Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay

124 363 0
Báo chí với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy vai trò của nhân tài trong cụng cuộc xây dựng đất nước Mở đầu Ngày nay, khi nói đến sức mạnh của một quốc gia, mọi người đều thừa nhận rằng, nguồn nhân lực, nhân tài là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Trong đó, nhân tài là bộ phận tinh túy, cú giỏ trị nhất của nguồn nhõn lực quốc gia. Vỡ vậy, việc nghiên cứu và phát triển nhân tài, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, thu hút và sử dụng nhân tài đó trở thành quốc sỏch của nhiều quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều chủ trương chính sách để thu hút người tài phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Trên nhiều lĩnh vực, đã xuất hiện nhiều tấm gương, các điển hình tiên tiến, các nhân tài. Họ đó cú những đóng góp rất đáng kể cho đất nước. Việc cổ vũ các cá nhân, điển hình này là việc làm rất cần thiết, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, sự đam mê nghiên cứu khoa học, đam mê làm giàu chính đáng, cống hiến sức trẻ cho đất nước. Tuy nhiên hiện nay, chính sách trọng dụng người tài ở nước ta vẫn còn rất nhiều bất cập: có lúc, có nơi người tài bị đố kỵ, không được trọng dụng, không có môi trường làm việc chuyên nghiệp, các ngành, các cấp chưa có cơ chế thông thoáng, chế độ đãi ngộ cho họ, chính sách thu hút người tài ở các địa phương chỉ là hình thức, không có thực chất Chính vì vậy, người tài chưa phát huy được hết sức lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đổi mới. Báo chí nước ta, bên cạnh việc nhiều nhiệm vụ tuyên truyền quan trọng khác, những năm gần đây, đó cú tiếng núi rất mạnh mẽ trong việc tuyên truyền về chương trỡnh tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tài cho đất nước. Đó là một mảng đề tài đang được một số tờ báo coi là trọng tâm hiện nay, nhất là các tờ báo là diễn đàn của thanh niên, sinh viên học sinh Báo chí đó gúp phần to lớn trong việc tạo ra một nhận thức mới trong xó hội về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài, đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp cho kế sách nhân tài của Đảng, Nhà nước. Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy vai trũ của nhõn tài trong cụng cuộc xây dựng đất nước cú ý nghĩa thiết thực đối với cụng tỏc lý luận, nghiên cứu báo chí và chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài trong xó hội ta hiện nay. 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp cách mạng nào cũng cần đến những người tài dẫn dắt. Không có những cá nhân ưu tú, cách mạng sẽ rất khó thành công. Chưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại ngày nay. Bởi vỡ chớnh họ, những nhõn tài là những cỗ mỏy cỏi quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biến tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xó hội. Họ có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu đáng mừng trên nhiều lĩnh vực thỡ chỳng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là nguy cơ bị tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Lúc này, việc cần người có tài đem tài năng và tâm huyết của mỡnh ra phục vụ đất nước, đưa đất nước có những bước nhảy vọt lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Sự nghiệp đổi mới càng sâu sắc và toàn diện càng đũi hỏi phải đổi mới tư duy triệt để; muốn vậy phải có tầm trí tuệ rất cao. Tầm trí tuệ cao ấy phải có sự tham dự của tầng lớp trí thức ưu tú của dân tộc. Tuy nhiên, như đó núi ở trờn, trong chớnh sỏch trọng dụng người tài ở nước ta bên cạnh những thành tựu và tiến bộ vẫn còn nhiều bất cập, khiến người tài chưa được trọng dụng, chưa phát huy được hết sức lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đổi mới. Thực tế ấy đang là một vấn đề "nóng", thu hút sự quan tâm của toàn xó hội. Độ "nóng" của nó không thua kém bất cứ đề tài nào như chống tiêu cực hay các tin tức nóng hổi liên quan trực tiếp đến đời sống người dân…. Bởi độ "nóng" ấy mà trên báo chí nước ta, vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài được nhiều tờ báo rất chỳ ý và bạn đọc rất quan tâm. Sự quan tâm đặc biệt của báo chí đối với mảng đề tài này phản ỏnh sự quan tõm chung của toàn xó hội. Thực tế tuyên truyền trên báo chí nước ta những năm gần đây về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài đó đặt ra một số yêu cầu cấp thiết. Đó là việc định hướng tuyên truyền, khẳng định vị trí và tầm quan trọng của việc tuyên truyền và nhất là khắc phục nhiều điểm hạn chế của báo chí trong tuyên truyền về vấn đề này để tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước. Điều đó khẳng định ý nghĩa thiết thực cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu về báo chí những năm gần đây trong tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy nhân tài đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu thực trạng vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay. Qua đó đề xuất những ý kiến đóng góp vào chủ trương, chính sách đào tạo, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài. - Nghiên cứu các tác động xã hội của việc tuyên truyền trên báo chí đối với vấn đề phát huy nhân tài đất nước hiện nay. - Trên cơ sở khảo sát về tần số xuất hiện, nội dung và quan điểm tuyên truyền của báo chí để từ đó rút ra một số kinh nghiệm, một số biện pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về nội dung phát huy nhân tài đất nước phục vụ công cuộc đổi mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại lợi ích về mặt lý luận báo chí cũng như có tính ứng dụng thực tiễn vào việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí về vấn đề nhân tài. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nhân tài với tư cách là tài sản quan trọng quốc gia. - Thực tế vấn đề đào tạo và sử dụng người tài ở nước ta hiện nay. - Những vấn đề đạt được và chưa được trong tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy nhân tài đất nước trên báo chí hiện nay 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn đi sâu nghiên cứu về công tác tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài đất nước trên 3 tờ báo Tuổi trẻ, Thanh niên và báo điện tử Vietnamnet. Chọn 3 tờ báo này vì: - Là 3 tờ báo có lượng độc giả lớn nhất hiện nay, đặc biệt là các độc giả trẻ. - Chọn 2 tờ báo viết và 1 tờ báo điện tử để khảo sát nhằm cân đối giữa các loại hình báo chí. Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề tuyên truyền này trên 3 tờ báo trên, rút ra một số kinh nghiệm trong vấn đề tuyên truyền về nội dung này trên báo chí. Về thời gian: nghiên cứu các số báo ra trong năm 2005 tới nay. Đây là 2 tờ báo ra hàng ngày và 1 tờ báo điện tử nên số lượng khảo sát khá lớn, số lấy mẫu của báo in là gần 2000 số và gần 1000 số báo của báo Vietnamnet. 5. Phương pháp nghiên cứu Thống kê, tổng hợp, khảo sát, phân tích, đánh giá… là những phương pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện luận văn này. Để hoàn thành luận văn, tác giả phải tiến hành các bước: - Tập hợp các tài liệu, các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nhân tài, đào tạo và trọng dụng nhân tài hiện nay. - Khảo sát tất cả các số báo đã ra trong năm 2005 tới nay của 3 tờ Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh niên và Vietnamnet. Trên cơ sở đó để phân tích, khảo sát, đánh giá, rút ra kết luận. - Điều tra xã hội học bạn đọc về vấn đề tuyên truyền về nhân tài và tác động xã hội của việc tuyên truyền trên báo chí. - Trên cơ sở những dữ kiện, thông tin thu thập được để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Báo chí với nhiệm vụ tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy vai trò của nhân tài trong xây dựng đất nước. Chương 2: Thực trạng của việc tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài trên báo chí hiện nay. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài trên báo chí hiện nay. Chương 1 BáO CHí VớI NHIệM Vụ TUYÊN TRUYềN Về VấN Đề NHÂN tài và phát huy vai trò của nhân tài trong xây dựng đất nước 1.1. Khái niệm nhân tài và những đặc trưng cơ bản của người tài 1.1.1. Khái niệm nhân tài Cách nay hơn 500 năm, éụng cỏc đại học sĩ Thân Nhân Trung theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông, đó viết trờn bia tiến sĩ khoa Nhâm tuất (năm 1442) đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long: Hiền tài là nguyờn khớ của quốc gia. Nguyờn khớ thịnh thỡ thế nước mạnh, rồi lờn cao; nguyờn khớ suy thỡ thế nước yếu, rồi xuống thấp. Bởi vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bổ dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu tiên. Vỡ thế, cỏi ý tụn trọng họ, thật là vụ cựng Trải qua bao biến thiên của lịch sử, vận nước lúc hùng cường khi suy vi nhưng bất cứ giai đoạn nào, vai trũ lịch sử của những cá nhân xuất chúng bao giờ cũng được khẳng định. Chỉ những con người tài năng, đức độ mới được tạc ghi vào sử sách như những người anh hùng. Họ là những nhân tài của đất nước. Chúng ta luôn nói về những con người ấy với sự kính trọng và tôn thờ những con người đó có công lớn với non sông, đất nước. Ngày nay, khi nói đến sức mạnh của một quốc gia, mọi người đều thừa nhận rằng, nguồn nhân lực, nhân tài là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Trong đú, nhõn tài là bộ phận tinh tuý, cú giỏ trị nhất của nguồn nhõn lực quốc gia. Vỡ vậy, việc nghiờn cứu và phỏt triển nhõn tài, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, thu hút và sử dụng nhân tài đó trở thành quốc sỏch của nhiều quốc gia. éể làm tốt được những việc đó, trước hết cần phải hiểu rừ bản chất của vấn đề nhân tài và phát triển nhân tài. Theo Từ điển Tiếng Việt ( Nxb Khoa học xã hội - 1994, do Văn Tân chủ biên), Nhân tài được định nghĩa là Người có tài. Đó là định nghĩa cơ bản nhất nhưng theo cách hiểu đơn giản, nhân tài là những người có tài năng thực sự trong lĩnh vực hoạt động nào đó. Biểu hiện cụ thể ai cũng thấy là, họ luôn luôn hoạt động đạt hiệu quả cao, hiệu quả xuất sắc, xuất chúng trong lĩnh vực hoạt động đó. Dưới góc độ khoa học, khái niệm nhân tài gắn liền khái niệm năng lực. Năng lực là một trong những thuộc tính tâm lý cơ bản của nhân cách. éú là khả năng của con người có thể hoàn thành tốt một lĩnh vực hoạt động nào đó. Xét về cấu trúc, năng lực là một tổ chức thuộc tính của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định. Nếu sự phù hợp càng cao, năng lực càng có điều kiện phát triển cao, con người càng dễ phát triển tài năng. Có ba mức độ của năng lực: + Mức độ 1: Người có năng lực. éú là người luôn luôn hoàn thành tốt công việc, đảm đương tốt chức trách được giao, là người làm việc có kế hoạch có sáng tạo ở mức độ nhất định, biết giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, là người có chủ kiến, bản lĩnh và quyết đoán trong mọi tỡnh huống, là người biết nhỡn xa trụng rộng, cú bản lĩnh, tự tin và thụng minh. + Mức độ 2: Con người tài năng. Là con người có những phẩm chất giống như người có năng lực nhưng ở mức độ cao hơn. Họ luôn hoàn thành rất xuất sắc công việc, dù bị nhiều khó khăn, trở ngại. Kết quả công việc của họ thường là rất kiệt xuất, hiếm có, hiệu quả rất cao, ý nghĩa rất lớn, rất sỏng tạo, ớt người đạt được. Họ là người có tính chiến lược, chiến thuật rất cao trong hoạt động, say mê, nhiệt tỡnh, tớch cực trong hoạt động đó. Hiệu quả công việc của họ có ý nghĩa ở tầm cỡ quốc gia, quốc tế, có tác động lớn đến xó hội. + Mức độ 3: Con người thiên tài. éõy là mức độ cao nhất của năng lực. Là người tuyệt vời thông minh tài giỏi, sáng tạo độc đáo, có những phát minh sáng chế kiệt xuất, có ý nghĩa lớn lao đối với toàn nhân loại trong cả một giai đoạn lịch sử loài người, tạo nên những sự biến đổi có tính cách mạng trong đời sống xó hội. Cú thể gọi đó là con người tài năng vĩ đại, hiếm có trong lịch sử nhân loại. Có những trường hợp, con người chỉ được tôn vinh là thiên tài khi họ đó mất đi, và ở thế hệ sau loài người mới thấy hết được ý nghĩa, giỏ trị của những phỏt minh sỏng chế và những cống hiến của họ. Xét ở mức độ trên của năng lực, có thể nói, nhân tài là những người có năng lực (ở cả 3 mức độ). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nhân tài chỉ là những người có năng lực ở mức độ "con người tài năng", "con người thiên tài". Như vậy, xét theo nghĩa hẹp, nhân tài là những con người tài năng,con người thiên tài. Nhưng theo nghĩa rộng, nhân tài có thể bao gồm tất cả những người có năng lực, là những người có thể hoàn thành tốt một lĩnh vực hoạt động nào đó với hiệu quả cao. Như vậy, có thể khái quát: - Nhân tài là người làm được những việc mà người khác không làm được. Với cùng một tỡnh huống trong cuộc sống, người tài sẽ đưa ra cách giải quyết kịp thời, chính xác, hiệu quả hơn những người khác! Bản chất của tài năng là sự thông minh hơn người. Lê Quí Đôn đó khẳng định: "Trong công việc, cần nhất sự thông minh". Người thông minh sẽ biết cách vượt qua những khó khăn trở ngại mà người khác không vượt qua được. Người tài thường nhỡn ra những gúc khuất mà người khác không nhỡn thấu, có khả năng đảm đương được những công việc khó khăn, phức tạp, có khả năng đóng góp được nhiều cho sự nghiệp chung. Nhân tài hiểu một cách bao quát nhất là người tài năng, có những phẩm chất thiên bẩm, phi thường. Cho dù tiềm năng đó không được khai thác, phát triển và không có cống hiến cho xó hội thỡ với nền tảng tri thức cơ bản, tư chất nổi trội hơn người vẫn quan niệm họ là nhân tài. Tiêu chí đánh giá một người là nhân tài rất khó cụ thể hóa. Thợ thuyền cũng có anh thợ cả, thợ phụ. Một công nhân tinh thông nghề nghiệp, thông minh, sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong công việc, tiết kiệm hàng chục triệu đồng cho quốc gia cũng phải được xem là nhân tài của đất nước. Trong khi ngài giáo sư khả kính, ăn diện, dáng oai phong, bệ vệ nhưng cả sự nghiệp khoa học không nghiên cứu được cụng trỡnh nào ứng dụng thực tiễn, làm lợi cho nhân dân, cho đất nước, không gọi là nhân tài. Người có tài năng lại có cái tâm và chọn mục đích mang kết quả lao động của mỡnh ra để phụng sự cho xó hội, cho tiến bộ khoa học, thỡ người đó có đủ tiền đề để trở thành nhân tài. Khi những đóng góp chưa có điều kiện thực hiện, họ vẫn chỉ là người có tài năng, cũn nếu những đóng góp chứng tỏ giá trị, họ sẽ được công nhận là nhân tài. Vậy thỡ, những tài năng và nhân tài đều có thể có trong mọi thời kỳ, và tập trung theo ba lĩnh vực gồm: - Nhân tài - lónh đạo (tham gia điều hành một tập thể với cỏc chức vị lónh đạo ) - Nhân tài - trí thức (cá nhân theo đuổi chuyên môn tự nhiên và xó hội: bỏc sĩ, kỹ sư, văn nghệ sĩ ) - Nhân tài trong lao động- sản xuất (công nhân, nông dân, thợ thủ công ) Nguyên khí quốc gia phải dựa vào cả ba nguồn nhân tài trên, trong đó nhân tài - lónh đạo đóng vai trũ quyết định nhất đến sự thịnh suy của nguyên khí này. Có tài chỉ là điều kiện cần. Có đức là điều kiện đủ. Người lónh đạo ngày nay phải là người có cả đức và có tài! Như vậy mới hội đủ hết ý nghĩa của từ "nhân tài" bởi trong "nhân tài" có chữ "nhân" - thể hiện phẩm chất đạo đức cao quý trong những người tài và cũng là quan niệm của xó hội ta từ ngàn đời nay đối với người tài thực sự. Sự kết hợp hài hoà giữa đức và tài sẽ làm nên một "nhân tài" theo đúng nghĩa. 1.1.2. Những đặc trưng của người tài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Vì thế người tài thường hiếm. Để có một người tài phải có quá trình học tập, rèn luyện, bồi dưỡng gian khổ của bản thân cá nhân đó và của toàn xã hội. Có thể khái quát các đặc trưng của nhân tài là: [...]... quan tâm và có quan điểm cần bày tỏ thỡ báo chí là kênh quan trọng bậc nhất Và với các tác phẩm báo chí đó ra đời trong thời gian qua tuyên truyền về vấn đề nhân tài và phát huy nhân tài cho sự nghiệp đổi mới đất nước ,báo chí đó khẳng định là kênh tuyên truyền hiệu quả nhất về vấn vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài của Đảng, Nhà nước và xó hội ta hiện nay Đối với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài, đi... TRONG TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.4.1 Lịch sử của vấn đề tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài đất nước Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nêu gương những người tài, Người coi đó là những tấm gương có giá trị lớn trong việc cổ vũ các cá nhân, tập thể hăng say học tập, phấn đấu, cống hiến cho cách mạng và phong trào cách mạng... tiến, về nhân tài đất nước và chính sách trọng dụng họ là việc làm rất quan trọng và bức thiết hiện nay, đũi hỏi các cơ quan thông tin báo chí phải làm tốt nhiệm vụ này 1.4.2 Vai trũ của bỏo chớ trong tuyờn truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nước ta Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lónh đạo, báo chí đó cú bước tiến nhảy vọt về chất và lượng Từ vài chục cơ quan báo chí trong... đi cùng với nhận thức chung ngày càng được nâng cao của toàn xó hội về vai trũ của người tài với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, báo chí đó phản ánh rất rừ nét quan điểm ngày càng đúng đắn hơn của toàn xó hội, của toàn Đảng, toàn dân ta đối với vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà báo cách mạng vĩ đại- trong cuộc đời hoạt động cách mạng, cuộc đời viết báo của... nhân tài như: người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng, rải thảm đỏ thu hút nhân tài nhưng lại không bố trí công việc phù hợp cho họ, chính sách đói ngộ với nhân tài quá thấp, điều kiện làm việc lạc hậu, không có chính sách đào tạo và hỗ trợ phát triển nhân tài đó được báo chí đề cập khá rừ nét và đầy đủ Nhiều tờ báo lớn của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị cùng lên tiếng bênh vực người tài, ... đổi mới Do vậy, những năm qua báo chí đã thu được nhiều thành tựu trong mảng tuyên truyền về vấn đề này Xuất phát từ nhận thức chung của toàn xó hội về vị trí, vai trũ thật sự quan trọng của người tài, báo chí cũng đó có quan điểm hết sức tiến bộ, đúng đắn vai trũ của người tài trong xó hội mới Báo chí tuyên truyền mạnh mẽ về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài sẽ có tác dụng to lớn trong việc nâng cao... người tài năng có địa chỉ cụ thể có những việc làm ích nước, lợi dân Bước vào thời kỳ đổi mới hiện nay, việc phát hiện, tuyên truyền kịp thời những cá nhân tài năng, đức độ, những vấn đề nóng bỏng trong việc thu hút và trọng dụng nhân tài được xác định là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao của báo chí Bởi vỡ, phỏt hiện và tuyờn tryền kịp thời những điển hỡnh như thế nhằm góp phần phổ biến kinh nghiệm và nhân. .. cũng đã có nhiều đổi mới trong đó đặc biệt chú ý là tính chiến đấu của báo chí đã được nâng cao rõ rệt Chính điều này đã làm nên sức lan toả mạnh và sức sống mạnh mẽ của tất cả các loại hình báo chí trong đời sống xã hội Tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài ở nước ta, chắc chắn báo chí cũng là kênh chủ yếu Đây là một vấn đề thời sự nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân vì nó... doanh và khoa học công nghệ Trong tuyên truyền phát huy nhân tài đất nước, có một nội dung khá quan trọng là phản ánh về cơ chế đang kìm hãm sự cống hiến của người tài bao chí trước đây mang tính chiến đấu thấp nên nội dung cũng này ít được đề cập Còn hiện nay, báo chí đã đề cập khá sâu sắc về vấn đề này, thẳng thắn nêu ra nhiều điểm bất hợp lý trong chính sách sử dụng người tài ở nước ta hiện nay Điều... nối giữa nhân tài và nơi cần tới nhân tài, là diễn đàn giúp những người tài có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội Bỏo chớ cũn thực sự là diễn đàn là diễn đàn để đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp vào chính sách bồi dưỡng, sử dụng nhân tài của Đảng ta Mặc dù quan điểm của Đảng và Nhà nước đó rất rừ ràng về vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài, song nhiều chính sách cũn chưa phù hợp, bất . truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài trên báo chí hiện nay. Chương 1 BáO CHí VớI NHIệM Vụ TUYÊN TRUYềN Về VấN Đề NHÂN tài và phát huy vai trò của nhân tài trong. về vấn đề nhân tài và phát huy vai trò của nhân tài trong xây dựng đất nước. Chương 2: Thực trạng của việc tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài trên báo chí hiện nay. . về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài, đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp cho kế sách nhân tài của Đảng, Nhà nước. Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân tài và

Ngày đăng: 30/07/2014, 04:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan