Đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền " pdf

25 767 19
Đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DANH SÁCH NHÓM 10 – XNK 14A (XNK 13L, M) XNK 13L 1. Lưu Văn Cường 2. Trần Thanh Cường 3. Lê Phạm Quang Duy 4. Vũ Hoàng Giang 5. Nguyễn Văn Hòa 6. Nguyễn Văn Hưng 7. Nguyễn Tấn Luân 8. Nguyễn Đình Mùi 9. Lê Thị Ngọc Quý 10.Đinh Vũ Thiên Thanh 11.Huỳnh Minh Việt XNK 13M 1. Lê Thị Thoại My 2. Nguyễn Phú Nam Nhóm 10 – XNK 14A 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHỤ LỤC Trang Phần mở đầu 4 Phần I: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 7 Phần II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả 9 I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ 9 1. Xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp 10 2. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống 13 3. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước đủ đức, đủ tài 15 II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả 17 1. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước 17 2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng 19 Nhóm 10 – XNK 14A 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC Phần III: Ý nghĩa, vận dụng 21 1. Ý nghĩa 21 2. Vận dụng 21 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Nhóm 10 – XNK 14A 3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC Phần mở đầu Trong lịch sử của các dân tộc thường có các vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử đầy sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình: phản ánh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc thông qua các hoạt động của mình đã góp phần to lớn vào sự phát triển của thời đại như Mác, Ănghen, V.I.Lênin…và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những con người như vậy. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh trí tuệ của dân tộc và thời đại, là sự vận dụng sáng tạo và bước phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang ngày một vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu, đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế về một Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ. Để đạt được thành quả trên là cả một quá trình đấu tranh gian khổ với những hy sinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông ta. Và để có được nền độc lập, dân chủ của nước nhà thì ngoài sự cống hiến, hy sinh của cả dân tộc, còn có những con người kiệt xuất với phẩm chất anh dũng, kiên cường, không sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Con người kiệt xuất ấy mang tên Nguyễn Tất Thành đã một mình bôn ba khắp năm châu, bốn bể để tim ra con đường mang lại độc lập tự do cho tổ quốc mình. Nhắc tới Người là nhắc tới một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa của nhân loại, một vị lãnh tụ tài ba và đặc biệt là người cha già kính yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Người đã cống hiến sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Tư tưởng của Người đã đưa dân tộc ta vượt qua muôn trùng khó khăn để đi đến những thắng lợi Nhóm 10 – XNK 14A 4 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC to lớn, có ý nghĩa lịch sử vĩ đại, là kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của Đảng và của nhân dân ta. Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng và Bác Hồ, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Hồ Chủ Tịch, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đó là ý tưởng, ý chí nhất quán trong tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền. Thật may mắn cho chung ta vì đã được sinh ra, lớn lên và hưởng trọn những thành quả mà cả đời Người đã cống hiến. Qua thời gian học tập, nghiên cứu, tìm tòi trên sách vở, báo chí, đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình của Thầy cô giúp chúng ta được tiếp cận với hệ thống tư tưởng của Người, cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng này trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Chính vì tầm quan trọng này và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết của mình mà chúng em quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ và xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.” Về cơ bản đề tài đã hoàn thành nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian tiếp xúc với thực tế còn ít nên nội dung bài viết còn nhiều thiếu xót và khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Phần I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC 1. Cơ sở lý luận: Nhóm 10 – XNK 14A 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC a) Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị, được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một chế độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân phải tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ của tất cả, của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nguồn gốc ra đời của nhà nước: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa”. Cụ thể, nhà nước ra đời có nguồn gốc sau: “Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn tới chế độ tư hữu tư liệu sản xuất và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, với những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Điều đó dẫn tới nguy cơ các giai cấp sẽ tiêu diệt lẫn nhau, và để tránh nguy cơ bị diệt vong và điều tiết các mâu thuẫn giai cấp thì nhà nước đã ra đời. Như vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời của nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. b) Cơ sở lý luận Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước, được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc như “Đại việt sử ký toàn thư”, “Lịch triều hiến chương loạn chí”… Kinh nghiệm trị nước cũng ghi lại trong các bộ luận nổi tiếng như “Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (đời Trần), bộ luật Hồng Đức (đời Lê)…” Những yếu tố tích cực của nhà nước thân nhân thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc: “ nước lấy dân làm gốc”, tiếp thu nho giáo… là những hành trang đầu tiên Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu nước và tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành độc lập. Nhóm 10 – XNK 14A 6 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC Trong Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin coi nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, nhưng lại là vấn đề rất cơ bản và rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị mà giai cấp vô sản không thể không giải quyết trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thiết lập một chế độ xã hội mới về chất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước, thương dân nồng nàn tha thiết. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng niềm tin mãnh liệt: “Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lê- nin” và con đường duy nhất mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là con đường cách mạng vô sản, dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Cùng với việc tổ chức xây dựng Đảng cách mạng thì trong cuộc đấu tranh này, trước hết phải có Đảng cách mệnh”, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nền tảng tư tưởng cho đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng. Trong đó tư tưởng của Người về vấn đề chính quyền nhà nước hình thành khá sớm và rõ nét. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước; đồng thời, kế thừa và phát huy những giá trị nhân loại và truyền thống dân tộc về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những tư tưởng sâu sắc về xây dựng nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết bắt nguồn từ đường lối cách mạng của Đảng. Một mặt, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, mặt khác Người cũng khẳng định sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và dân tộc của nhà nước pháp quyền vì nó là đại diện cho toàn thể nhân dân và toàn dân tộc. 2. Cơ sở thực tiễn Với “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng cuộc đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa bằng việc vạch Nhóm 10 – XNK 14A 7 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC trần bản chất vô nhân đạo, phản tiến hóa mà thực dân , đế quốc thi hành ở các xứ “bảo hộ”. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của các dân tộc với các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, kết hợp chặt chẽ quyền dân tộc và quyền con người. Đây cũng là lần đầu tiên một người Việt yêu nước đã dũng cảm đứng lên lật tẩy những chiêu bài bịp bợm của thực dân, đế quốc và buộc chúng phải thực hiện những quyền dân tộc dân chủ mà chúng đã rêu rao. Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã khảo sát mô hình Nhà nước tư sản Mỹ, Pháp. Người phát hiện ra đằng sau những lời hoa mỹ về “ quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của tuyên ngôn độc lập 1776 đó là sự bất bình đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao tàn bạo, bất công khác. Người coi đó là “những cuộc cách mạng không đến nơi” vì ở đó chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người, và vì cách mệnh đã thành công hơn 150 năm, nhưng công nông vẫn cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần hai. Sau khi đến Liên Xô, Người đã tìm thấy mô hình nhà nước kiểu mới: “… phát ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng” đã gợi ý cho Người về một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai mà Người đã nêu ra trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930. Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (5-1941), hoàn chỉnh sự chỉ đạo chuyển hướng chiến lược, đề ra Chương trình Việt Minh. Hội nghị chủ trương “không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xô-viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”. Chương trình Việt Minh cũng ghi rõ: Nhóm 10 – XNK 14A 8 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”. Từ mô hình nhà nước công nông binh chuyển sang mô hình nhà nước đại biểu cho khối đại đoàn kết của toàn thể quốc dân là một bước chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc, phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Sang năm 1945, Hồ Chí Minh chỉ đạo thành lập Khu giải phóng, các Ủy ban nhân dân cách mạng vừa lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tập khởi nghĩa, vừa tập cho nhân dân cầm chính quyền. Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào đã đi đến quyết định lịch sử: phát động tổng khởi nghĩa, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng tại Việt Nam, ra mắt Quốc dân đại hội, làm chức năng của Chính phủ lâm thời ngay sau Cách mạng tháng tám thành công. Trong gần ¼ thế kỷ, trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam mới, Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công đầu trong việc đặt nền móng xây dựng một nhà nước kiểu mới: của dân, do dân và vì dân. Tất cả những nghiên cứu, khảo sát cùng thực tiễn tổ chức hoạt động của Hồ Chí Minh được đề cập ở trên là cơ sở hình thành nên tư tưởng của Người về nhà nước. Di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước phong phú và hiện đại, từ đó chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. Phần II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ MẠNH MẼ; XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ Nhóm 10 – XNK 14A 9 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội. Điều này thể hiện ngay trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919. Sau này khi trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Người càng quan tâm sâu sắc hơn việc xây dựng và điều hành nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng thể hiện trên những điểm sau đây: 1. Xây dựng một Nhà nước hợp hiến,hợp pháp: Sau khi nhận được tin báo ngày 19-08-1945, Tổng khởi nghĩa thành công tại Hà Nội và ngày 23-08-1945 thành công tại Huế, Đảng bộ miền Nam quyết định ngày 25-08-1945 tiến hành tổng khởi nghĩa tại Sài Gòn và các tỉnh còn lại. Giành lại chính quyền từ tay phát xít Nhật. Đập tan ách thống trị của thực dân Pháp, sau 87 năm đô hộ dưới danh nghĩa “bảo hộ”, “khai hóa” Việt Nam, 2 lần bán nước ta cho Nhật. Chiều 30-08-1945 trước cửa Ngọ Môn, trước cuộc mít tinh hàng vạn người tham gia, vua Bảo Đại đọc lời thoái vị và nộp ấn kiếm cho cách mạng. Đại diện chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ tại Việt Nam. Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đầu tiên ở châu Á. Bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đọc ngày 02-09-1945 đã nêu rõ:”Pháp chạy , Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm, gây dựng Việt Nam Độc Lập. Dân ta lại đánh đổ Chế độ Quân chủ mấy mươi thế kỷ lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa“. Hồ Chí Minh lại khẳng định “chúng tôi lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn bộ nhân Nhóm 10 – XNK 14A 10 [...]... tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả 1 Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách với việc làm cho Nhà nước trong sạch, vững mạnh Khi nước nhà giành được độc lập, chính quyền còn non trẻ hay khi cách mạng chuyển giai đoạn, Hồ Chí Minh càng chú... phát huy trên con đường xây dựng một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, trong sạch, vững mạnh, có hiệu quả Nhóm 10 – XNK 14A 20 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC Phần III: Ý NGHĨA, VẬN DỤNG 1 Ý nghĩa Với những giá trị khoa học to lớn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân chính là cơ sở, định hướng cho việc... bảo cho luật pháp trở thành cán cân công lý đối với mọi người,không có một trường hợp ngoại lệ nào, bất kỳ ai vi phạm cũng bị xử nghiêm khắc, đúng người, đúng tội Nhóm 10 – XNK 14A 14 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC 3 Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước đủ đức và tài: Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt... Hồ Chí Minh cần gọn nhẹ, phù hợp từng giai đoạn cụ thể để phục vụ cho mục tiêu hoạt động của Nhà nước, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của Tổ Nhóm 10 – XNK 14A 16 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC quốc, của nhân dân, không vì lợi ich của cá nhân nào Chức vụ quyền hạn của cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước là do nhân dân ủy quyền để làm việc ích lợi cho nhân dân II Tư tưởng Hồ Chí. .. hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Nhóm 10 – XNK 14A 12 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC dân chủ cộng hòa, Hiến pháp 1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu dự họp Hiến pháp 1946 khá đơn giản, có 70 điều, được xây dựng trên tư tưởng pháp quyền, tự do dân chủ của công dân, và quy định những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước Đặc điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946 được thể hiện trong... tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước, đọc lại những gì Người đã viết, đã nói về xây dựng Nhà nước, chúng ta càng thấy những việc, những vấn đề mà Người đã đề cập đến trong lĩnh vực này vẫn còn nguyên giá trị, còn mang tính thời sự nóng hổi đối với công cuộc xây dựng Nhà nước ta hiện nay Những tư tưởng đó của Người rất cần chúng ta nghiên cứu, kế thừa và phát huy trên con đường xây dựng một Nhà nước pháp quyền. ..TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam, xóa bỏ tất cả các đặc quyền của Pháp trên Việt Nam” Bản Tuyên ngôn không chỉ tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự khai sinh của Nhà nước Việt Nam , qua đó biểu dương lực lượng và ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam Đây còn là cơ sở vững chắc để chính... trọng bậc nhất là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới Trong một Nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi chung với nhau, nương tựa vào nhau mới đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ Do đó, việc xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa... phòng và khắc phục “Đặc quyền, đặc lợi” Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh đòi hỏi phải tẩy trừ những thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để hách dịch, lạm quyền, đồng thời vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền làm lợi cho cá nhân, như thế là sa vào chủ nghĩa cá nhân Nhóm 10 – XNK 14A 17 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC “Tham ô, lãng phí, quan liêu” Hồ Chí Minh coi đây là những thứ... Hiến pháp để nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ Theo sắc lệnh số 34 ngày 20/9/1945 của Hồ Chủ Tịch Ban soạn thảo Hiến pháp 1946 của Chính phủ lâm thời do 7 người chủ trì: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Đặng Thái Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Nhóm 10 – XNK 14A 11 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) Tháng 11-1945, bản Dự án Hiến pháp của nước Việt . của tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. Phần II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY. THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC 1. Cơ sở lý luận: Nhóm 10 – XNK 14A 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC a) Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính. giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Hồ Chủ Tịch, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đó là ý tưởng, ý chí nhất

Ngày đăng: 28/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan