Luận văn : Bước đầu nghiên cứu sâu đục quả Maruca vitata G. và thiên địch của chúng trên cây đậu trắng part 2 doc

11 519 0
Luận văn : Bước đầu nghiên cứu sâu đục quả Maruca vitata G. và thiên địch của chúng trên cây đậu trắng part 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 12 2.4 Phương Pháp nghiên cứu 2.4.1 Xác đònh đặc điểm hình thái, sinh học của Maruca vitrata G. 2.4.1.1 Xác đònh đặc điểm hình thái của Maruca vitrata G. Tiến hành thu thập mẫu sâu non từ ruộng đậu trắng thí nghiệm đem về phòng nuôi. Sau đó quan sát mô tả và ghi nhận đặc điểm hình thái bên ngoài và đo chiều dài trứng – ấu trùng – nhộng – trưởng thành của Maruca vitrata G. Số cá thể quan sát: mỗi giai đoạn phát dục của Maruca vitrata G. theo dõi 30 cá thể. z Đo chiều dài cơ thể : + Chiều dài của trứng và sâu non tuổi 1 được đo bằng thước μm. Cách đo: đặt trứng và sâu non tuổi 1 lên kính lúp sôi nổi có lắp thò kính có chia vạch để đo chiều dài của chúng. + Chiều dài của sâu non tuổi 2, 3, 4 và 5; nhộng; trưởng thành được đo bằng thước cm. Riêng trưởng thành đo chiều dài thân và sải cánh khi đo đặt cánh vuông góc với thân. Mỗi giai đoạn phát dục đo 30 cá thể. Ghi chú : Tất cả các số liệu được đổi sang đơn vò mm. 2.4.1.2 Một số đặc điểm sinh học chính của Maruca vitrata G. . * Phương pháp thực hiện. a. Xác đònh vòng đời: Được xác đònh bằng phương pháp nuôi sâu cá thể trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ trung bình 27 0 C ± 1 và ẩm độ trung bình 65% ± 5. • Thức ăn nuôi sâu: • Thức ăn cho ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 là hoa và quả đậu trắng mới tượng • Thức ăn cho ấu trùng tuổi 3 ,4 và 5 là quả đậu trắng đã có hạt • Thức ăn cho trưởng thành là mật ong 5-7% Thức ăn được thay đổi hàng ngày. + Phương Pháp Nuôi: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 13 Sâu Non tuổi 1 và tuồi 2, được nuôi trong hộp nhựa tròn có thể tích 60ml. Mỗi hộp 10 con. Sâu Non tuổi 3, 4 và 5; nhộng được nuôi trong hôïp nhựa có kích thước 20 cmx 10 cm x 5cm (hình). Mỗi hộp nuôi 10 con Thời gian phát triển của trưởng thành ( từ lúc vũ hoá cho đến chết) nuôi trong hộp nhựa có lưới vải bên trong hộp có trồng cây đậu trắng 1 –2 lá thật, mỗi lồng 2 con gồm 1 con đực và 1 con cái. *Phương pháp quan sát: Thu toàn bộ số trứng đẻ cùng ngày của các cặp trưởng thành đươc nuôi để thí nghiệm. Cứ sau 24 giờ chúng tôi mới quan sát một lần. Đối với số cá thể chuyển pha chúng tôi chuyển sang hộp nhựa khác . Mỗi pha phát dục chúng tôi theo dõi 30 cá thể. b Khả năng phát triển sau giai đoạn trứng -tuổi thọ của trưởng thành Maruca vitrata G. được quan sát từ khi nhộng mới vũ hoá cho đến khi trưởng thành chết . theo dõi 30 cá thể trưởng thành nuôi trong phòng thí nghiệm. -Tỷ lệ vũ hoá trưởng thành : Quan sát 20 nhộng sống trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27 0 C ± 1và ẩm độ trung bình là 65% ± 5, lặp lại 3 lần, để theo dõi tỷ lệ vũ hoá trưởng thành . -Vò trí đẻ trứng của thành trùng cái: Tiến hành thu thập nụ, hoa, quả và lá đậu trắng ngoài ruộng thí nghiệm về phòng sôi dưới kính sôi nổi để xác đònh vò trí đẻ trứng. - Khả năng đẻ trúng của thành trùng cái: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 14 tiến hành nuôi 30 cặp trưởng thành (gồm 30 trưởng thành đực và 30 trưởng thành cái) theo phương pháp nuôi cá thể ở trong phòng thí nghiệm vơi nhiệt độ trung bình 27 0 C ± 1 và ẩm độ trung bình là 65% ± 5 - số trứng được đẻ của 1 trưởng thành cái : xác đònh bằng cách đếm số trứng con cái đẻ từ lúc bắt đầu đẻ cho đến lúc ngưng đẻ. - Tỷ lệ trứng nở: quan sát số trứng được đẻ của 30 con thành trùng cái trong phòng thí nghiệm. Để theo dõi tỷ lệ trứng nở. Tỷ lệ trứng nở (%)=( tổng số trứng nở/ tổng số trứng quan sát) x 100 -Tỷ lệ hoá nhộng : quan sát 60 sâu non tuổi 5 trong phòng thí nghiệm, quan sát 3 đợt, mỗi đợt 20 sâu non tuổi 5. -Tỷ lệ trưởng thàng đực/ trưởng thành cái: Tiếp tục quan sát tỷ lệ hoá nhộng trong phòng thí nghiệm. Quan sát nhộng vũ hoá để xem có bao nhiêu trưởng thành đực và bao nhiêu trưởng thành cái. -Tuổi thọ trưởng thành cái : quan sát 30 nhộng vừa vũ hoá cho đến khi chúng chết. 2.4.2. Tìm hiểu sự phát triển gây hại cũa sâu đục quả Maruca vitrata G.và thành ký sinh của chúng trên ruộng đậu trắng thí nghiệm. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng : Tiến hành trồng đậu trắng trên 1000m 2 . Ruộng đậu được chia làm 2 nghiệm thức; mỗi nghiệm thức khoảng 500m 2 . Một nghiệm thức sử dụng thuốc trừ sâu và một nghiệm thức không sử dụng thuốc trừ sâu. Khoảng các giữa 2 nghiệm thức là 1 m. Thuốc trừ sâu : Basudin 40 EC, Treebon, Thasodant 35EC, Sherpa 25 EC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 15 2.4.2.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đục quả Maruca vitrata G. gây ra trên hai nghiệm thức thí nghiệm. *Phương pháp: Tiến hành điều tra khi trên ruộng đậu trắng bắt đầu ra nụ, hoa. Điều tra năm điểm cố đònh, chéo góc. Mỗi điểm điều tra 10 cây. Đếm toàn bộ số nụ, hoa có trên 10 cây này. Điều tra đònh kỳ 5 ngày một lần. Đồng thời thu mẫu gồm 30 nụ, hoa (có triệu chứng do Maruca vitrata G. gây nên ) để xác đònh mật số sâu. *Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nụ bò hại(%) = (tổng số nụ bò hại/ tổng số nụ điều tra)x100 Tỷ lệ hoa bò hại(%) = (tổng số hoa bò hại / tổng số hoa điều tra)x 100 2.4.2.2 Diễn biến mức độ gây hại của Maruca vitrata G.gây ra trên quả đậu trắng ở 2 nghiệm thức thí nghiệm. *Phương pháp: Tiến hành điều tra tương tự như trên nụ, hoa. Mỗi nghiệm thức thí nghiệm thu 50 quả đậu có triệu chứng bò hại do Maruca vitrata G. gây ra để xác đònh mật số sâu *Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ quả bò hại(%)= (tổng số quả bò hại/tổng số quả điều tra) x100 2.4.2 3 Thành phần và tỷ lệ ong ký sinh trên các nghiệm thức thí nghiệm *Phương pháp: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 16 Tiến hành thu hái nụ, hoa và quả có chứa 60 con sâu đục quả Maruca vitrata G. ở mỗi nghiệm thức thí nghiêm. Đem về nuôi trong phòng thí nghiệm ; để xác đònh thành phần và tỷ lệ ong ký sinh sâu đục quả trên 2 nghiệm thức thí nghiệm. *Chỉ tiêu theo dõi: Quan sát các chai nuôi sâu trong phòng thí nghiệm . Đánh giá mức độ xuất hiện của ong ký sinh theo bảng phân cấp sau : - : Không xuất hiện + : Xuất hiện ít ( hiện diện < 6% số sâu non quan sát). ++ : Xuất hiện trung bình ( hiện diện từ 6 -25% số sâu non quan sát). Tỷ lệ ong ký sinh(%) = (số ong ký sinh/ 60)x100. 2.4.3 Tìm hiểu mức độ gây hại của sâu đục quả Maruca vitrata G đến năng suất đậu trắng trên hai nghiệm thức thí nghiệm: Phương pháp : Khi ruộng đậu tàn , ở mỗi nghiệm thí nghiệm tiến hành thu hoạch quả trên 5 điểm cố đònh, chéo góc ( mỗi điểm 5 cây) .Đem về phòng xác đònh tỉ lệ quả bò hại, hạt bò hại và cân, đếm hạt, quả của từng cây. *Chỉ tiêu theo dõi: Tổng số quả/ cây, tỉ lệ quả bò hại do sâu đục quả gây ra, tỉ lệ hạt bò hư hại, năng suất hạt/cây, năng suất quả/cây, năng suất hạt/1000m 2 và năng suất quả/ 1000m 2 . 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ước lượng trung bình( n < = 30), xử lý bằng phần mềm MSTATC và đồ thò được vẽ bằng chương trình Excel 2003. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 17 Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Một số đặc điểm về hình thái, sinh học của sâu đục quả Maruca vitrata G. 3.1.1 Đặc điểm hình thái của sâu đục quả Maruca vitrata G. Với các thí nghiệm nuôi sâu tâp thể và cá thể bằng thức ăn hoa, quả cho sâu non và mật ong cho ngài. Các kết quả thu được cho thấy Maruca vitrata G. có một số đặc điểm về hình tháivà kích thước được thể hiện ở bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1: Chiều dài các pha cơ thể của sâu đục quả đậu trắng Maruca vitrata G. Chiều dài các pha cơ thể (mm) Pha phát dục Số cá thể theo dõi Dài nhất Ngắn nhất TB ± SD Trứng 30 0,66 0,44 0,55 ± 0,66 Sâu non tuổi 1 30 1,42 0,88 1,55 ± 0,16 Sâu non tuổi 1 30 3,00 1,50 2,55 ± 0,53 Sâu non tuổi 1 30 6,00 3,00 4,50 ± 0,92 Sâu non tuổi 1 30 10,00 5,00 7,50 ± 1,54 Sâu non tuổi 1 30 18,00 12,00 15,00 ± 1,68 Nhộng 30 12,00 9,00 10,50 ± 4,49 Trưởng thành cái 30 13,50 9,00 11,25 ± 1,09 Trưởng thành đự c 30 14,50 12.,00 13,25 ± 0,86 Số liệu ở bảng 3.1, cho thấy : Trưởng thành là loài bướm nhỏ, mắt màu nâu, hình cầu lồi rất to. Thân có màu vàng xám. Cánh trước có dạng một tam giác dài, hẹp phủ vảy màu xám đen tại vò trí 1/3 cánh. Có 3 điểm không phủ vảy gần như trong suốt. Cánh sau cũng có dạng hình LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 18 tam giác nhưng ngắn và rộng gần như trong suốt ngoại trừ rìa mép cánh có màu nâu xám.Thân trưởng thành đực thon dài và có chiều dài từ 12-14,5 mm. Mặt lưng có 9 đốt, đốt cuối cùng có 3 túm lông màu đen kết lại hình nhọn. Mặt bụng có 8 đốt, đốt cuối bụng có màu đen. Thân trưởng thành cái phình to ở bụng và có chiều dài 9-13,5 mm. Mặt ltưng cóù 8 đốt, mặt bụng co 7 đốt, đốt thứ 7 nhẵn nhụi không có lông và có một lỗ nhỏ ở phía sau. °Trứng của sâu đục quả Maruca vitrata G. rất bé có hình ovan hay bầu dục, có chiều dài từ 0,44-0,66 mm. Khi mới đẻ trứng có màu trắng ngà. Khi gần nở trứng chuyển sang màu vàng nâu và có một điểm đen gần đỉnh. ° Sâu non Maruca vitrata G. có 5 tuổi với 4 lần lột xác. Màu sắc, hình dạng và kích thước thay đổi tuỳ theo tuổi. Sâu non tuổi 1 rất nhỏ, kích thước 0,88-1,42 mm, toàn thân trong suốt màu nâu rất nhạt, đầu có màu đen đậm. Sâu non tuổi 2 mới lột xác toàn thân có màu nâu nhạt hơn tuổi 1, càng về sau màu càng đậm dần. Trên mặt lưng xuất hiện các vệt đen nhạt, chiều dài ấu trùng là từ 1,5-3 mm. Sâu non tuổi 3 và tuổi 4 rất giống nhau về hình dạng và màu sắc, cả hai đều có màu vàng sữa, kích thước ấu trùng tuổi 3 là 3-6 mm, tuổi 4 là 5-10 mm. Trên lưng có 4 u lông trên mỗi đốt cơ thể. Sâu non tuổi 5 dài 12-18 mm, có những màu sắc khác nhau, thường là màu xanh sang vàng, đôi khi có màu hồng xanh hoặc xanh đậm. u trùng tuồi 3, 4 và 5 khi mới lột xác toàn thân luôn có cả phần đầu đều có cùng một màu vàng sữa, trừ phần miệng có màu nâu đỏ. Tuy có khác nhau về màu sắc và kích thước, nhưng tất cả ấu trùng ở các tuổi (trừ lúc mới lột xác) đều có điểm chung là : trên mỗi đốt ở mặt lưng của cơ thể có 4 chấm màu nâu đen xếp thành hai hàng song song nhau, ở mỗi mặt bên cũng có 2 chấm có màu tương tự các chấm trên lưng và cũng được xếp thành 2 hàng. Lúc gần lột xác phần đầu và các chấm có màu nâu đen trên mỗi đốt cơ thể đạm hơn bình thường. cùng một tuổi, sâu non ở đầu tuổi và sâu non ở cuối tuổi có sự chênh lệch về kích thước cơ thể rất lớn. °Nhộng của Maruca vitrata G. là dạng nhộng màng. Khi mới vào nhộng ở một hai ngày đầu toàn thân có màu xanh nhạt, từ ngày thứ 4-5 nhộng chuyển dần sang màu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 19 nâu vàng và có phủ một lớp vỏ cứng bên ngoài, trong suốt có thể nhìn thấy đươc mầm cánh, râu, mắt kép… Sắp vũ hoá nhộng có màu nâu sẫm. Nhộng đực : mầm chân, râu kéo dài tới đốt bụng cuối cùng hoặc tới gai đuôi. nhộng cái, các cơ quan trên chỉ kéo dài đến đốt bụng thứ 6-7. Chiều dài của nhộng của nhộng từ 9- 12 mm. 3.1.2 Một số đặc điểm sinh học chính của Maruca vitrata G. a.Tập tính sinh sống và gây hại của Maruca vitrata G. Quan sát sâu non các tuổi trên ruộng thí nghiệm đậu trắng và trong phòng thí nghiệm, cho thấy : Sâu non mới nở thường sống trong nụ và hoa đậu, đôi khi còn sống trong lá non ở ngọn chưa xoè ra. Sâu non thường gây hại chủ yếu trên nu, hoa và quả đậu. Ngoài ra chúng còn có khả năng gây hại trên lá, nách lá và cuống lá đậu, nếu như trưởng thành đẻ trứng gần các vò trí này thì sau khi trứng nở sâu non sẽ đục khoét chui vào hoa, cuống lá, nách lá và gây hại ở dưới mặt lá. Cách gây hại này thường gặp ở sâu non tuổi 1 và tuổi 2. Phần lớn sâu non tuổi 3, 4 và 5 gây hại trên quả đậu, nhưng thỉnh thoảng cũng có sâu non tuổi 1 và 2 gây hại trên quả đậu mới tượng. Đặc điểm gây hại của sâu non: + Trên hoa : Để chui vào trong hoa, sâu non có thể đục thẳng từ ngoài vào hoặc theo các khoe giữa các cánh hoa để chui vào bên trong hoa. Đối với những hoa mới bò Maruca vitrata G. tấn công thì thường có một vài sợi tơ trắng mỏng giăng ngang. Trong hoa sâu non sẽ cắn phá phần nh và các cánh hoa bên trong, thải phân và nước bài tiết tại chỗ làm rụng hoặc thối nhũn những cánh hoa bên ngoài nếu gặp trời mưa. +Trên quả: các quả mới tượng khi bò sâu non tuổi 1 và tuổi 2 tấn công thường có lỗ đục rất nhỏ, khó phát hiện, đôi khi cũng có vài sợi tơ trắng mỏng mảnh giăng bên ngoài lỗ đục, hoặc thải phân rải rác xung quanh lỗ miệng đục. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 20 Các quả lớn bò Maruca vitrata G tuổi 3 ,4 và 5 gây hại có lỗ đục lớn hơn ở phần thòt quả và hạt hư hại nhiều, phân do sâu thải ra được đùn ra ngoài bòt kín lỗ miệng đục . Đối với trái mới bò hại, màu sắc vẫn bình thường khó phát hiện. Nhưng đối với trái bò hại nặng thường có mùi hôi do phân và nước thải của sâu non thải ra miệng lỗ đục ẩm ướt và xung quanh vùng gây hại thì quả bò nhũn. Thường các hoa và quả đậu trắng bò hại chỉ có một sâu non trên mỗi hoa và quả, đôi khi cũng có 2- 3 sâu non gây hại trên một hoa hoặc một quả. Đường đục của mỗi sâu non trong một quả ít khi gặp nhau. Thông thường thời điểm sâu non hoạt động mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối, những giờ còn lại chúng thường ẩn núp trong quả đậu. °Nhộng : Sau khi sâu tuổi 5 phát triển đầy đủ, chúng ít hoạt động, ngừng ăn tìm nơi hoá nhộng. Ngoài đồng sâu non thường hoá nhộng ở dưới đất mặt, trong quả đậu, lá đậu già, khô. Trong phòng thí nghiệm, sâu non thường hoá nhộng dưới giấy thấm, đôi khi chúng cũng hoá nhộng trong quả. °Trưởng thành : Theo dõi nuôi sâu trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Trưởng thành của Maruca vitrata G. mới vũ hoá thì ít hoạt động. Sau 7 phút thành trùng có thể bay lượn bình thường. Thông thường thành trùng đậu ở mặt dưới lá, ban ngày khó tìm thấy. Trong một ngày đêm thành trùng bắt cặp sau 24 giờ, khi gần bắt cặp thành trùng xoè rộng chùm lông ở đốt bụng cuối ra. Sau khi bắt cặp chúng bắt đầu đẻ trứng, trứng thường được đẻ trên nụ, hoa và thỉnh thoảng ở dưới mặt lá. Trứng được đẻ thành từng cụm 2-3 quả trứng/ cụm hoặc rải rác từng quả Thời gian trứng được đẻ nhiều nhất trong ngày là sau 23 giờ. Thời gian trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng cho đến lúc ngưng đẻ là 4-6 ngày. Thời gian trưởng thành cái đẻ nhiều nhất từ lúc bắt đầu đẻ cho đến lúc ngưng đẻ là vào ngày thứ 2 – 3 sau khi bắt đầu đẻ. a)Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của Maruca vitrata G. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM 21 Kết quả theo dõi thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của Maruca vitrata G. ở nhiệt độ trung bình 27 0 C và ẩm độ 72% được thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời Maruca vitrata G. Thời gian phát dục (ngày) Pha phát dục Số mẫu theo dõi Dài nhất Ngắn nhất TB ± SD Trứng 30 4 2 3,0 ± 0,61 Sâu non tuổi 1 30 3 1 2,0 ± 0,73 Sâu non tuổi 2 30 3 1 2,0 ± 0,45 Sâu non tuổi 3 30 3 1 2,0 ± 0,54 Sâu non tuổi 4 30 4 2 3,0 ± 0,67 Sâu non tuổi 5 30 6 3 4,5 ± 0,87 Nhộng 30 8 5 6,5 ± 0,65 Thành trùng đực 30 8 2 5,0 ± 1,80 Thành trùng cái 30 9 3 6,0±1,79 Vòng đời 30 37 21 28,0±4,76 Ghi chú : TB : Trung bình SD : Độ lệch chuẩn Qua số liệu ở bảng 3.2, cho thấy: Thời gian phát dục của sâu đục quả Maruca vitrata G. ở các pha phát dục với nhiệt độ trung bình 27 0 C ± 1và ẩm độ trung bình 65% ± 5 là: + Trứng của sâu đục quả đậu trắng ( Maruca vitrata G.) có thời gian phát dục dài nhất là 4 ngày, ngắn nhất là 2 ngày và trung bình là 3 ngày. Kết quả thí nghiệm theo dõi về thời gian phát dục của trứng thì gần giống một số tác giả như : [...]... vulgaris L ), đậu Đũa (Vigna unguiculata) và đậu Nành (Glycine soja) ở điều kiện tự nhiên là 20 -24 ngày là hoàn toàn không phù hợp với kết quả thí nghiệm trên + Nhộng của sâu đục quả đậu trắng Maruca vitrata G có thời gian phát dục từ 5 - 8 ngày Một số kết quả nghiên cứu về thời gian phát dục của nhộng Maruca vitrata G của một số tác giả l : Chang và Cheng (1989) nghiên cứu sự phát dục của nhộng Maruca vitrata...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 22 Chang và Cheng (1989) nhận xét thời gian phát dục của trứng Maruca vitrata G trên cây đậu Côve Phaseolus vulgaris L.; đậu Đũa Vigna unguiculata và đậu Nành Glycine soja ở điều kiện tự nhiên là 4-5 ngày Nguyễn Thò nh (1981) cho thấy thời gian phát dục trứng của Maruca vitrata G trên cây đậu Đũa Vigna unguiculata ở nhiệt độ 25 - 320 C là 3-5 ngày + Sâu non : Tuổi 1... là 1-3 ngày Tuổi 2 có thời gian phát dục là 1-3 ngày Tuổi 3 có thời gian phát dục là 1-3 ngày Tuổi 4 có thời gian phát dục là 2- 4 ngày Tuổi 5 có thời gian phát dục là 3-6 ngày Tổng thời gian phát dục của sâu non ngắn nhất là 8 ngày và dài nhất là 19 ngày ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ trên Nhận xét của Chang và Cheng (1989) tại Đài Loan cho biết sâu non Maruca vitrata G phát dục trên đậu Côve (Phaseolus... tác giả l : Chang và Cheng (1989) nghiên cứu sự phát dục của nhộng Maruca vitrata G trên đậu Côve Phaseolus vulgaris L., đậu Đũa Vigna unguiculata và đậu Nành Glycine soja ở điều kiện tự nhiên là 4-7 ngày Nguyễn Thò nh(1981) nghiên cứu về vòng đời của Maruca vitrata G trên đậu đũa (Vigna unguiculata) ở nhiệt độ 25 - 320 C là 6-9 ngày Download »»»»»»»»»»»»»»»»»»»»»» AGRIVIET.COM . của chúng trên ruộng đậu trắng thí nghiệm. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng : Tiến hành trồng đậu trắng trên 1000m 2 . Ruộng đậu được chia làm 2 nghiệm thức; mỗi nghiệm thức khoảng 500m 2 1 và tuổi 2. Phần lớn sâu non tuổi 3, 4 và 5 g y hại trên quả đậu, nhưng thỉnh thoảng cũng có sâu non tuổi 1 và 2 g y hại trên quả đậu mới tượng. Đặc điểm g y hại của sâu non: + Trên hoa :. ngày. Một số kết quả nghiên cứu về thời gian phát dục của nhộng Maruca vitrata G. của một số tác giả l : Chang và Cheng (1989) nghiên cứu sự phát dục của nhộng Maruca vitrata G. trên đậu

Ngày đăng: 28/07/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan