Đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh pdf

76 367 0
Đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trong những những thập kỷ gần đây, xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng . Sự phát triển của các thị trường tài chính quốc tế cho phép ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng , hoạt động kinh doanh trở lên phức tạp hơn , áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trở lên gay gắt hơn cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên . 2 Trong nền kinh tế thị trường ,kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế , bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau.Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại ,là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi ,song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường ,trong quá trình cạnh tranh .Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu , kém hiệu quả , mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả . Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém ,thúc đẩy sự chấn chỉnh ,sự thích nghi của các doanh nghiệp ,tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế Trong điều kiện kinh tế thị trường ,hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động trên .Thậm chí với hoạt động ngân hàng hầu như không có loại nghiệp vụ nào ,không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không cỏ rủi ro .Bởi lẽ, ngân hàng thương mại được coi là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền này để cho vay,thực hiện các dịch vụ ngân hàng và kinh doanh chứng khoán.Với đặc trưng cơ bản như vậy hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường ,kinh tế xã hội , pháp lý , cơ chế chính sách vĩ mô ,vi mô. Do vậy , hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng tiềm ẩn những rủi ro lớn . Hay nói cách khác ,kinh doanh ngân hàng chính là chấp nhận rủi ro đổi lại có lợi nhuận .Để hạn chế những rủi ro vốn có này , việc quản lý rủi ro là vấn đề thiết yếu trong kinh doanh ngân hàng , đặc biệt trong môi trường kinh tế hoà nhập , toàn cầu hoá như hiện nay ,thị trường tài chính phát triển với sự đa dạng hoá các công cụ tài chính các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển thì quản lý rủi ro kinh doanh ngân hàng là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản trị ngân hàng. Trước những đề cập tính chất 3 thiết yếu của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng em nhận thấy rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề bức xúc nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương”. làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình . 2- Mục đích nghiên cứu Hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng thông qua đó có những cách nhìn nhận cụ thể hơn về rủi ro tín dụng . Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương , chuyên đề này rút ra các vấn đề còn tồn đọng , đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT Tỉnh Hải Dương. 3-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các dự án , phương án sản xuất kinh doanh , các hồ sơ vay vốn tại chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng Phương pháp nghiên cứu : Chuyên đề này sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp , phương pháp so sánh , các phương pháp duy vật biện chứng , duy vật lịch sử . 4-Bố cục chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng . Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNN tỉnh Hải Dương. Chương 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương. 4 Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy , cô giáo trong khoa ngân hàng cùng với những đóng góp có giá trị của ban lãnh đạo , các cô , các chú trong phòng tín dụng ,phòng kế toán , phòng ngân quỹ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian có hạn và những hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai xót , em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo và của các cô chú , anh chị cán bộ trong chi nhánh để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 5 1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là giao dịch về tài sản giữa người cho vay và người đi vay , trong đó người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay , sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả nợ cả gốc và lãi một cách vô điều kiện khi đến hạn thanh toán . Tín dụng ngân hàng không những là phương tiện để tạo vốn mà còn là phương tiện để tạo tiền góp phần tăng tổng phương tiện thanh toán toàn xã hội. Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội , được thực hiện trên cơ sở ngân hàng huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Tín dụng ngân hàng là sản phẩm đặc thù của ngân hàng thương mại trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng.Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng phát triển trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất , điều hoà vốn trong nền kinh tế do đó tín dụng ngân hàng được xem như là đòn bẩy trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 1.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường đã đáp ứng được nhu cầu về vốn giữa một bên có vốn nhàn rỗi và một bên thiếu vốn do đó tín dụng ngân hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế thị trưòng qua đó hoạt động tín dụng ngân hàng mang đầy đủ các đặc trưng sau + Hoạt động tạo lập nguồn vốn : Do tính chất và đặc thù của ngân hàng hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc huy động vốn và sử dụng vốn vay để sinh lời tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức 6 trong xã hội . Nó tạo nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào.Ngân hàng thương mại tạo lập vốn qua các hình thức nhận tiền gửi phát hành các giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và đi vay - Nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức tiền gửi không kỳ hạn ,tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi thanh toán ,tiền gửi tiết kiệm. - Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá nhằm mục tiêu huy động vốn thông qua các công cụ như kỳ phiếu, trái phiếu các chứng chỉ tiền gửi. - Ngân hàng có thể huy động vốn trong trường hợp cấp thiết dưới hình thức đi vay,có thể vay trên thị trường liên ngân hàng hoăc vay từ ngân hàng trung ương.Trong hoạt động huy động vốn của mình ngân hàng thương mại còn có hoạt động tạo lập vốn tự có thông qua việc phát hành và bán cổ phiếu của ngân hàng ra thị trường để tăng vốn tự có của ngân hàng lên . Thông qua các hoạt động huy động và tạo lập vốn ngân hàng đã tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế + Hoạt động cho vay Để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu , lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và đây là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng dựa trên nguyên tắc : “đi vay để cho vay” thì hoạt động cho vay đã mang lại cho các ngân hàng thương mại vừa tạo ra các nguồn thu nhập cho mình vưà đáp ứng nhu cầu về vốn trong xã hội góp phần quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là kết quả của việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và ngân hàng nhận được các giấy nhận nợ do con nợ phát hành với sự cam kết là sẽ thanh toán cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. 7 Theo cuốn Risk Management in Banking của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là: “Những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoả vay”. Do đó có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau : - Rủi ro đọng vốn : Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay .Sự sai hẹn này do trễ hạn . - Rủi ro mất vốn : Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay .Sự sai hẹn này là do không thanh toán 1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng * Nguyên nhân chủ quan: + Nguyên nhân từ phía ngân hàng: - Do đội ngũ cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp , trình độ nghiệp vụ còn hạn chế . Ngân hàng chưa khai thác đầy đủ lượng thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định để ra quyết định cho vay đối với một khách hàng cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng còn nới lỏng các bước trong quy trình tín dụng tất cả nhưng nguyên nhân đó đều dẫn đến rủi ro không trả được nợ , làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng. Nói tóm lại cán bộ tín dụng phải có khả năng quản lý trong mọi khâu của hoạt động tín dụng ,từ việc hình thành chính sách cho vay , quá trình xét cho vay , kiểm tra và theo dõi khoản vay bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống xếp hạng rủi ro để có thể hạn chế tốt nhất những rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ : Tại TP.Hồ Chí Minh ,tại một thời điểm qua khảo sát cho thấy có rất nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có .Ví dụ như Eximbank (74%), Sài Gòn Thương Tín ( 48%) ,Sài Gòn Công Thương (33%), một số ngân hàng còn vi phạm quy định khống chế cho 10 khách hàng lớn nhất không vượt quá 10% vốn tự có như Ngân Hàng Phát Triển Nhà (41%), do vậy đã cho vay tập trung vốn quá lớn cho một khách hàng như 8 Epco, Minh Phụng khi các doanh nghiệp này thua lỗ thì các doanh nghiệp chịu rủi ro lớn. Ngân hàng có thể gặp rủi ro trong việc thiết lập mục tiêu thị trường thiết lập các tiêu chí chấp nhận rủi ro , phân quyền , phân nhiệm trong quá trình quản lý và xét duyệt tín dụng của ban lãnh đạo . Ngay từ quá trình hoạch định rủi ro tín dụng đã được xem xét và chấp nhận ở một mức độ nhất định , tùy theo phương án hoạt động từng thời kỳ của các ngân hàng, dựa trên những giữ liệu quá khứ, môi trường hoạt động hiện tại và mục tiêu thị trường. Ban lãnh đạo có thể chấp nhận rủi ro ở một mức độ cho phép mà tại đó ngân hàng có thể đạt được mục tiêu , muốn vậy bộ máy quản lý và xét duyệt tín dụng cũng được xắp xếp ,phân công lại các tiêu chuẩn đánh giá phân loại tín dụng cũng được bổ xung hoàn thiện Rủi ro tín dụng ở khâu tiếp nhận đơn đề nghị xin vay vốn của khách hàng. Công việc đầu tiên của cán bộ tín dụng là đánh giá sơ bộ ,tìm kiếm những triển vọng xem xét các điều kiện có thể chấp nhận được .Do cán bộ tín dụng cố gắng tìm ra những điều kiện có thể chấp nhận được lên đã khuyếch đại lên dẫn đến rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng do khâu thẩm định và đánh giá khoản vay không chính xác . Đây là khâu chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng sẵn sàng cấp tín dụng hay không cấp tín dụng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : năng lực tài chính ,tính khả thi của dự án vay vốn , thực trạng và triển vọng sản xuất kinh doanh , tài sản thế chấp .Thực tế đây là khâu rất quan trọng quyết đình đến chất lượng tín dụng .Nó không những đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực thực sự thì mới hạn chế được rủi ro tín dụng mà còn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có đạo đức ,trách nhiệm trong kinh doanh đây là khâu có mối quan hệ nhạy cảm giữa khách hàng với cán bộ tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh do cán bộ tín dụng phân tích báo cáo tài chính chưa tốt , việc kiểm tra cơ sở của khách hàng và phỏng vấn trực tiếp khách 9 hàng không đạt được kết quả mong muốn . Do mức độ trung thực của thông tin dẫn đến các trường hợp xảy ra: - Không tính toán chính xác dòng tiền mặt nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn - Không xác định được thực sự quyền sở hữu tài sản của khách hàng nhằm đánh giá năng lực vay nợ Các hạng mục tồn kho ,phải thu ,phải trả không được phản ánh chính xác từ đó tính toán sai về khả năng thanh toán , vốn tự có,vốn chiếm dụng nhằm thực hiện khả năng tài trợ tự tài trợ cũng như năng lực vay nợ của khách hàng Xác định doanh thu và chi phí không phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh doanh không được phản ánh chính xác Thiếu khả năng phân tích kỹ thuật nhằm xác định mức khả thi của dự án vay vốn Thiếu khả năng đánh giá tài sản và uy tín đưa ra bảo đảm cho khoản vay *Nguyên nhân khách quan: + Nguyên nhân từ phía khách hàng : - Đối với khách hàng là cá nhân Mặc dù quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn so với khách hàng là doanh nghiệp song thực tế cho thấy khách hàng là cá nhân có số lượng lớn hơn,phân tán giá trị khoản vay nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng là cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Với khách hàng là cá nhân thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là: Hoạt động kinh doanh không thuận lợi ,khả năng quản lý yếu kém . Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản mất hoặc bị suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động . Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống Đạo đức cá nhân không tốt :cố tình lừa ngân hàng ,sử dụng tiền vay bừa bãi. 10 [...]... hiện tín dụng , rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại Từ những vấn đề mang tính chất cơ bản về tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng trong chương này cũng nêu ra những nguyên nhân , dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hưởng của no đến nền kinh tế ,thông qua những nội dung mang tính chất lý luận này tạo cơ sở và làm sáng tỏ cho việc phân tích thực trạng rủi. .. tiêu kinh doanh của mình Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phải phù hợp với môi trường kinh doanh và khống chế được các tác động bất lợi từ hoạt động kinh doanh 18 Phòng ngừa rủi ro tín dụng phải chú trọng đến quản lý tài sản làm đảm bảo Rủi ro tín dụng được hạn chế khi có các tài sản thế chấp , cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba bởi khi có rủi ro tín dụng phát sinh , phương pháp thông thường nhất... phân loại tín dụng định kỳ là hết sức cần thiết nhằm sớm phát hiện rủi ro tiềm tàng trong các khoản tín dụng để có những biện pháp để xử lý Xác lập hệ số rủi ro đối với từng khoản cho vay theo chủ thể , theo ngành nghề , theo mức độ đảm bảo… cũng là yêu cầu phòng ngừa và hạn chế rủi ro tốt hơn 1.2.6.2 Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng - Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng - Đánh... Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán 1.2.6.Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.6.1.Yêu cầu đối với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phải được khống chế trên cơ sở tiêu chí chấp nhận rủi ro từng thời kỳ của ngân hàng Do rủi ro tồn... đã tính đến khả năng giảm phát 1.2.5.Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng Thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua cho thấy, rủi ro tiềm ẩn lớn nhất là rủi ro tín dụng Nên quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ và là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng Để hạn chế được rủi ro tín dụng , vấn đề. .. tâm và không ngừng nâng cao chất lượng kiểm tra, thực hiện bố trí phân công kiểm tra viên , kiểm tra theo chuyên đề nghiệp vụ Kết quả công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ đã góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh , đặc biệt là hoạt động tín dụng đã góp phần đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT Hải Dương Tóm lại , hoạt động kinh doanh. .. % doanh số thu nợ trong năm 2006 tăng cao nguyên nhân chủ yếu là không những doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2006 tăng mà doanh số thu nợ trungvà dài hạn cũng tăng đây là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng , nó phản ánh lợi nhuận trong năm của ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chỉ tiêu dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu hàng đầu , nó phản ánh hoạt động tín. .. quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn , hợp đồng tương lai … KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn với nhiều phương thức khác nhau , trong đó rủi ro tín dụng là loại 21 hình rủi ro chiếm tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong chương đầu tiên của đề tài tập trung tiếp cận một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về khái niệm... đòi càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại Tỷ lệ rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên tổng giá trị cho vay Tỷ lệ cho vay trong hạn mức tín dụng Các chỉ tiêu này góp phần bù đắp tổn thất xảy ra khi khách hàng không trả được nợ thông qua các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng mà ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa và hạn chể rủi ro xảy ra đối với ngân... ngân hàng thương mại hoạt động với nhiều chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh , ngoài ra còn có ngành bưu điện và nhiều quỹ tín dụng nhân dân cùng tham gia một số hoạt động dịch vụ ngân hàng Thành phố Hải Dương có tới trên 30 điểm giao dịch của các ngân hàng … đòi hỏi mỗi ngân hàng đều phải chủ động , năng động hơn trong hoạt động kinh doanh trong đó có NHNN&PTNT . thấy rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề bức xúc nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động. động kinh doanh Ngân hàng . Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNN tỉnh Hải Dương. Chương 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trong những những thập kỷ gần

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • 1- Tính cấp thiết của đề tài

  • 2- Mục đích nghiên cứu

  • 3-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

  • 4-Bố cục chuyên đề gồm 3 chương:

  • CHƯƠNG I

  • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

  • TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

  • 1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng

  • 1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng

  • 1.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

  • 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

  • 1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

  • 1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

  • 1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

  • 1.2.4.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

  • 1.2.5.Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng

  • 1.2.6.Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng

  • CHƯƠNG II

  • THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan