mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị

43 3K 17
mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ GVHD : TS. Đặng Ngọc Đại Khoá : 22 – Lớp: Đêm 4 Thực hiện : Nhóm 6 Danh sách nhóm 1. Nguyễn Thị Dung 2. Trần Thị Duyên 3. Phạm Văn Linh 4. Văn Tấn Ngọc 5. Đoàn Vũ Nguyên 6. Trần Ngọc Uyên Phương 7. Đoàn Như Quỳnh 8. Trẩn Thị Sinh 9. Nguyễn Thị Hoài Thương 10. Lê Ngọc Thu Trang 11. Lê Thị Kim Tuyên TPHCM, Tháng 1/2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Quản trị 4 1.1.1 Khái niệm Quản trị 4 1.1.2 Vai trò của quản trị 4 1.1.3 Các chức năng cơ bản của quản trị 5 1.2 Văn hóa Doanh nghiệp 7 1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp 9 1.2.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 10 1.2.4 Chức năng của văn hóa doanh nghiệp 11 CHƯƠNG II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢ TRỊ 13 2.1 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạch định 13 2.1.1 Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạch định 13 2.1.2 Tác động của hoạch định đến văn hóa doanh nghiệp 15 2.2 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và tổ chức 17 2.2.1 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến tổ chức 17 2.2.2 Những ảnh hưởng của cách tổ chức đến văn hóa doanh nghiệp 18 2.3 Văn hóa và điều khiển 20 2.3.1 Tác động của văn hóa lên điều khiển 20 2.3.2 Tác động của điều khiển lên văn hóa doanh nghiệp 24 2.4 Văn hóa doanh nghiệp và kiểm soát 27 2.5 Những bài học kinh nghiệm cho công tác quản trị tại Việt Nam 31 2.5.1 Về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 31 2.5.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 34 2.5.3 Kiến nghị về xây dựng môi trường cho văn hoá doanh nghiệp 38 LỜI KẾT 42 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, khi mà sự cạnh tranh giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt thì điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường là tạo ra cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh. Hơn nữa, Việt Nam đã gia nhập WTO, điều này vừa mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới để phát triển, để học hỏi và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng cũng mang đến những thách thức, khó khăn khi mà các doanh nghiệp Việt Nam không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, và điều gì làm nên lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp? Câu trả lời là các doanh nghiệp cần phải xây dựng được cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. Nó được coi là sợi dây vô hình liên kết sức mạnh riêng lẻ của từng thành viên trong công ty thành sức mạnh tập thể. Đó là một yếu tố không thể thiếu trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Nó được ví như là bộ ADN, là hệ điều hành của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp mạnh là một doanh nghiệp mạnh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, và luôn định vị được vị trí trong tâm trí người tiêu dùng, mà khi nghĩ đến doanh nghiệp đó người ta sẽ nghĩ ngay đến những nét đặc trưng riêng của nó, không nhầm lẫn với bất kì một doanh nghiệp nào khác. Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị”. Với mong muốn đề tài này sẽ mang đến cho các nhà quản trị cái nhìn tổng quan hơn về văn hóa doanh nghiệp và sự tác động đan xen giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị trong doanh nghiệp; từ đó, có phương hướng đúng đắn để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do thời gian thực hiện hạn hẹp, nên nhóm chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu trên phương diện mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và các chức năng của quản trị. Trang 4 CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Quản trị 1.1.1 Khái niệm Quản trị Thuật ngữ quản trị được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau bởi các nhà quản trị nổi tiếng như :  Theo Mary Parker Follett: quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác.  James Stoner và Stephen Robbin lại cho rằng: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.  Còn theo Robert Kreitner “ Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn” Còn nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau:  Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn.  Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu. Nói tóm lại ta có thể hiểu rằng:  Quản trị là họat động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc với nhau.  Quản trị là họat động cùng hướng về mục tiêu ( có hướng đích).  Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu.  Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị  Họat động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không ngừng. 1.1.2 Vai trò của quản trị Quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức thông qua việc hoạch định các mục tiêu. Vì không có các hoạt động quản trị, mọi người trong tập thể sẽ không biết phải làm gì? làm lúc nào? làm như thế nào? Trang 5 Bằng cách hoạch định công việc, hướng mọi người phối hợp hoạt động, cùng hướng về mục tiêu chung, quản trị giúp tổ chức hoạt động “hiệu quả”, đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh việc hoạch định thì hoạt động quản trị còn giúp tổ chức, điều khiển và kiểm soát quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lí nhằm đạt tối đa hóa "hiệu suất", giúp tổ chức sử dụng tốt các nguồn lực có hiệu quả để duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu với mức chi phí thấp nhất. Trong cùng một điều kiện như nhau, nguồn lực như nhau nếu người nào biết thực hiện hoạt động quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì khả năng đạt kết quả sẽ cao hơn và chắc chắn hơn. 1.1.3 Các chức năng cơ bản của quản trị Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc phân chia các chức năng của quản trị. Và trong bài tiểu luận này nhóm xin chia thành bốn chức năng như theo những tác phẩm gần đây về quản trị của các tác giả James Stoner và Stephen Robbins. Đó là bốn chức năng: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát. a. Hoạch định Hoạch định là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm: việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động. Nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội để mà khai thác và những rủi ro để né tránh. Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến những mục tiêu cần đạt được và những phương thức đạt những mục tiêu đó. Nếu không lập kế họach thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có rất nhiều doanh nghiệp không họat động được hay chỉ huy động được một phần công suất chỉ vì không họach định hay họach định tồi. Họach định cũng có nghĩa là nghĩ cách sử dụng nhân tài, vật lực để khai thác cơ hội, thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của môi trường. b. Tổ chức Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế họach. Chức năng này liên quan đến hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức bao gồm các Trang 6 khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận. Công việc này bao gồm: xác định những việc phải làm, người nào phải làm, ở đâu và khi nào thì hoàn thành, phối hợp hoạt động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận được thiết lập thế nào và hệ thống quyền hành trong tổ chức đó được thiết lập ra sao? Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy họat động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì doanh nghiệp sẽ thất bại cho dù họach định tốt. c. Điều khiển Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Chức năng này liên quan đến các vấn đề như lãnh đạo con người, hướng họ vào việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức; động viên con người trong tổ chức nổ lực làm việc; thông tin hiệu quả, tạo thuận lợi cho con người làm việc với tổ chức; xử lý kịp thời các xung đột xảy ra có liên quan đến tổ chức. Tất cả những điều đó nhằm thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị để xây dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức. Cuối cùng là quá trình thông tin và truyền thông trong tổ chức. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa doanh nghiệp đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém. d. Kiểm soát Là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh nghiệp hướng về hoàn thành mục tiêu. Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được những mục tiêu của nó. Chính kiểm soát là chức năng khép kín một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo ra sự liên tục cho quá trình quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh họat động, khi nào cần phải hoạch định mới. Trang 7 1.2 Văn hóa Doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm a. Khái niệm văn hóa Trong từ điển, từ văn hóa được định nghĩa là “hành vi của những năng lực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục”. Văn hóa cũng có một số định nghĩa khác như “văn hóa là những nguyên tắc về đạo đức, xã hội và hành vi ứng xử của một tổ chức dựa trên những tín ngưỡng, tư tuởng và sự ưu tiên của những thành viên của tổ chức ấy”. Văn hoá được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng:  Xét về phạm vi thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá tinh hoa. Văn hoá tinh hoa là một kiểu văn hoá chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Theo nghĩa này, văn hoá thường được đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương. Xét về hoạt động thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá ứng xử. Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối xử với người xung quanh.  Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. TS. Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, thì xem “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.” Như vậy có thể định nghĩa Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội. Là một hệ thống ý nghĩa, văn hoá bao gồm những biểu tượng, những niềm tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó, các thành viên trong cộng đồng, về phương diện nhận thức, có thể diễn tả và đánh giá các hoạt động và các sự kiện khác nhau, có thể Trang 8 phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và cái vô luân, cái có thể và cái không thể chấp nhận được; về phương diện thẩm mỹ, phân biệt cái đẹp và cái xấu, cái hay và cái dở, cái đáng yêu và cái đáng ghét, v.v Hệ thống ý nghĩa ấy đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cộng đồng, ở đó, mọi thành viên có thể truyền thông với nhau và cảm thấy có sợi dây liên kết với nhau. Ðiều này làm cho tính tập thể trở thành một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá: văn hoá là những gì người ta có thể nhận được bằng giáo dục và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục cũng là nhấn mạnh đến hai tính chất:  Tính chất thế quyền thể hiện qua vai trò của nhà nước, yếu tố quyết định chính sách, chương trình và diện mạo của giáo dục;  Tính chất tín ngưỡng: do được giáo dục từ lúc vừa mới lọt lòng, người ta dễ ngỡ các quy ước văn hoá là những điều linh thiêng, cần phải được chấp nhận một cách vô điều kiện. b. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Hiện có khá nhiều cách hiểu khác nhau, từ đó đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Một số khái niệm về văn hóa tiêu biểu:  “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)  “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)  “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.) Nhìn chung mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Theo chúng tôi, định nghĩa phản ánh một cách cô đọng và bao Trang 9 quát về văn hóa doanh nghiệp là của Edgar H.Schein (2004). Theo đó, văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, chuẩn mực và niềm tin căn bản được tích lũy trong quá trình doanh nghiệp tương tác với môi trường bên ngoài và hòa nhập trong môi trường bên trong, giá trị và chuẩn mực này đã được xác lập qua thời gian, được truyền đạt cho những thành viên mới như một cách thức đúng để tiếp cận, tư duy và định hướng giải quyết những vấn đề họ gặp phải. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị, chuẩn mực được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành niềm tin, chuẩn mực động lực hành động, ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp chính là tính cách của doanh nghiệp, được thể hiện qua cách suy nghĩ và hành động của các thành viên trong tổ chức. 1.2.2 Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường. Văn hóa doanh nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là:  Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.  Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”. Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù Trang 10 hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu” , nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó.  Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá doanh nghiệp. 1.2.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp Cấu trúc của văn hoá doanh nghiệp gồm 5 lớp:  Triết lý quản lý và kinh doanh: đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hoá doanh nghiệp, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.  Động lực của cá nhân và tổ chức: lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn hoá doanh nghiệp chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung” của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp. [...]... người quản lý doanh nghiệp Do vậy, phải đào tạo và trọng dụng đội ngũ doanh nhân nắm được và vận dụng được văn hoá doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp, trong quan hệ với các đối tác cũng như trong công việc quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp Trang 35  Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp. .. dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, trước hết lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp Tuy lãnh đạo có vai trò quyết định trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng nền văn hóa trong mỗi doanh nghiệp phải do mọi thành viên tạo dựng nên Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù hợp với điều kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp:  Lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: ... hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường Trang 12 CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢ TRỊ 2.1 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạch định Hoạch định là cơ sở cho sự phối hợp hoạt động của các cá nhân và nhóm người trong tổ chức Khi mọi người biết tổ chức đang vận động và người ta trông... về văn hóa doanh nghiệp dựa trên những giá trị cốt lõi, chức năng, rào cản và vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh doanh và nền tảng nhân sự Văn hóa doanh nghiệp có thể được cân đo đong đếm và việc đánh giá có thể cho chúng ta một bức tranh khá hoàn chỉnh về từng loại hình văn hóa của doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu điều chỉnh hay xác lập văn hóa. .. phương án tối ưu trong các phương án… 2.2 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và tổ chức 2.2.1 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến tổ chức  Cách thức tổ chức các phòng ban và các bộ phận trong một tổ chức phụ thuộc nhiều vào văn hóa của tổ chức Với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, do có tính cộng đồng cao trong các mối quan hệ, tôn trọng sự hài hòa và tính thống nhất, nên việc tổ chức công việc... rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp Vai trò của văn hóa doanh nghiệp thể hiện:  Tạo động lực làm việc: văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình... canh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình 1.2.4 Chức năng của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một... đột phá mà chỉ dựa vào kinh nghiệm trước đây Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc đổi mới văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các doanh nghiệp nước ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho doanh nghiệp mình Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các doanh nghiệp Việt Nam hiện... Trang 27 Mối quan hệ giữa kiểm soát doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp là khó để xác định, nhưng cả hai không thể lay chuyển được liên kết Không thể có hiệu quả văn hóa doanh nghiệp mà không thực hiện kiểm soát doanh nghiệp để cho phép làm việc hiệu quả và nỗ lực Sự liên hệ giữa kiểm soát và văn hóa doanh nghiệp cung cấp cho nhà quản lý những nền tảng thông tin quan trọng để đưa ra những hướng giải... giá trị và hoạt động của toan bộ doanh nghiệp 2.1.1 Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạch định Mỗi loại hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến công tác hoạch định, đặc biệt là khi xác định chiến lược và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp  Loại hình văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến chiến lược mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn Ví dụ: nếu doanh nghiệp . nghiệp 9 1.2.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 10 1.2.4 Chức năng của văn hóa doanh nghiệp 11 CHƯƠNG II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢ TRỊ 13 2.1 Mối quan hệ giữa. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị . Với mong muốn đề tài này sẽ mang đến cho các nhà quản trị cái nhìn tổng quan hơn về văn hóa doanh nghiệp và sự tác động đan xen giữa văn. giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạch định 13 2.1.1 Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạch định 13 2.1.2 Tác động của hoạch định đến văn hóa doanh nghiệp 15 2.2 Mối quan hệ giữa văn hóa

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN

    • 1.1 Quản trị

      • 1.1.1 Khái niệm Quản trị

      • 1.1.2 Vai trò của quản trị

      • 1.1.3 Các chức năng cơ bản của quản trị

      • 1.2 Văn hóa Doanh nghiệp

      • 1.2.1 Khái niệm

        • 1.2.2 Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

        • 1.2.3 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

        • 1.2.4 Chức năng của văn hóa doanh nghiệp

        • CHƯƠNG II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢ TRỊ

          • 2.1 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạch định

            • 2.1.1 Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạch định

            • 2.1.2 Tác động của hoạch định đến văn hóa doanh nghiệp

            • 2.2 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và tổ chức

              • 2.2.1 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến tổ chức

              • 2.2.2 Những ảnh hưởng của cách tổ chức đến văn hóa doanh nghiệp

              • 2.3 Văn hóa và điều khiển

                • 2.3.1 Tác động của văn hóa lên điều khiển

                • 2.3.2 Tác động của điều khiển lên văn hóa doanh nghiệp

                • 2.4 Văn hóa doanh nghiệp và kiểm soát

                • 2.5 Những bài học kinh nghiệm cho công tác quản trị tại Việt Nam

                  • 2.5.1 Về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

                  • 2.5.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp

                  • 2.5.3 Kiến nghị về xây dựng môi trường cho văn hoá doanh nghiệp

                  • LỜI KẾT

                  • DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan