nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thị xã quảng trị tỉnh quảng trị năm 2010

60 987 4
nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại thị xã quảng trị tỉnh quảng trị năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mối quan hệ giữa dân số và phát triển là một vấn đề rất khăng khít được mọi quốc gia và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Thực tế chứng minh rằng, sự biến đổi dân số sẽ dẫn đến hàng loạt những biến đổi khác, trong đó có tình trạng nghèo đói, chất lượng dân số và sự phát triển chung của cả đất nước. Bắt nguồn từ điều này, chính sách dân số đã trở thành một bộ phận hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh tế-xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Xu hướng phát triển chung hiện nay là phát triển kinh tế với phát triển con người, vì vậy chính sách dân số luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nghị quyết 47- NQ/ TW Ngày 23 tháng 03 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã khẳng định “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [4]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ X khẳng định: “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người Việt Nam (HDI) ở mức trung bình tiên tiến trên Thế giới vào năm 2010” [17], [18], [19], [32], [41], [44], [51], phân bổ dân cư hợp lý giữa các vùng. Chiến lược dân số Việt Nam cũng xác định: “Nâng cao chất lượng dân số trong quá trình đổi mới, lấy sự nghiệp phát triển con người làm nền tảng của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, coi công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước”. Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hòa quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số; Giữa dân số và phát triển có một mối quan hệ khắng khít vừa ràng buộc, vừa thúc đẩy hổ trợ lẫn nhau. Muốn tăng cường và phát triển kinh tế xã hội thì phải dựa vào yếu tố cơ bản là nguồn 2 nhân lực [4], [11], [17], [51]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Có chính sách cụ thể đảm bảo tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số”.[55]. Mục tiêu của chính sách dân số là mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21 [18], [41]. Các giải pháp cụ thể của chiến lược được xác định địa bàn trọng điểm là vùng khó khăn có mức sinh cao, các đối tượng tác động chủ yếu là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ [17]; Đặc biệt chú trọng đến các đối tượng sinh hai hoặc ba con trở lên [9], [27], [30], [42]. Mà lực lượng nòng cốt là hệ thống các tổ chức dân số-kế hoạch hoá gia đình cấp cơ sở và nhấn mạnh hệ thống đồng bộ các giải pháp; Trong đó giải pháp về dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có ý nghĩa quyết định, đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đa dạng hóa các phương tiện tránh thai chất lượng cao, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại (mang tính khoa học, an toàn và bền vững) nhằm đảm bảo mục tiêu giảm sinh để đạt đến mức sinh thay thế một cách vững chắc [5], [6], [7], [8], [29], [32]. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại Thị xã Quảng Trị-tỉnh Quảng Trị năm 2010”, với mục tiêu: 1. Khảo sát tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hoá gia đình của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các phường, xã- Thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện kế hoạch hoá gia đình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 1.1.1. Tình hình chung về dân số Vấn đề dân số đã trở thành một trong những vấn đề toàn cầu từ khi người công dân thứ 5 tỷ ra đời vào năm 1987 tại Nam Tư. Nhiều Quốc gia trên thế giới ngày càng có sự thống nhất về mặt nhận thức, chương trình, giải pháp để giải quyết vấn đề dân số và phát triển. Ngày 12/10/1999, dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỷ người và đến nay đã gần 7 tỷ người. Ngày 26 tháng 12 trở thành một mốc lịch sử quan trọng của Chương trình dân số Việt Nam, ngày được coi là Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia chương trình dân số toàn cầu, ngày đánh dấu sự khởi đầu về nhận thức được ý nghĩa của mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong tiếng chuông báo động về tình hình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới [48], [52]. Sự gia tăng dân số ở Việt Nam là vấn đề đáng báo động, nếu chỉ tính từ 1975 đến năm 1990, dân số nước ta tăng khoảng 18,6 triệu người, trong khi đó cả Châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu người. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 01 tháng 4 năm 1999 dân số Việt Nam là 76,3 triệu người đến nay đã trên 89 triệu người, xếp hàng thứ 2 ở Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 224 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể nói rằng, sự gia tăng dân số nhanh trong những năm trước đây với tốc độ trên 2% năm đã có những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Theo các nhà nghiên cứu dự báo dân số Việt Nam sẽ tăng lên 94 triệu người vào năm 2015 cùng với số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tăng từ 24 lên 26 triệu người và có khoảng 1,2 lên 1,8 triệu phụ nữ mang thai và sinh con mỗi năm, [41], [46], [47], [48]. 4 1.1.2. Các khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Khái niệm dân số - Dân số (DS): Là một cộng đồng dân cư (hay cộng đồng người) sống trong một địa phương, một quốc gia hay một lãnh thổ nhất định, được xác định tại một thời điểm cụ thể. Sự hình thành của dân số mang tính lịch sử trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của con người - Các đặc trưng cơ bản của dân số: + Dân số luôn được tái sinh nhờ quá trình thay thế liên tục các thế hệ cũ bằng thế hệ mới do sinh đẻ và tử vong, gọi là “tái sản xuất dân số”. + Dân số luôn biến động, có thể tăng hoặc giảm do tác động các yếu tố sinh đẻ, chết, chuyển đi và chuyển đến. + Dân số vừa là lực lượng sản xuất lại vừa là lực lượng tiêu dùng những sản phẩm do chính con người làm ra. Vì vậy, dân số là chủ thể của xã hội và là động lực của sự phát triển. * Quy mô dân số: Là tổng số dân của địa phương, một quốc gia, một vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản. Những thông tin về quy mô dân số cần thiết cho việc tính toán phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển. Quy mô dân số là đại lượng không thể thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu như mức sinh, chết, di dân * Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số là sự phân loại dân số dựa trên các đặc trưng về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân * Chất lượng dân số: Chất lượng dân số là đặc trưng về thể chất, trí tuệ, tinh thần của toàn bộ dân số. Các đặc trưng cơ bản chia thành 5 nhóm gồm: 1) Thu nhập và phúc lợi; 2) Sức khỏe và dinh dưỡng; 5 3) Giáo dục và phát triển trí tuệ; 4) Giải trí văn hóa và tinh thần; 5) Môi trường sống. * Biến động dân số: - Biến động dân số tự nhiên: Là những thay đổi của dân số xảy ra theo khoảng thời gian xác định mang tính quy luật tự nhiên do tác động của quá trình sinh đẻ và tử vong. - Biến động dân số cơ học: Là sự thay đổi nơi cư trú (chuyển đi hay chuyển đến) trong hoặc ngoài phạm vi thuộc một nước, một vùng hay một địa phương trong nước (xã, huyện, tỉnh…) của dân số. * Công tác dân số: Là quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số. * Chính sách dân số: Là những chủ trương, biện pháp, hướng dẫn, quy định của Đảng, Nhà nước, cơ quan tổ chức có thẩm quyền nhằm làm thay đổi xu hướng hiện tại của dân số theo mục đích, mục tiêu đề ra [16], [41]. 1.1.2.2. Kế hoạch hóa gia đình [12], [42], [50], [54] * Khái niệm: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) bao gồm những vấn đề để thực hiện giúp cho các cá nhân hay cặp vợ chồng đạt được những mục tiêu. Tránh những trường hợp sinh không mong muốn; Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh; chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ. Như vậy, KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. KHHGĐ không những chỉ bao hàm việc lựa chọn các biện pháp để tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con. 6 * Các biện pháp tránh thai hiện đại: Triệt sản; đặt vòng tránh thai; thuốc tránh thai; bao cao su. * Các biện pháp tránh thai truyền thống: Phương pháp giao hợp định kỳ (phương pháp vòng kinh); Phương pháp giao hợp ngắt quãng (xuất tinh ngoài âm đạo). * Những phép đo cơ bản về KHHGĐ • Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai (CPR) là tỷ lệ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ (15- 49) có chồng đang sử dụng (hoặc chồng của họ đang sử dụng) một hoặc nhiều biện pháp tránh thai (BPTT) nào đó (DCTC, bao cao su, các loại thuốc tránh thai, hoặc các loại tránh thai khác) trên tổng số phụ nữ từ 15- 49 tuổi hiện đang có chồng thuộc khu vực nào đó trong một thời gian xác định. Thuốc tránh thai bao gồm các loại uống, tiêm, cấy. Tỷ lệ này cũng có thể tính riêng cho từng biện pháp. Số PN có chồng từ 15- 49 tuổi dùng BPTT CPR % = x 100 Tổng số PN có chồng từ 15- 49 tuổi Phụ nữ có chồng là những người được luật pháp hoặc phong tục thừa nhận, bao gồm cả những phụ nữ sống chung với người khác như vợ chồng. • Tỷ số hút điều hoà kinh nguyệt (HĐHKN) (hoặc nạo thai, sẩy thai) so với trẻ đẻ ra sống là số lần HĐHKN (hoặc nạo thai, sẩy thai) tính trung bình cho một trẻ đẻ sống. Chỉ số này rất quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác KHHGĐ. Số lần HĐHKN (hoặc nạo, sẩy thai) Số lần HĐHKN = (nạo, sẩy/ lần đẻ) Tổng số trẻ đẻ sống 7 • Tỷ lệ bà mẹ sinh con lần thứ 3 trở lên: Là tỷ lệ các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên trên tổng số các bà mẹ sinh con Số BM sinh con lần thứ 3 trở lên Tỷ lệ BM sinh con lần thứ 3 trở lên = x 100 Tổng số PN sinh con 1.1.2.3. Các chỉ số đánh giá chương trình dân số-KHHGĐ [54] - Mức sinh: Là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản. Chẳng hạn con người có khả năng sinh sản trung bình khoảng 12 con, song thực tế trung bình người ta chỉ sinh 3 con. Mức sinh là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số. Nó không chỉ ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, tốc độ gia tăng dân số mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội - Mức sinh thay thế: Là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để thay thế mình trong dân số. Một tỷ suất sinh sản thực bằng 1,0 thì bằng mức sinh thay thế. Khi đạt mức sinh thay thế, số sinh sẽ dần dần cân bằng với số chết và nếu không có nhập cư, di cư thì qui mô dân số đi vào ổn định. Tổng tỷ suất sinh có thể được sử dụng để chỉ mức sinh thay thế bằng cách biểu thị số con trung bình đủ để thay thế cả cha mẹ trong dân số. Tổng tỷ suất sinh đạt 2,1 thì được coi là đạt mức sinh thay thế. - Mức chết: Cũng là yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Chết là hiện tượng không thể tránh khỏi đối với mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, trong mọi thời kỳ phát triển, giảm mức chết là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia. Mức chết được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như tỷ suất chết thô, tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới 01 tuổi, triển vọng sống trung bình. - Di dân: Là một quy luật của quá trình phát triển dân số, một hiện tượng mang tính khách quan, phản ánh trình độ phát triển và sự biến động cơ học của các quốc gia. Một trong những biểu hiện của sự phát triển không 8 đồng đều giữa các vùng và lãnh thổ là hiện tượng di dân. Sự chênh lệch về giá cả, dịch vụ xã hội, đất đai, việc làm, thu nhập…là tác động chính cho hiện tượng di dân phát triển. Di dân có thể được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, người dân nhận được sự hổ trợ tài chính và những chính sách khác từ phía chính quyền. Di dân tự phát là một hình thức biểu hiện khác, không nhận được sự trợ giúp của nhà nước và là vấn đề nhạy cảm trong xã hội hiện nay. Số liệu thống kê cho thấy số người di dân tự phát đến các đô thị lớn một phần lớn là từ các vùng nông thôn và một phần từ các đô thị nhỏ khác [16]. - Kế hoạch hoá gia đình: Những thập niên trước KHHGĐ được coi là hạn chế sinh đẻ và chỉ chú trọng tuyên truyền vận động phụ nữ áp dụng các BPTT như đình sản, đặt dụng cụ tử cung, uống hoặc tiêm thuốc tránh thai hoặc vận động nam giới đình sản và dùng bao cao su. Thế nhưng ngày nay người ta đã có quan niệm rộng hơn về KHHGĐ và từ đó công tác tuyên truyền vận động được thực hiện một cách toàn diện chứ không chỉ chú trọng các BPTT. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) KHHGĐ bao gồm những thực hành giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng đạt được những mục tiêu sau: - Tránh những trường hợp mang thai không mong muốn. - Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn sinh khi nào, sinh bao nhiêu lần trong đời. - Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh. - Chủ động chọn thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố mẹ. Vì vậy KHHGĐ được hiểu là chủ động quyết định số con của mỗi cặp vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh thông qua việc sử dụng các BPTT để xây dựng cuộc sống gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến bộ và hạnh phúc. Thực hiện KHHGĐ vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng. Họ có quyền tự do quyết định KHHGĐ với ý thức 9 trách nhiệm đầy đủ về số con trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiết để thực hiện KHHGĐ [12], [42], [50], [54]. - Sức khoẻ sinh sản: Là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc không tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS, các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, đảm bảo cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh (Theo Tổ chức Y tế thế giới) [6], [7], [48]. 1.2. PHÁT TRIỂN DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1.2.1. Tình hình phát triển DS-KHHGĐ trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Tình hình DS-KHHGĐ trên thế giới Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho biết, dân số thế giới đang tăng 78 triệu người/ năm, kéo theo những hậu quả nặng nề về bệnh tật, nghèo đói và thảm hoạ môi trường. Vì thế Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tổ chức tại Amsterdam (Thủ đô Hà Lan) tháng 9 năm 1989 đã quyết định lấy ngày 11/7 hàng năm làm ngày dân số thế giới nhắc nhở các quốc gia và mọi người trên trái đất về nguy cơ này. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tổng dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người năm 2004 lên 9,2 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó, Cục điều tra dân số của Mỹ vừa dự báo, dân số toàn cầu sẽ lên tới 7 tỷ người vào năm 2012. Hiện nay, Mỹ đứng thứ ba với 311 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. "Người ta có thể dễ dàng nhận thấy những tác động của việc gia tăng dân số nhanh chóng ở những nước đang phát triển”. Hiện nay, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2% năm. Cục điều tra dân số Mỹ dự báo, tốc độ này sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050. Khi đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới. Đồng thời, dân số 10 thế giới cũng sẽ già đi nhanh chóng. Đến năm 2050, số người từ 80 tuổi trở lên sẽ chiếm 5% dân số, so với 1,5% hiện nay. Theo ông William Frey, nhà dân số học thuộc Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ), cho đến nay chưa có một điều tra nào về việc liệu trái đất có thể cưu mang được bao nhiêu con người, nhưng điều đó phụ thuộc vào việc con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của trái đất như thế nào. Nguy cơ nghèo đói gia tăng Cùng với việc dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên, lương thực, nước ngọt và đô thị hoá cũng tăng theo, đặt nhân loại trước nhiều thách thức lớn. Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo Liên hiệp quốc cho biết, vào cuối năm nay, phân nữa dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố. Đến năm 2050, có 6,4 tỷ người sống ở các đô thị. Các khu vực phát triển nhất thế giới, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương, hiện có nhiều người sống ở đô thị. Châu Phi và châu Á là những ngoại lệ khi dân số đô thị ít hơn nông thôn, nhưng lại là nơi có dân số đông nhất thế giới. Khi quá trình đô thị hóa mở rộng, dân số nông thôn được dự đoán sẽ bắt đầu giảm trong vòng 1 thập kỷ và sẽ giảm từ 3,4 tỷ người năm 2007 xuống 2,8 tỷ người năm 2050. Để có đủ lương thực và nhiều nhu cầu khác cho số người ngày càng tăng, nhiều diện tích rừng đã bị phá huỷ; diện tích đất bạc màu gia tăng do bị khai thác quá mức. Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) và một số tổ chức khác vừa cho biết: Hơn 20% diện tích đất canh tác, 30% diện tích rừng và 10% diện tích đồng cỏ đang bị xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống khoảng 1,5 tỷ người, tức là 1/4 dân số toàn cầu [23], [48]. [...]... trong những năm tới nếu không có sự nổ lực hướng tới việc giảm mức sinh tích cực và tiến tới ổn định qui mô dân số thì tình hình gia tăng dân số sẽ làm ảnh hưởng không ít đến vấn đề phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và thị xã Quảng Trị 1.3.5 Tình hình thực hiện DS-KHHGĐ tại Thị xã Quảng Trị [2], [3], [34] 27 1.3.5.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế- văn hóa- xã hội 2010 Thị xã Quảng Trị hiện nay đơn... liền Thị xã Quảng Trị về với Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà Nằm trên trục đường giao thông chiến lược của quốc gia: Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Bắc- Nam, địa bàn Thị xã Quảng Trị giao thông ra Bắc vào Nam hết sức thuận lợi Thị xã cũng là đầu mối xuất phát của các con đường tỉnh lộ như đường 64 (Thị xã Quảng Trị- Cửa Việt), đường 68 (Thị xã Quảng Trị- đồng bằng Triệu Hải- Phong Hải) và nhiều con đường khác: Thị. .. Thị xã Quảng Trị- La vang- Phước Môn, Thị xã Quảng Trị- Thượng Phước-Trấm- Cùa Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và trung tâm Thị xã có thể mở rộng phát triển khắp các vùng, tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Thị xã Quảng Trị với các huyện, thị trong tỉnh, trong nước Vì vậy, Thị xã Quảng Trị có một vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, quân sự, văn hoá, xã. .. sinh con thứ 3 vẫn còn cao 20,0% năm 2010, tuy có giảm 5,40% so với năm 2009 song đây là vấn đề cần chú ý quan tâm [10] Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31 Quần thể nghiên cứu là tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18- 49 tuổi: sinh từ năm 1961 đến năm 1992) có chồng đang sinh sống tại Thị xã Quảng Trị- Tỉnh Quảng Trị năm 2010  Tiêu chí lựa chọn - Có... Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai: - Đình sản : 04/07 đạt 57,1% - DCTC (vòng) : 295/280 đạt 105,3% Kế hoạch năm - Thuốc tiêm TT : 21/20 đạt 105,0% Kế hoạch năm - Thuốc cấy TT : 05/10 đạt 50,0% Kế hoạch năm - Thuốc uống TT : 385/450 đạt 85,0% Kế hoạch năm - Bao cao su đạt 100,0% Kế hoạch năm : 800/800 Kế hoạch năm Hầu hết các BPTT đều đạt và vượt chỉ tiêu Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ... 3.074 Miền Trung Quảng Trị Nguồn: Tổng cục Thống kê điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá gia đình 01/4 /2010, [46] 1.3.4 Tình hình thực hiện DS- KHHGĐ tỉnh Quảng Trị Bảng 1.4 Thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ từ 2008 đến 2010 Số TT CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Phụ nữ 15-49 có chồng Người 99.814 100.933 100.377 2 Tỉ suất sinh thô (CBR) ‰ 15,48 14,90 14,40 3 Tỉ lệ sinh con thứ 3... thuộc tỉnh Quảng Trị, là một đô thị có bề dày lịch sử hơn 200 năm Thị xã Quảng Trị thuộc vùng đồng bằng nằm ở phía Đông nam tỉnh Quảng Trị Trung tâm thị xã nằm cách thành phố Đông Hà về phía Bắc 12km Có toạ độ địa lý từ 160 37,10" đến 160 46,30" vĩ độ Bắc và từ 1070 03,30" đến 1070 14, 10" kinh độ Đông Nằm ven châu thổ sông Thạch Hãn, Thị xã Quảng Trị cách cố đô Huế khoảng 60km về phía Bắc, phía Tây và. .. Trong những năm 90, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT tăng lên đáng kể từ 53% năm 1988 lên 65% năm 1994, lên 75,3% năm 1997 và 76,9% năm 2002, năm 2007 thực hiện 1.396.119 trường hợp đạt 81.8% kế hoạch năm (theo Báo cáo giao ban Bộ Y tế- Tổng cục dân số) 22 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai Thực hiện kế hoạch hóa gia đình cho những phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng Kết quả... Lăng và phía Nam giáp huyện Đakrông và Hải Lăng Thị xã Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 7.402,78ha, dân số 22.804 người, 5.782 hộ, 5 đơn vị hành chính phường xã: (Phường 1, phường 2, phường 3, phường An Đôn và xã Hải Lệ) Địa hình Thị xã Quảng Trị chia thành 2 vùng rõ rệt Phía Nam là vùng đồi núi Phía Bắc là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng Hai con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua Thị xã hình. .. 32 - p: dự đoán tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng trong quần thể nghiên cứu (Thị xã Quảng Trị- tỉnh Quảng Trị) ; chúng tôi dự đoán p = 0,40; - c: mức chính xác của nghiên cứu trên mẫu (sai số lựa chọn), chấp nhận c = 0,05; Và tính được: n= (1,96) 2 × 0,40 × 0,60 = 369 (0,05) 2 Vì chúng tôi sử dụng mẫu 2 giai đoạn nên cỡ mẫu thật trong nghiên cứu này được tăng lên . hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tình hình sinh đẻ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại Thị xã Quảng Trị- tỉnh Quảng Trị năm 2010 , với mục tiêu: 1. Khảo sát tình hình sinh đẻ và thực hiện. hiện kế hoạch hoá gia đình của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các phường, xã- Thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện. hiện kế hoạch hoá gia đình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 1.1.1. Tình hình

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỐI VỚI NỮ

  • ĐỐI VỚI NAM

  • ĐỐI VỚI NỮ

  • ĐỐI VỚI NAM

  • Nghề nghiệp

  • Số lượng (n)

  • Tổng

  • Tổng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan