Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần cà phê mê trang

113 713 2
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần cà phê mê trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI 1.1. Khái niệm, vài trò và chức năng của hệ thống kênh phân phối 1.1.1. Khái niệm về phân phối và kênh phân phối  Khái niệm về phân phối Phân phối là hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Phân phối sản phẩm là hoạt động quan trọng trong khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để thấy được kết quả của hoạt động sản xuất cần phải qua một quá trình luân chuyển hàng hóa để bán cho người tiêu dùng. Hoạt động đó được gọi là hoạt động phân phối sản phẩm.  Khái niệm về kênh phân phối Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, kênh phân phối ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kênh phân phối. Dưới góc độ quản lý vĩ mô: "Kênh phân phối là tập hợp các dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng". Dưới góc độ người tiêu dùng:"kênh phân phối là một hình thức làm cho hàng hoá sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả hợp lý". Dưới góc độ của người sản xuất: “Kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường”. Từ những quan điểm trên ta rút ra được khái niệm tổng quát: kênh phân phối (distribution channel) hay nó còn được gọi là kênh tiếp thị (marketing channel) là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới tay người sử dụng hoặc người tiêu dùng. Những chủ thế chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà không có sự 4 tham gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp. 1.1.2. Vai trò của kênh phân phối Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, trao đổi hàng hóa làm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hóa và dịch vụ với những người muốn sử dụng. Kênh phân phối thực hiện quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động để nâng cao quá trình sử dụng các yếu tố trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được sự phát triển của thi trường cũng như sự phong phú đa dạng của nhu cầu. Các vai trò chính của kênh phân phối: - Điều hòa sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian, thời gian và số lượng. - Tiết kiệm chi phí giao dịch. - Nâng cao khả năng lựa chọn hàng hóa cho người tiêu dùng. 1.1.3. Các dòng chảy trong kênh phân phối Khi một kênh Marketing đã được phát triển, nhiều dòng chảy xuất hiện trong nó. Những dòng chảy này đủ sự kết nối và ràng buộc các thành viên trong kênh và các tổ chức khác với nhau trong phân phối hàng hoá và dịch vụ. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức năng được thực hiện thường xuyên bởi các thành viên của kênh, sau đây là một số dòng chảy quan trọng trong kênh: - Dòng chảy sản phẩm: thể hiện sự di chuyển vật chất thực sự của sản phẩm về không gian và thời gian, qua tất cả các thành viên tham gia vào quá trình này từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng cuối cùng. - Dòng đàm phán: biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau của các bên mua và bán liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm. Các nhận thức rằng công ty vận tải không nằm trong dòng chảy này vì nó không tham gia vào đàm phán. Đồng thời cũng phải thấy rằng đây là dòng hai chiều chỉ rõ đàm phán liên quan đến sự trao đổi song phương giữa người mua và người bán ở tất cả các cấp của kênh. - Dòng chảy quyền sở hữu: thể hiện sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Ở đây, lại một lần nữa công ty vận 5 tải không nằm trong dòng chảy này vì nó không sở hữu sản phẩm trong quá trình vận chuyển, nó chỉ tạo thuận lợi cho sự trao đổi. - Dòng chảy thông tin: Chúng ta thấy rằng Công ty vận tải xuất hiện ở dòng chảy này và dòng thảy thông tin từ người sản xuất đến người diêu dùng cuối cùng đều là thông tin hai chiều. Tất cả các thành viên đều tham gia vào dòng thông tin và các thông tin này được chuyển qua lại giữa từng cặp thành viên. Phần lớn các thông tin này liên quan đến mua, bán và xúc tiến, đến số lượng, chất lượng hàng hoá, thời gian, địa điểm giao nhận hàng, thanh toán v.v… - Dòng chảy xúc tiến: thể hiện sự hỗ trợ về truyền tin sản phẩm của người sản xuất cho tất cả các thành viên kênh dưới hình thức quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán hàng và quan hệ công cộng. Ở đây có sự tham gia của các đại lý quảng cáo cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng cáo. Người sản xuất và đại lý quảng cáo sẽ làm việc cùng nhau để phát triển các chiến lược xúc tiến hiệu quả trong kênh. Nội dung của các dòng chảy trong kênh cung cấp cơ sở khác nhau để phân biệt giữa quản lý phân phối vật chất và quản lý kênh. Quản lý kênh liên quan đến quản lý tất cả các dòng chảy trong khi quản lý phân phối vật chất chỉ liên quan đến quản lý dòng chảy sản phẩm. Mặt khác, nội dung các dòng chảy của kênh cung cấp cơ sở khoa học để phân biệt các thành viên của kênh khỏi các doanh nghiệp không phải thành viên. Chỉ có những ai có liên quan đến chức năng đàm phán về mua, bán và chuyển quyền sở hữu mới được xác định là thành viên của kênh Marketing. Từ quan điểm các dòng chảy của kênh chỉ các thành viên tham gia vào dòng chảy đàm phán và chuyển quyền sở hữu mới là các thành viên của kênh Marketing. Từ quan điểm quản lý, nội dung các dòng chảy của kênh cung cấp khung làm việc rất hữu ích để hiểu phạm vi và tính phức tạp của quản lý kênh. Bằng việc suy nghĩ về các dòng chảy cho thấy rằng quản lý kênh có phạm vi rộng hơn quản lý dòng sản phẩm vật chất trong kênh. Các dòng chảy khác như đàm phán, quyền sở hữu, thông tin, tiền tệ và xúc tiến… cũng phải được quản lý có hiệu quả và phù hợp để đạt các mục tiêu phân phối của công ty. Nội dung các dòng chảy trong kênh Marketing cũng giúp tìm ra động lực tự nhiên của các kênh Marketing. Danh từ "dòng chảy" để chỉ sự chuyển động và hơn 6 nữa đó là mục tiêu của các kênh phân phối. Những sự thay đổi, cả khách quan và chủ quan hoàn toàn có thể xảy ra. Những hình thức mới của phân phối, các loại trung gian khác nhau xuất hiện trong kênh, trong khi các loại khác biến mất, các cấu trúc cạnh tranh thường xuyên làm giảm một số thu nhập của người phân phối nhưng lại tăng thêm một số thu nhập khác. Sự thay đổi những yếu tố của hành vi mua và những hình thức mới của kỹthuật cũng tăng thêm những nhân tố làm thay đổi kênh Marketing. Các dòng chảy của kênh phải được đảm bảo và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi đó. Các chiến lược kênh tiến bộ và quản lý kênh hiệu quả là cần thiết làm cho điều đó xảy ra. 1.1.4. Chức năng của kênh phân phối Các nhà sản xuất, các trung gian cũng như các thành viên khác trong kênh tồn tại theo một cấu trúc nào đó nhằm thực hiện một hay một số chức năng chủ yếu sau đây của kênh phân phối:  Giới thiệu thông tin về sản phẩm: Quá trình phân phối thực hiện các chức năng thông tin, thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có, thông tin về đối thủ cạnh tranh. Truyền đạt thông tin từ nhà sản xuất với các trung gian bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng để tạo thuận lợi trong quá trình trao đổi hàng hóa.  Kích thích tiêu dùng: Quá trình phân phối thực hiện hoạt động truyền bá các thông tin về hàng hóa và các chương trình khuyến khích tiêu thụ khác đến với khách hàng và trung gian.  Tiếp xúc thiết lập mối quan hệ: Các công ty phải thực hiện các quan hệ tiếp xúc để xác định ai là người mua hàng ở các giao đoạn khác nhau trong kênh. Thông báo cho khách hàng biết các thông tin, thiết lập mối quan hệ thương mại và nhận các đơn đặt hàng.  Thích ứng, hoàn thiện sản phẩm: Các thành viên của kênh thực hiện các hoạt động nhằm gia tăng hiệu quả các quá trình trao đổi, tăng tính thích ứng và hoàn thiện sản phẩm thông qua các hoạt động như: phân loại hàng hóa, đóng gói, cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, lắp ráp, tư vấn. 7  Thương lượng: Thông qua việc thực hiện các thỏa thuận, đàm phán liên quan đến giá cả và các điều kiện liên quan đến bán hàng, thực hiện việc chuyển giao sở hữu hàng hóa và dịch vụ.  Lưu thông hàng hóa: Thông qua hoạt động vận động, bảo quản và lưu kho hàng hóa làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều hòa cung cầu giữa các khu vực thị trường và giữa các thời điểm tiêu dùng khác nhau.  Tài chính, trang trải chi phí: Thông qua hoạt động bán hàng thu tiền, tìm kiếm các nguồn tài chính trang trải cho các hoạt động sản xuất và hoạt động của kênh. Đó là các chức năng chính của phân phối. Vấn đề đặt ra là không phải các chức năng trên cần phải được thực hiện mà là ai sẽ thực hiện chức năng đó. Nhà sản xuất có thể thực hiện hết các chức năng trên, tuy nhiên nó phân tán khả năng và ngồn lực của họ đông thời chi phí thực hiện sẽ tăng lên. Việc chuyển giao các chức năng này cho các trung gian sẽ giảm thiểu chi phí và thực hiện chuyên môn hóa cao hơn và có hiệu quả hơn. Tùy theo tình hình thị trường mà công ty sẽ quyết định mức độ chuyển giao các chức năng cho các nhóm người khác. 1.2. Cấu trúc của kênh phân phối 1.2.1. Khái niệm và các biến số phản ánh cấu trúc kênh phân phối Cấu trúc kênh là một tập hợp các tổ chức mà công việc phân phối được phân chia cho họ theo những cách thức hợp lý. Các biến số phản ánh cấu trúc của kênh:  Chiều dài của kênh Chiều dài của kênh phân phối được xác định bằng số cấp trung gian có trong một kênh, một kênh phân phối càng dài nếu cấp độ trong gian ngày càng lớn.  Chiều rộng của kênh Chiều rộng của kênh biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp độ của kênh. Mà số lượng các trung gian của kênh phụ thuộc vào phương thức phân phối mà doanh nghiệp lựa chọn. Có 3 phương thức: 8  Phân phối rộng rãi: Doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối, cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ của nó tới càng nhiều nhà bán lẻ càng tốt.  Phân phối chọn lọc: Doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối.  Phân phối độc quyền: Doanh nghiệp bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất trên mỗi khu vực thị trường đó. 1.2.2. Phân loại kênh phân phối 1.2.2.1. Phân loại theo mức độ trung gian Các kênh phân phối có thể được mô tả bằng số lượng các cấp trung gian của nó. Mỗi người trung gian thực hiện một số công việc nhất định nhằm đem sản phẩm tới gần người tiêu dùng hơn và tạo thành một cấp trong kênh phân phối. Vì nhà sản xuất và người tiêu dùng là điểm đầu và điểm cuối của mỗi kênh phân phối, nên họ cũng là những bộ phận của kênh. Chúng ta sẽ dùng số cấp trung gian để chỉ độ dài của mỗi kênh phân phối. Sơ đồ 1.1: Các cấp của kênh (A) (B) (C) (D)  Kênh cấp không (A): Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua bất kỳ một trung gian nào. Khi sử dụng loại kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp không bị chia sẻ cho các trung gian khác, mặt khác doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy có Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Người bán sỉ Người bán sỉ Người bán sỉ nhỏ Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán lẻ Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng 9 thể nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như sự thay đổi nhu cầu. Tuy nhiên loại kênh này chỉ thích hợp với những thị trường nhỏ, khách hàng tập chung về mặt địa lý. Còn khi thị trường của doanh nghiệp trải dài trên một địa bàn rộng lớn thì việc sử dụng loại kênh này gặp nhiều khó khăn khi công ty phải duy trì một lượng lớn nhân viên bán hàng.  Kênh cấp một (B): Nhà sản xuất có thể thông qua các cửa hàng bán lẻ để trực tiếp phân phối hàng hóa, sản phẩm tới tay người tiêu dùng.  Kênh cấp hai (C): Là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa đến được tay người tiêu dùng phải thông qua các thành phần trung gian, các thành viên này có thể là các trung gian bán buôn, các trung gian bán lẻ rồi mới đến tay khách hàng là người tiêu dùng.  Kênh cấp ba (D): Là kênh phân phối sản phẩm hay hàng hóa đến được tay khách hàng phải thông qua các thành phần trung gian, các thành viên có thể là các trung gian bán buôn, các trung gian bán lẻ, đại lý hay doanh nghiệp mô giới hoặc là tổng hợp trung gian này rồi mới đến tay khách hàng là người sử dụng cuối cùng. 1.2.2.2. Phân loại kênh phân phối theo mức độ liên kết Sơ đồ 1.2: Kênh phân phối theo mức độ liên kết Các Kênh Marketing VMS tập đoàn VMS hợp đồng VMS được quản lý Độc quyền kinh tiêu Chuỗi bán lẻ được người BB bảo đảm Các tổ chức hợp tác bán lẻ Kênh đơn và kênh truy ề n th ố ng Hệ thống kênh liên k ế t d ọ c (VMS) 10  Kênh phân phối truyền thống: Một kênh phân phối truyền thống bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ độc quyền, trong đó mỗi người là một thực thể kinh doanh riêng biệt luôn tìm cách tăng tối đa lợi nhuận của mình, cho dù có làm giảm lợi nhuận của cả hệ thống. Không có thành viên nào của kênh phân phối có quyền kiểm soát hoàn toàn hay đáng kể đối với các thành viên khác. Những kênh phân phối truyền thống thiếu sự lãnh đạo mạnh, có đặc điểm là hoạt động kém hiệu quả và có nhiều xung đột tai hại. Xung đột chiều ngang là những xung đột giữa những trung gian cùng mức độ phân phối trong kênh. Ví dụ, xung đột giữa những người bán buôn cùng một mặt hàng với nhau do định giá khác nhau hoặc bán hàng ngoài khu vực lãnh thổ đã phân. Xung đột chiều dọc xảy ra giữa các thành viên ở mức độ phân phối khác nhau trong kênh. Ví dụ, xung đột giữa người sản xuất và người bán buôn về việc định giá, cung cấp dịch vụ và quảng cáo. Các xung đột có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả của kênh thậm chí là phá vỡ kênh, nhưng cũng có trường hợp làm kênh hoạt động hiệu quả hơn do các thành viên tìm ra cách phân phối tốt hơn để giải quyết xung đột. Để kênh hoạt động tốt hơn, cần phân định rõ vai trò của thành viên kênh và giải quyết xung đột. Muốn vậy, cần có sự lãnh đạo điều hành tốt, nên có một thành viên hoặc bộ máy quyền lực phân chia hợp lý nhiệm vụ phân phối trong kênh và giải quyết xung đột. Nhiều doanh nghiệp đã phát triển các kênh mới để thực hiện các chức năng hiệu quả hơn và đạt thành công lớn hơn, đó là hệ thống Marketing chiều dọc.  Hệ thống kênh liên kết dọc: Các hệ thống Marketing chiều dọc (VMS) là các kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng marketing tối đa. Các thành viên trong kênh có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất. VMS xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của khả năng mua bán và xóa bỏ những công việc trùng lặp. Mỗi loại VMS có một guồng máy khác nhau để thiết lập hoặc sử dụng quyền lãnh đạo trong kênh. Ở các nước kinh tế thị trường phát triển, hệ thống kênh VMS đã trở thành phổ biến. Hệ thống này được tổ chức theo ba kiểu: 11  VMS tập đoàn: là sự kết hợp cá giai đoạn sản xuất phân phối về cùng một chủ sở hữu. Đây là những kênh phân phối mà tất cả các thành viên trong kênh đều thuộc quyền sở hữu của một tổ chức, hoặc người bán lẻ có thể làm chủ các công ty sản xuất.  VMS hợp đồng: Đây là hệ thống kênh phân phối mà sự liên kết giữa các thành viên trong kênh được thực hiện thông qua các hợp đồng ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên kênh, bao gồm các cơ sở độc lập ở nhiều khâu sản xuất và phân phối khác nhau cùng thống nhất chương trình của họ trên cơ sở các hợp đồng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và các mục tiêu cao hơn khi họ hoạt động một mình. Có ba dạng hợp đồng khác nhau: - Chuỗi bán lẻ được người bán buôn đảm bảo liên quan đến một nhà bán buôn phát triển quan hệ hợp đồng với những nhà bán lẻ độc lập nhằm tiêu chuẩn hóa và phối hợp hoạt động mua, các chương trình trưng bày hàng hóa và nỗ lực quản lý tồn kho. - Các tổ chức bán lẻ tồn tại khi các nhà bán lẻ độc lập quy mô nhỏ lập ra một tổ chức thực hiện chức năng bán buôn. Các thành viên bán lẻ tập trung sức mua của họ thông qua hợp tác xã bán lẻ và lập kế hoạch phối hợp các hoạt động định giá và quảng cáo, lợi nhuận được chia cho các thành viên tương xứng với lượng mua của họ. - Độc quyền kinh tiêu: Đó là quan hệ hợp đồng giữa công ty mẹ (người chủ quyền) và một công ty hặc cá nhân (người nhận quyền) cho phép người nhận quyền được tiến hành một loạt hoạt động kinh doanh nhất định dưới tên gọi đã được thiết lập và theo những nguyên tắc đặc biệt. Hình thức thể hiện nhượng quyền thương hiệu (franchise)  Bản chất: là một phương thức kinh doanh liên quan đến việc cho phép sử dụng nhãn hiệu, chuyển giao bí quyết, công nghệ và sự đồng nhất thể của các đơn vị kinh doanh riêng biệt trong cùng hệ thống kinh doanh.  Theo luật thương mại Việt Nam: Franchise là một hoạt động thương mại mà một bên thương nhân cho phép bên thương nhân kia được phép kinh doanh sản 12 phẩm, dịch vụ theo phương châm tổ chức kinh doanh, gắn liền với thương hiệu và chịu sự kiểm soát, hỗ trợ của mình.  Sự khác nhau giữa hoạt động của đại lý và franchise: Hoạt động của đại lý - Cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ bên giao đại lý. - Bên giao đại lý có trách nhiệm pháp lý liên đới đối với hoạt động của bên đại lý. - Bên đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý. Hoạt động của franchise - Thiên về hoạt động tổ chức kinh doanh. - Trách nhiệm pháp lý tách bạch giữa hai bên nhượng quyền và nhận quyền. - Bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền.  VMS được quản lý: Đạt được sự phối hợp ở các giai đoạn kế tiếp trong sản xuất và phân phối không phải qua sự sở hữu chung tay hay hợp đồng ràng buộc mà bằng quy mô và ảnh hưởng của một thành viên kênh tới những người khác. 1.2.3. Các thành viên của kênh phân phối Kênh Marketing là sự tổ chức các tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu phân phối của nó. Những người tham gia vào kênh phân phối là các doanh nghiệp, các cá nhân có tư cách pháp nhân độc lập kinh doanh trên thị trường. Doanh nghiệp phải thông qua quá trình đàm phán, thương lượng để thiết kế kênh. Chính các chức năng đàm phán (mua bán, chuyển quyền sở hữu) là căn cứ để phân chia quản lý giữa các thành viên kênh. Những người tham gia vào chức năng trên, người được nối với nhau bởi các dòng chảy đàm phán và sở hữu được coi là thành viên của kênh phân phối. [...]... ĐỘNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG Phần A: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Từ năm 1995 Công ty cổ phần cà phê Mê Trang chỉ là một cơ sở chế biến cà phê bột thủ công quy mô chỉ có 10 người, cơ sở chỉ sản xuất một loại mặt hàng duy nhất, cung cấp đủ cho thị trường thành phố Nha Trang Công ty được thành lập vào... tin chi tiết:  Người lãnh đạo và sáng lập công ty là ông Lương Thế Hùng  Công ty được thành lập vào ngày 20/10/2000 dưới hình thức là công ty TNHH, đến ngày 22/05/2007 Công ty chuyển sang Công ty Cổ Phần  Loại hình doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần  Tên công ty: Công ty cổ phần cà phê Mê Trang  Tên giao dịch: Me Trang Coffee Join Stock Company  Giấy phép kinh doanh số: 3702000065 cấp ngày 20/10/2000... người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng Và theo kế hoạch năm 2007 Công ty đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất cà phê với quy mô và tiêu chuẩn quốc tế tại xã Vĩnh Phương - Nha Trang - Khánh Hòa Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 1995 công ty cổ phần cà phê Mê Trang chỉ là một cơ sở chế biến cà phê bột thủ công với quy mô 10 người, cơ sở chỉ sản xuất một loại mặt hàng duy... với tên: Công ty TNHH cà phê Mê Trang Vào ngày 22 tháng 5 năm 2007 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Cà Phê Mê Trang 2.1.1.1 Ý nghĩa thương hiệu Người sáng lập đã thấy được ý nghĩa tuyệt vời của sự kết hợp tên của hai thành phố: Mê Trang chữ Mê bắt nguồn từ thành phố Buôn Mê Thuột một nơi sở hữu một vùng đất trù phú, màu mỡ phù hợp cho sự trồng trọt các loại nông sản và đặc biệt là cà phê, cùng... viên kênh là một việc quan trọng nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kênh 1.3.2.1 Đặc điểm về người tiêu dùng Đây là một trong những yếu tố quyết định đối với bất kì một hệ thống kênh phân phối nào Nếu người tiêu dùng sống rải rác hoặc thường mua đều đặn nhưng số lượng nhỏ thì các kênh phân phối cũng phải dài do phải đáp ứng nhu cầu ít và. .. quản lý kênh 1.5.1 Khái niệm về quản lý kênh phân phối Quản lý kênh phân phối là một trong những chiến lược chính của marketing quản lý Việc quản lý kênh tức là phải phát triển và điều hành các tổ chức liên kết bên ngoài kênh phân phối theo cách hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các biến số chiến lược khác của marketing – mix nhằm đáp ứng nhu cầu các đoạn thị trường của công ty Quản lý kênh nhằm đảm... kênh phân phối này được vận hành thực sự Một công ty phải đưa ra quyết định thiết kênh khi:  Đưa sản phẩm mới ra thị trường hệ thông kênh phân phối hiện tại không đủ khả năng, đòi hỏi phải thiết kế hệ thống kênh phân phối mới cho sản phẩm này  Doanh nghiệp quyết định thâm nhập một số thị trường mới hay có sự thay đổi của môi trường kinh doanh  Khởi sự một hoạt động mới (thành lập một công ty)  Có... tùy thuộc vào mức hoa hồng của công ty dành cho họ Thứ ba, số khách hàng thích quan hệ với những đại lý làm việc cho một số hãng sản xuất, chứ không phải như những nhân viên bán hàng của một công ty Thứ tư, đại lý có quan hệ tiếp xúc chặt chẽ và hiểu biết thị trường, trong khi lực 21 lượng bán hàng của công ty phải xây dựng những quan hệ đó từ đầu, một nhiệm vụ khó khăn tốn kém và đòi hỏi một thời gian... pháp cũng có thể có những quy định ngăn cản việc dàn xếp và thiết lập kênh phân phối gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh và tạo nên sự độc quyền 1.4 Quyết định thiết kế kênh Thiết kế kênh là toàn bộ các hoạt động có tính chủ động nhằm tổ chức ra các hệ thống kênh phân phối hoàn toàn mới hoặc cải tạo các kênh phân phối đã có trên thị trường Đây là một quyết định có tính chiến lược, nó ảnh hưởng trực tiếp... được các công ty cả những công ty đã ổn định lẫn công ty mới sử dụng Công ty không phải phân tán quá nhiều nguồn lực của mình cho quá nhiều cửa hàng Phương pháp này cho phép nhà sản xuất bao quát thị trường mà vẫn kiểm soát được nhiều hơn và chi phí ít hơn so với rộng rãi  Phân phối rộng rãi: Chiến lược này có đặc điểm là cố gắng đưa hàng hóa dịch vụ vào càng nhiều càng tốt Đảm mức độ phân phối với . ĐỘNG PHÂN PHỐI 1.1. Khái niệm, vài trò và chức năng của hệ thống kênh phân phối 1.1.1. Khái niệm về phân phối và kênh phân phối  Khái niệm về phân phối Phân phối là hoạt động khác nhau của công. gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp. 1.1.2. Vai trò của kênh phân phối Kênh phân phối là công cụ chính. bán lẻ Kênh đơn và kênh truy ề n th ố ng Hệ thống kênh liên k ế t d ọ c (VMS) 10  Kênh phân phối truyền thống: Một kênh phân phối truyền thống bao gồm nhà sản xuất, nhà bán sỉ và nhà

Ngày đăng: 30/07/2014, 00:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan