ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA THUỐC LUOTAI TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO pps

25 2K 0
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA THUỐC LUOTAI TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA THUỐC LUOTAI TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Theo nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đột quỵ nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân đột quỵ não. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều thuốc được dùng điều trị bệnh này, nhưng không có thuốc nào có tác dụng đặc trị. Trong thực hành lâm sàng, điều trị đột quỵ nhồi máu não dựa trên cơ chế bệnh sinh và bệnh nguyên, do vậy thường bao gồm sự kết hợp các loại thuốc khác nhau, có thể là hai loại thuốc, ba loại thuốc hoặc kết hợp bốn loại thuốc. Chính vì vậy nên giá thành điều trị nội khoa cho bệnh nhân rất cao, và là rào cản nặng nề cho bệnh nhân và gia đình họ. Việc tiếp tục tìm kiếm một loại thuốc thực sự có tác dụng tốt cho điều trị bệnh này, giá thành rẻ, sử dụng thuận lợi là rất cần thiết. Luotai là một thuốc có nguồn gốc thiên nhiên được chiết xuất từ cây Panax notoginseng bằng phương pháp dược học hiện đại, do hãng dược phẩm Trung quốc Kunming Pharmaceutical Corp sản xuất. Panax notoginseng là cây thuốc đã được ghi nhận trong "Trích yếu về cây thuốc của Trung Quốc" từ 400 năm trước và được xếp vào loại rất quí hiếm. Panax notoginseng có tác dụng làm bền vững thành mạch máu, tác động vào nhiều giai đoạn của quá trình đông cầm máu làm tan cục máu đông, cải thiện vi tuần hoàn, giảm đau chống viêm[7],[8],[9],[10]. Tại Trung Quốc, Luotai đã được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng để điều trị các bệnh như: đột quỵ nhồi máu não, liệt nửa người, khó nói, liệt mặt, bệnh về võng mạc, đau ngực do nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành Hiện tại, thuốc này chưa được sử dụng tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài" Bước đầu đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc Luotai trên bệnh nhân đột quị nhồi máu não" với mục tiêu: Sơ bộ đánh giá tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng NMN cấp của thuốc Luotai trên bệnh nhân đột quỵ NMN tại Việt Nam. 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 30 bệnh nhân(BN), chẩn đoán xác định là NMN cấp tại Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện TWQĐ108 và khoa Nội Thần kinh viện 103 từ tháng 9/2003 đến tháng 2/2005, gồm cả nam và nữ, không phân biệt độ tuổi. Tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu: Gồm những BN có biểu hiện sau : + Lâm sàng: (Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của OMS, 1990)[2],[3],[4],[5],[6] . Khởi đầu đột ngột, cấp tính hoặc từ từ nặng lên. . Các triệu chứng thần kinh khư trú phù hợp với khu vực tổn thương của động mạch não phân bố. . Các triệu chứng tồn tại trên 24h hoặc tử vong trước 24h. . Không có yếu tố chấn thương. + Cận lâm sàng: CT- Scanner hoặc MRI, chụp AG cho kết luận là NMN. Chúng tôi loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu các trường hợp: thiếu máu cơ tim nặng, loạn nhịp tim, huyết áp thấp, phụ nữ có thai, BN đã được điều trị các loại thuốc chống đông máu, các thuốc bảo vệ tế bào não, các thuốc giãn mạch cải thiện tuần hoàn não. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1.Nội dung nghiên cứu: + Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu + Tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng NMN cấp của Luotai, Nootropyl. So sánh tác dụng của Luotai với Nootropyl trong điều trị NMNcấp 2.2.2. Phương pháp tiến hành nghiên cứu: - Bệnh nhân TBMMN vào viện có chẩn đoán xác định NMN cấp sẽ được thống kê các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng(CT-Scanner, MRI, ) theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu được chia thành hai nhóm: + Nhóm 1(gọi tắt là "nhóm nghiên cứu"): là các BN điều trị nội trú tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện TWQĐ108: điều trị NMN cấp bằng Luotai. + Nhóm 2(gọi tắt là nhóm chứng): là các BN điều trị nội trú tại khoa Nội Thần kinh viện 103: điều trị NMN cấp bằng Nootropyl. - Xác định các triệu chứng lâm sàng ở thời điểm trước điều trị và sau điều trị 2 tuần. - Đánh giá sơ bộ tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng NMN cấp của từng nhóm theo Rankin, Henry, thang điểmOrgogozo và so sánh các tác dụng này ở hai nhóm với nhau. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: 3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới: Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Giới tính n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % p Nam 11 73,33 13 86,67 >0,05 Nữ 4 26,67 2 13,33 >0,05 Cộng 15 100 15 100 Bảng 3.1.1: Tỷ lệ bệnh nhân nam giới bị NMN cao hơn nữ nhiều lần ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Kết quả này tương tự nhận định của các tác giả Nguyễn Xuân Thản, Nguyễn Minh Hiện [4][6][5] Sự phân bố về giới ở 2 nhóm là như nhau (p > 0,05 ). 3.1.2.Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi: Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Tuổi n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % p Trung niên (40- 59) 5 33,33 6 40 >0,05 Người cao tuổi (60- 89) 10 66,67 9 60,0 >0,05 Cộng: 15 100 15 100 Bảng 3.1.2: Tỷ lệ mắc bệnh NMN ở lứa tuổi trung niên từ 40 - 59 tuổi thấp hơn so với nhóm người cao tuổi (60 - 89 tuổi), kết quả này cho thấy đây là bệnh thường gặp ở nhóm người cao tuổi. Kết quả này tương tự các tác giả Nguyễn Xuân Thản, Nguyễn Minh Hiện [4][6] Độ tuổi mắc bệnh của hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng cho thấy không có sự khác biệt.(p >0,05) 3.1.3. Các dấu hiệu tiền triệu: Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Tiền triệu của cả 2 nhóm Triệu chứng n % n % n % Nhức đầu 4 26,67 9 60 13/30 43,33 Tê bì tay chân 6 40 2 13,33 8/30 26,67 Chóng mặt 5 33,33 3 20 8/30 26,67 Co giật 1 6,67 3 20 4/30 13,33 Rối loạn ngôn ngữ 6 40 5 33,33 11/30 36,67 Rối loạn ý thức 1 6,67 2 13,33 3/30 10 Bảng 3.2.1. Dấu hiệu tiền triệu hay gặp nhất là nhức đầu chiếm 43,33%. Các tiền triệu có tần suất gặp nhiều tiếp theo là rối loạn ngôn ngữ (36,67%), tê bì tay chân, chóng mặt chiếm 26,67%. Tiền triệu ít gặp nhất là co giật và rối loạn ý thức chiếm 13,33% và 10%. 3.1.4. Cách khởi phát Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Cách khởi phát ở cả 2 nhóm Khởi phát n % n % n % Đột ngột (tính bằng giây) 10 66,67 13 86,66 23/30 76,67 Cấp tính(tính bằng phút) 1 6,67 1 6,67 2/30 6,67 Từ từ(tính bằng giờ) 4 26,66 1 6,67 5/30 16,66 Cộng 15 100 15 100 Bảng 3.1.4. Khởi phát bệnh đột ngột chiếm tỷ lệ cao nhất với cả 2 nhóm nghiên cứu, chiếm 76,67%. Khởi phát bệnh từ từ và khởi bệnh cấp tính chiếm tỷ lệ ít hơn. Khởi phát bệnh cấp tính chỉ gặp ở 6,67% bệnh nhân. 3.1.5. Các triệu chứng thần kinh khu trú Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Triệu chứng ở cả 2 nhóm Triệu chứng n % n % n % Liệt nửa người 14 93,33 14 93,33 28/30 93,33 Liệt dây VII trung ương 10 66,67 13 86,67 23/30 76,66 Rối loạn cảm giác nửa người 6 40 2 13,34 8/30 26,66 Rối loạn ngôn ngữ 6 40 5 33,33 11/30 36,66 Rối loạn ý thức 1 6,67 2 13,34 3/30 10,0 Rối loạn cơ vòng 2 13,34 4 26,66 6/30 20,0 Nhức đầu 4 26,66 9 60 13/30 43,33 [...]... trị đột quỵ NMN bằng thuốc Luotai với cỡ mẫu lớn hơn để có thể kết luận chính xác về tác dụng cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của thuốc - Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc và tương tác thuốc để có thể phối hợp nhiều thuốc điều trị rút ngắn thời gian điều trị và làm cho chất lượng cuộc sống của BN nhanh chóng đựơc nâng cao - Đi sâu hơn tìm hiểu về tác dụng làm tan cục máu đông của Luotai. .. hiểu về tác dụng làm tan cục máu đông của Luotai để làm sáng tỏ về cơ chế tác dụng của thuốc Tóm tắt: "Bước đầu đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc Luotai trong điều trị đột quỵ nhồi máu não" Qua nghiên cứu 30 BN được chia thành hai nhóm, một nhóm điều trị bằng Luotai và nhóm còn lại điều trị bằng Nootropyl tại trung tâm đột quỵ Bệnh viện trung ương quân đội 108 và khoa Nội thần kinh Bệnh viện 103... sau điều trị bằng Luotai tăng lên đến 93,3% do điều trị có kết quả tốt lên của các độ nặng hơn chuyển lên Kết quả này thấy tương tự đánh giá theo xếp loại của Rankin ở bảng 3.2.1 - Độ III, độ IV và độ V: Chiếm tỷ lệ khá cao trước điều trị (46,67%), đã giảm rõ rệt sau điều trị lên còn 6,66% + Nhóm dùng Nootropyl: - Độ I, II: Trước điều trị chiếm 26,66% số bệnh nhân của nhóm nghiên cứu này, sau điều trị. .. trên 60 2 Sau hai tuần điều trị cả hai nhóm đều có cải thiện các triệu chứng lâm sàng 3 So sánh tác dụng điều trị của Luotai thấy tác dụng có khả quan hơn Nootropyl, tuy nhiên cần phải nghiên cứu thêm để thấy được sự tác dụng vượt trội của thuốc Summary: "The initial evaluated clinical effects of Luotai on the patients with ischemic stroke" 30 patients with 2 groups treated by Luotai and other by Nootropyl... có tác dụng tốt 3 So sánh giữa 2 nhóm dùng Luotai và nhóm dùng Nootropyl, thấy: ở bệnh nhân dùng Luotai các dấu hiệu lâm sàng được cải thiện tốt hơn so với nhóm bệnh nhân dùng thuốc Nootropyl với p . ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA THUỐC LUOTAI TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Theo nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đột quỵ nhồi máu não (NMN) chiếm. Bước đầu đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc Luotai trên bệnh nhân đột quị nhồi máu não& quot; với mục tiêu: Sơ bộ đánh giá tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng NMN cấp của thuốc Luotai. nhân đột quỵ não. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều thuốc được dùng điều trị bệnh này, nhưng không có thuốc nào có tác dụng đặc trị. Trong thực hành lâm sàng, điều trị đột quỵ nhồi máu não dựa

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan