Đề tài: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pps

71 303 0
Đề tài: HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng và hoạt động quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên thế giới gắn liền với sự phát triển của trình độ sản xuất và tiến bộ của xã hội loài người. Đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các Ngân hàng thương mại trên thế giới nhất là ở Mỹ và các nước Tây Âu đã phát triển mạnh, cùng giai đoạn lịch sử đó đã xuất hiện ngân hàng phát hành - đó là Ngân hàng Trung ương làm nhiệm vụ phát hành tiền, nhận tiền gửi và cho vay đối với các Ngân hàng thương mại. Đến thời kỳ này, hệ thống Ngân hàng hai cấp trong nền kinh tế thị trường đã được xác lập và phát triển thành hệ thống Ngân hàng hiện đại. Các Ngân hàng đã và đang có những bước phát triển và hoàn thiện, thể hiện tính đa dạng và phong 3 phú về thể chế; sự phân hoá thành những ngân hàng lớn và nhỏ trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường; chất lượng hoạt động nghiệp vụ không ngừng được nâng cao trở thành công nghệ ngân hàng hiện đại như ngày nay. Sự mở rộng về quy mô và không ngừng được nâng lên về chất lượng của các Ngân hàng thương mại cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương và xu hướng toàn cầu hoá hoạt động ngân hàng, làm cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại không chỉ bị giới hạn trong mỗi quốc gia mà nó được phát triển mở rộng sang nhiều nước khác. Lúc này, sự chu chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu cũng vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và mang tính quốc tế. Mặt khác, mục tiêu của các Ngân hàng thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, sự tìm kiếm này không chỉ ở trong nước mà còn được thực hiện cả ở nước ngoài. Khi các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài thì không chỉ là nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn, mà còn đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của mình trong sự cạnh tranh ngày càng gat gắt của thị trường. Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nên các Ngân hàng thương mại nhiều khi coi nhẹ việc tuân thủ luật pháp và các quy chế an toàn, có trường hợp không phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là loại kinh doanh gặp nhiều rủi ro nhất trong các loại kinh doanh. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh tiền tệ mà các Ngân hàng thương mại thường gặp phải là: - Rủi ro lãi suất, - Rủi ro hối đoái và tỷ giá, - Rủi ro hệ thống, - Rủi ro môi trường, - Rủi ro cơ chế v.v Ở nước ta, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, Đảng ta yêu cầu "chuyển mạnh hoạt động của Ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa " [10]. Theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội đồng 4 Bộ trưởng (nay là Chính phủ), vào giữa năm 1988 chúng ta đã chuyển hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, đó là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật, mục tiêu chính của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; nhưng phải tuân thủ nghiêm túc luật pháp và các quy chế. Mặt khác, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro như đã phân tích ở trên. Vì vậy, để hạn chế những vi phạm của các Ngân hàng thương mại, giúp các Ngân hàng thương mại tránh được rủi ro đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước thông qua một cơ quan chức năng, đó là Ngân hàng Trung ương (ở nước ta là Ngân hàng Nhà nước) và thường được giao chủ yếu cho Thanh tra Ngân hàng. Điều này được quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng, đó là: "Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải chịu sự thanh tra của Thanh tra Ngân hàng theo quy định của pháp luật " [5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước ta, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: " - Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; - Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam; - Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền; 5 - Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền; - Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; - Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; - Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng; - Ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật; - Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng" [5]. Trong các chức năng trên, chức năng kiểm tra, thanh tra được giao chủ yếu cho Thanh tra Ngân hàng và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng cũng được quy định cụ thể trong Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng. Vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, do chủ trương "đổi mới" quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, kinh tế trong nước được kích thích và phát triển thông qua việc xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, Nhà nước thừa nhận vai trò của kinh tế hàng hoá với chủ trương "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, Đảng và 6 Nhà nước ta cũng thực hiện "mở cửa" nền kinh tế nước ta với tất cả các nước, tạo cơ sở cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước ta. Theo đó, nhiều ngân hàng nước ngoài đã xin phép Nhà nước để đầu tư vào nước ta dưới hình thức liên doanh (Ngân hàng liên doanh) hoặc thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài (Chi nhánh ngân hàng nước ngoài). 1.1.2. Sự phát triển của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho nhu cầu về vốn ngày càng tăng, nguồn vốn trong nước không đủ để đáp ứng. Do đó, cùng với việc hình thành ngân hàng hai cấp và chủ trương "mở cửa" của Đảng và Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài đã dần có mặt hoạt động tại nước ta. Ngay từ những năm cuối thập niên 80, nhiều ngân hàng nước ngoài của các nước đã đến tìm hiểu thị trường Việt Nam đề đầu tư. Năm 1989, ngân hàng nước ngoài đầu tiên được Nhà nước ta cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện. Đến năm 1990, Ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài. Từ khi Ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại nước ta năm 1990, hiện nay (tháng 12/2006) trên đất nước ta đã có 6 Ngân hàng liên doanh, 37 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 60 văn phòng đại diện của Tổ chức Tín dụng nước ngoài đang hoạt động cùng với các Tổ chức Tín dụng trong nước càng làm cho hoạt động tài chính - tiền tệ nước ta phong phú, đa dạng và sôi động hơn. 1.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước ta 7 Theo Luật "Các Tổ chức Tín dụng" được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 15/6/2004, theo khoản 4, Điều 20 "Tổ chức Tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo luật pháp nước ngoài". Tại Chương VII, Luật này về "Tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam" quy định hình thức hoạt động của Tổ chức tín dụng nước ngoài (Điều 105) gồm: - Tổ chức tín dụng liên doanh; - Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; - Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. - Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với những quy định trong Luật "Các tổ chức tín dụng" trên đây và Luật "Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", đặc điểm của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là: + Được thành lập theo luật pháp nước ngoài; + Đối với Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; Ngoài hai đặc điểm theo quy định của Luật, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn một số đặc điểm tác động đến hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, đó là: + Tổng giám đốc các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp với Ngân hàng Nhà nước thường là tiếng Anh. Chữ viết dùng trong các tài liệu 8 giao dịch của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh, một số tài liệu sử dụng chữ viết của nước nguyên xứ. + Có nhiều quy định giới hạn hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các Ngân hàng trong nước, như: Không được huy động tiết kiệm từ dân cư; vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân Việt Nam không có quan hệ tín dụng với Ngân hàng không được vượt 30% vốn tự có .v.v + Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được quy định là một pháp nhân Việt Nam. + Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thường đặt trụ sở ở những nơi có hoạt động "kinh tế thị trường" phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu nhằm thu được lợi nhuận cao, điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ 1.1 Biểu đồ 1.1: Sự phát triển về số lượng Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1990 – 2006 Đơn vị: Ngân hàng TT Chỉ tiêu 199 0 199 3 199 5 1997 1999 2001 2004 2006 1 Miền Bắc 0 5 9 13 14 16 20 21 2 Miền Nam 1 7 13 15 16 18 23 25 (Nguồn: Báo cáo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1990-2006) 9 + Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa phải tuân thủ luật pháp, quy chế của Việt Nam; đồng thời phải tuân thủ luật pháp của nước nguyên xứ. Như vậy, nó bị điều chỉnh bởi hai hệ thống pháp luật. + Hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ, mà hoạt động của nó có quan hệ với nhiều nước (hiện tại là quan hệ vay, gửi tiền và thanh toán; trong tương lai sẽ còn được mở rộng hơn khi hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển và mở rộng). 1.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài a- Những ảnh hưởng từ hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với Việt Nam hiện nay Như trên đã đánh giá, hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta cùng các ngân hàng trong nước đã làm cho hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ nước ta phong phú, đa dạng hơn. Mặt khác, hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng có những ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động kinh tế nói chung và các ngân hàng của Việt Nam nói riêng, đó là: + Đối với các hoạt động kinh tế của Việt Nam: Với tổng tài sản gần 35 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay 20 nghìn tỷ đồng năm 2006 (bảng số 2.2), hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế của nước ta, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. 10 Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì việc đầu tư của các ngân hàng này sẽ vì mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ mục tiêu phát triển cân đối nền kinh tế. + Đối với các ngân hàng của Việt Nam: do có sức mạnh về vốn, công nghệ và điều kiện cạnh tranh trong hoạt động theo cơ chế thị trường, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường có nhiều lợi thế hơn so với các ngân hàng trong nước như đối với nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và thực hiện các dịch vụ v.v Do đó, nếu không có sự quản lý sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chèn ép các ngân hàng trong nước, làm cho hệ thống các ngân hàng trong nước suy giảm do không đủ sức để cạnh tranh. b- Đối với bản thân các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngoài số vốn được cấp để được hoạt động theo Luật định, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam (gọi tắt là ngân hàng nước ngoài) còn hoạt động bằng số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Trong khi vốn được cấp thường chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 20% tổng tài sản của một ngân hàng thì để đảm bảo an toàn và ổn định trong kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước phải tổ chức quản lý và thực hiện giám sát hoạt động đầu tư của các ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích để các ngân hàng này phải luôn trong trạng thái an toàn. Nó được thể hiện: - Thứ nhất, đảm bảo chắc chắn rằng Ngân hàng nước ngoài đó phải có đủ khả năng chi trả thường xuyên cho người gửi tiền, kể cả khi khách hàng rút tiền ồ ạt. Đây là việc đảm bảo niềm tin, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi ngân hàng nước ngoài trong cơ chế thị trường. Bởi vì một khi niềm tin này bị giảm sút, thì năng lực thu hút vốn của ngân hàng nước ngoài này bị giảm sút, [...]... giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta 28 Chương 2 HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA THANH TRA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước được quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Thanh tra và các văn... tra Ngân hàng Thanh tra Chính phủ Ngân hàng Nh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nước Việt Nam Thanh tra chi nhánh NHNN Các phòng đơn vị thuộc Thanh tra NHNN Ghi NHNN chi nhánh tỉnh,chỉ đạo chú: : Quan hệ thành phố : Quan hệ báo cáo 33 2.2 Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 2.2.1 Thực trạng Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh. .. hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 1.3.1 Căn cứ pháp lý để thanh tra, giám sát Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 16 Thanh tra và Giám sát đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đối với. .. nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được thực hiện bởi nhiều vụ, cục chức năng của Ngân hàng Nhà nước, nhưng chủ yếu vẫn do Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện bằng hai phương thức: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ Với hai phương thức trên, thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà. .. đề đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước là phải có biện pháp và thực hiện giám sát, thanh tra đối với hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để đạt được những mục tiêu trên Tóm lại, quản lý các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua hoạt động giám sát, thanh tra của ngân hàng Nhà nước là việc làm rất cần thiết Nó không chỉ làm cho các ngân hàng. .. Pháp lệnh Thanh tra và các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Ngân hàng - Tổ chức của Thanh tra Ngân hàng: Thanh tra Ngân hàng được tổ chức thành một hệ thống gồm: + Thanh tra Ngân hàng tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, + Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố Hiện nay, toàn hệ thống Thanh tra Ngân hàng có 759 cán bộ thanh tra, trong... vấn đề cơ bản cần quan tâm để có những cảnh báo cho TCTD những vấn đề cần thiết hoặc tiến hành thanh tra tại chỗ Từ khi có Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, là đối tượng giám sát, thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Thông qua hệ thống máy tính được nối mạng hàng tháng và Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân. .. Phương pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các luật khác có liên quan Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các tổ... phù hợp với hoàn cảnh mới của hoạt động ngân hàng, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng cũng cần phải được xác định lại cho phù hợp với tình hình mới Những nội dung về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng sau khi có hai luật về Ngân hàng bao gồm: - Thanh tra Ngân hàng là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng, được tổ chức thống nhất thuộc Ngân hàng Nhà nước Thanh tra Ngân hàng có... nước trong hệ thống Thanh tra Nhà nước, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra Như vậy, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước là một chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về Ngân hàng Sau khi luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật . NGHIỆP Đề tài HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI. liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn một số đặc điểm tác động đến hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, đó là: + Tổng giám đốc các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước. sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là các đối tượng thuộc

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan