trẻ, độ “hot” của nó không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Điều này có thể thấy nó vẫn được “đem lên bàn” để tranh luận, đánh giá, tần suất trên mặt báo ngày càng nhiều. Xét từ cội nguồn gốc rễ, lối sống này chính là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, khơng cưỡng lại được (theo Tiến sĩ triết học, chun gia nghiên cứu GĐ&TE Nguyễn Ninh Khiếu và cũng như nhiều chun gia khẳng định). Với sự tất yếu đó, giới trẻ đã khiến cho nó trở thành một thứ ăn sâu vào lối sống, như là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…”, một bộ phận lớn sinh viên vẫn tiếp tục xun qua những luồng dư luận để thử …sống. II. Phân tích 1. Định nghĩa Sống thử đã tồn tại từ rất lâu, thế nhưng có một định nghĩa chính xác và thống nhất thì chưa. Thế nhưng có thể hiểu một cách khái qt rằng: sống thử là sống như vợ chồng trước hơn nhân và khơng có giấy đăng kí kết hơn. Theo bạn,sống thử là như thế nào? Số phiếu Phần trăm Các định nghĩa Sống như vợ chồng trước hôn nhân,không có đăng kí kết hôn. 134 67.0 Sống chung với nhau nhưng không quan hệ 20 10.0 Chỉ có quan hệ nhưng không sống chung 25 12.5 Khác 21 10.5 Tổng cộng 200 100.0 Điều trên cho thấy các bạn trẻ cũng có những hiểu biết nhất định về sống thử 2. Thực trạng Khi thâm nhập vào khu nhà trọ, làng đại học, ta vấn thường bắt gặp được các cặp sinh viên sống chung với nhau. Cái sự thật mà dường như văn hóa Việt Nam khó mà chấp nhận được. Đa số các cặp đều khó mà có kết quả tốt đẹp, thế nhưng ai nấy cũng ca tụng đôi sinh viên Ngoại thương cùng nhau góp gạo thổi cơm chung và có cuộc sống hạnh phúc sau này. Họ lây đó là tấm gương sáng và là tấm bình phong cho cuộc sống của mình. Nhưng thật đáng buồn vì câu chuyện ấy như là chuyện hiếm nước trên sa mạc. Và thực tế cũng đã cho thấy chỉ khoảng 10% sinh viên sống thử tiến đến hôn nhân sau này. 3. Tiếng nói người ngoài cuộc  Những người trẻ nói gì? (xin được trích một vài lời bình luận của các bạn trẻ trên các tờ báo) Gọi là sống thử nhưng trong cuộc sống ấy mọi thứ gần như đã thuộc cả hai người như chi tiêu,ăn uống,sinh hoạt…nói chung nó chẳng khác gì hai vợ chồng sống thật. Tôi hoàn toàn không đồng tình với ý kiến của các bạn đang tham gia sống thử, cho dù các bạn có biện minh bằng cách gì đi nữa. Trong bất kỳ trường hợp nào thì người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn là các bạn nữ. Chính các bạn chứ không phải ai là người chịu trách nhiệm về lối sống dễ dãi của chính mình. Sống thử không xấu, chỉ là do cách nhìn nhận của mỗi người mà thôi. Hai người yêu nhau thật lòng và xác định chuyện hôn nhân thì chuyện sống với nhau trước hôn nhân chẳng sao cả. Sống thử cũng để hiểu nhau hơn, để mỗi người dần dần học cách quan tâm và có trách nhiệm với người bạn đời của mình. Tôi không ủng hộ hay cổ súy sống thử, nhưng nếu hai người trưởng thành thực sự yêu nhau quyết định sống thử thì chúng ta cũng nên tôn trọng họ.  Đối với các bậc làm cha mẹ Hãy cố gắng học hành cho xong 4 năm, mình còn một đời để hưởng thụ các cháu ơi!!! Hãy chuyên chú vào sự học, hãy trả ơn Bố Mẹ các cháu bằng cách đó thôi các cháu ơi!!! (bác Tuấn Trần ở tp.hcm)  Các chủ nhà trọ Đa số họ phản đối chuyện sống thử trong giới sinh viên thế nhưng cũng cố nhắm mắt cho thuê phòng nếu các cô cậu giao tiền nhà và điện nước hàng tháng đầy đủ là được.  Các chuyên gia Các chuyên gia đều nhìn nhận sống thử là vấn đề tế nhị, nhiều người ngại đề cập. Đây cũng là vấn đề phức tạp đối với người đang chấp nhận lối sống này và phức tạp đối với xã hội. Nhưng cũng có những nhận định Với lập luận gia đình bền vững là cốt lõi của xã hội, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho rằng, nếu xã hội mà toàn thanh niên chỉ thích sống thử, không thích xây dựng gia đình ổn định thì sẽ "bất an vô cùng", sẽ không bao giờ có được các nhà bác học thiên tài. Thực tế đa số thiên tài như Beethoven, Mozart, Bill Gates đều sinh ra trong những gia đình nề nếp, có căn bản vững chắc. Dưới góc độ văn hóa, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần lớn người Việt Nam không chấp nhận sống thử. Đó là thực tế của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp nhận, song các bạn trẻ hãy tiếp thu tư tưởng triết học khỏe mạnh của phương Tây, trên cơ sở nền văn hóa truyền thống của Việt Nam.  Theo đánh giá chung, đa số phản đối việc sống thử. Tuy là xã hội có cái thoáng hơn nhưng mà rất khó để có thể chấp nhận chuyện “thử” như thế này. Có những ý kiến không phải là cổ động cho việc sống thử nhưng họ cũng lên tiếng nhìn nhận những mặt tích cực và thông cảm cho người trong cuộc. Mọi việc vẫn chưa tới hồi kết…. cho nên các sinh viên nói riêng và một số bộ phận giới trẻ vẫn chọn tiếp tục sống thử. Hãy cùng nhau đi sâu hơn vào vấn đề để hiểu tại sao sống thử xuất hiện và vẫn tồn tại. 4. Nguyên nhân Theo số liệu có được từ một cuộc khảo sát năm 2011 của sinh viên, khi trả lời câu hỏi: “đâu là môi trường bạn xem là tác động đến việc hình thành sống thử?” Gia đình MT sống Mt giáo dục Văn hóa Xã hội Nhận thức cá nhân Điều kiện KT CĐ KTĐ N 45.5 % 59.1% 37.9% 37.9% 53.0% 74.2% 24.2% ĐH Mở 54.5 % 65.5% 40.0% 41.8% 50.9% 76.4% 38.2% a) Nhận thức cá nhân Đây được xem là nhân tố quan trọng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành lối “sống thử” trong sinh viên hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ bản thân, có thể kể đến vài nguyên nhân điển hình: …. Đa phần là những sinh viên sống xa nhà, thiếu thốn về đời sống tinh thần nên họ muốn có một ai đó tâm sự, sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống. Cũng có khi tình yêu của họ đã đến “độ chín mùi”, họ sẵn sang vượt rào để đến với nhau. Bên cạnh những điều đó, không ít người đến với nhau để thỏa mãn nhu cầu “tình dục” của bản thân, cho đó là một điều minh chứng cho mức độ của tình yêu mà mình dành cho đối phương, tình yêu thì phải xóa nhòa mọi khoảng cách. Ngoài ra cũng có những người do bị khích tướng, muốn chứng tỏ bản lĩnh, những anh chàng đã phải bỏ nhiều công sức để thuyết phục bạn gái mình về sống chung. b) Gia đình Có thể nói đến những nguyên nhân sau: Gia đình lúc nào cũng đầy tiếng vã khiến cho người con muốn thoát ly khỏi gia đình càng sớm càng tốt. Có những gia đình có sự quan tâm nhưng chưa đúng mức, chưa ý thức được những biến đổi trong tâm lý tình cảm của con cái để mà giáo dục, cung cấp những kĩ năng cần thiết. Có những gia đình quan tâm con qua chặt chẽ đã làm không ít những đứa con bị ức chế những nhu cầu cũng như khó có quyền định đoạt cho những hành động của bản thân. Nhìn chung quy lại, con cái muốn tìm cái hạnh phúc, sự chăm sóc, yêu thương và chia sẻ; đa phần các gia đình chưa thực sự đáp ứng được điều đó dẫn đến việc con cái sẽ rất thích thú khi có điều kiện tung tăng bay nhảy, tự do quyết định những điều mình muốn mà không ai cấm đoán hay ngăn cản cả. Cộng với ít những kinh nghiệm sống mà lý ra gia đình cũng cần cung cấp cho con làm hành trang cho cuộc sống tự lập. c) Xã hội  Văn hóa Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chính giới trẻ là những người tiếp cận nhiều và nhanh nhất. Đó là những điều kiện cho những luồng văn hóa từ các nước khác du nhập mà không thể nào kiểm soát nổi, ta không thể không phủ nhận những thứ rất có ích cho nền văn hóa việt nhưng cũng cần chắt lọc, loại bỏ hay cố gắng cải biên lại sao cho phù hợp. Cũng không thể không nhắc đến phim ảnh, tiểu thuyết,… đã hình thành những tư tưởng “một túp lều tranh, hai quả tim vàng” hay là “chỉ cần ta yêu nhau là đủ”,… cứ y như trong phim vậy mà không quan tâm đến những thứ cơm áo gạo tiền mà họ sắp va phải khi quyết định sống thử. Và ảnh hưởng không hề nhỏ của văn hóa phẩm đồi trụy ồ ạt xâm nhập mất kiểm soát, chúng kích thích những “ham muốn”, có nhu cầu “giải quyết”,… đã góp phần tạo thành một trong số nguyên nhân dẫn đến lối sống như thế này đây.  Giáo dục Có câu danh ngôn đại ý so sánh mỗi người là một cuốn sách hấp dẫn, và cuốn sách ấy thu hút người khác giới khi họ chưa khám phá hết bí mật của nó. Một khi con người ta chưa biết về điều gì thì họ cố gắng “khám phá” cho bằng được, có thể là họ muốn dung hình ảnh trực quan hơn ở trường, những gì mà họ từng học? bây giờ “thử cho biết”!!! Nhà trường cũng thực sự chưa sâu sát trong việc phổ cập giáo dục giới tính cho các em khi có những mặt chuyển đổi trong tâm sinh lý hay cũng do học sinh, sinh viên xem đó là điều không đáng chú ý, không hấp dẫn bằng việc tự tìm hiểu lấy?!?  Môi trường sống xung quanh Đây cũng là một nhân tố không thể thiếu. Nó gây ảnh hưởng mạnh đến việc hình thành tư tưởng của một số người sống trong môi trường đó. Ông cha ta có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nếu thực sự con người đó dễ bị ảnh hưởng và chi phối bởi cuộc sống xung quanh thì khó lòng mà thoát khỏi mong muốn “thử”. Bởi lẽ, khi sống trong môi trường như vậy thường hình thành lối suy nghĩ, người khác làm được, còn mình tại sao không? 5. Mặt tích cực Không thể không phủ nhận việc tiết kiệm được chi phí khi 2 người cùng sống chung với nhau. Sống đời sống như vợ chồng, họ sẽ có cơ hội tìm hiểu nhau nhiều hơn cũng như thấy được những phát sinh nho nhỏ với cuộc sống có đôi chút thay đổi. Họ sẽ có kinh nghiệm hơn và sẽ không còn bỡ ngỡ với những tình huống tương tự sau này khi kết hôn. Hơn nữa, là sinh viên với nhau, nếu được thì là điều kiện thuận lợi để họ có thể “cùng tiến” trong học tập; có gì bằng khi người kia hiểu rõ mình đến thế? Chính sống thử đã mang lại một “thiên đường” mới rất thoải mái, không rang buộc về mặt pháp lý; nơi mà họ có thể sẻ chia tất cả mọi thứ như những niềm vui, nỗi buồn,… khiến họ thấy thật hạnh phúc. 6. Mặt tiêu cực Tuy nhiên, những cái lợi không thể bù lại được những mặt hại mà nó mang lại: Kết thúc êm đẹp nhất là chia tay sau khi cả hai đều cảm thấy mệt mỏi trong hàng loạt những gì mà họ từng “chịu đựng” do cái “trái ngược” không thể hòa hợp với nhau. Mặt khác cũng đơn giản vì “chán”, họ thích thay đổi, thích cái mới,… Là sinh viên, ngoài chuyện học hành, họ còn phải đối mặt với bài toán chi tiêu rất đau đầu của một gia đình nhỏ; chưa tránh khỏi những tỵ nạnh từnhững việc sinh hoạt hằng ngày cho đến tiền bạc, mâu thuẫn “tiền anh”, “tiền em”,… cơm, áo, gạo tiền đã khiến cho những con người non nớt ấy phát ngán khi đa số sinh viên vẫn sống nhờ vào cha mẹ. Đã lo cho mình còn chưa xong, bây giờ lại phải có trách nhiệm với người bạn đời không hôn thú kia thì lại làm cho họ càng mệt mỏi. Nói đến việc sống như vợ chồng thì khó tránh được nhu cầu thỏa mãn cho bản thân về tình dục, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, ít có cặp nào giữ khoảng cách lâu với tiêu chí nói không với việc quan hệ. Rất nhiều những cặp vì thiếu hiểu biết hay cũng vì quá hời hợt mà bị “dính thai” đến mấy lần, cuối cùng người con gái phải đi giải quyết “hậu quả” của giây phút “lỡ sa cơ” đó. Thật đáng kinh ngạc khi con số thống kê rằng trong 1000 ca nạo phá thai đã chiếm đến 200 ca là sinh viên. Với những thứ thử nhưng mang lại kết quả thật như thế này, chuyện gánh chịu những hậu quả là điều không thể tránh khỏi. Nói cho công bằng, cả phái nam và nữ đều chịu thiệt. Xét trong xã hội Việt Nam như ngày nay vẫn còn đề cao chuyện trinh tiết, đã chấp nhận sống thử thì người con gái phải chịu sống với dư luận, chưa kể những ảnh hưởng khi muốn tiến tới với người chồng của mình sau này. Nhiều người cho rằng đó là sự bất công, đòi hỏi phái nữ gìn giữ trinh tiết trong khi ngần ấy những người con trai từng quan hệ thì họ cũng chẳng có ảnh hưởng gì mấy cả. Bên cạnh đó, họ cũng có thể lãnh những hậu quả như là gây vô sinh hay thiệt mạng bởi nạo phá thai. Và theo chúng tôi được biết, có những “nghĩa trang online” dành cho những đứa con xấu số. Đó là nơi đầy những giọt nước mắt ân hận của những bà mẹ bất đắc dĩ khi phải bỏ đứa con của mình vì những phút nông nỗi. Chịu nhiều áp lực từ những người xung quanh, có thể họ sẽ vượt qua; nhưng phải đối mặt với tòa án lương tâm thì còn điều nào đau đớn hơn nữa? Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, liệu thời gian có thể xóa nhòa được tất cả? Ngoài ra, không ít người bị hội chứng “hậu sống thử” là sự chai sạn cảm xúc, sự mất lòng tin và mất cảm giác tôn trọng với phái kia nếu có kết cục rạn vỡ, hay là sự ray rứt lương tâm, thấy mình cần có trách nhiệm với người “đã từng” với mình,… ngoài ra, họ còn có thể mắc các bệnh lây qua đường sinh dục do trong quá trình quan hệ không có công cụ bảo vệ (hiện tại có khoảng 25 bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục). Riêng những cặp tiến tới hôn nhân nhưng không được sự chấp thuận của gia đình do rào cản về mặt tư tưởng đối với những đứa con dám “ăn cơm trước kẻng”. Cuộc sống vô cùng bấp bênh. Vợ mang thai đi học, chồng vất vả kiếm tiền khi còn đang ngồi ghế giảng đường, chưa có thu nhập ổn định. 7. Giải pháp Để có được những biện pháp thì cần xuất phát từ những nguyên nhân của nó. Về phía bản thân, các sinh viên nói riêng, giới trẻ nói chung cần quan tâm và chủ động tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về giới tính, sức khỏe sinh sản và về sống thử để có những cách ứng xử khéo léo, tránh những hậu quả nặng nề. đừng chỉ thấy những cái lợi trước mắt mà để cho bản thân mình, quá gấp gáp với những quyết định sẽ khiến không chỉ ảnh hưởng bản thân, người yêu mà còn là gia đình,… họ phải thực sự có bản lĩnh để thực hiện cái trách nhiệm của mình, đừng trở thành những người tạo ra những sinh linh bé bỏng rồi lại tước đi cái quyền được chào đời của chúng. Về phía gia đình, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con cái hơn; hãy dành thời gian để lắng nghe, để san sẻ, để trao đổi,… gia đình chính là môi trường tác động đến sự hình thành lối sống và suy nghĩ của con cái. Và cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về giới tính, SKSS, những văn hóa sống,… để trở thành những chuyên gia tuyệt vời của con trẻ. Về phía nhà trường, cần tổ chức những buổi hội thảo, giao lưu cho học sinh - sinh viên biết được những kiến thức cần có để biết cách tự bảo vệ mình cũng như người khác. Xã hội, các nhà chức trách nên nỗ lực ngăn chặn những văn hóa phẩm, những luồng thông tin trên mạng gây ảnh hưởng, có nguy cơ hình thành xu hướng sống mới không phù hợp. và cũng thực sự nên có cái nhìn thoáng hơn đối với những con người từng sống thử. Không đồng tình, không ủng hộ mà chỉ nên đưa ra những phân tích một cách khách quan; khuyên giới trẻ cần có những gì khi họ chon sống thử để rồi không hối tiếc với quyết định của mình. III. Kết luận Tình yêu không có tội, sống thử cũng không hẳn là xấu thế nhưng tại đất nước việt Nam này, với văn hóa đậm chất truyền thống, khó mà chấp nhận được sống thử. Không thể nói sống thử là lối sống không có văn hóa vì chẳng khác nào ta đánh giá người phương Tây thế sao? Đó chỉ là lối sống chưa thực sự phù hợp với văn hóa mình mà thôi. Từ những điều mà ta phân tích ở trên, thực sự sống thử có những lợi ích nhưng chỉ là lợi ích trước mắt và tạm thời. Bên cạnh đó, những cái hại ngày càng chồng chất bởi chính các bạn sinh viên từng sống thử đã thấy được, chứng minh cho chúng ta rõ hơn về điều ấy. Đồ thị của sống thử sẽ do các bạn trẻ vẽ nên. Đi lên hay đi xuống là do cách sống và nhìn nhận của họ. Chúng tôi không hoàn toàn phản đối việc sông thử, thế nhưng chỉ muốn khuyên mọi người vài điều mà thôi! Nên suy nghĩ kĩ trước những quyết định của chính bản thân mình. Hãy tự hỏi: Với cuộc sống đó, mình đã thực sự chín chắn và chuẩn bị đủ mọi thứ để đảm bảo rằng sẽ chịu trách nhiệm được? Có đủ bản lĩnh để có thể vượt qua mọi thử thách, dư luận xã hội? Tình yêu được xem là một thứ thiêng liêng, ta có nên lấy nó ra để thử? Và việc thử đó với kết quả thật thì mình sẽ xử trí ra sao? cuộc sống là của chính bạn, quyền quyết định là ở nơi bạn. Hãy chứng minh rằng tuổi trẻ Việt cũng hội nhập, cũng tiếp thu những cái mới nhưng có chọn lọc để vẫn giữ được cái nét riêng, cái đẹp của dân tộc mình. . thị của sống thử sẽ do các bạn trẻ vẽ nên. Đi lên hay đi xuống là do cách sống và nhìn nhận của họ. Chúng tôi không hoàn toàn phản đối việc sông thử, thế nhưng chỉ muốn khuyên mọi người vài. nhiệm về lối sống dễ dãi của chính mình. Sống thử không xấu, chỉ là do cách nhìn nhận của mỗi người mà thôi. Hai người yêu nhau thật lòng và xác định chuyện hôn nhân thì chuyện sống với nhau trước. hồi kết…. cho nên các sinh viên nói riêng và một số bộ phận giới trẻ vẫn chọn tiếp tục sống thử. Hãy cùng nhau đi sâu hơn vào vấn đề để hiểu tại sao sống thử xuất hiện và vẫn tồn tại. 4. Nguyên

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan