Cư xử đúng mực khi trẻ mắc lỗi docx

4 280 0
Cư xử đúng mực khi trẻ mắc lỗi docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cư xử đúng mực khi trẻ mắc lỗi "Bà nói tử tế hơn đi" - đó là lời yêu cầu tự phát của một đứa trẻ mới 4 tuổi khi bị bà la mắng do nghịch ngợm phá phách. Vì sao trẻ lại có "bức xúc" này và liệu sự thay đổi của người lớn có dẫn tới phản ứng tích cực của trẻ? Trong cuộc sống hằng ngày, người lớn nhiều khi cư xử chưa đúng mực với trẻ, hoặc quá khắt khe hoặc quá dễ dãi. Nguyên nhân là chúng ta chưa chịu khám phá khả năng của riêng trẻ và thường thiếu niềm tin vào chúng. Tôi có đứa cháu trai năm nay gần 4 tuổi, rất nghịch ngợm, bướng bỉnh nhưng khá khôn ngoan và lém lỉnh. Mỗi lần cháu phá phách và không nghe lời thì ngay lập tức bị người lớn mắng mỏ, dọa nạt. Những lúc như thế, cháu tỏ ra không đồng ý, thậm chí phản kháng lại. Dù biết là sai, cháu vẫn đòi hỏi người la mắng phải nói tử tế và nhẹ nhàng hơn. Khi đó, bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình chuyển sang nựng cháu, thay đổi giọng nói, cách xưng hô của mình. Được thoả mãn yêu cầu, cháu cũng ngoan trở lại. Sự hiếu động, tò mò, nghịch ngợm là cách trẻ khám phá thế giới xung quanh. Đó là một đặc điểm cần thiết và tích cực đối với trẻ nhỏ, chứ không phải không tốt. Hiểu được đặc tính này, người lớn không nên bực mình, khó chịu. Phải nhấn mạnh rằng sẽ có những lúc trẻ nghịch theo kiểu không ngoan. Tôi cũng đã có lần nói to và tỏ ra giận dỗi với cháu. Theo thói quen, cháu cũng đề nghị tôi: "Bác nói tử tế đi". Không như bà và bố mẹ cháu, "Đừng mắng con " (fotosearch) trước khi thay đổi thái độ và cách nói của mình, tôi muốn cháu hiểu rằ ng tại sao người lớn có những lúc mắng mỏ cháu, với lời giải thích: "Tại cháu nghịch và không ngoan nên bác đã không nói tử tế với cháu. Nh ững khi cháu ngoan, có ai mắng hoặc nói "không tử tế" đâu. Bác c ũng thích nói tử tế với cháu". Không ngờ cháu hiểu rất nhanh và rất tốt ý của tôi. Im lặng một lát, cháu nói: "Cháu không hư nữa, bác nói tử tế với cháu nhé". Từ chỗ ngạc nhiên, tôi cảm thấy vui thích thực sự và thay đổ i ngay thái độ của mình: không những vui vẻ trìu mến mà còn ôm cháu vào lòng và thưởng một món quà mà cháu thích. Tôi đã nói chuyện với mọi người trong gia đình về việc này và đi tới thống nhất về cách dạy dỗ cháu. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có khả năng hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng. Trong cách ứng xử hằng ngày, người lớn cần kiên trì để hiểu đúng về trẻ và tìm cách giải thích cho các em hiểu được những yêu cầu, mong muố n của mình một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh. Điều đó giúp trẻ cảm nhận dần những chuẩn mực xã hội và sẽ thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi phải làm theo yêu cầu của người lớn. Trẻ sẽ hiểu được tại sao người lớn có thái độ khác nhau đối với từng hành động của chúng. Đối xử hợp lý với trẻ chắ c chắn sẽ giúp các em phát triển tích cực. Tiến sĩ Nguyễn Thái Hoà, Khoa Học & Đời Sống Việ t Báo (Theo_VnExpress.net) . Cư xử đúng mực khi trẻ mắc lỗi "Bà nói tử tế hơn đi" - đó là lời yêu cầu tự phát của một đứa trẻ mới 4 tuổi khi bị bà la mắng do nghịch ngợm phá phách. Vì sao trẻ lại có. của trẻ? Trong cuộc sống hằng ngày, người lớn nhiều khi cư xử chưa đúng mực với trẻ, hoặc quá khắt khe hoặc quá dễ dãi. Nguyên nhân là chúng ta chưa chịu khám phá khả năng của riêng trẻ và. nhất về cách dạy dỗ cháu. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có khả năng hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng. Trong cách ứng xử hằng ngày, người lớn cần kiên trì để hiểu đúng về trẻ và tìm cách giải thích

Ngày đăng: 27/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan