Giáo trình văn học phương tây III - 8 ppsx

5 520 2
Giáo trình văn học phương tây III - 8 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

172 PHẦN 3. VĂN HỌC MĨ LA TINH Văn học khu vực Mĩ La tinh gây chú ý cho công chúng thế giới từ nửa thế kỉ qua, Việt Nam từ hơn 20 năm qua (đặc biệt từ năm 1986 khi cuốn Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez được xuất bản do dịch giả Nguyễn Trung Đức dịch và Nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội ấn hành). Cũng như mọi nền văn học chân chính, văn học Mĩ La tinh đã phản ánh được tâm thức của con người dân tộc Mĩ La tinh, nêu vấn đề của thời đại và sáng tạo một thành tựu nghệ thuật mới. Cụ thể họ đã thưc sự bàn đến những vấn đề cơ bản sau: Nhu cầu liên kết của các nước nhỏ thành khối lớn hơn để đương đầu với nước lớn trong quan hệ chính trị kinh tế xã hội toàn cầu cũng đang đặt ra cấp bách. Nhà văn bằng tiếng nói nghệ thuật độc đáo của mình cũng tham gia vào quá trình đó với tiếng nói riêng. Văn học Mĩ La tinh góp phần đặt vấn đề và thử giải quyết hai vấn đề, đồng thời khẳng định dòng văn học hiện thực mang tính huyền ảo - một thành tựu văn học mới mẻ. Một mâu thuẫn đang tồn tại trong lối sống Mĩ La tinh cũng tồn tại trong nhân loại là: trong khi sự giao lưu hội nhập trên phạm vi thế giới càng tăng thì lối sống cô đơn khép kín, vị kỉ (hay nói cách khác là chủ nghã cá nhân) cũng có chiều hướng gia tăng. Như vậy, văn học Mĩ La tinh, đặc biệt là dòng tiểu thuyết mới, đã mang cả hai tính thời sự: thời sự của cuộc sống loài người nói chung và thời sự văn học nghệ thuật nói riêng. Một hiện tượng văn học nghệ thuật chân chính phải mang cả hai tính chất ấy. Từ những năm 60, tiểu thuyết Mĩ La tinh xuất hiện như “quả bom” dội vang dư luận Âu Mỹ khiến người ta ngạc nhiên coi nó như một hiện tượng thần kì. Văn xuôi Mỹ La tinh nửa thế kỉ trước còn nằm ngoài rìa nền văn học lớn của nhân loại, nay đột ngột bước lên tiền đài của văn học thế giới . “Một châu lục không phát triển về mặt kinh tế và bị áp bức đã cung cấp cho loài người một nền văn học có chất lượng cao như thế, “đó là một sự ngạc nhiên”, nhà văn Ros Bastos người Paraguay đã nhận định như vậy. Giới nghiên cứu văn học thấy cần phải tìm hiểu cơ chế nảy sinh ra “sự thần kì đó”. Họ muốn thấu hiểu đặc trưng nghệ thuật và xã hội của nó, từ đó mới có thể đánh giá một cách khách quan. Tiểu thuyết mới của Mĩ La tinh là cái gì? Đâu là những tiêu chí và ranh giới phạm vi của nó? Sự khác biệt của nó so với tiểu thuyết châu Âu và tiểu thuyết Tây Ban Nha là gì? Fernandez Retamar, nhà phê bình văn học Cuba đã trả lời câu hỏi đó một cách đơn giản nhất “bản thân hiện thực của châu lục về nhân chủng học, địa lí, xã hội là thước đo duy nhất nét đặc thù của văn xuôi Mĩ La tinh”. Nhà phê bình Antonio Portuondo (Cuba) cũng viết: “tiểu thuyết Tây Ban Nha – Mĩ bao giờ cũng được nuôi dưỡng chủ yếu bằng thực tại xã hội của chúng tôi.” Nhà phê bình văn học Hoa Kì 173 Brotherston cũng ủng hộ quan điểm đó, ông cho rằng đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Mĩ La tinh là sự phản ánh đặc trưng dân tộc của châu lục này. Muốn nghiên cứu nắm vững văn học Mĩ La tinh, chủ yếu là văn xuôi và phương thức sáng tác hiện thực huyền ảo của nó, chúng ta cần phải xem xét quá trình hình thành châu Mĩ và đặc điểm đất nước, dân tộc, xã hội của vùng đất này. 3.1. Khái quát sự hình thành châu Mĩ và Mĩ La tinh Năm 1492 một thuyền trưởng Tây Ban Nha người gốc Italia tên là Christoph Columbus-con người dũng cảm đầy nghị lực đã được vua Fernando và nữ hoàng Isabeila giao nhiệm vụ tổ chức một chuyến tàu biển đi về hướng tây của Đại Tây dương nhằm mục tiêu cập bến bán đảo Ấn Độ. Mục tiêu cụ thể của chuyến đi lịch sử này là gì? Trong nhiều thế kỉ dưới chế độ phong kiến trung cổ, tầm nhìn của người châu Âu bị bó hẹp trong khu vực Địa Trung Hải. Đại dương mênh mông bao la ở kề bên chỉ làm họ sợ hãi hơn là gợi trí tò mò. Các giai cấp phong kiến Tây Âu quen xài nhiều hàng xa xỉ như tơ lụa, hương liệu, đồ châu ngọc mua từ Ấn Độ sang. Hàng hoá này thường phải mua lại qua tay giới lái buôn Ả Rập độc quyền … Vàng bạc xứ Trung Hoa và Nhật Bản cũng có sức hấp dẫn kì lạ đối với giới vua chúa châu Âu. Những con người đi sang phía Ấn Độ - Trung Quốc - Nhật gọi là “con đường tơ lụa” lại hay bị người dân Thổ Nhĩ Kì ngăn chặn cướp cạn. Người Tây Âu băn khoăn, liệu có thể tìm một con đường biển an toàn đi tới phương Đông nhất là xứ Ấn được không? Chính sự ham muốn nguồn tơ lụa châu báu hương liệu rẻ của xứ Ấn đã trở thành động cơ thúc đẩy giai cấp phong kiến châu Âu cố tìm con đường biển đi tới xứ đó. Trước Columbus đã có tới ba cuộc thám hiểm đi tìm Ấn Độ. Lần 1 và 2 đi tới mũi châu Phi, lần 3 đi tới phía tây Ấn Độ. Nhưng cả ba lần đều thiệt hại năng nề mà không kết quả. Cuộc hành trình của Columbus với 90 thuỷ thủ qua nhiều ngày lênh đênh gian truân trên mặt biển Đại Tây dương (Atlantic) đã tới vùng đảo Bahamas, Cuba và một số đảo khác. Thuyền trưởng tưởng lầm rằng đã tới xứ Nhật Bản nên kiếm được một ít vàng và đường mía rồi quay trở về. Columbus còn đi tiếp ba chuyến nữa, lần chót tới được bờ biển phía Đông của vùng Nam Mĩ – nơi đây ông đã nhầm tưởng là xứ Ấn Độ và gọi thổ dân xứ này là người Anh điêng (Indien: người Ấn). Chiến lợi phẩm ít ỏi mang về không làm hài lòng triều đình Tây Ban Nha. Thuyền trưởng Columbus bi bỏ rơi trong nghèo khổ lãng quên, và chết năm 1506 . Về sau, nhà hàng hải người Tây Ban Nha (gốc Italia) là Amerigo tiếp tục đi thám hiểm theo lộ trình của Columbus. Đến bờ biển Châu Mĩ, ông xem xét và kết luận đây không phải là xứ Ấn Độ . Nó là vùng đất hoàn toàn mới lạ đối với người châu Âu. Người ta đặt tên cho châu lục mới này là Amerigo, về sau đổi lại là “America” cho thống nhất với cách gọi tên các châu lục khác (Europa – châu Âu, Africa – châu Phi và Asia – châu Á) . Năm 1519, cuộc thám hiểm vĩ đại của Magellant – nhà khoa học người Bồ Đào Nha (đang phục vụ triều đình Tây Ban Nha) đã đi trọn vòng quanh thế giới và qua Nam Mĩ. Họ xác định một cách chắc chắn: có một châu lục mới – châu Mĩ, và vẽ vùng đất này vào bản đồ thế giới. 174 Đầu thế kỉ 16 những đoàn quân Tây Ban Nha vượt đại dương đi chinh phục miền Trung và Nam Mĩ . Đến giữa thế kỉ 16, những đoàn vũ trang người Pháp tiến sang Bắc Mĩ, chiếm đất Canada . Sang thế kỉ 17, người Anh kéo sang chiếm miền duyên hải Bắc Mĩ, thiết lập các bang trên lãnh thổ Hoa Kỳ, sau đó mở rộng lên miền Tây sau những cuộc đổ xô đi tìm vàng…Cùng lúc đó người Ireland, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức …cũng kéo tới hội cư. Chúng ta cần dõi theo quá trình xâm nhập và khai thác thuộc địa của người Tây Ban Nha (sau đó thêm người Bồ Đào Nha) trên vùng đất Trung Nam Mĩ và sự hình thành khu vực văn hoá Mĩ La tinh. Trước khi người châu Âu đặt chân tới xứ sở mà họ gọi là lục địa America thì nơi đây đã có một nền văn minh cổ xưa riêng biệt. Chủ nhân của nền văn hoá đó là những người thổ dân đang sống trong giai đoạn phát triển cao của xã hội thị tộc. Ba quốc gia - bộ tộc Maya, Azteques và Incas đã có trình độ văn minh khá cao. Những nông dân thành thạo trồng trọt. Thợ thủ công khéo tay sáng chế đồ vật bằng vàng, đồng, đá và kéo sợi dệt vải. Những thành trì cung điện rực rỡ, đền đài đồ sộ. Đây là những quốc gia độc lập có tôn giáo và nền văn hoá riêng trước khi người Tây Ban Nha đến. Quân Tây Ban Nha chủ trương chiếm dần từng vùng, xoá bỏ hẳn từng quốc gia, biến thành thuộc địa. Mới đầu họ tiến hành “mua bán”, “trao đổi” những thứ mang theo như chai lọ thuỷ tinh, kiếng soi … và hàng xấp Kinh thánh Gia Tô để đổi lấy vàng bạc, đồ trang sức. Sau đó, họ tàn phá cung điện, đền đài, huỷ diệt tôn giáo bản địa, cướp bóc đồ vật quí hiếm. Họ bắt thổ dân đóng thuế bằng sản vật địa phương … Trong cuộc chinh phục qui mô của thực dân, các giáo sĩ Thiên chúa giáo đã cộng tác đắc lực với giai cấp thưc dân. Họ ép dân bỏ tôn giáo cũ theo Thiên chúa giáo. Dưới bóng cây thánh giá, chúng đã thiêu sống nhiều người và đốt cháy nhiều làng mạc của bộ tộc da đỏ. Đứng đầu các “quốc gia mới” là các “phó vương Tây Ban Nha” – ông vua mới của vùng Mĩ La tinh. Những đoàn thuyền Tây Ban Nha liên tục chở vàng bạc kim cương về nước. Sau khi vơ vét “của nổi”, bọn thưc dân tìm cách đào bới “của chìm”. Họ tìm cách khai mỏ, như mỏ bạc ở Bolivia mỗi năm đào được 300 tấn bạc. Chúng cưỡng bách dân địa phương lao động quá sức và tàn sát những người chống đối. Hàng triệu người chết vì kiệt sức hoặc bị giết hại…Để tăng thêm lao động, bọn thực dân tổ chức tìm bắt hoặc “mua ép” người da đen ở châu Phi (vốn đang là thuộc địa của Tây Âu) đưa sang châu Mĩ làm nô lệ. Nhiều tháng trời lênh đênh trên mặt biển, những người châu Phi bị nhét dồn dưới hầm tàu, thiếu ăn uống và khí trời, khi tới châu Mĩ họ bị dồn vào các hầm mỏ và đồn điền mía, cà phê, ca cao… Ngày càng nhiều dân chúng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chuyển sang lập nghiệp ở châu Mĩ (vùng Trung Nam Mĩ). Chế độ cai trị thuộc địa bắt đầu. Người đàn ông thực dân kết hôn với phụ nữ bản xứ, lập nghiệp lâu dài hoặc định cư luôn. Qúa trình trộn huyết giữa các màu da trắng đỏ đen tạo ra nhiều sắc dân đa dạng hơn xưa. Đồng thời quá trình pha trộn các nguồn văn hoá Âu, Phi và bản địa cũng diễn ra. Trong khi đang sản sinh những yếu tố văn hoá mới, người dân Mĩ La tinh vẫn xem văn hoá châu Âu là nguồn chính, tiếp tục là nguồn sữa nuôi dưỡng các nền văn hoá Trung 175 Nam Mĩ. Người dân gốc lục địa Âu vẫn hướng về quê cũ để học tập, cho con cái về “du học” ở xứ sở cội nguồn. (  ) Khi các quốc gia thuộc địa ở châu Mĩ hình thành thì liên tục xảy ra những cuộc đấu tranh giành độc lập khỏi ách cai trị của thực dân Tây Âu (thực ra là đấu tranh ly khai với mẫu quốc), đấu tranh dai dẳng hàng thế kỉ. Mở đầu thành công là sự thành lập Hiệp chủng quốc Hoa Kì 1776 (The United States of America) rồi đến Cannada tiếp tục lan rộng khắp Trung và Nam Mĩ. Thuộc vùng Bắc Mĩ, nền văn hoá Hoa Kì phát triển mạnh, có nhiều thành tựu văn học tuy đã có phong cách riêng nhưng vẫn mang tính Âu châu khá rõ nét. Khu vực Mĩ La tinh (do việc truyền giáo dùng văn tự La tinh nên vùng trung nam Mĩ được gọi là Mĩ La tinh) bao gồm 24 quốc gia sau: Argentina, Bahamas, Bollivia, Brasil, Cuba, Costa Rica, Colombia, Chile, Ecuador, Elsanvado, Guatemala, Grenada, Guyana, Haiiti, Honduras, Jamaika, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Tobago, Trinidad, Uruguay, và Venezuela. Tất cả nói tiếng Tây Ban Nha, riêng vùng Brasil nói tiếng Bồ. Nước Cuba sau khi thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha đã tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hầu hết các nước khác chọn con đường tư bản chủ nghĩa với tư tưởng tư sản dân tộc (chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa Peron chống phụ thuộc và chống bành trướng Hoa Kì). Tư tưởng Mác- Lê nin cũng đã thâm nhập vùng này. Nhiều đảng cộng sản hoạt động hợp pháp ở một số nước. Có thể nói vùng Mĩ La tinh chứa đựng hầu hết những hệ ý thức tư tưởng của nhân loại, chủ nghĩa đa nguyên tư tưởng về chính trị là một đặc điểm của vùng đất này. Có thể tin rằng lục địa Mĩ La tinh là một “bảo tàng sống” những mô hình lịch sử nhân loại. Nơi đây vẫn còn tồn tại phương thức sống thời nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa. Trong một nước cũng chứa đựng cả những hệ tư tưởng trái ngược nhau. Những thành phố lớn hiện đại tiện nghi cao cấp, sang trọng cách không xa là những bộ lạc sống gần như hoang dã, nghèo khổ, mông muội và man rợ. [Chẳng hạn một nghi lễ tín ngưỡng như sau còn tồn tại: nghi lễ tế thần mùa Xuân ở vùng trung du Colombia. Đầu vụ trồng trọt chăn nuôi, dân làng chọn một đôi nam nữ khoẻ mạnh xinh đẹp làm vật tế thần. Ngày lễ, dân làng tập trung quanh một bãi cỏ rộng, phẳng lì, ai nấy cầm sẵn dao, mác trên tay. Đôi trai gái ưu tú “được chọn” bị dẫn vào giữa bãi cỏ, trút bỏ quần áo và giao hoan trước sự chứng kiến của mọi người. Đến một thời điểm nào đó, người chỉ huy đứng kề bên đôi trai gái hô lên một mệnh lệnh. Đám dân chúng reo hò xông vào đâm chém vằm nát hai con người hạnh phúc kia. Phút chốc họ trở thành (  ) Xem tiểu thuyết Nô tỳ Isaura của nhà văn Bernado người Brasil, sau chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Phim kể chuyện: một nhân vật tên Leon Chiev con lão huân tước chủ nô được gửi về Pháp học đại học ở Paris – lúc đó được coi là thủ đô văn hoá của Tây Âu. Anh ta đi học ngành vật lý nhưng chỉ ham mê ăn chơi. Khi anh ta về nước, lão huân tước cay đắng nhận thấy thằng con “quý tử” chẳng mang về được một mảnh bằng nào. Anh ta cũng chẳng học được thói gallant của người Pháp nên vẫn giữ thói “ông chủ thực dân” khi đối xử với nô tì Isaura. Isaura là con lai - bố là người Bồ Đào Nha da trắng, mẹ người Phi da đen. Tuy không được đi du học nhưng cô lại được học tinh hoa văn hoá Pháp, giỏi tiếng Pháp, chơi đàn Piano thành thạo. Có khi ngẫu hứng cô diễn tấu những bài nhạc lạ lùng tự sáng tạo - những giai điệu nhạc Phi, khiến người nghe kinh ngạc say mê. Cô đã sáng tạo những giai điệu pha trộn nhạc Âu cổ điển với nhạc Phi hoang dã - gọi là nhạc Mĩ La tinh và đã chinh phục được bà diễn viên kịch người Pháp… 176 đám thịt nhão đầm đìa máu. Mỗi người dân giành lấy một nắm chạy đi rải vào đồng ruộng, chuồng gia súc để cầu mong mọi vật sinh sôi nảy nở nhiều.] Về mặt dân tộc học, người ta rút ra vài đặc tính đáng chú ý: dân Mĩ La tinh ít bảo thủ, nhạy bén, khí chất nồng nàn mãnh liệt đến độ bạo liệt, vừa “hiện sinh” lại vừa “cô đơn”, vừa hâm mộ khoa học lại vừa sùng tín đạo Thiên chúa, kể cả những nhà khoa học. 3.2 HAI DÒNG VĂN HỌC CHỦ YẾU Ở VÙNG MĨ LA TINH 3.2.1 Dòng văn học theo chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt, tiếp nối truyền thống Tây Âu thế kỉ XIX Khuynh hướng văn học này nối tiếp văn học hiện thực phê phán của Tây Âu thế kỉ XIX, tất nhiên phản ánh được hiện thực Nam Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Truyện ngắn, đặc biệt tiểu thuyết có lối viết trong sáng, ngắn gọn, trực tiếp với lối viết quen thuộc. Nó miêu tả hiện thực Mĩ La tinh khá chính xác về chi tiết, bám sát địa bàn và sự kiện có thật, tất nhiên vẫn có hư cấu như mọi tiếu thuyết. Tiêu biểu là tiểu thuyết “Nô tì Isaura” của nhà văn Bernador, “Những con đường đói khát”, “Đất dữ”, “Ca cao”, “Miền đất quả vàng”, “Tereza” của George Amado. Bên cạnh đó, còn có những tác phẩm tiêu biểu của Gabriel Gaccia Marquez (Ngài đại tá chờ thư, Trăm năm cô đơn…), nhà văn Cuba Carpentier với truyện “Vương quốc trần gian”, thơ ca của Pablo Neruda v.v… Nhìn chung, dòng văn học hiện thực phê phán Mĩ La tinh chưa có những cách tân đáng kể về thi pháp nhưng cũng có giá trị trình bày hiện thực tàn khốc của vùng đất và con người xứ sở này. Nội dung chính là trình bày dòng văn học thứ hai: dòng văn học hiện thực huyền ảo cùng với phương thức sáng tạo nghệ thuật của nó. Jorge Amado - vị hoàng đế của văn học Brazil Trong lịch sử văn học Brazil, không có nhà văn nào nổi tiếng, có uy tín và nhiều độc giả như Jorge Amado. Bằng những tác phẩm văn học và hoạt động chính trị không mệt mỏi, nhà văn cộng sản này đã được sự ngưỡng mộ của tầng lớp người nghèo khổ, người da đen bị áp bức và cũng có không ít kẻ thù . Nhà văn nổi tiếng nhất Brazil với hơn 40 tác phẩm được dịch ra 54 thứ tiếng trên thế giới đã từ trần tại thành phố quê hương Salvador, bang Bahia, thọ 88 tuổi. Nhân vật chính là nhân dân, hầu hết những tiểu thuyết của Jorge Amado đều được thai nghén tại thành phố Salvador, thủ phủ bang Bahia thuộc vùng Đông Bắc vốn là thủ đô của Brazil cho đến năm 1763. Ra đời năm 1912 trong ngôi làng Ferradas, con một nông dân trồng ca cao, J. Amado trải qua thời thơ ấu trong một khu phố nghèo của Salvador mà mọi đường phố, ngôi nhà giờ đây vẫn gợi nhớ về quá khứ thuộc địa của Bồ Đào Nha từ thế kỷ 17. Hàng năm, hàng ngàn, hàng vạn người hâm mộ ông vẫn hành hương tới đây để được sống trong không khí mà nhà văn đã mô tả rất sống động trong các cuốn tiểu thuyết của ông. Năm 1989, trong một lần trả lời phỏng vấn, Jorde Amado bộc bạch: . khoa học. 3.2 HAI DÒNG VĂN HỌC CHỦ YẾU Ở VÙNG MĨ LA TINH 3.2.1 Dòng văn học theo chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt, tiếp nối truyền thống Tây Âu thế kỉ XIX Khuynh hướng văn học này nối tiếp văn. Jorge Amado - vị hoàng đế của văn học Brazil Trong lịch sử văn học Brazil, không có nhà văn nào nổi tiếng, có uy tín và nhiều độc giả như Jorge Amado. Bằng những tác phẩm văn học và hoạt động. cũng có giá trị trình bày hiện thực tàn khốc của vùng đất và con người xứ sở này. Nội dung chính là trình bày dòng văn học thứ hai: dòng văn học hiện thực huyền ảo cùng với phương thức sáng

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan