CỜ TAM GIÁC - TRÒ CHƠI DÂN GIAN

2 2.9K 5
CỜ TAM GIÁC - TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Mục đích, ý nghĩa: Góp phần rèn luyện sự tính toán, tư duy hình học và khả năng phán đoán… cho người chơi. Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ. 2. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: Số lượng người chơi: Chủ yếu là 2 người chơi. Nếu đông thì chia thành nhiều nhóm chơi. Sân chơi có thể là bất kì chỗ nào: mặt bàn, nền bảng đen, giấy trắng, nền nhà, nền lớp, nền sân trường…

Email: Jackie9x.spb@gmail.com CỜ TAM GIÁC 1. Mục đích, ý nghĩa: - Góp phần rèn luyện sự tính toán, tư duy hình học và khả năng phán đoán… cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ. 2. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi: Chủ yếu là 2 người chơi. Nếu đông thì chia thành nhiều nhóm chơi. - Sân chơi có thể là bất kì chỗ nào: mặt bàn, nền bảng đen, giấy trắng, nền nhà, nền lớp, nền sân trường… 3. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: + Trên nền chơi có đánh dấu những điểm bất kì. (Lấy ít nhất là 10 điểm). + Người chơi cầm phấn hoặc bút. + “Oẳn tù tì” chọn người đi trước. - Bắt đầu chơi: Người đi trước dùng bút (phấn) nối 2 điểm bất kì trên sân chơi rồi chuyển lần đi cho người chơi kia, người chơi kia lại cầm bút nối 2 điểm bất kì rồi lại chuyển cho người chơi này… Cứ như thế, người chơi nào nối các đường thẳng thành một hình tam giác là được “ăn”, tự đánh dấu vào tam giác đó rồi chơi tiếp… đến khi nào tất cả các điểm có sẵn đã được nối hết thì kết thúc ván chơi. Mỗi người tự đếm số hình tam giác của mình, ai nhiều hơn là thắng. 4. Luật chơi: - Mỗi người chơi chỉ được đi 1 lần và luân chuyển cho nhau. - Mỗi lần đi chỉ được vạch một đường thẳng nối 2 điểm chấm bất kì có sẵn trên nền sân chơi lại với nhau nhưng không được cắt qua những đường đã kẻ trước. - Đường nối của ai tạo thành tam giác có đầy đủ 3 cạnh, 3 góc khép kín và bên trong tam giác không có bất kỳ điểm nào thì được tính là “ăn”, người chơi tự đánh dấu ghi nhớ vào tam giác của mình. - Mỗi lần “ăn” được một tam giác thì người chơi đó được quyền đi tiếp một lượt nữa. - Ai có nhiều tam giác hơn là người thắng cuộc. Email: Jackie9x.spb@gmail.com 5. Một vài điểm cần chú ý: - Khi chơi trên giấy bằng bút bi thì ta lấy khoảng cách giữa các điểm ít nhất là 1cm và các điểm có đường kính 1-2mm từ đó lấy tương ứng trên các nền chơi khác. - Không nên lấy điểm quá to so với nét của bút (phấn). Theo luật chơi ta chỉ được vạch một đường thằng nối 2 điểm bất kỳ lại với nhau, nếu ta vẽ các điểm quá to so với nét bút nếu ko may có 3 điểm gần thẳng hàng mà ta lại nối 2 điểm ở ngoài cùng với nhau thì sẽ rất dễ chạm vào điểm ở giữa, như thế cũng được coi là đã đi qua điểm này, vậy là phạm luật. - Luật chơi nêu trên là luật cơ bản, tuy nhiên người chơi có thể thay đổi hoặc thêm luật để tăng độ khó khi chơi, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Tuy nhiên không nên thay đổi quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới mục đích, ý nghĩa của cờ. - Số điểm lý tưởng khi chơi là 15. - 10 điểm thường chỉ dùng để thi đấu, so tài về khả năng tư duy nhanh của người chơi. - Càng nhiều điểm mức độ chơi càng khó và đòi hỏi phải có tính kiên trì. . thành một hình tam giác là được “ăn”, tự đánh dấu vào tam giác đó rồi chơi tiếp… đến khi nào tất cả các điểm có sẵn đã được nối hết thì kết thúc ván chơi. Mỗi người tự đếm số hình tam giác của mình,. nối của ai tạo thành tam giác có đầy đủ 3 cạnh, 3 góc khép kín và bên trong tam giác không có bất kỳ điểm nào thì được tính là “ăn”, người chơi tự đánh dấu ghi nhớ vào tam giác của mình. - Mỗi. ghi nhớ vào tam giác của mình. - Mỗi lần “ăn” được một tam giác thì người chơi đó được quyền đi tiếp một lượt nữa. - Ai có nhiều tam giác hơn là người thắng cuộc. Email: Jackie9x.spb@gmail.com

Ngày đăng: 28/07/2014, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan