Hình tượng con người công dân và con ngườHình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại_1i cá nhân trong văn học Việt nam trung docx

6 598 2
Hình tượng con người công dân và con ngườHình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại_1i cá nhân trong văn học Việt nam trung docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại 1. Một số giới thuyết 1.1. Văn học thời trung đại 1.1.1. Khái niệm thời trung đại Thời trung đại là khái niệm mà các nhà nhân đạo chủ nghĩa châu Âu dùng để chỉ thời đại lịch sử ở giữ thời cổ đại, tính từ khi chế độ đế quốc La Mã sụp đổ vào TK thứ V cho đến thời đại Phục Hưng vào TK XV. Về mặt văn hoá, thời trung đại không đơn giản là một bước lùi trong tiến trình văn minh mà là một bước tiến. Đó là thời đại văn hoá lớn trong lịch sử nhân loại. Đối với các quốc gia phương Đông như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, … thời trung đại là thời kỳ hình thành toàn bộ những di sản văn háo thành văn của minh. Về mặt thời gian, các sử gia chia thời trung đại Châu Âu ra làm ba: - Sơ kỳ: Từ TK V - TK XI - Trung kỳ: Từ TK XII – TK XV. - Mạt kỳ: Từ TK XVI – TK XVII. Cần chú ý độ dài cụ thể của thời trung đại ở từng khu vực, từng quốc gia có những điểm xê dịch đánh kể. Thời cận đại là thời quá độ, giao thời chuyển hoá từ thời trung đại lên hiện đại. Ở Châu Âu người ta tính từ TK XVI – TK XVII, tức là ngay từ mạt kỳ trung đại. Ở Trung Quốc và Việt Nam, Nhật Bản, tính từ thời điểm xâm nhập của tư bản phương Tây, cũng tức là thời suy tàn của chế độ phong kiến. Cũng cần nói thêm rằng vấn đề này hiện nay còn đang tranh luận chưa thống nhất, bởi nếu xét theo sự phát triển của đô thị, ý thức thị dân thì thời cận đại Việt Nam có thể tính ngược lên TK XVII – XVIII. Trước nay, học giới xác định là 1930, thời điểm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chuyển sang giai cấp vô sản, nhưng nếu xét về thời điểm chấm dứt chế độ phong kiến thì phải đến 1945. Nếu thừa nhận thời hiện đại là thời đại chung của mọi dân tộc và khu vực thì có cơ sở để thấy rằng thời cận đại của các nước Phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc trên thực tế là rất mờ nhạt, không rõ nét, hoặc bị teo đi. Bởi vì thời cận đại ở đây không phải xuất hiện do sự phát triển tự thân mạnh mẽ các quan hệ xã hội, mà chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài, cho nên nó không thể kéo dài. Xét về bình diện văn hoá thì phải tính đến cái mốc tiếp nhận và sáng tạo các hình thái văn háo mới. Mốc ấy chưa có ở giữa TK XIX của Việt Nam. Mặc dù có ảnh hưởng của Pháp và chữ Quốc ngữ bắt đầu truyền bá rộng rãi dưới dạng hiện đại từ giữ TK XIX, nhưng phải sang đầu TK XX mới được sử dụng phổ biến. Các phong trào Cách mạng đầu TK XX đã sử dụng đắc lực chữ Quốc ngữ. Khoa thi chữ Hán cuối cùng diễn ra năm 1917. Đó là lý do để các nhà nghiên cứu văn học trước đây xác định thời hiện đại của văn học Việt Nam từ đầu TK XX. 1.1.2. Khái niệm văn học trung đại Văn học trung đại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: văn học cổ; văn học cổ điển; văn học thời phong kiến,… Nhưng năm 1980, Nicôlin, đề nghị dùng khái niệm văn học trung đại, sau đó nhiều người dùng nên trở thành quen thuộc. Văn học trung đại Việt Nam là một thời kỳ văn học, một quá trình của văn học dân tộc, trải dài suốt mười thế kỷ. Dùng khái niệm văn học trung đại để chỉ thời kỳ này của văn học Việt Nam là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đấy là văn học chịu sự chi phối của tư tưởng, quan điểm, thẩm mỹ thời trung đại. Hết TK XIX, văn học trung đại cũng hết vai trò lịch sử và nó được thay thế bằng văn học thuộc loại hình khác – loại hình văn học hiện đại mang đậm tính hiện đại của văn học thế giới từ đầu TK XX. Văn học trung đại Việt Nam rất khó xác định cụ thể năm bắt đầu và năm kết thúc mà chỉ nên nói bắt đầu vào TK X và kết thúc vào những năm cuối TK XIX. Đây là quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện nay quy ước và đang chờ đợi sự bàn bạc sâu thêm. 1.1.3. Phân kỳ văn học Việt Nam trung đại Phan Phu Thiên (TK XV) lấy tiêu chí Văn học xếp theo triều đại, chia thành các giai đoạn Văn học Trần; Lê. N.I.Niculin lấy tiêu chí Chức năng ngoài văn học chia thành: TK X – TKXII: thời kỳ tiền (thượng) trung đại: với lý do là thể loại hành chức ngoài văn học chiếm ưu thế. TK XIII – XVII: thời kỳ trung đại phát triển. TK XVIII – nửa đầu TK XIX: thời kỳ hạ trung đại. Nguyễn Lộc chia thành TK X – TK XV: thời kỳ văn học khẳng định dân tộc trên cơ sở khẳng định chế độ phong kiến. Nc TK XV – nđ TKXVIII: văn học khẳng định nhà nước phong kiến. Nc TK XVIII – nđ TK XIX: văn học khẳng định con người. Lê Trí Viễn, chia thành TK X – TK XV: văn học trung đại thượng kỳ. TK XVI – TK XIX: văn học trung đại hạ kỳ Các tác giả của "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” chia thành TK X – TK XVII: chia ra làm hai giai đoạn: X – XIV: sự hình thành và chín muồi của các thể loại văn học chữ Hán; XV – XVII: sự manh nha và phồn thịnh của văn học Nôm. TK XVIII – TK XIX: sự chín muồi đạt đến đỉnh cao của văn học Nôm và sự phát triển phong phú thêm của văn học chữ Hán với các thể loại truyện ký mới mang tính chất văn học. Nguyễn Đăng Na chia TK X – TK XIV: thế kỷ lấy văn học dân gian và văn học chức năng làm cơ sở. TK XV – TK XVI: thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự TK XVIII – TK XIX: thế kỷ của ký và tiểu thuyết chương hồi. Ngữ Văn 10 (Trần Đình Sử, tổng chủ biên) chia như sau: TK X – TK XIV: thời kỳ khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc, trong đó có văn học; thời kỳ đặt nền mống có tính chất định hướng cho văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung; nội dung chủ yếu là khẳng định và ca ngợi dân tộc. TK XV – TK XVII: Sự phát triển của thơ ca quốc âm; ba thể thơ dân tộc ra đời: lục bát, song thất lục bát và hát nói; văn chính luận và văn tự sự phát triển rất mạnh; ngoài nội dung yêu nước, văn học giai đoạn này còn chú ý đến số phận con người, bắt đầu những biểu hiện phi Nho giáo. TK XVIII – nđ TK XIX: Con người ý thức được vai trò của mình, do đó tạo ra được trào lưu đòi giải phóng tình cảm cá nhân, tự do yêu đương, … Nội dung văn học thêm phong phú, đa dạng; ngôn ngữ văn học trưởng thành vượt bậc, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc; các loại hình văn học nở rộ và đều đạt đến đỉnh cao. Nc TK XIX: văn chương yêu nước phát triển mạnh, Ngoài thơ ca, văn chính luận, đặc biệt là loại văn điều trần cũng rất phát triển; văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc; Chữ quốc ngữ và văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ. Ngữ văn 10, Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). Nxb Giáo Dục. H. 2006, chia TK X – TK XIV; TK XV – TK XVII: tư duy văn học chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan điểm văn sử triết bất phân, thi ngôn chí, văn dĩ tải đạo. Cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này là cảm hứng yêu nước. Thể loại văn học chủ yếu là tiếp thu từ phương Bắc, là quá trình dân tộc hoá thể loại văn học nước ngoài, nhiều thể loại mang tính chức năng, ngôn ngữ chủ yếu là chữ Hán nhưng từ TK XV, chữ Nôm đã có một vị trí quan trọng trong sáng tác thơ ca. . Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại 1. Một số giới thuyết 1.1. Văn học thời trung đại 1.1.1. Khái niệm thời trung đại Thời trung đại. thời hiện đại của văn học Việt Nam từ đầu TK XX. 1.1.2. Khái niệm văn học trung đại Văn học trung đại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: văn học cổ; văn học cổ điển; văn học thời phong. nghị dùng khái niệm văn học trung đại, sau đó nhiều người dùng nên trở thành quen thuộc. Văn học trung đại Việt Nam là một thời kỳ văn học, một quá trình của văn học dân tộc, trải dài suốt

Ngày đăng: 27/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan