Bai giang phan ha tang 2-Unicode- Lam Van Phong pot

22 291 0
Bai giang phan ha tang 2-Unicode- Lam Van Phong pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG ĐÔ THỊ Biên soạn: Ths. Lâm Văn Phong Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. ĐT: (08) 2934591 (NR) - 090.3734.332 Mail: lamvanphong@hcmut.edu.vn; lamvanphong@yahoo.com I. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Các công trình hạ tầng đô thị gồm:  Công trình hạ tầng xã hội:  Công trình y tế  Công trình văn hóa  Công trình giáo dục  Công trình thể thao  Công trình thương mại  Công trình dịch vụ công cộng (công viên, cây xanh, mặt nước,…)  V.v…  Công trình hạ tầng kỹ thuật:  Công trình giao thông  Công trình cấp nước  Công trình thoát nước  Công trình cung cấp năng lượng  Công trình thu gom và xử lý chất thải  Công trình chiếu sáng  Công trình thông tin liên lạc  Hệ thống tuy nen kỹ thuật  V.v… Trong các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình giao thông có vai trò quan trọng nhất, diện tích chiếm đất lớn nhất và qui mô to nhất. Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác thường được bố trí dọc theo tuyến của công trình giao thông đường bộ. Chúng có thể nằm riêng biệt hoặc tập trung trong các đường hào, đường hầm công nghệ (hệ thống tuy nen kỹ thuật). I.1. Công trình giao thông: 1. Giao thông đường bộ: bến xe, đường ô tô, báo hiệu đường bộ; các công trình phục vụ: trạm kiểm soát, trạm thu phí, trạm dừng chân, nhà chờ,…; các công trình đặc biệt: bãi đỗ xe, cầu giao thông, hầm giao thông,… Lâm Văn Phong 1 28/07/2014 2. Giao thông đường thủy: bến cảng, luồng lạch chạy tàu, báo hiệu đường thủy; các công trình đặc biệt: âu tàu, thiết bị nâng tàu,… Lâm Văn Phong 2 28/07/2014 3. Giao thông đường hàng không: sân bay, không lưu, báo hiệu đường hàng không,… 4. Giao thông đường sắt: nhà ga, đường sắt, báo hiệu đường sắt; các công trình đặc biệt: cầu đường sắt, hầm đường sắt,… Lâm Văn Phong 3 28/07/2014 5. Giao thông đường cáp treo: nhà ga, đường cáp. Các phương tiện phục vụ giao thông cũng rất đa dạng: máy bay, tàu thuyền, xe lửa, xe đò, xe buýt, xe điện, xe ô tô,… I.2. Công trình cấp nước (ngoài nhà): Lâm Văn Phong 4 28/07/2014 1. Công trình thu nước: lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mặt (hồ, sông, suối,…) hoặc từ nguồn nước ngầm dưới đất. 2. Công trình xử lý nguồn nước thu: bể lắng (xử lý thô), bể lọc (xử lý tinh), bể chứa: trữ nguồn nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn sử dụng. 3. Trạm bơm:  Trạm bơm cấp 1: được bố trí trong công trình thu nước, để lấy nước từ nguồn nước tự nhiên.  Trạm bơm cấp 2: dùng đưa nước từ bể chứa dưới đất lên các tháp nước. 4. Tháp nước: thông dụng bằng vật liệu BTCT, đôi khi có thể gặp loại bằng thép, composite hoặc hỗn hợp các loại vật liệu với nhau. 5. Mạng lưới đường ống phân phối: gồm các loại đường ống và các thiết bị quản lý- điều hành: đồng hồ nước, van khóa, van giảm áp, van xả khí, tháp điều áp,… Các đường ống có tiết diện phổ biến là tròn, đường kính biến thiên khá lớn (từ vài centimét đến vài mét), vật liệu chế tạo các đường ống cũng khá đa dạng: thép, gang, BTCT, chất dẻo, fibrô xi măng, … hoặc hỗn hợp các loại vật liệu với nhau. I.3. Công trình cung cấp năng lượng: Lâm Văn Phong 5 28/07/2014 1. Công trình cung cấp điện năng: nhà máy phát điện, trạm biến áp, mạng lưới đường dây tải điện.  Nhà máy phát điện có loại sử dụng năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt, từ sức nước, từ ánh sáng, từ gió,… Hiện nay nước ta sắp khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000MW, dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận.  Trạm biến áp: nâng cao điện áp để giảm tổn hao khi vận chuyển và hạ thấp điện áp để đảm bảo an toàn khi đến nơi tiêu thụ.  Mạng lưới đường dây tải điện: gồm hệ thống dây dẫn điện và các công trình bảo vệ dây dẫn, các thiết bị điều hành - quản lý hệ thống điện (đồng hồ điện, cầu dao,…); có thể đi ngầm hoặc đi nổi. Khi đi ngầm, đường dây điện được đặt trong các hào, cống chuyên dụng hoặc trong một bộ phận của tuy nen kỹ thuật. Khi đi nổi, đường dây điện được đặt trên các trụ đỡ; trụ đỡ có thể bằng gỗ, bằng BTCT, bằng thép; khi cần thiết, trụ đỡ được chống đỡ hoặc neo giằng xuống đất để đảm bảo đủ an toàn; ngoài ra trụ đỡ còn được thiết kế hệ thống chống sét đánh thẳng. 2. Công trình cung cấp khí đốt, nhiên liệu lỏng: nhà máy lọc dầu, nhà máy khí hóa lỏng, mạng lưới đường ống dẫn khí đốt, dẫn dầu, các trạm cung cấp các sản phẩm của dầu (nhớt, điêzen, dầu hỏa, xăng, …) Lâm Văn Phong 6 28/07/2014 Ở nước ta, hiện nay mạng lưới cung cấp khí đốt, nhiên liệu lỏng bằng đường ống chỉ đi từ các nhà máy lọc dầu đến các nơi tiêu thụ lớn như nhà máy nhiệt điện,… còn lại hầu hết ở hình thức phân phối lẻ thông qua các xe bồn, trạm xăng, cơ sở nạp - chiết ga,… Gần đây, một số chung cư cao cấp, trung tâm thương mại đã được thiết kế hệ thống cấp ga trung tâm. I.4. Công trình thu gom và xử lý chất thải: 1. Công trình thu gom và xử lý chất thải rắn: công trình thu rác, bãi chôn lấp rác, công trình tiêu hủy rác, công trình biến rác thành nguồn lợi khác (phân bón, khí đốt, điện năng, sản phẩm dầu mỏ, …) Lâm Văn Phong 7 28/07/2014 2. Công trình thu gom và xử lý chất thải lỏng: trạm bơm, mạng lưới đường ống / mương rãnh, công trình xử lý chất thải lỏng (bể tự hoại, bể trung hòa,…) 3. Công trình thu gom và xử lý chất thải khí: trạm hút, mạng lưới đường ống, công trình xử lý khí thải (thu bụi, trung hòa khí độc,…) Trong đô thị, chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt hàng ngày hiện là một vấn đề nóng hổi không chỉ ở phạm vi nước ta mà là của toàn thế giới. Rác thải ngày càng đa dạng, khối lượng ngày càng nhiều, nếu không có biện pháp phân loại và xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của đô thị. Các chất thải lỏng và khí đa phần do quá trình sản xuất sinh ra, thường gặp ở các khu công nghiệp. Ở các khu này đều có xây dựng các công trình để thu gom và xử lý chung, ngoài ra còn có các hệ thống xử lý cục bộ của từng đơn vị sản xuất trước khi chuyển đến khu vực xử lý chung. Một phần chất thải lỏng do sinh hoạt hàng ngày và dịch vụ (tắm, giặt, rửa, vệ sinh cá nhân,…) sinh ra cần được xử lý (thông qua hình thức bể tự hoại, bể thu dầu mỡ,…) trước khi thải ra hệ thống cống chung. I.5. Công trình thoát nước mưa và nước thải đã xử lý: Công trình thoát nước mưa và nước thải đã xử lý gồm các bộ phận: miệng thu nước, miệng xả nước, bể trữ tạm thời nước mưa, hố ga, mạng lưới đường cống hoặc mương rãnh. Nếu việc thoát nước không dùng hình thức tự chảy thì có thêm trạm bơm cưỡng bức để chuyển nước thải từ nơi thấp đến nơi cao hơn. Lâm Văn Phong 8 28/07/2014 Ở nước ta, trong các khu đô thị, hiện nay tinh thần tự giác của người dân chưa cao, đôi khi đưa chất thải lỏng trực tiếp vào đường thoát chung mà không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, thậm chí đưa cả các chất thải rắn vào (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm hệ thống thoát nước chung bị ô nhiễm trầm trọng và dễ bị tắc nghẽn, không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và cả cộng đồng. Một số đô thị hiện đã áp dụng biện pháp làm lưới chặn rác và lưỡi gà chặn mùi cho các hố ga. Tuy nhiên đây chỉ là cách giải quyết phần ngọn, không triệt để. Mương thoát nước thường có tiết diện chữ nhật, có thể bằng gạch xây, BT (có hoặc không cốt thép), chất dẻo; nắp mương bằng thép (dạng tấm đục lỗ hoặc ghi thép), đa phần bằng BTCT; tuy nhiên nắp mương bằng BTCT dễbị nứt, vỡ do tiếp xúc không đều với miệng mương. Cống thoát nước có tiết diện khá đa dạng, loại nhỏ phổ biến là tròn (đường kính từ vài decimet đến cả mét), loại lớn có thể gặp dạng chữ nhật (đơn và đôi), dạng vòm (kích thước có thể lên đến vài mét). Vật liệu chế tạo cống phần lớn là BTCT, ngày nay loại bằng chất dẻo tiết diện tròn đường kính lớn (đến cả mét) cũng bắt đầu được sử dụng nhiều vì dễ thi công, tuổi thọ cao. Lâm Văn Phong 9 28/07/2014 I.6. Công trình chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng công cộng tùy theo mục đích, có thể phân thành 3 nhóm: 1. Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích thắp sáng: cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động của đô thị vào ban đêm. Thường gồm trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, bóng đèn, mạng lưới dây dẫn và các bộ phận điều khiển việc tắt - mở cho đèn. Hiện nay hệ thống này thường kết hợp thêm mục đích trang trí cho đô thị vào ban ngày. Trụ đèn, cần đèn, chóa đèn được thiết kế mang tính thẩm mỹ cao hơn. Phần dây điện được đi ngầm dưới nền và trong lòng trụ cũng góp phần tăng tính mỹ thuật của công trình. Lâm Văn Phong 10 28/07/2014 [...]... mang tính thẩm mỹ cao Cũng có loại dùng các đèn pha công suất lớn để chiếu sáng cho các công trình kiến trúc như mặt tiền nhà hát, bưu điện, viện bảo tàng, tháp phát sóng, … Lâm Văn Phong 11 28/07/2014 3 Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích quảng cáo: có thể nói hoạt động quảng cáo về đêm không thể thiếu vai trò của ánh sáng, góp phần tạo bộ mặt thứ hai cho đô thị Loại này hầu hết sử dụng các loại... sóng,… Mặc dù được phân thành hai nhóm riêng nhưng thực tế chúng kết hợp với nhau chặt chẽ, đảm bảo việc thông tin liên lạc được thông suốt và liên tục I.8 Công trình tuy nen kỹ thuật: Ở những đô thị cổ, do không lường trước được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật trước đây thường manh mún, không tập trung, đôi khi còn chồng chéo lên nhau, vừa gây khó khăn cho công... pháp xử lý đất đắp cố kết) Kiểm tra độ chắc chắn của trụ khi chôn vào đất nền, nhất là kiểm tra các thanh kẹp ở chân trụ Khi cần thiết phải báo ĐVTK và Chủ ĐT làm thêm thanh chống hoặc neo giằng Kiểm tra công tác an toàn lao động khi cẩu lắp trụ, khi kéo dây trên đường, khi căng dây trên trụ,… Lâm Văn Phong 17 28/07/2014 - Kiểm tra độ căng cho phép của dây tùy thuộc nhịp của trụ, loại dây, nhiệt độ môi... này được "nối kết" lại với nhau tạo thành công trình hoàn chỉnh nhờ vào kỹ thuật thi công của từng công việc Kỹ thuật thi công đúng qui định sẽ tạo nên một công trình đảm bảo chất lượng Tuy nhiên nếu quá trình thi công không có biện pháp hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng công trình Như vậy, việc giám sát chất lượng công trình xây dựng đòi hỏi phải: Lâm Văn Phong 12 28/07/2014    Giám... trong các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng, rất đa dạng về chủng loại, qui cách và thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Có loại vật tư ở dạng nguyên liệu thô (xi măng, cát, đá, cốt thép,…), có loại ở dạng bán thành phẩm (vữa BT thương phẩm, các chi tiết lắp ghép Lâm Văn Phong 13 28/07/2014 chế tạo sẵn,…), có loại ở dạng thành phẩm (động cơ, các cấu kiện BTCT hoàn chỉnh đúc sẵn,…) Có những loại... đắp, xà bần,… xem có hợp lý chưa • Kiểm tra các biện pháp khi tháo nước trong cống, nạo vét bùn cặn,… có gây ngập đường hoặc bốc mùi hôi thối quá mức hay không Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý khi giám sát đối với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: Lâm Văn Phong 14 28/07/2014 III.1 Công tác duy tu, sửa chữa công trình giao thông trong đô thị: Ở đây chỉ xét phần đường giao thông gồm lòng đường, vỉa hè... dưới lòng đường Thông thường ở các đô thị cũ tuyến đường dây truyền tải nằm trên các trụ đỡ (có hoặc không có neo giằng) Dạng mất ổn định của trụ điện có thể xảy ra theo hai phương (ngang và dọc tuyến) Phần dây điện (và cáp đỡ) nằm giữa hai trụ có chiều dài biến đổi nhiều theo nhiệt độ môi trường, có thể gây chùng dây xuống thấp hoặc kéo căng làm đứt dây, ngã trụ Có thể có mạng lưới hạ tầng kỹ thuật hiện... tạo bộ mặt thứ hai cho đô thị Loại này hầu hết sử dụng các loại đèn néon nhiều màu sắc kết hợp với hệ thống điều khiển tắt mở theo chương trình hết sức phong phú I.7 Công trình thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đang phát triển rất nhanh và rất mạnh, xét về dạng thức truyền có thể phân thành 2 nhóm: 1 Hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến (mạng điện thoại cố định, mạng truyền dữ... hướng dẫn bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình giao thông đường bộ - NXBGTVT - 2000 Bộ GTVT 21 Sách tra cứu Xây dựng và khai thác đường ô tô (tập I) - NXBKH&KT - 1983 - Trần Đình Bửu,… 22 Sổ tay xây dựng cầu và cống - NXBGTVT - 1987 - Nguyễn Viết Trung,… 23 Kỹ thuật khai thác nước ngầm - NXBXD - 2005 - Phạm Ngọc Hải, Phạm Việt Hà 24 Công trình cấp thoát nước -NXBĐHQGTPHCM - 2005 - Trương Chí... hiện công tác lấy mẫu của kết cấu đường để kiểm tra độ dày và thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu theo qui định - Khi tiến hành lắp đặt các báo hiệu giao thông cần xem thực tế hiện trường có gì che khuất hay không Tại các giao lộ, đèn báo hiệu giao thông cần thiết lập thời gian chờ (đèn đỏ) hợp lý tùy theo lưu lượng xe của tuyến đường III.2 Công tác thi công đường ống cấp nước trong đô thị: 1 Đặc điểm . THỊ Biên soạn: Ths. Lâm Văn Phong Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. ĐT: (08) 2934591 (NR) - 090.3734.332 Mail: lamvanphong@hcmut.edu.vn; lamvanphong@yahoo.com I. GIỚI THIỆU. hợp các loại vật liệu với nhau. 5. Mạng lưới đường ống phân phối: gồm các loại đường ống và các thiết bị quản lý- điều hành: đồng hồ nước, van khóa, van giảm áp, van xả khí, tháp điều áp,… Các. thông,… Lâm Văn Phong 1 28/07/2014 2. Giao thông đường thủy: bến cảng, luồng lạch chạy tàu, báo hiệu đường thủy; các công trình đặc biệt: âu tàu, thiết bị nâng tàu,… Lâm Văn Phong 2 28/07/2014 3.

Ngày đăng: 28/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan