tóm tắt phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

25 440 0
tóm tắt phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dưới tác động và sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đã từng bước tăng trưởng và thích nghi dần với môi trường cạnh tranh của cơ chế kinh tế thị trường, tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, kể cả các doanh nghiệp nhà nước đã nhận được nhiều ưu đãi nhất từ các chính sách của Chính phủ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn của Việt Nam nhằm mục tiêu để các tập đoàn trở thành các đầu tàu dẫn dắt thị trường, giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội đã hoạch định. Việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế đến nay vẫn chưa có sự tổng kết đánh giá những mặt được và chưa được của các tập đoàn, nhất là trong thời gian vừa qua, các tập đoàn không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ yếu mà mình có thế mạnh, lại đầu tư vốn sang những lĩnh vực mới mà mình chưa có kinh nghiệm kinh doanh như tài chính, chứng khoán, ngân hàng đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Sở dĩ xảy ra điều đó bởi vì việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách quan thành lập các tập đoàn kinh tế chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, mà chủ yếu việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam diễn ra có tính chất phong trào và mang tính chất chủ quan. Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ” làm luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về tập đoàn kinh tế như: -“Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” do PGS. TS Nguyễn Đình Phan làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia năm 1996. 2 -“Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” của nhóm tác giả do Phạm Quang Trung chủ biên xuất bản năm 2013. -“Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR”, của tác giả Bùi Trinh (2009). - “Báo cáo về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước”, của nhóm tác giả Trần Tiến Cường, Nguyễn Cảnh Nam (2011), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương. Nhìn chung, ngoài công trình của nhóm tác giả do Phạm Quang Trung chủ biên và bảng báo cáo thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước của nhóm Trần Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam có phân tích sơ bộ về tình hình thực tế hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, còn các công trình nghiên cứu khác đã liệt kê ở trên chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh lý thuyết của mô hình tập đoàn kinh tế. Trong thực tế, qua những năm thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của mô hình tập đoàn kinh tế cần phải giải quyết như: Sự cần thiết tồn tại và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, vị trí vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, tính kinh tế và phi kinh tế của mô hình tập đoàn, các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả, con đường hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tiêu chí thành lập và đánh giá hiệu quả của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải tập trung nghiên cứu nhằm có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đây cũng là những câu hỏi nghiên cứu cho luận án này phải giải quyết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục tiêu của đề tài Đề tài luận án nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành tập đoàn kinh tế. Kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới cho Việt Nam. Sự cần thiết hình thành và phát triển các tập đoành kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 3 Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến nay. Đánh giá vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ ba, đưa ra các giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sự phát triển kinh tế bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện mục tiêu của đề tài, luận án cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: - Cơ sở khoa học và thực tiễn của sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. - Sử dụng các công cụ phân tích kinh tế để làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2012. Chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, yếu kém của ác tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian qua. - Đánh giá được vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quan lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để củng cố, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước từ nay đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn. Trong thực tế, sự hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế thuộc các thành phần kinh tế còn ít. Do việc thu thập số liệu cho phân tích các hoạt động của các tập đoàn kinh tế khó khăn, các số liệu chưa thống nhất và chuẩn xác. Đồng thời hiện nay, xã hội đang quan tâm đến tính hiệu quả của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước mà Chính phủ quyết định tổ chức thí điểm từ các Tổng công ty 90, 91. Vì vậy, vấn đề về sự tồn tại và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước là vấn đề 4 rất mang tính thời sự và phức tạp cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, nên trong khuôn khổ của luận án tiến sỹ, đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước mà không đi sâu nghiên cứu các tập đoàn kinh tế tư nhân. Hướng chính của luận án là nghiên cứu các vấn đề sau: - Về mặt lý luận đề tài tập trung nghiên cứu tính tất yếu khách quan tồn tại và phát triển tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng. Xác định quan điểm của sự phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước và những tác động của nó đối với đời sống kinh tế – xã hội. - Về mặt thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong những năm gần đây sau khi đã được thí điểm thành lập từ các tổng công ty nhà nước. Đánh giá vị trí, vai trò, tác động tích cực và tiêu cực của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đến các hoạt động kinh tế – xã hội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 5.1 Phƣơng pháp định tính Phương pháp định tính là tổng hợp các cơ sở lý thuyết về tập đoàn kinh tế và tập đoàn kinh tế nhà nước qua mô hình của các nước như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Phân tích và tổng hợp các đặc điểm, điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế và các mối quan hệ một cách khách quan và khoa học. Mô tả một cách đơn giản và hợp lý các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước dưới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị…theo lý thuyết kinh tế tối ưu thuộc phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mô tả các hoạt động của các tập đoành kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong trạng thái tĩnh có tính tới sự biến động của nền kinh tế qua từng thời kỳ. Mô hình kinh tế nhà nước được xây dựng trên một số tiêu thức lượng biến có mối quan hệ đặc thù trong nền kinh tế ở Việt Nam. Các biến số nội sinh được tính toán giá trị và xác định xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế . Các biến số ngoại sinh được xác định là mô hình các tập đoàn kinh tế của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…từ góc độ sở hữu và cơ chế đầu tư, quản lý và giám sát. 5.2 Phƣơng pháp định lƣợng Phương pháp thống kê kinh tế: Thu thập và tổng hợp các số liệu kinh tế của các tập 5 đoàn kinh tế nhà nước qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, các báo cáo tổng hợp của các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm 2006 đến năm 2012. Phương pháp thống kê kinh tế lượng: Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số kinh tế của các tập đoành kinh tế nhà nước trong thời gian qua. 6. Đóng góp mới của luận án Dưới góc độ là một luận án khoa học của một ngành học thuộc về lý thuyết kinh tế nên luận án đã đạt được những điểm mới sau: - Xác định được tính tất yếu, quan điểm, tác động và sự phát triển của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, nhằm làm cơ sở lý luận cho các cơ quan quản lý chức năng có thể hoạch định chính sách phù hợp để quản lý, phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong thời gian tới. - Làm rõ được thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian qua nhằm đánh giá những thành tựu và hạn chế của các tập đoàn kinh tế nhà nước đến kinh tế – xã hội. - Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước phù hợp về số lượng, ngành nghề và đủ mạnh về chất lượng, nhằm làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận án đã góp phần hệ thống hoá lý thuyết về tập đoàn kinh tế khi đã làm rõ hơn tính tất yếu, vị trí, vai trò, tác động của các tập đoàn kinh tế nhà nước đến kinh tế – xã hội Việt Nam. Từ đó, luận án là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế học và các chuyên đề về doanh nghiệp nhà nước và mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế ở nước ta hiện nay. - Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng trong quá trình hoạch định chính sách quản lý và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia thành 3 chương như sau: 6 Chương 1: Những lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thời gian qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong hội nhập quốc tế. CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Trong lý luận hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về tập đoàn kinh tế mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau. Có thể khái quát các quan niệm về mô hình tập đoàn kinh tế như sau: Thứ nhất, về tên gọi tập đoàn. Ở các nước khác nhau tên gọi về tập đoàn kinh tế cũng rất khác nhau. Nhiều nước gọi tập đoàn kinh tế là group hay business group, Ấn Độ dùng thuật ngữ business houses, Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ II gọi là zaibatsu và sau Chiến tranh hế giới thứ II gọi là keiretsu, Hàn Quốc dùng từ chaebol, Trung Quốc dùng từ tập đoàn doanh nghiệp. Thứ hai, tập đoàn kinh tế có thể được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Thứ ba, tập đoàn kinh tế là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế khác nhau có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Thứ tư, tập đoàn kinh doanh là một tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất lớn xã hội hóa cao. Từ những cách hiểu trên có thể hiểu một cách khái quát: Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trên phạm vi một hay nhiều nước, có quan hệ với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác, xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết. Trong đó, thường 7 có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế nhà nước là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân hoặc giữ vị trí chi phối trong nền kinh tế quốc dân. Nó là một bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước, đồng thời là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu để nhà nước thực hiện vai trò điều tiết kinh tế trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ khái niệm trên có thể thấy tập đoàn kinh tế nhà nước là một doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, bộ phận nòng cốt để thành phần kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ sở hữu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước chủ yếu là công hữu. Mặc dù với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, có thể thực hiện cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn phải đảm bảo sở hữu nhà nước giữ phần chi phối để chúng thực sự vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Về phạm vi hoạt động các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ tồn tại và phát triển trong các lĩnh vực, ngành nghề giữ vị trí trọng yếu và chi phối đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của nền kinh tế chứ không phải là trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề của nền kinh tế. Nó là công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước đối với thị trường. Mô hình tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự hỗ trợ cho việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn, phát huy tính kinh tế nhờ quy mô. Có tác động rất lớn trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất của công ty do lợi thế về vốn, về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu…. Tuy nhiên, tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn, lao động nhiều, doanh thu mạnh và thị phần rất lớn nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dẫn đến độc 8 quyền, đồng thời, nếu quy mô tập đoàn mở rộng đến một mức nào đó thì tính không hiệu quả của quy mô sẽ xuất hiện và nó ít linh hoạt trước những biến động của thị trường và khi có khủng hoảng, sự phá sản của các tập đoàn kinh tế sẽ gây tác động rất lớn cho nền kinh tế – xã hội hơn là phát triển các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Tuy quy mô sản xuất lớn, quy mô vốn lớn và quy mô lao động lớn nhưng việc tạo thêm việc làm trong nền kinh tế của các tập đoàn kinh tế sẽ không nhiều nếu so với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Xuất phát từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng các tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành và phát triển ở Việt Nam dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn sau: Trước hết, về cơ sở khoa học xuất phát từ sự tác động và yêu cầu đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan đang vận động trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay: Quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX; Quy luật giá trị; Quy luật cạnh tranh; Quy luật cung – cầu; Quy luật tích lũy và tích tụ vốn; …. Thứ hai, Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đánh dấu quá trình này bằng việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức WTO từ đầu năm 2007 và hiện nay đang tiếp tục chủ động đàm phán gia nhập các hiệp định song phương và đa phương trong khu vực, đáng chú ý nhất là đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thứ ba, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước như của Việt Nam, Nhà nước đã chủ động hình thành nên các doanh nghiệp lớn, trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ trong cùng ngành, hoặc khác ngành, bởi vì, Nhà nước chủ trương tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, đảm bảo doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh, điều tiết được thị trường, cạnh tranh được với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, cần xác định các tiêu chí sau: - Tiêu chí ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là tiêu chí quan trọng xuất phát từ nhiệm vụ chính trị - xã hội của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Nội dung của 9 tiêu chí này là: Xác định mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước; Xác định kết quả đóng góp của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước vào việc ổn định mức giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát; Xác định mức nộp ngân sách nhà nước góp phần lành mạnh nền tài chính quốc gia của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. - Tiêu chí tham gia bình ổn thị trường. Nội dung của tiêu chí này bao gồm: Xác định mức độ tham gia ổn định cung, cầu về hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động; Ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường, giảm giá bán hàng hóa của doanh nghiệp mình để kéo giá thị trường của hàng hóa đó xuống khi thị trường xuất hiện hiện tượng đầu cơ tăng giá đối với mặt hàng đó. - Tiêu chí về xã hội. Nội dung của tiêu chí này bao gồm: Xác định mức đóng góp của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; Xác định mức cung cấp những hàng hóa và dịch vụ xã hội mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể, không có đủ điều kiện tham gia. - Các tiêu chí kinh tế - tài chính. Hệ thống các chỉ tiêu bao gồm: Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp có: Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp; Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp; Hệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp và tính trên toàn tập đoàn; Hệ số tự tài trợ vốn của doanh nghiệp và tính trên toàn bộ tập đoàn. Thứ hai, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của cả tập đoàn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản lưu động. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 10 Chính phủ đã thực hiện thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm 2005 với các tập đoàn sau: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; Tập đoàn Điện lực; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản; Tập đoàn Dệt May; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy; Tập đoàn Công nghiệp Cao su; Tập đoàn Hóa chất; Tập đoàn Bảo việt; Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Quan hệ sở hữu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước thuộc quan hệ sở hữu Nhà nước. Quan hệ tổ chức quản lý của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được thể hiện qua cơ cấu tổ chức công ty mẹ - công ty con. Thực trạng hoạt động của một số tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian qua, thể hiện sau đây: Về tình hình vốn: Nếu xem xét tổng vốn chủ sở hữu của một số các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm 2006 đến 2010 thì cho thấy vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế này đã gia tăng dần qua các năm. Năm 2006, tổng vốn chủ sở hữu của 6 tập đoàn kinh tế gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dệt May, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Dầu Khí là 226.022,615 tỷ đồng; Năm 2007 tăng lên 275.806,325 tỷ đồng, tỷ lệ gia tăng là 122,02%; Năm 2008 tổng vốn chủ sở hữu tăng lên 318.042,836 tỷ đồng, với mức tăng tỷ lệ là 115,31%; năm 2009 vốn chủ sở hữu của các tập đoàn này đã đạt 367.892,529 tỷ đồng, gia tăng 115,67%; năm 2010 tăng lên 463.155,000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gia tăng 108,49%. Về doanh thu: Năm 2006, sáu tập đoàn đã nêu trên đạt doanh thu là 197.876,082 tỷ đồng; năm 2007 đạt 260.524,428 tỷ đồng, tăng 131,66% so với năm 2006; năm 2008 đạt doanh thu 339.899,132 tỷ đồng, tăng 130,46% so với năm 2007; năm 2009 đạt tổng doanh thu là 402.930,546 tỷ đồng, tăng 118,54% so với năm 2008; năm 2010 tổng doanh thu của các tập đoàn này là 761.579 tỷ đồng, tăng 189,01% so với năm 2009. Trong đó, các tập đoàn có doanh thu lớn trong năm 2010 là: Tập đoàn Dầu Khí với tổng doanh thu là 466.000 tỷ đồng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông: 101.569 tỷ đồng, Tập đoàn Điện Lực: 73.618 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản: 68.000 tỷ đồng. [...]... gắt và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; Ba là, trong quá trình xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, cấu trúc sở hữu có thể chuyển từ đơn sở hữu sang đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò then chốt Trên cơ sở những quan điểm đó, định hướng phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phát triển về chất... phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới, cần xác định các quan điểm sau: 17 Một là, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước một cách có trọng điểm và có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; Hai là, sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước phải phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong bối cảnh cạnh... được các tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện nhất là đối với các tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Viễn thông Quân đội…Nhờ đó, năng suất lao động trong các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt khá cao, thu nhập bình quân của người lao động trong các tập đoàn cũng khá cao, ngoại trừ các tập đoàn làm ăn không hiệu quả như Vinashin thì thu nhập người... vài tập đoàn không hiệu quả, không thực hiện được mục tiêu khi thành lập tập đoàn Việc thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước chủ yếu dựa trên các mệnh lệnh hành chính, chứ chưa dựa trên yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Xuất từ những phân tích ở chương 2, để phát triển các tập. .. thâm nhập thị trường quốc tế thông qua thương hiệu của các tập đoàn này Để các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam phát triển theo đúng bản chất và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, cần phải thực hiện hàng loạt các nhóm giải pháp sau đây: Các nhóm giải pháp trực tiếp đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, bao gồm: + Tái cấu trúc tập đoàn kinh tế nhà nƣớc trên các mặt: Thứ nhất, tái cấu trúc quan hệ sở... đồng, trong đó có 5 tập 12 đoàn báo cáo có hiệu quả là: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông, Tập đoàn Dệt May và Tập đoàn Hóa chất + Lĩnh vực chứng khoán: Các tập đoàn kinh tế nhà nước không có ngành kinh doanh chính là đầu tư chứng khoán đã đầu tư vào lĩnh vực này bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông, Tập đoàn. .. tại trong quá trình thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, thể hiện ở những điểm sau: Một là, trong thời gian qua hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa tận dụng được các cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại để thâm nhập mạnh mẽ và có hiệu quả thực sự vào thị trường quốc tế; chưa phát huy được lợi thế nhờ quy mô lớn tạo ra như kỳ vọng khi hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước. .. và phát triển thị trường chứng khoán nước ta theo đúng thông lệ của thị trường chứng khoán quốc tế 19 Hai là, để tăng cường nguồn vốn cho các tập đoàn kinh tế nhà nước, Chính phủ nên xem xét việc xóa nợ, giãn nợ, khoanh nợ đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhất là các tập đoàn có thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Ba là, hoàn thiện cơ chế phân phối lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước trên... mạnh của Nhà nước, miễn sao đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, năng lực cạnh tranh tốt hơn so với trước khi trở thành tập đoàn kinh tế Quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được khởi động từ năm 2005, trên cơ sở sắp xếp lại các Tổng công ty 90, 91 Qua hơn 7 năm thí điểm mô hình tập đoàn, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã lớn mạnh hơn về quy mô vốn, doanh thu hàng năm... nhất là thực hiện nộp ngân sách lớn và trở thành nguồn thu ngân sách nhà nước quan trọng Các tập đoàn kinh tế nhà nước, cùng với các doanh nghiệp nhà nước khác đã trở thành công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước, thực hiện vai trò dẫn dắt và tham gia điều tiết thị trường nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, trong quá trình thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như . HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Xuất từ những phân tích ở chương 2, để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới,. trạng hoạt động và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thời gian qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong hội nhập quốc tế. CHƢƠNG 1 NHỮNG. các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, tính kinh tế và phi kinh tế của mô hình tập đoàn, các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả, con đường hình thành và phát triển

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan