tóm tắt luận án tội phạm hóa,phi tội phậm hóa hình sự hóa phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại việt nam trong giai đoạn hiện nay

24 1.8K 2
tóm tắt luận án tội phạm hóa,phi tội phậm hóa hình sự hóa phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại việt nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự (PLHS) là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất kỳ Nhà nước nào bởi chính sự tồn tại, phát triển của hệ thống những quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có ý nghĩa góp phần quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (XPTTQLKT) nói riêng đã và đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta trong những năm gần đây. Báo cáo tổng kết hằng năm của Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án đều nhận định số lượng các vụ án cũng như bị can, bị cáo về các tội XPTTQLKT không tăng đột biến nhưng phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm xảy ra phổ biến, nghiêm trọng trên các lĩnh vực, các ngành, nhất là những ngành và lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Thực tế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự quản lý kinh tế của đất nước, là rào cản tới sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong những năm qua PLHS đã liên tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta qua mỗi thời kỳ. Chính sách hình sự là quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp PLHS là cốt lõi nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Hoàn thiện chính sách hình sự nói chung, chính sách PLHS nói riêng là quá trình diễn ra song song hai xu hướng tội phạm hoá (TPH), hình sự hoá (HSH), và phi tội phạm hoá (PTPH), 2 phi hình sự hoá (PHSH). Vì vậy, TPH, HSH, và PTPH, PHSH hành vi XPTTQLKT là những biện pháp thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước với nội dung thể hiện quan điểm thu hẹp hay mở rộng phạm vi xử lý hình sự thông qua hoạt động lập pháp. Giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm kinh tế đang tiếp tục có nhiều biến động phức tạp do những thay đổi về điều kiện khách quan của kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy trong quá trình phát triển kinh tế, lợi dụng chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế nên xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội, có nơi, có lúc diễn biến nghiêm trọng nhưng chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) là tội phạm. Ngược lại, cũng từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy, một số hành vi không còn mang tính nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể, không còn phù hợp trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng, thể hiện nhiều năm qua rất ít xảy ra, thậm chí chúng ta không xử lý về hình sự nên cần được nghiên cứu để PTPH. Hệ thống hình phạt quy định trong các tội XPTTQLKT nói chung đã nghiêm khắc và đáp ứng được mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội. Tuy nhiên quy định về hình phạt trong một số tội phạm cụ thể còn mâu thuẫn với phần chung. Mức chế tài quy định trong một số điều luật còn thể hiện sự bất hợp lý khi so sánh trong mối tương quan chung, chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đặc biệt kể từ sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới đã mở ra cho chúng ta những thời cơ, thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn và những hệ quả tiêu cực kéo theo là không 3 nhỏ. Dự báo tình hình tội phạm nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng trong thời gian tới còn phức tạp, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi và gây khó khăn hơn trong điều tra, xử lý tội phạm. Giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra một trong những phương hướng quan trọng, đó là hoàn thiện chính sách PLHS phù hợp với nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Trên cơ sở những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và đấu tranh phòng chống tội phạm, nghiên cứu quy định trong BLHS hiện hành về các tội XPTTQLKT chúng tôi thấy còn những khoảng trống, bất cập về lý luận. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm luận án Tiến sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chính sách hình sự, trong đó có vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước đề cập. Tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng luôn là mang tính thời sự xuất phát từ tính “động” của nền kinh tế. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về chính sách hình sự, về tội phạm kinh tế khá nhiều, có thể ở góc độ luật hình sự (LHS) hoặc tội phạm học. Tác giả sắp xếp theo từng nhóm công trình có liên quan đến luận án như sau: - Thứ nhất, các công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu mang tính chất phổ biến cung cấp những tri thức lý 4 luận cơ bản nhất liên quan đến đề tài tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Một số công trình của các nhà nghiên cứu Xô Viết trước đây như: “Luật Hình sự và Xã hội học”, NXB Sách pháp lý, Matxcơva năm 1970 của tác giả Ghersengiôn A.A; “Tội phạm học và chính sách hình sự”, NXB Trường Đại học Tổng hợp Xvertlôv năm 1980 của Kôvalev M.I và Vôrônhin Iu.A Những năm gần đây, vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Chẳng hạn như công trình: “Luật Hình sự Nga. Phần Chung” Matxcơva, năm 2005 do tác giả L.L. Kruglikov làm chủ biên; “Nhiệm vụ của chính sách hình sự. Tội phạm - hiện tượng xã hội tiêu cực” Matxcơva, Nxb Infra - M, 2008 của Franz Von Listz; “Luật hình sự liên bang nga. Tập bài giảng. Hai tập, Tập 1, Phần Chung”, Máxcơva, 2004 của tác giả Na- u-mốp A.V; “Căn cứ của biện pháp cấm mang tính chất pháp lí hình sự: Tội phạm hoá và phi tội phạm hoá” của tác giả A.M. Iakôvlép; “Xu hướng chính sách hình sự của Nga thời kì hậu Xô Viết”, Tóm tắt luận án tiến sỹ luật học. Cheliabinsk, 2005 của tác giả Nhe-đốt-kô IU.V; “Quan niệm về mô hình hoá pháp luật hình sự trong lĩnh vực kinh tế” của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và pháp luật, (trên cơ sở Uỷ thác của Tổng thống Liên bang Nga, Uỷ thác số 3169 ngày 28.11.2009) Đây là những công trình nghiên cứu lý luận về chính sách hình sự, về vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH trong lĩnh vực kinh tế của các nhà nghiên cứu nước ngoài làm cơ sở để tác giả tiếp cận, kế thừa trong luận án. Một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong nước như: Sách chuyên khảo: “Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do TS Đào Trí Úc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 5 năm 1995; Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng” của PGS.TS Hồ Trọng Ngũ, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002; Sách chuyên khảo: “Tội phạm kinh tế thời mở cửa” do PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS Nguyễn Hòa Bình làm chủ biên, NXB Công an nhân dân, năm 2003; Sách chuyên khảo Sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự” của PGS.TSKH Lê Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005; Sách chuyên khảo: “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” do TS. Phạm Văn Lợi chủ biên, NXB Tư Pháp, năm 2007 Ngoài ra, các tài liệu liên quan đến luận án còn là hệ thống giáo trình, bình luận khoa học Bộ luật hình sự, các số chuyên đề như: Giáo trình LHS Việt Nam năm 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình LHS Việt Nam năm 2003 của Trung tâm đào tạo từ xa Trường Đại học Huế; Giáo trình LHS Việt Nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Sách “Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999” của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2008 do tập thể tác giả biên soạn Tất cả các công trình trên đều có những chương, phần nghiên cứu lý luận về chính sách hình sự, về vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH hoặc nghiên cứu về các tội XPTTQLKT trên cơ sở phân tích dấu hiệu pháp lý đặc trưng, yếu tố cấu thành cụ thể cụ thể. - Thứ hai, là các công trình nghiên cứu thể hiện qua các luận án tiến sĩ. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Minh Thanh: “Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (năm 2003); Luận án Tiến sĩ của tác giả Mai Thế Bày: “Đấu tranh phòng chống các tội XPTTQLKT” (năm 2006); Luận án 6 tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Nam: “TNHS đối với các tội XPTTQLKT trong LHS Việt Nam” (năm 2007) Những công trình này nghiên cứu về chính sách hình sự nói chung hoặc nghiên cứu các tội XPTTQLKT chủ yếu dưới góc độ tội phạm học. - Thứ ba, các công trình nghiên cứu thể hiện qua những bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành, Hội nghị, Hội thảo, các số chuyên đề. Đây là nguồn tài liệu phong phú nhất. Những công trình nghiên cứu này chủ yếu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật có uy tín như Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Dân chủ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Công an nhân dân Nhìn chung đây là những công trình nghiên cứu tội phạm cụ thể hoặc nghiên cứu về TNHS, hình phạt đối với các tội XPTTQLKT. Như vậy, hiện nay các công trình khoa học nghiên cứu về chính sách hình sự nói chung, về các tội XPTTQLKT ở các góc độ khác nhau khá nhiều. Tuy nhiên, quá trình thu thập, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện đề tài, tác giả nhận thấy hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức về chính sách hình sự, luận án làm rõ lý luận cơ bản về TPH, PTPH; HSH, PHSH, phân tích thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT, từ đó đề xuất phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT, góp phần hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau: - Lý luận cơ bản về chính sách hình sự, trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH. - Thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu nội dung này trong BLHS hiện hành. - Kết quả TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT thể hiện trong thực tiễn áp dụng PLHS thời gian qua. - Những vướng mắc, bất cập trong quy định và áp dụng pháp luật hình sự đối với hành vi XPTTQLKT. - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và yêu cầu, phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT thời gian tới góp phần hoàn thiện PLHS. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Dưới góc độ chuyên ngành Luật hình sự, đề tài nghiên cứu lý luận về TPH, PTPH; HSH, PHSH; thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT qua các giai đoạn lập pháp hình sự và kết quả hoạt động này trong áp dụng PLHS; quan điểm, phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong thời gian tới. - Về thời gian: Thời gian khảo sát thực tiễn của đề tài là từ năm 2000 đến năm 2010. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong Chính sách hình sự về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm kinh tế nói riêng qua các thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước. Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, số liệu về các tội XPTTQLKT của Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cung cấp, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn… 6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận án - Đây là luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong khoa học Luật hình sự Việt Nam. Cụ thể là: + Trên cơ sở nhận thức về chính sách hình sự, luận án phân tích nội dung TPH, PTPH; HSH, PHSH trong mối liên hệ với chính sách hình sự và khẳng định đây là những biện pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định các biện pháp khác để thực hiện chính sách hình sự, là sự thể hiện chính sách hình sự thông qua con đường lập pháp. + Luận án phân tích, làm rõ được thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT thể hiện qua lịch sử lập pháp đối với các tội phạm kinh tế trong PLHS Việt Nam (từ BLHS 1985 trở về trước), tội phạm XPTTQLKT (từ BLHS 1999 đến nay). + Luận án phân tích kết quả của TPH, PTPH; HSH, PHSH thông qua việc đánh giá thực tiễn áp dụng PLHS đối với hành vi XPTTQLKT trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, chỉ ra 9 những bất cập trong lập pháp, trong áp dụng pháp luật khi xác định hành vi phạm tội cũng như hệ thống chế tài đối với những hành vi này. + Trên nền tảng chính sách phát triển kinh tế và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm XPTTQLKT trong giai đoạn mới của Đảng và Nhà nước ta, luận án xác định cơ sở, yêu cầu và phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT nhằm hoàn thiện PLHS về các tội XPTTQLKT. - Với những đóng góp mới về mặt khoa học như trên, luận án có ý nghĩa nhất định trong nghiên cứu lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, tài liệu tham khảo về các tội XPTTQLKT trong LHS Việt Nam. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án với những phân tích, nhận định đưa ra có thể giúp các nhà lập pháp tham khảo trong quá trình hoàn thiện PLHS nói chung, hoàn thiện các tội XPTTQLKT nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận cơ bản về tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương 2. Thực trạng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương 3. Quan điểm và phương hướng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 10 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ Trong chương 1, trên cơ sở nhận thức về chính sách hình sự, tác giả tập trung làm rõ nội dung của TPH, PTPH; HSH, PHSH với tư cách là biện pháp để thực hiện chính sách hình sự; những yếu tố quyết định phạm vi, mức độ TPH, PTPH; HSH, PHSH và khái quát về tội phạm XPTTQLKT trong chính sách hình sự. 1.1 Tội phạm hoá, phi tội phạm hoá; hình sự hoá, phi hình sự hoá - những biện pháp để thực hiện chính sách hình sự Trên cơ sở nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về chính sách hình sự, tác giả cho rằng, nếu tiếp cận theo nghĩa rộng thì chính sách hình sự là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng chiến lược, tổng thể về tội phạm của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả trên mọi phương diện và được ghi nhận trong các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước; còn theo nghĩa hẹp chính sách hình sự là chính sách PLHS, là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt, thể hiện trong quá trình xây dựng, áp dụng PLHS và nâng cao ý thức trình độ luật pháp của nhân dân. Nội dung cốt lõi của chính sách hình sự là chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng PLHS. Vì vậy, chính sách hình sự được thể hiện ở hai phương diện cơ bản là: chính sách về tội phạm, hình phạt và chính sách về tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm. Hai nội dung này của chính sách hình sự có mối quan hệ gắn bó trong một thể thống nhất, biện chứng, là tiền đề của nhau. Những nội dung này của chính sách hình sự được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: lập pháp [...]... kinh tế trong trừng trị các hành vi XPTTQLKT Với những tồn tại, vướng mắc trong quy định cũng như áp dụng các tội XPTTQLKT đặt vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để TPH, PTPH; HSH, PHSH, hoàn thiện các quy định của LHS trong bảo vệ trật tự quản lý kinh tế ở Vi t Nam thời gian tới 17 CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT... hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thời gian tới 3.2.1 Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 18 Qua phân tích những yếu tố tác động về kinh tế, chính trị từ trong và ngoài nước, tác giả dự báo vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung, tội phạm kinh tế nói riêng tiếp tục diễn ra trên tất cả các ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế nhất là trong các... khoa học LHS Vi t Nam, tội phạm kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ Trên cơ sở lý luận cơ bản tại chương 1, trong chương 2 tác giả phân tích, đánh giá thực trạng TPH, PTPH và HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT qua quá trình lập pháp và kết quả áp dụng PLHS trong thời gian từ... lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm 3.2.2 Cơ sở, yêu cầu của tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trên cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, quy định tội phạm XPTTQLKT cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể: Một là, quy định về các hành vi XPTTQLKT phải phù hợp với điều kiện và chính sách kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn hiện nay; Hai là,... nhập kinh tế quốc tế; Năm là, vi c quy định tội phạm và hình phạt đối với những hành vi XPTTQLKT phải phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; Sáu là, đường lối xử lý đối với các tội XPTTQLKT phải được xác định trên cơ sở coi trọng cả mục đích trừng trị và mục đích giáo dục, phòng ngừa tội phạm 3.2.3 Phương hướng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm. .. pháp luật các hành vi nguy hiểm XPTTQLKT xảy ra một cách khách quan trong xã hội Quá trình TPH, PTPH và HSH, PHSH các hành vi XPTTQLKT là sự thể chế hóa chính sách về tội phạm và hình phạt của Nhà nước trong bảo vệ trật tự quản lý kinh tế ở mỗi giai đoạn nhất định Tội phạm và hình phạt đối với những hành vi XPTTQLKT trong PLHS Vi t Nam được thể hiện qua các giai đoạn khác nhau và mang những đặc trưng... thể hiện chính xác khách thể trực tiếp cũng như khách thể loại của tội phạm trong cơ cấu chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Liên quan đến các điều 162, 270, 271 của BLHS 1999) 3.2.3.3 Nghiên cứu để quy định là tội phạm một số hành vi vi phạm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay như: Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về thành lập doanh nghiệp; hành vi dùng thủ đoạn. .. vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu đề tài dưới góc độ LHS, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, tác giả đề xuất những nội dung TPH, PTPH; HSH, PHSH sau: 3.2.3.1 Mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm xâm phạm trật 19 tự quản lý kinh tế Trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi cho rằng để đấu tranh phòng chống các hành vi XPTTQLKTcó hiệu quả hơn, thực tế hơn,... hành vi XPTTQLKT phải phù hợp với hệ thống pháp luật chung, nhất là với pháp luật về quản lý kinh tế của Nhà nước ta hiện nay; Ba là, quy định về các hành vi XPTTQLKT phải phản ánh được tình hình tội phạm, vi phạm trong quản lý kinh tế giai đoạn hiện nay và dự báo được diễn biến của loại tội phạm này trong tương lai; Bốn là, quy định về các hành vi XPTTQLKT phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, ... 2010 2.1 Tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lập pháp hình sự Tác giả phân tích quy định về tội phạm và hình phạt đối với tội XPTTQLKT theo các giai đoạn gắn liền với các mốc lịch sử lập pháp đó là: 2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa BLHS lần thứ nhất (năm 1985) 2.1.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999 2.1.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay Qua . tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 10 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI. Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Vi t Nam trong giai đoạn hiện nay làm luận án Tiến sĩ. 2. Tổng quan tình hình. kinh tế. Chương 2. Thực trạng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương 3. Quan điểm và phương hướng tội phạm hóa, phi

Ngày đăng: 27/07/2014, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan