Luận văn : PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ MẪU NẤM Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei GÂY BỆNH TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP RFLP – PCR part 2 pps

10 340 1
Luận văn : PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ MẪU NẤM Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei GÂY BỆNH TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP RFLP – PCR part 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

xi DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1: Một đợt dịch bệnh do C. cassiicola gây ra trên cây cao su ở Việt Nam 8 Hình 2.2: Hình minh họa phản ứng PCR 11 Hình 2.3: Sơ đồ vùng ITS ở nấm 20 Hình 2.4: Lược đồ các primer trên vùng ITS 20 Hình 3.1: Hình minh họa chu trình nhiệt của phản ứng PCR dùng trong thí nghiệm 29 Hình 4.1: Triệu chứng bệnh đặc trưng của bệnh rụng lá Corynespora 34 Hình 4.2: Triệu chứng biến thiên của bệnh rụng lá Corynespora 34 Hình 4.3:Triệu chứng của bệnh héo đen đầu lá do nấm Colletotrichum gloeosporioidies 35 Hình 4.4: Bào tử nấm C. cassiicola dạng đơn dưới kính hiển vi và bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioidies 35 Hình 4. 5: Khuẩn lạc nấm C. cassiicola trên môi trường PDA 36 Hình 4.6: Kết quả ly trích DNA nấm C. cassiicola từ các nguồn khác nhau 37 Hình 4.7: Kết quả điện di sản phẩm PCR một số mẫu nấm C. cassiicola 38 Hình 4.8: Sản phẩm PCR thu nhận được sau khi giảm lượng primer dùng trong phản ứng PCR 39 Hình 4.9: Kiểm tra kích thước sản phẩm PCR của nấm C. cassiicola và so sánh với sản phẩm PCR của nấm Beauveria bassiana và Metarhizum anisopliae 40 Hình 4.10: Các sản phẩm tạo thành khi phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme EcoRI 41 Hình 4.11: Phân cắt các sản phẩm PCR bằng enzyme MspI 42 Hình 4.12: Phân cắt sản phẩm bằng enzyme CfoI 42 Hình 4.13: Phân cắt sản phẩm bằng enzyme RsaI 43 Hình 4.14: Phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme HaeIII 43 Hình 4.15: Phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme Sau3AI 44 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nấm bệnh trên cây trồng, đặc biệt là nấm ký sinh là dịch hại nguy hiểm đối với nền nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, nấm Corynespora cassiicola (Berk. and Curt.) Wei có khả năng phân bố và phổ ký chủ rộng đã gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của nhiều nước. Trong phổ ký chủ, Corynespora cassiicola gây hại đặc biệt nghiêm trọng cho cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.), đây là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ. Trên cây cao su, C. cassiicola gây ra bệnh rụng lá – còn được gọi là bệnh rụng lá Corynespora, bệnh này có thể xảy ra trên cây cao su thuộc mọi lứa tuổi và xảy ra quanh năm, gây thiệt hại rất lớn về năng suất mủ cao su. Bệnh này đã bùng phát thành những đợt dịch bệnh và được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1980 ở Sri Lanka, Indonesia, Malaysia và Thái Lan trên các dvt mẫn cảm như RRIC 103, RRIM 725, KRS 21, PPN 2447. Trong khoảng thời gian từ 1980 - 1988, ở Indonesia, khoảng 1200 ha cao su đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại khoảng 400 ha, ước tính giá trị thiệt hại lên đến 50 triệu USD (theo CFC/INRO Project Proposal, 1999). Trong những năm gần đây, khả năng gây hại của nấm C. cassiicola ngày càng lớn và ngày càng có nhiều dvt cao su bị nhiễm bệnh. Biện pháp phòng trừ bệnh rụng lá Corynespora bằng hóa chất khá tốn kém và được nhận định là không kinh tế bằng cách thay thế các dvt mẫn cảm bằng các dvt có tính kháng (Chee, 1988). Dịch bệnh do nấm C. cassiicola gây ra thường làm kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời gian phục hồi của những dvt bị nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, người trồng cao su thường được khuyến cáo trồng các dvt có tính kháng bệnh. Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của các dòng C. cassiicola là rất khác nhau tùy thuộc vào dvt cao su khác nhau và các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ cao và độ màu mỡ của đất. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nấm C. cassiicola trên cây cao su có sự phân hóa về di truyền (CFC/INRO Project Proposal, 1999; Safia và Noor Hisham, 2003). Do vậy, việc xác định sự đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng ở mức độ phân tử của C. cassiicola là việc rất cần thiết. Đây 2 chính là tiền đề cho việc xác định các marker phân tử có liên quan đến tính độc của C. cassiicola và phục vụ cho việc nghiên cứu tính kháng trên các dvt cao su. Ở Việt Nam, bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su đã được ghi nhận vào tháng 09/1999, gây hại nặng cho các dvt RRIC 103, RRIC 104 và LH 88/372. Hiện nay, số lượng dvt cao su bị nhiễm bệnh đã tăng lên nhiều, bệnh đã xuất hiện tại một số công ty cao su ở miền Đông Nam Bộ (Phan Thành Dũng, 2004) và một số tỉnh phía Bắc như Hà Tây và Nghệ An (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2000). Những nghiên cứu về bệnh này ở Việt Nam hiện chưa nhiều và mới chỉ dừng lại ở phân tích, đánh giá tình hình bệnh cũng như tính kháng của một số dvt cao su đối với nấm C. cassiicola. Việc ứng dụng các kỹ thuật phân tử trong chẩn đoán bệnh và nghiên cứu về nấm C. cassiicola chưa nhiều trong khi bệnh rụng lá Corynespora ngày càng lan rộng, triệu chứng bệnh ngày càng biến thiên, càng ngày càng có nhiều dvt cao su bị nhiễm bệnh, đã trở thành mối lo ngại của nhiều nước trồng cao su. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích đa dạng di truyền một số mẫu nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei gây bệnh trên cây cao su (Hevea brasliensis Muell. Arg) bằng phƣơng pháp RFLP – PCR”. 1.2.Mục đích yêu cầu 1.2.1.Mục đích Thu thập và phân lập nấm C. cassiicola trên lá cao su bị bệnh có biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, không đặc trưng trên các dvt cao su khác nhau, tại một số địa điểm khác nhau. Xác định sự khác biệt di truyền giữa các mẫu nấm C. cassiicola phân lập từ các dvt cao su khác nhau bằng phương pháp RFLP – PCR (Restriction Fragments Length Polymorphism – Polymerase Chain Reaction). 1.2.2. Yêu cầu Nhận dạng được các triệu chứng biểu hiện của bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su. Nắm vững kỹ thuật nuôi cấy và phân lập nấm C. cassiicola. Nắm vững kỹ thuật PCR và sử dụng các enzyme cắt giới hạn. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược về cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), được H. Wickham du nhập vào châu Á và châu Phi năm 1876. Hai cây cao su được du nhập vào Việt Nam năm 1877 do Pierre trồng tại Thảo Cầm Viên (Sài Gòn), nhưng hai cây này sau đó bị chết. Ông Seeligmann gởi về Sài Gòn 50 cây cao su và chỉ còn sống 5 cây vào tháng 12 năm 1881, tiếp theo đợt 2 vào tháng 6 năm 1883, nhưng tất cả cây cao su nói trên đều không tồn tại và phát triển được do nhiều nguyên nhân. Đến năm 1897, sau một số lần thất bại tiếp theo của ông Raul trong việc du nhập và trồng cao su vào nước ta, bác sĩ Yersin đã thành công và vườn cao su đầu tiên được ông trồng tại Suối Dầu – Nha Trang (Đặng Văn Vinh, 2000). Đầu thế kỷ 20, các vườn cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50, cây cao su được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000). Hiện nay, diện tích cao su của cả nước đạt trên 450.000 ha với sản lượng trên 400.000 tấn /ha (Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, 2004). Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, cung cấp mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. Đây cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao trong các lĩnh vực nông – lâm – công nghiệp. Trong những năm gần đây, sản lượng mủ không ngừng được nâng cao nhờ những cải tiến về giống, kỹ thuật nông nghiệp, quy trình khai thác,… Tuy nhiên, những thiệt hại do bệnh gây ra cũng gia tăng đáng kể, một phần do việc chọn lọc chủ yếu dựa theo hướng sản lượng cao, sinh trưởng nhanh đã làm thất thoát gen kháng bệnh. Mặt khác, do tình hình thời tiết – khí hậu có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, cùng với sự phát triển và chuyên canh cây trồng trên diện rộng trong vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đã dẫn đến sự phát sinh – phát triển mạnh về cả chủng loại cũng như mức độ bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề canh tác và hiệu quả kinh tế của nó, thiệt hại sản lượng và gia tăng chi phí sản xuất. Hiện nay, cao su được phát triển mạnh dưới dạng tiểu điền, nên thiệt hại do bệnh gây ra đã ảnh hưởng trực tiêp đến đời sống của những người trồng cao su. 4 Theo Chee (1976), cây cao su bị trên 550 loài sinh vật tấn công, trong đó có 24 loài có tầm quan trọng về kinh tế. Theo Nguyễn Hải Đường (1997), có 24 loại bệnh gây hại trên cây cao su tại Việt Nam. 2.2. Sơ lƣợc về nấm C. cassiicola (Berk. & Curt.) Wei 2.2.1. Lịch sử phát hiện Cooke (1896) ghi nhận Cercospora melonis là tác nhân gây đốm lá dưa hấu và dưa leo tại Mỹ. Năm 1906, Gusgow ghi nhận loại nấm tương tự trên dưa leo tại Đức và đặt tên nó là Corynespora maizei. Năm 1980, Lindau khẳng định các tác nhân nêu trên là cùng loài và đặt tên là Corynespora melonis (Cooke) Lindau. Tại Trung Quốc nhiều tác giả đã ghi nhận loại nấm này trên cây đậu nành, đậu đũa và đặt tên là Corynespora vignicola Kawamura. Liu (1948) cho rằng loại nấm gây bệnh tại Trung Quốc tương tự như loại nấm gây bệnh trên cùng ký chủ tại Mỹ đã được Olive và cộng sự đặt tên là Helminthosporum vignae Olive Bain và Lefebrve (Olive et al, 1945; Phan Thành Dũng dẫn nhập, 1995). Sau đó trong báo cáo của IMI (International Mycological Institute) tại Anh cho biết Helminthosporum cassiicola (Berk and Curt) là ký chủ của 11 loài cây vùng nhiệt đới, trong đó có cao su và đu đủ. Năm 1950, Wei thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến nấm này và phân tích để đi đến kết luận rằng chúng là tác nhân gây bệnh duy nhất thuộc loài Corynespora cassiicola và đặt tên là Corynespora cassiicola (Berk and Curt) Wei, tên này được các nhà bệnh cây chấp nhận cho đến nay. 2.2.2. Phạm vi phân bố C. cassiicola (Berk and Curt) Wei được ghi nhận tại hơn 80 nước trên thế giới thuộc nhiều vùng khí hậu khác nhau từ vùng ôn đới đới đến nhiệt đới như Trung Quốc, Nhật, Malaysia, Indonesia, Australia, Austria, Nigeria, Sri Lanka, Cambodia, Thái Lan, Cameroon, Congo, Cuba, Argentinia…vv (Phan Thành Dũng dẫn nhập,1995). 5 2.2.3. Phạm vi ký chủ và khả năng gây bệnh C. cassiicola có khoảng 160 loài ký chủ thuộc các nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ngũ cốc, cây rau màu và nhiều loại cây cảnh khác. Một số cây ký chủ của C. cassiicola bao gồm cao su (Hevea brasiliensis), đu đủ (Carica papaya), cà chua (Lycopersicum esculentum)…. Tuy nhiên, C. cassiicola trên cây cao su là ký sinh chuyên biệt (Phan Thành Dũng dẫn nhập,1995) C. cassiicola có thể gây hại cho tất cả các bộ phận của cây và gây ra các bệnh: leaf fire, leaf spot, target spot, frog eye, late blight, ring spot, brown leaf sprot…(Phan Thành Dũng dẫn nhập, 1995) 2.2.4. Đặc tính sinh học của C. cassiicola C. cassiicola (Berk and Curt) Wei có khả năng sống ký sinh trên thực vật cũng như có khả năng sống hoại sinh trên xác bã thực vật (Ellis và Holiday, 1971). Khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu và biến thiên rất nhiều về hình thái, hình dạng bào tử trên vết bệnh cũng như trong môi trường nhân tạo. Bào tử trên lá có màu nâu nhạt, dạng hình lưỡi liềm, có chứa nhiều vết ngăn với chiều dài đôi khi lên đến 700 m. Ellis và Holiday (1971) mô tả khuẩn lạc của nấm có màu xám đến nâu. Bào tử dạng đơn hay kết thành chuỗi, biến thiên về kích thước và hình dạng. Nấm dễ dàng phát triển trên môi trường nhân tạo nhưng rất khó hình thành bào tử. Sử dụng môi trường PDA cải thiện đáng kể khả năng hình thành bào tử của C. cassiicola phân lập được từ đậu nành. C. cassiicola có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ 8 – 36 o C trên môi trường PDA, thích hợp nhất ở 28 o C, ngưng phát triển ở nhiệt độ trên 40 o C. C. cassiicola trên các ký chủ khác nhau có nhiệt độ phát triển tối ưu khác nhau. Khuẩn ty của C. cassiicola phát triển tốt trong điều kiện tối. Khuẩn lạc hình thành thay đổi theo mức độ chiếu sáng, phát triển rộng và mỏng dưới ánh sáng huỳnh quang, dày và tụ lại trong điều kiện tối. Đối với C. cassiicola trên cây cao su, khuẩn lạc phát triển tốt nhất trên môi trường PDA ở nhiệt độ 28 o C (Phan Thành Dũng dẫn nhập,1995). 6 2.3. Nấm C. cassiicola (Berk. & Curt.) Wei trên cây cao su (Hevea brasiliensis) 2.3.1. Sự xuất hiện của nấm C. cassiicola (Berk. & Curt.) Wei trên cây cao su (Hevea brasiliensis) Đây là bệnh mới và có tác hại lớn chƣa từng có từ trƣớc tới nay tại các nƣớc trồng cao su ở Châu Á. Bệnh đƣợc phát hiện lần đầu tiên trên cây cao su thực sinh tại Sierra Leone (châu Phi) năm 1949. Tiếp theo, bệnh lần lƣợt đƣợc ghi nhận ở Ấn Độ (1958), Malaysia (1961), Nigeria (1968), Thái Lan, Sri Lanka, Indonesia (1985), Bangladesh, Brazil năm 1988 và ở Việt Nam năm 1999 (Phan Thành Dũng dẫn nhập, 1995). Trên cây cao su, nấm C. cassiicola gây hại trên lá, cuống lá và chồi. 2.3.2. Tình hình bệnh do nấm C. cassiicola gây ra trên cây cao su tại các nƣớc trồng cao su Sự phát dịch và lây lan của C. cassiicola có liên quan đến các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, độ cao và độ màu mỡ của đất đai (CFC/INRO Project Proposal, 1999). Do vậy, tình hình bệnh và diễn biến bệnh ở các quốc gia khác nhau là khác nhau. Dịch hại do C. cassiicola gây ra được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1980, chủ yếu tại các nước sản xuất cao su như Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan. Đến nay C. cassiicola đã gây hại ở nhiều nước . 2.3.2.1. Indonesia Bệnh bùng nổ lần đầu vào năm 1980 tại trại thực nghiệm Sembawa, Nam Sumatra. Hiện nay, bệnh gây hại trên tất cả vùng trồng cao su tại Indonesia. Do cao su tiểu điền chiếm trên 90 % tổng diện tích trồng trong nước nên thiệt hại do bệnh chưa thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, 1.125 ha cao su trong giai đoạn 1980 – 1988 và 400 ha phải nhổ để trồng lại với ước tính thiệt hại khoảng 200 triệu Rp. Một số dvt kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản 8 – 10 năm và làm giảm sản lượng 30 – 50 % đối với vườn khai thác (Sinulinga, 1996; Sujanto và Irwan Suhendry, 2000). Diễn biến của bệnh trên các dvt theo từng năm được ghi nhận như sau: - 1980: RRIC 103. - 1982: PNN 2058, 2444, 2447. - 1984: GT 1, KRS 21, FX 25, BPM 6, RRIM 725. 7 - 1991: RRIM 600. - 1995: IAN 873. - 1999: AV 2037. 2.3.2.2. Malaysia Ghi nhận tại vườn ương trên dvt RRIC 52 và FX 25. Năm 1985, dịch bệnh bùng phát gây hại nặng cho RRIC 103, KRS 21 và RRIM 725. Hiện nay bệnh ghi nhận tại tất cả các vùng trồng cao su trong cả nước, nặng nhất tại Johor Baru và Trengganu. Các dvt bị nhiễm bệnh bao gồm GT 1, RRIM 600, 701, 702, 703, 712, 725, 901, 2009, 2020, PR 261, IAN 873, PB 217 (Shukhor S.K. and Hidir S.M., 1996). 2.3.2.3. Sri Lanka Là nước thiệt hại nặng nề nhất, bệnh lần đầu tiên xuất hiện tại 9 địa phương trong vườn nhân sau đó gây hại nặng trên toàn quốc. 4.300 ha dvt RRIC 103, là dvt cao sản được khuyến cáo trồng đại trà (2.400 ha của đại điền và 1.900 ha của tiểu điền chiếm 3% diện tích trồng cao su cả nước lúc bấy giờ), phải nhổ bỏ và trồng lại bằng dvt kháng bệnh. Chính phủ phải bồi thường 64 triệu Rp cho người trồng cao su bị thiệt hại. Các tiến bộ về giống bị khựng lại (thay thế PB 86 bằng các dvt cao sản thuộc RRIC 100’ s series), buộc phải duy trì dvt có sản lượng thấp nhưng có tính kháng bệnh. Các dvt mẫn cảm bị bệnh nặng trước đây bao gồm RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, PNN 2444 đã bị loại bỏ từ đầu, một số dvt được đánh giá là kháng bệnh nay cũng đã bị nhiễm bệnh như là RRIM 600, GT 1, RRIC 110, IAN 873, PB 260, PB 28/59, PB 235, RRII 105 (Jayashinge,1996 và 2000). 2.3.2.4. Thái Lan Bệnh ghi nhận tại thí nghiệm trao đổi giống cao su quốc tế 7 năm tuổi ở trạm Surat Thani. Bệnh gây chết dvt RRIC 103 và rụng lá nặng trên KRS 21. Hiện nay, bệnh đã xuất hiện tên toàn bộ diện tích cao su tại Thái Lan, nhưng tác hại không nghiêm trọng (Narisa Chanruang, 2000). 2.3.2.5. Cameroon Bệnh được ghi nhận trên toàn bộ diện tích trồng cao su trong nước. Các dvt mẫn cảm bao gồm GT1, RRIM 600, RRIC 110, PB 260. RRIC 110 được trồng ở quy mô vừa và phải loại bỏ từ 1995 do nhiễm nặng, trong khi PB 260 là dvt có nhiều triển vọng về sản lượng và kháng bệnh tại Indonesia và Malaysia 8 nhưng bị hại rất nặng tại Cameroon và các nước châu Phi (Gobina, 2000; Phan Thành Dũng dẫn nhập, 2001). 2.3.2.6. Ấn Độ Xuất hiện lần đầu tại vườn ương từ 1969 – 1976 và bệnh chỉ xảy ra ở vài nơi. Cho đến năm 1996 – 1997 dịch bệnh đã bùng phát tại South Canara, Karnataka làm rụng lá, chết chồi và đôi khi chết cả cây. Bệnh cũng gây rụng lá và chết chồi tại vùng Trichur và Thodupuzha, miền trung bang Kerala vào năm 1999 – 2000. Các dvt bị nhiễm bệnh bao gồm GT 1, RRIM 600, Tijir 1 và RRII 105, 118. Tại vườn nhân RRII 105, 118, 300,305, PR 107, 255, 261, RRIM 600, PB 235, 255,260, 311, và GT 1. Dvt RRII 105 mẫn cảm nặng với bệnh gây nhiều chú ý do trên 80 % cao su tại đây trồng dvt này (Sabu,2000). 2.3.2.7. Việt Nam Bệnh xuất hiện lần đầu vào tháng 8 năm 1999 tại trại thực nghiệm cao su Lai Khê, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Dvt LH 88/372, RRIC 103 và RRIC 104 bị hại nặng và phải cưa bỏ và xử lý bằng 0,5 % Benlate C 50 WP. Theo một số ghi nhận ban đầu, bệnh gây thiệt hại về sinh trưởng và sản lượng do tán lá không đủ để cây sinh trưởng và duy trì sản lượng. Một số vườn khai thác bị hại nặng có sản lượng chỉ bằng 1/3 -1/2 so với vườn cây có cùng điều kiện không bị nhiễm bệnh. Sinh trưởng cũng chậm, tỷ lệ khô miệng cạo và cỏ trong vườn cũng gia tăng hơn so với vườn cây không bị hại. Ngoài ra, cùng dvt và tuổi cây, bệnh phân bố khác nhau, trong đó gây hại nặng tại những vùng thấp ẩm ướt hơn so với vùng cao có điều kiện thông thoáng hơn (Phan Thành Dũng và Nguyễn Thái Hoan, 1999 và 2000). 9 Hình 2.1: Một đợt dịch bệnh do C. cassiicola gây ra trên cây cao su ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Môn BVTV/VNCCSVN. 2.3.3. Đặc tính sinh học của nấm C. cassiicola trên cây cao su Khuẩn ty của nấm có màu xám đến nâu, rất biến thiên về hình thái, hình dạng bào tử trên vết bệnh cũng như trên môi trường nhân tạo. Bào tử trên lá có màu nâu nhạt với dạng hình lưỡi liềm chứa nhiều vết ngăn với chiều dài biến thiên, đôi khi đạt 700 m. Bào tử dạng đơn đôi khi dạng chuỗi dính với nhau ở hai đầu gọi là hilum, phát tán nhờ gió. Bào tử phóng thích vào ban ngày và cao điểm từ 8 – 11 giờ sáng. Sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử phóng thích nhiều nhất do nấm cần ẩm độ cao để hình thành bào tử. Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh cũng như trong đất với thời gian kéo dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3 năm (Chee, 1988). Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua lớp biểu bì và khí khổng, ngoài ra còn tiết ra enzyme cellulase giúp phân huỷ màng tế bào. Trong suốt quá trình sinh trưởng, nấm còn tiết ra độc tố CC toxin (là cassiicoline chứa các amino acid) gây độc cho cây cao su, cho nên chỉ với một lượng nhỏ ở gân chính của lá cũng đủ gây rụng lá (Chee, 1988). Nấm có khả năng tồn tại và phát triển trong phạm vi nhiệt độ lớn, thích hợp nhất ở 28 2 o C và ẩm độ bão hoà (Chee, 1987 &1988; Jayashinghe, 2000). . vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài Phân tích đa dạng di truyền một số mẫu nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt. ) Wei gây bệnh trên cây cao su (Hevea brasliensis Muell. Arg) bằng. (Berk. & Curt. ) Wei trên cây cao su (Hevea brasiliensis) 2. 3.1. Sự xuất hiện của nấm C. cassiicola (Berk. & Curt. ) Wei trên cây cao su (Hevea brasiliensis) Đây là bệnh mới và có tác hại. Hình 2. 1: Một đợt dịch bệnh do C. cassiicola gây ra trên cây cao su ở Việt Nam 8 Hình 2. 2: Hình minh họa phản ứng PCR 11 Hình 2. 3: Sơ đồ vùng ITS ở nấm 20 Hình 2. 4: Lược đồ các primer trên

Ngày đăng: 28/07/2014, 05:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan