Tiểu luận Khoa học quản lý "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay" ppt

14 1.1K 3
Tiểu luận Khoa học quản lý "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Tiểu luận Khoa học quản lý "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay" 1 MỤC LỤC Lời nói đầu Khái niệm quản lý đã có từ thời thượng cổ, từ khi con người biết sống quây quần thành bộ lạc, phương thực quản lý phức tạp và tinh tế dần theo đà tiến hoá và tổ chức của xã hội. Quản lý liên quan mật thiết đến sinh hoạt của xã hội, đến nếp suy nếp nghĩ của từng thành viên trong từng tổ chức. Do đó phương thức quản lý phải phù hợp với tư tưởng, văn hoá, tập tục của xã hội, phù hợp với ngành nghề, mục tiêu, hướng phát triển của tổ chức và trình độ chung của các thành viên. Tổ chức thì có thiên hình vạn trạng nên hình thức quản lý cũng đa dạng như thế. 2 Ngày nay, khoa học quản lý đã không ngừng được bổ xung, nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Là một ngành khoa học luôn sáng tạo được vận dụng ăn nhịp với từng quốc gia. Đối với Việt Nam nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đồi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm, chúng ta cần kế thừa có chọn lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đã đạt được, đồng thời tự mình tổng kết, rút kinh nghiệm, sáng tạo phương thức quản lý phù hợp. Tuy nhiên lý thuyết quản lý kinh doanh xuất hiện với nhiều trường phái, nhiều thuyết khác nhau với cả ưu điểm và nhược điểm. Đó là thành tựu riêng của mỗi quốc gia. Qua quá trình học tập trên lớp, với sự tận tình giảng dạy của thầy cô em đã mạnh dạn chọn đề tài "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay". 3 Nội dung I. Mô tả về hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản 1. Đặc điểm của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản: William Ouchi là giáo sư trường Đai học Califonia (Los Angeles Mỹ). Năm 1981, ông xuất bản cuốn "Thuyết Z" mà trọng tâm cuốn Thuyết Z là thực hiện quá trình công nghệ, mô hình quản lý và phong cách kinh doanh, dựa trên quá trình đổi mới nền văn hoá kinh doanh gọi là nền văn hoá kiểu Z - là sự nhất trí trong cộng đồng, bình đẳng giữa các thành viên, là lối ứng xử lòng trung thành và tin cậy: chứ không phải dựa trên ngôi thứ và sự giám sát, thưởng phạt giữa các giá trị của chủ nghĩa cá nhân Phương Tây. Nội dung của Thuyết Z là so sánh hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản. * Đặc điểm của hai mô hình quản lý Mô hình quản lý Phương Tây Mô hình quản lý Nhật Bản 1. Làm việc ngắn hạn (thay đổi nơi làm việc, thất nghiệp). 1. Làm việc suốt đời (đến lúc nghỉ hưu) ở một công ty 2. Đánh giá và đề bạt nhanh 2. Đánh giá và đề bạt chậm (có thể từ 10 - 15 năm mới đề bạt) 3. Nghề nghiệp chuyên môn hoá (đào tạo và làm việc thành thạo ít đổi nghề) 3. Nghề nghiệp không chuyên môn hoá (có thể chuyển sang việc khác) 4. Cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên (qua định lượng) 4. Cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên (qua đánh giá của tập thể) 5. Quyết định quản lý hoàn toàn cá nhân thủ trưởng 5. Quyết định tập thể 6. Trách nhiệm cá nhân 6. Trách nhiệm tập thể 7. Quyền lợil có giới hạn (chủ yếu là lương, thưởng khi đang làm việc) 7. Quyền lợi toàn cụ (ngoài lương và thưởng còn có nhiều dạng phúc lợi khác và lương hưu do công ty trả) Hai mô hình quản lý này là đại diện cho hai phương pháp quản lý thành công bậc nhất trên thế giới. Nó tuy là hai thái cực hoàn toàn khác nhau nhưng nó 4 vẫn có thể bổ sung cho nhau nhằm phát triển nhanh và vững chắc cho doanh nghiệp. Với cá nhân em, em nhận thấy hai mô hình trên là đặc điểm riêng trong quản lý kinh doanh của Phương Tây, Nhật Bản. Những ưu điểm, và nhược điểm ở cả hai mô hình này đều có thể bổ sung cho nhau hoàn thành một phương pháp quản lý hoàn thiện hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất có thể tự rút ra được kinh nghiệm và sáng tạo riêng cho mô hình quản lý của mình sao cho phù hợp, có lợi cho doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. * Khái niệm về mô hình quản lý của Thuyết Z Là phương thức quản lý mới với những nguyên tắc ràng buộc kinh tế hơn, nghệ thuật hơn và nhân đạo hơn: hướng vào việc khai thác tiềm năng sáng tạo của nhà quản lý và người lao động: đề cao những giá trị cổ truyền của tình thương, nhân cách và sự hoà hợp trong lao động. Đó là cơ sở chính là trọng tâm của Thuyết Z. 2. Văn hoá - tiền đề tạo nên 2 mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, kinh tế và thương mại thế giới có những thay đổi đầy kịch tích. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu từ năm 1973 đã ráng một đòn rất mạnh vào các ngành công nghiệp trụ cột của các nước Phương Tây buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, chế tạo và quản lý. Thị trường quốc tế trở lên thông thoáng hơn, tạo ra "sân bãi thi đấu" cho các công ty lớn và các công ty xuyên quốc gia. Nhật Bản từ một nước bại trận, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã từng bước phát triển vào những năm 70 đã trở thành một cường quốc kinh tế tiến sát nước Mỹ. Các công ty Nhật Bản chẳng những tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm trội hơn công ty Mỹ, mà còn rất thành công trong việc áp dụng mô hình quản lý Nhật Bản ngay trên nước Mỹ. Từ coi thường, miệt thị các nhà quản lý và khoa học quản lý Phương Tây đã thay đổi thái độ nhìn nhận mô hình và phương pháp quản lý Nhật Bản với vẻ sùng kính và coi đó là khuôn mẫu mới đặt song song với mô hình quản lý Phương tay nhằm bổ sung, hỗ trợ nhau. 5 Một số khoa học Mỹ bình tĩnh nhìn nhận "hiện tượng thần kỳ" của Nhật Bản và họ đã đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên thành công của mô hình quản lý này, so sánh nó với phương pháp quản lý thành công của các công ty Mỹ. Và cuối cùng các nhà quản lý trên thế giới đã tìm ra (mẫu số chung) của các công ty xuất sắc trong đó, văn hoá quản lý của quan trọng, là tiền đề tạo các mô hình quản lý rất riêng cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia nhằm đưa các doanh nghiệp của họl phát triển nhanh và bền vững. Với Nhật Bản - nền văn hoá Châu Á, nên xu hướng quản lý là duy tính, quyết định là tập thể và tình người trong kinh doanh chính là sợi chỉ nam xuyên xuốt quá trình quản lý. Mô hình quản lý Phương Tây từ văn hoá Châu Âu, nền văn minh tự do, định hướng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cho các nhà tư bản. Nên phong cách quản lý là duy lý, cá nhân và có sự phân biệt giữa các cấp, hệ thống quản lý có sự thống nhất từ trên xuống, quyết định nhanh gọn. II. Vai trò của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản 1. Vai trò của mô hình quản lý Phương Tây Với mô hình quản lý này đã giúp cho không ít doanh nghiệp thành công trong kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường hướng phát triển theo tư bản nên mô hình quản lý Phương Tây lại có tầm quan trọng với họ bằng khuyến khích cạnh tranh trong lao động, phát huy nhân tài, công việc đạt tính chính xác cao, quyết định nhanh gọn. Nền công nghệ học của Mỹ phát triển rất cao và vượt trội so với thế giới. 2. Vai trò của mô hình quản lý Nhật Bản Nhật Bản là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng vào cuối những năm 70 Nhật Bản trở thành một cường quốc siêu kinh tế. Các công ty Nhật Bản đã thừa nhận việc áp dụng mô hình quản lý riêng của quốc gia mình đã đem lại kết quả, thành công mỹ mãn cho những sản phẩm vượt trội cả về chất lượng lẫn số lượng. Mô hình quản lý Nhật Bản là đặc điểm riêng, rất riêng mang tính kinh tế, xã hội, văn hoá của một đất nước Phù tang. Nó phù hợp với phong cách làm việc 6 của người Nhật Bản mà chỉ có người Nhật Bản mới có, tầm quan trọng của nó khó có thể thay thế được. 3. Sự thành công trong thực tiễn của cả hai mô hình này Tuy hai mô hình này mang đặc điểm rất riêng có khi là đối lập. Nhưng cả hai đều đem lại sự thành công nhất định trong lĩnh vực kinh doanh của hai quốc gia. Mỹ - đất nước hùng cường về kinh tế, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế sát Mỹ. Cả hai đất nước giầu mạnh này, đã vận dụng hai mô hình quản lý khác nhau nhưng có sự thành công tương đương nhau. Với Mỹ họ liệt kê ra 15 công ty thực sự kiểu mẫu cho việc áp dụng mô hinh quản lý Phương Tây. Công ty Maxkinxi - một công ty thành công vào bậc nhất của Mỹ với mô hình 7S - 7 biến số tác động đến nhau, tạo lên sự phát triển kinh tế đồng thời, nổi bật, cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Hay những công ty General Motor, Pord IBM… Với đất nước Phù tang thì không ít các công ty đã rất thành công khi áp dụng mô hình quản lý Nhật Bản cổ truyền như công ty Sony, Samsung, Ajinomotor, Toyota,… Những công ty này ban đầu chỉ có một ít vốn và là doanh nghiệp gia đình nhưng họ dần đi lên trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới (chỉ có hiệu tô đỏ - Ajinomotor). Họ đã khiến bao nhà doanh nghiệp của Phương Tây ngỡ ngàng. Sự thành công của họ là nhờ chính các nhà doanh nghiệp đã áp dụng và tận dụng triệt để mô hình quản lý rất riêng, mang văn hoá rất riêng, truyền thống và cách sống của người Nhật Bản. III. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản 1. Mô hình quản lý Phương Tây Vì định hướng phát triển kinh tế của Phương Tây (đại diện là Mỹ) là cơ chế thị trường, tư bản chủ nghĩa nên làm việc ngắn hạn, thay đổi nơi làm việc thường xuyên chính là khuyến khích tự do cạnh tranh, công bằng trong lao động. Đánh giá đề bạt nhanh là tạo điều kiện cho những ai đó có năng lực làm việc phát huy mọi khả năng của mình. Bên cạnh đó, chuyên môn hoá cao những sản phẩm đạt chất lượng tốt. Đặc biệt cơ chế kiểm tra trực tiếp, hiển nhiên giúp các nhà quản lý kiểm 7 tra được chính xác hơn. Với mô hình quản lý này các nhà quản lý, thủ trưởng có quyền tự quyết định nên mọi thông tin, tình huống được xử lý nhanh, kịp thời, sát thị trường. Quyền lợi chủ yếu là lương thưởng khi đang làm việc, điều này đã khuyến khích trực tiếp người lao động. Mô hình quản lý Phương Tây dựa trên cơ chế thị trường rất nhiều, mang phong cách duy lý, cá nhân nên mọi việc đều được xử lý trực tiếp - đó chính là ưu điểm mà chỉ có mô hình quản lý Phương Tây mới có. Tuy nhiên, với cách quản lý duy lý này vẫn còn có những nhược điểm, đó chính là chưa có sự liên hệ giữa gia đình và xã hội, đề cao cá nhân, xảy ra nạn thất nghiệp nhiều, môi trường làm việc căng thẳng. Đôi khi quyết định nóng vội và chưa chín muồi. 2. Mô hình quản lý Nhật Bản: Ưu điểm - Nhật Bản thường gắn bó chế độ làm việc suốt đời, với xí nghiệp, doanh nghiệp sẽ làm hết sức mình để phát triển lòng trung thành của nhân viên bằng cách đối xử với họ một cách công bằng và nhân đạo - đó chính là phong cách quản lý duy tính của người Châu Á. Thêm nữa chính sách đề bạt chậm song lại chú trọng phát triển các mối quan hệ không chính thức (thân tình tế nhị và phức tạp của đồng nghiệp). Và trong thực tiễn quản lý không chuyên môn hoá lao động quá mức; trái lại họ đã luân chuyển qua những bộ phận khác nhau của công việc để cho họ có khả năng phát triển toàn diện. Ưu điểm nữa của mô hình quản lý này là trách nhiệm tập thể cao, người công nhân chịu trách nhiệm cùng với thủ trưởng khiến dây chuyền sản xuất của họ đạt chính xác cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt. Với phương thức quản lý này nhân viên và giám đốc cùng "chung lưng đấu cật" và "no cùng no, đói cùng đói" từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết, lòng chung thành của công nhân, nhân viên đối với công ty. Tuy nhiên mô hình này không tránh khỏi những nhược điểm. Với cơ chế kiểm tra mặc nhiên và quết định tập thể khiến rất khó xác định và quyết định, khi có vấn đề thường khó quy trách nhiệm. Bên cạnh đó, quyền lợi toàn cục cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vì họ phải gánh chịu những người không 8 còn khả năng làm việc mà vẫn được hưởng lương, thưởng và các dạng phúc lợi khác. Mà người trực tiếp gánh chịu chính là những công nhân đang làm việc, như thế gây bất bình đẳng, gồm gập. 3. So sánh hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản Đi vào tìm hiểu cơ chế quản lý của một xí nghiệp Nhật Bản, ta chú ý đến tinh thần, giá trị tập thể về phương pháp quản lý họ. Nó hoàn toàn xa lạ với các giá trị của chủ nghĩa cá nhân Phương Tây. So sánh giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Phương Tây ta nhận ra rất rõ sự đối lập của hai mô hình quản lý trên. Với mô hình quản lý Nhật Bản, người làm việc gắn bó lâu dài với công ty, họ có quyền phê bình và tỏ lòng trung thực trong quan hệ với lãnh đạo. Công ty phát triển các mối quan hệ tin cậy, tình bạn và hợp tác giữa những người cùng làm việc, người lao động có tinh thần tập thể cao dù vẫn coi trọng cá nhân. Các nhà quản lý Nhật Bản đã rất khéo léo dựa trên truyền thống đất nước để tạo nên cho văn hoá doanh nghiệp, một nền văn hoá nhất trí, một cộng đồng những người bình đẳng cùng nhau hợp tác để đạt được mục tiêu chung. Nó chỉ đạo lối ứng xử bằng cách dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, chứ không phải dựa trên ngôi thứ và giám sát. Mô hình quản lý phương tây, thì có ý thức về giá trị công nghệ học và cách tiếp cận khoa học là rất cao, nhưng chững lại ở đó mà họ không hề thay đổi quan niệm về con người. Các chính phủ cấp hàng trăm triệu đô la cho những tư tưởng kinh tế phức tạp, nhưng trong thực tế, không bao giờ có kinh phí cấp cho sự hiểu biết về cách quản lý và tổ chức lao động của con người và đó chính là điều mà người phương tây cần phải học hỏi người nhật. Giải quyết vấn đề năng suất không thể bằng một chính sách tiền tệ, cũng không thể thông qua việc đầu tư vốn vào công nghệ nghiên cứu hay phát triển. Nó chỉ được giải quyết khi biết yêu cầu mọi người cùng lao động với nhau có hiệu quả hơn. Nói chung mô hình quản lý Nhật Bản là đề cao tính tập thể, con người. Còn với phương tây, mô hình quản lý của họ là rất sắc xảo và tính hiệu quả tức thì nhanh chóng. Họ định hướng bằng hành động để đạt tới thành công. Họ 9 giám đổi tiền để đầu tư, khuyến khích tài năng phát triển, óc sáng tạo. Các nhà quản lý cố gắng không rút ngắn sợi dây dẫn dắt tới mức cản trợ nhân viên trở thành người sáng tạo, bất kể đó là nhân viên ở cấp nào và làm công việc gì. Họ khuyến khích mạo hiểm ở mức độ hợp lý và ủng hộ những thành công bước đầu. Và họ đi đầu đổi và triệt để khai thác tư tưởng của người tiêu dùng để tạo ra những sản phẩm tốt nhất của mình. Hình thức quản lý thì đơn giản, gọn nhẹ và tự do nhưng nghiêm ngặt. Kết cấu đơn giản và họ cố gắng chống chủ nghĩa quan liệu bằng cách trao nhiều quyền tự chủ cho các đơn vị thực thuộc; tổ chức nhiều nhóm nhỏ (thường là tạm thời và tự nguyện) hành động vì chất lượng và sáng tạo. Tính quyết định cá nhân người đứng đầu là rất quan trọng - nó chính là tay lái của cả một con thuyền, nên ở mô hình quản lý phương tây ít có tính tập thể mà tính cá nhân ở đây được phát huy triệt để. Tuy hai mô hình có sự khác nhau căn bản, nhưng cả hai mô hình này đều mang lại sự thành công nhất định cho phát triển kinh tế doanh nghiệp. Cả hai mô hình này đều có thể bổ sung cho nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng nền văn hoá, xã hội chính là điểm đề ra mô hình quản lý riêng biệt, vì vậy ta không thể áp dụng tuỳ tiện mô hình quản lý Nhật Bản vào Mỹ và ngược lại. văn hoá Nhật Bản, con người Nhật Bản cách sống và cách nghĩ của họ khác với người Mỹ. Chúng chỉ có thể cùng mục tiêu, định hướng lợi nhuận chứ không thể cùng phương pháp. Đó chính là sự khác biệt và tinh hoa quản lý kinh doanh của mỗi quốc gia. IV. Xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang đà chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do Việt Nam xuất phát chậm, chúng ta cần kế thừa một cách có chọn lọc về các thành tựu trong quản lý mà loài người đã đạt được. Đồng thời qua đó chúng ta tự rút kinh nghiệm và sáng tạo phương thức quản lý riêng phù hợp - phù hợp với nền kinh tế hiện tại và phù hợp với văn hoá, xã hội của Việt Nam. 10 [...]... mô hình quản lý của người nhật bản - đó chính là mô hình quản lý truyền thống mà chỉ người nhật bản mới đạt được hiệu quả thành công như mong muốn Còn với người Việt Nam ta không thể áp dụng tuỳ tiện hai mô hình quản lý trên, mà chỉ có thể kết hợp, kết tinh từ hai mô hình quản lý đó thành mô hình quản lý riêng cho Việt Nam mình 12 Kết luận Kinh doanh là một loại hoạt động đòi hỏi được quản lý một cách... Trong các thuyết quản lý, dù là thuyết thuộc trường phái cồ điển hay trường phái hiện đại, thì chúng đều bổ sung cho nhau Chúng vẫn có những giá trị cơ bản, những nguyên tắc chung trong quản lý Qua bài tiểu luận này, em nhận thấy rất rõ sự khác nhau và giống nhau cũng như ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình quản lý điển hình của thế giới Đó là mô hình quản lý phương tây và nhật bản Cả hai mô hình. .. được quản lý một cách khoa học, đồng thờil những kiến về khoa học quản lý cần được vận dụng khéo léo và sáng tạo như một nghệ thuật - nghệ thuật quản lý Lý thuyết quản lý kinh doanh xuất hiện dưới nhiều trường phái, nhiều thuyết khác nhau ứng với trình độ phát triển kinh tế của từng thời kỳ, với những ưu điểm và hạn chế nhất định Nó nghiên cứu và tìm ra cách xử lý các quan hệ quản lý trong quá trình kinh... chung của thế giới nhưng không được tách rời văn hoá dân tộc riêng của mình Cần kết hợp cả duy lý và duy tính để tránh cứng nhắc quá, lũng đoạn trong quá trình quản lý kinh doanh vì người Việt Nam và văn hoá của người Việt rất khác với người Châu Âu cũng như người Nhật Bản Với mô hình quản lý phương tây thì chỉ có phương tây mới đủ khả năng và điều kiện để có áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh của mình... những luận điển tương phản nhau, vận dụng ở hai nền văn hoá trái ngược nhau, nhưng nếu các doanh nghiệp biết phối hợp cả hai mô hình lại để tìm ra được mô hình quản lý phù hợp - đó chính là phương hướng đúng đắn Đối với các doanh nghiệp Việt Nam việc định hướng mô hình quản lý của mình việc cần thiết Trong bài viết ngắn này, do còn hạn chế về kiến thức và hiểu biết thực tiễn em đã phân tích đặc điểm, ... biết thực tiễn em đã phân tích đặc điểm, sự khác biệt của hai mô hình quản lý phương tây và nhật bản chắc chắn trong bài sẽ còn nhiều thiếu sót, em kính mong được thầy cô góp ý, giúp em hoàn thiện hơn Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Huy Từ, thầy Trần Hải Bằng và các thầy cô giáo ở khoa Quản lý tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này 13 MỤC LỤC 14 ...Trong bài tiểu luận này - với sự tham khảo, tìm tòi cùng với hiểu biết riêng của cá nhân em Em mạnh dạn xây dựng mô hình quản lý riêng cho Việt Nam hiện nay 1 Khuyến khích làm việc lâu dài trong doanh nghiệp, đồng thời có thể thay đổi nơi làm việc nếu cần thiết (do người lao động hoặc doanh nghiệp tự quyết định) trên cơ sở luật lao động ở Việt Nam 2 Đánh giá theo tiêu chuẩn (năng... công tác (doanh nghiệp quan tâm gây quỹ phúc lợi, tạo vốn nhất định cho cá nhân trước khi nghỉ hưu - căn cứ vào thời gian, hiệu quả công việc và đóng góp kể từ khi làm việc đến khi nghỉ hưu ở doanh nghiệp) Ý KIẾN CÁ NHÂN: Vì nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, ta có văn hoá 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ đến bà Trưng, bà Triệu Ngày nay, 11 Đảng và Nhà nước rất cần phải... cầu công tác, không nhất thiết theo thời gian Bên cạnh đó phải có thời gian nhất định từ 3 đến 5 năm để đánh giá năng lực của từng cá nhân 3 Giỏi một nghề, biết một vài nghề có liên quan (dễ dàng thay đổi khi cần thiết) 4 Cơ chế kiểm tra gián tiếp là chính, kết hợp kiểm tra trực tiếp nếu cần (cá nhân tự đánh giá là chính, tập thể tham gia cá nhân đó, thủ trưởng xác nhận) 5 Quyết định: - Quyết định vấn . các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay". 3 Nội dung I. Mô tả về hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản 1. Đặc điểm của hai mô hình quản. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Tiểu luận Khoa học quản lý "So sánh ưu điểm của các mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản, qua đó xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam hiện nay" 1 MỤC LỤC Lời. giống nhau cũng như ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình quản lý điển hình của thế giới. Đó là mô hình quản lý phương tây và nhật bản. Cả hai mô hình này tuy có những luận điển tương phản

Ngày đăng: 28/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • Nội dung

    • I. Mô tả về hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản

      • 1. Đặc điểm của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản:

      • 2. Văn hoá - tiền đề tạo nên 2 mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản

      • II. Vai trò của hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản

        • 1. Vai trò của mô hình quản lý Phương Tây

        • 2. Vai trò của mô hình quản lý Nhật Bản

        • 3. Sự thành công trong thực tiễn của cả hai mô hình này

        • III. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai mô hình Phương Tây và Nhật Bản

          • 1. Mô hình quản lý Phương Tây

          • 2. Mô hình quản lý Nhật Bản:

          • 3. So sánh hai mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản

          • IV. Xây dựng mô hình quản lý cho Việt Nam

          • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan