Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 13 dưới niệu quản

69 798 0
Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 13 dưới niệu quản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Dị tật bẩm sinh cơ quan tiết niệu sinh dục chiếm khoảng 1/3 dị tật bẩm sinh ở người [19]. Dị tật bẩm sinh đường tiết niệu nói chung và dị tật bẩm sinh của niệu quản nói riêng là một phần quan trọng trong ngành tiết niệu- thận học [40]. Trong đó các dị tật của niệu quản khá phổ biến và có khả năng gây nhiều biến chứng hoặc tử vong. Dị tật niệu quản là những bất thường về cấu trúc, chức năng, hình thái của niệu quản. Theo các tác giả trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Nguyễn Bửu Triều, Trần Quán Anh, Trần Đình Long, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Sĩ Toàn, Vũ Văn Kiên thì: dị tật ở niệu quản chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dị tật của đường tiết niệu; nơi niệu quản hay bị dị tật là ở đoạn đầu và đoạn cuối; hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản là một trong những dị tật bẩm sinh của niệu quản bao gồm hẹp bẩm sinh niệu quản đoạn sát bàng quang, đoạn thành bàng quang và lỗ niệu quản [6], [7], [8], [9], [10], [22], [25], [26], [31], [39]. Cơ chế bệnh sinh của hẹp 1/3 dưới niệu quản chưa được hiểu biết rõ ràng; việc chỉ định điều trị phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng thương tổn cụ thể như: cắt đoạn niệu quản hẹp nối tận-tận, mở hay cắt túi sa niệu quản, cắt đoạn niệu quản hẹp và trồng lại niệu quản vào bàng quang, cắt thận khi thận mất chức năng [13], [14], [15], [18], [30], [31]. Trên thế giới những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là kỹ thuật chẩn đoán trước sinh; phần lớn dị tật thận- tiết niệu nói chung và dị tật niệu quản nói riêng đã được phát hiện và kiểm soát tốt. Nhưng ở Việt Nam các hậu quả đáng tiếc về thương tổn nặng nề chức năng thận do chẩn đoán và điều trị chưa kịp thời hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản vẫn còn nhiều. 1 Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hẹp niệu quản sau chấn thương, sau phẫu thuật; dị tật niệu quản ở đoạn đầu như: hẹp phần nối bể thận- niệu quản; dị tật đoạn cuối niệu quản như: Túi sa niệu quản…Nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. Để góp phần nâng cao kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản, chúng tôi nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu của thận, niệu quản và bàng quang 1.1.1. Giải phẫu thận [11], [13], [48] Thận của trẻ nhỏ nhìn ngoài thấy nhiều múi do còn giữ cấu tạo thuỳ của thời kỳ bào thai, ở trẻ lớn cũng như ở người lớn thận có hình hạt đậu. Bình thường mỗi cơ thể có 2 thận, một thận bên phải và một thận bên trái. Ở trẻ em kích thước thận theo công thức Biset và Khan 1990: - Trẻ em dưới 1 tuổi: Chiều dài của thận (cm): 4,98 + {0, 115 x tuổi (tháng)} cm - Trẻ em trên 1 tuổi: - Chiều dài của thận (cm): 6,79 + {0, 22 x tuổi (năm)} cm Mỗi thận được cấu tạo bởi nhu mô thận, đài thận nhỏ, đài thận lớn và bể thận. Nhu mô thận gồm tuỷ và vỏ thận bao quanh xoang thận. Tuỷ thận là tập hợp của nhiều khối hình nón gọi là các tháp thận mà đỉnh của chúng hướng về xoang thận còn đáy của tháp thì quay về bề mặt của thận. Ở phần giữa của thận thì 2-3 đỉnh của tháp thận tạo thành một nhú thận, còn ở các cực 6-7 tháp hợp chung thành một nhú. Các tháp thận thường xếp thành 2 hàng dọc theo 2 mặt của thận. Vỏ thận là phần nhu mô còn lại, có màu nâu đỏ nhưng không đồng nhất. Phần vỏ nằm chen giữa các tháp thận gọi là cột thận (của Bertini). Phần vỏ nằm ở đáy các tháp thận gọi là các tiểu thuỳ vỏ, nếu quan sát bằng kính lúp, người ta thấy nó gồm 2 phần: phần tia là những tháp nhỏ nhạt màu mà đáy áp 3 vào đáy tháp thận còn đỉnh thì hướng về ngoại vi, được tạo thành bởi các tia tuỷ và phần lượn là phần nhu mô đậm màu và không đồng nhất xen giữa phần tia và bề mặt thận. 1.1.1.1. Liên quan của thận. Thận ở vị trí có liên quan với xương sườn XI, XII, màng phổi, phía trước liên quan với phúc mạc và các tạng trong phúc mạc. - Bên phải: liên quan với thuỳ gan phải, cuống gan, đoạn II tá tràng và góc đại tràng phải. - Bên trái: liên quan với dạ dày, góc Treitz, lách và cuống lách, đuôi tụy, góc đại tràng trái. 1.1.1.2. Mạch máu thận. - Động mạch thận: xuất phát từ động mạch chủ bụng ngay dưới động mạch treo tràng trên. Thường chỉ có một động mạch cho mỗi thận, nhưng cũng có trường hợp có 2-3 động mạch cho một thận. Khi tới gần rốn thận, mỗi động mạch chia làm 2 thân: động mạch trước và sau bể thạn. Thông thường nhánh trước bể thận chia làm 3-4 nhánh vào nhu mô thận, nhánh sau bể thận đi vào phía rốn thận để cung cấp máu cho mặt sau thận. Trong 1/4 số trường hợp có các động mạch cực thận xuất phát từ động mạch thận hay động mạch chủ bụng. - Tĩnh mạch thận: bắt nguồn từ tuỷ thận và vỏ thận để hình thành các tĩnh mạch gian thuỳ và tĩnh mạch cung trước khi đổ vào tĩnh mạch thận. Tĩnh mạch thận nằm trước động mạch thận. 4 Hình 1.1. Giải phẫu hệ tiết niệu 1.1.2. Giải phẫu niệu quản [11], [48]. Niệu quản (NQ) là cấu trúc đôi gồm niệu quản phải và niệu quản trái, là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc 2 bên cột sống thắt lưng và áp sát thành bụng sau. Niệu quản có 3 chỗ hẹp: Phần nối bể thận – niệu quản, chỗ bắt chéo động mạch chậu và đoạn niệu quản chạy trong thành bàng quang. Chính vì vậy, sỏi tiết niệu rơi từ thận xuống thường kẹt lại ở một trong ba chỗ hẹp này. Niệu quản dài khoảng 25-28 cm và chia làm 2 đoạn: niệu quản đoạn bụng và niệu quản đoạn chậu hông. Bình thường mỗi thận chỉ có một niệu quản. Kích thước niệu quản thay đổi, khi căng vào khoảng 5mm. NQ được cấu tạo bởi 3 lớp từ sâu ra nông là lớp niêm mạc, lớp cơ (gồm 3 lớp: trong cùng là cơ dọc, tiếp đến là cơ vòng, ngoài cùng là một số bó cơ dọc rời rạc); lớp bao ngoài là tổ chức liên kết. 1.1.2.1. Liên quan của niệu quản. Niệu quản được chia làm 2 đoạn: NQ đoạn bụng và NQ đoạn chậu hông. 5 - NQ đoạn bụng đi từ chỗ nối bể thận-NQ đến đường cung xương chậu. Đoạn này của NQ liên quan phía sau cơ thắt lưng lớn và mỏm ngang 3 đốt sống thắt lưng cuối cùng. Ở trên, NQ bắt chéo trước thần kinh sinh dục đùi, còn ở dưới: NQ phải bắt chéo động mạch chậu ngoài, NQ trái bắt chéo động mạch chậu chung. Đây là mốc rất quan trọng để tìm NQ, nó ở cách góc nhô khoảng 4,5 cm. Ở phía trước, NQ được phúc mạc thành sau che phủ, phần trên NQ phải và bể thận liên quan với đoạn xuống của tá tràng, chỗ bám của mạc treo kết tràng ngang, nó còn bắt chéo sau các mạch máu tinh hoàn (buồng trứng), các động mạch kết tràng phải và động mạch hồi kết tràng (thuộc động mạch mạc treo tràng trên); NQ trái liên quan phía trước với rễ mạc treo kết tràng ngang, động mạc kết tràng trái và các động mạch xích-ma (thuộc động mạch mạc treo tràng dưới). - NQ đoạn chậu hông bắt đầu từ đường cung xương chậu tới bàng quang. NQ đoạn này đi cùng với động mạch chậu trong rồi chạy chếch ra ngoài và ra sau theo chiều cong của thành bên chậu hông. Đến gần gai ngồi, nó chạy ra trước và vào trong để cắm vào đáy bàng quang. Ở phía sau, NQ liên quan với khớp cùng chậu, mạc và cơ bịt trong, bắt chéo động mạch và thần kinh bịt. Liên quan ở phía trước NQ đoạn chậu hông có khác nhau giữa nam và nữ. Ở nam, NQ rời thành bên chậu hông đến mặt sau bàng quang thì bắt chéo sau ống dẫn tinh rồi lách giữa bàng quang và túi tinh. Ở nữ, NQ chạy ở đáy của dây chằng rộng rồi bắt chéo sau các mạch máu tử cung (động mạch tử cung và tĩnh mạch) ở chỗ cách cổ tử cung và thành bên âm đạo khoảng 8-15 mm. Đây là một mốc giải phẫu cần nhớ nhất đối với các phẫu thuật viên sản khoa và niệu khoa. Khoảng cách giữa chỗ cắm vào đáy bàng quang của hai NQ là 5 cm, bắt đầu từ đây, đoạn cuối của niệu quản đục chếch ra trước và vào trong trong bề dày thành bàng quang nên khoảng cách giữa hai lỗ NQ ở mặt trong đáy bàng quang chỉ còn khoảng 2,5 cm. Đoạn niệu quản trong thành bàng 6 quang dài 1-1,5 cm có tác dụng làm sinh lý chống luồng trào ngược bàng quang – niệu quản (LTNBQNQ). 1.1.2.2. Mạch máu và thần kinh niệu quản - Động mạch niệu quản có nhiều nguồn: nhánh từ động mạch thận cấp máu cho 1/3 trên niệu quản và bể thận. Các nhánh nhỏ từ động mạch chủ, động mạch mạc treo tràng dưới, động mạch chậu trong, động mạch thừng tinh hay buồng trứng cấp máu cho 1/3 giữa niệu quản. Các nhánh từ động mạch bàng quang, động mạch chậu trong cung cấp máu cho 1/3 dưới niệu quản. Các nhánh nối tiếp nhau dọc theo niệu quản thành một lưới mạch xung quanh niệu quản rất phong phú. - Tĩnh mạch phong phú như động mạch: các tĩnh mạch từ NQ đổ vào tĩnh mạch bàng quang, tĩnh mạch chậu ở dưới hay tĩnh mạch thận ở trên. - Bạch huyết: bạch huyết 1/3 trên đổ vào hạch thắt lưng, 1/3 giữa đổ vào hạch chậu gốc và hạ vị còn 1/3 dưới thì đổ vào các hạch vùng hạ vị và bàng quang. - Thần kinh: niệu quản được chi phối bởi những nhánh của dây thần kinh thận, dây bàng quang dưới, dây hạ vị, dây tinh, dây mạc treo tràng dưới và đám rối âm đạo. NQ hoạt động tự động được là nhờ một số tế bào đặc biệt nằm trong vùng tiép nối gai thận và đài thận có khả năng tạo nhịp. 1.1.2.3. Giải phẫu đoạn nối bàng quang – niệu quản. Đoạn nối bàng quang – niệu quản là van sinh lý giữa bàng quang và niệu quản, chống hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào niệu quản. - Niệu quản và tam giác niệu nông: Tam giác niệu nông là do những sợi cơ trơn của phần mái niệu quản vòng xuống dưới hoà vào những sợi cơ của phần nền niệu quản, lan toả rộng 7 ra để giáp nối với những sợi cơ trơn của phần nền niệu quản phía bên đối diện rồi cùng nhau toả xuống dưới thấp hơn, hình thành tam giác niệu nông. - Bao Waldeyer và tam giác niệu sâu: Bao Waldeyer là một lớp cơ trơn gồm sợi cơ dọc bao quanh bên ngoài niệu quản, phân cách bờ bàng quang độ 2-3 cm. Khi bao cơ này vào đến mặt trong thành bàng quang, những sợi trên mái tách ra và đi dọc xuống những sợi dưới nền rồi cùng trải ra hoà với những sợi cơ bên đối diện tạo nên phần tam giác niệu sâu. Niệu quản ở vùng tam giác niệu nông và bao Waldeyer ở vùng tam giác niệu sâu là 2 cấu trúc riêng biệt dễ dàng bóc tách vào giữa 2 bình diện này. Bệnh lý hay gặp ở đậy là túi sa niệu quản, khi đó túi sa niệu quản làm giãn rộng đoạn niệu quản dưới niêm mạc, lớp cơ túi sa niệu quản bị kéo căng và dần dần tách ra khỏi những cấu trúc xung quanh, gây ra biến dạng tam giác bàng quang tuỳ theo mức độ giãn của túi sa niệu quản [110]. 1.1.3. Giải phẫu bàng quang [11], [48] Bàng quang (BQ) là một tạng rỗng dưới phúc mạc đóng vai trò túi chứa nước tiểu tạm thời nên nó có vị trí, kích thước, hình dáng và liên quan, hình thể tương đối thay đổi. Bàng quang khi rỗng nằm sau khớp mu và xương mu, trước trực tràng và các tạng sinh dục, trên hoành chậu và dưới các tạng trong trong ổ bụng; nhưng khi căng đầy nước tiểu thì bàng quang lấn lên phía ổ bụng và có hình cầu. Bàng quang được giữ tại chỗ bởi các phương tiện cố định bàng quang. Ở trẻ em bàng quang có hình quả lê. Bàng quang có hình tứ diện tam giác gồm: 1 mặt trên, 2 mặt dưới bên, một mặt sau còn gọi là đáy, một đỉnh và 1 cổ bàng quang. 8 Mặt trên được che phủ hoàn toàn bởi phúc mạc, lồi khi bàng quang căng, phẳng hoặc lõm khi rỗng, liên quan với ruột non, kết tràng xích-ma (ở nữ còn liên quan với thân tử cung). Mặt dưới bên nằm tựa trên hoành chậu, được phúc mạc che phủ một phần nhỏ phía trên, hai mặt dưới bên liên tiếp với nhau ở phía trước bởi một bờ tròn mà một số tác giả còn gọi là mặt trước; hai mặt này liên quan với xương mu, khớp mu, mô mỡ lỏng lẻo và đám rối tĩnh mạch bàng quang trong khoang sau xương mu (trước bàng quang). Mặt sau còn gọi là đáy bàng quang, phúc mạc che phủ mặt trên của mặt này. Ở nam, phúc mạc của mặt này lật lên liên tiếp với phúc mạc của trực tràng tạo thành túi cùng bàng quang-trực tràng hay ngách sau bàng quang; phần dưới của mặt sau liên quan với bóng ống dẫn tinh, túi tinh, NQ và trực tràng. Ở nữ, phúc mạc từ đáy bàng quang lật lại để liên tiếp với phúc mạc tử cung thành túi cùng bàng quang-tử cung, mặt sau liên quan với thành trước âm đạo và cổ tử cung. Đỉnh bàng quang là nơi gặp nhau giữa mặt trên và hai mặt dưới bên, có dây chằng rốn giữa (ống niệu rốn) treo bàng quang vào rốn. Cổ bàng quang là vùng bao quanh góc hợp bởi đáy và hai mặt dưới bên , tại đây có lỗ niệu đạo trong. Bàng quang được cấu tạo gồm 4 lớp từ sâu ra nông là lớp niêm mạc, tấm dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc (phúc mạc). Phúc mạc chỉ che phủ mặt trên, một phần của mặt dưới bên và đáy. Mặt trong của bàng quang được che phủ bằng một lớp niêm mạc màu hồng nhạt liên kết lỏng lẻo với lớp cơ nên khi bàng quang rỗng thì niêm mạc xếp nếp, còn khi căng thì các nếp niêm mạc mất đi. Đặc biệt trên thành sau có một vùng hình tam giác có niêm mạc dính chặt vào lớp cơ nên trơn láng và 9 không xếp nếp, gọi là tam giác bàng quang; ở 2 góc của tam giác này có hai lỗ NQ trái và phải, góc dưới là lỗ trong niệu đạo nằm ở cổ bàng quang. Đáy của tam giác bàng quang nổi gờ lên gọi là nếp gian NQ. Ở chính giữa tam giác bàng quang có một gờ niêm mạc chạy dọc xuống thành sau cổ bàng quang gọi là lưỡi bàng quang. 1.1.3.1. Liên quan. Liên quan chủ yếu là đáy bàng quang. - Ở nam: đáy bàng quang áp vào trực tràng, gồm cổ bàng quang có bóng ống dẫn tinh và túi tinh. - Ở nữ: đáy bàng quang áp vào thành trước âm đạo. Do đó phẫu thuật vùng đáy bàng quang có thể bị tổn thương gây dò bàng quang - âm đạo hay dò bàng quang – trực tràng. 1.1.3.2. Mạch máu. - Động mạch: các nhánh động mạch bàng quang trên (từ động mạch rốn) động mạch bàng quang giữa (từ động mạch thẹn trong) và động mạch bàng quang dưới (từ động mạch sinh dục) xuất phát từ động mạch chậu trong. Ngoài ra còn những nhánh động mạch nhỏ hơn từ động mạch bịt, động mạch cơ mông bé cũng chia nhánh co bàng quang. ở nữ động mạch tử cung và âm đạo cũng chia nhánh cho bàng quang. - Tĩnh mạch: đám rối tĩnh mạch trước bàng quang rất phong phú đổ về tĩnh mạch hạ vị. 1.2. Phôi thai học của thận – niệu quản [13], [23], [44] Ở người, thận hình thành và phát triển theo 3 giai đoạn: tiền thận, trung thận và hậu thận. 10 [...]... nhân được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh đoạn niệu quản sát bàng quang, trong thành bàng quang và lỗ niệu quản 2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ -Bệnh nhân hẹp 1/3 dưới niệu quản có liên quan đến chấn thương, phẫu thuật, thủ thuật ở niệu quản; bệnh nhân hẹp niệu quản do lao -Hẹp 1/3 dưới niệu quản do các nguyên nhân bệnh lý từ bàng quang hoặc các cơ quan lân cận khác chèn ép vào niệu quản 2.2.Phương... -Phẫu thuật tạo hình niệu quản : + Phẫu thuật Lich-Gregoire +Phẫu thuật Politano-Leadbetter +Phẫu thuật Cohen +Phẫu thuật Hendren 2.2.2.7.Tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật 2.2.2.8 .Đánh giá kết quả điều trị Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch, soi bàng quang…) và xét nghiệm để dánh giá kết quả điều trị : -Đánh giá kết quả sớm (Ngay khi xuất... Kéo niệu quản qua đường hầm dưới niêm mạc xuống lỗ niệu quản cũ để khâu vào niêm mạc xung quanh Phẫu thuật Cohen[29] Mở bàng quang theo chiều dọc, dùng van mở rộng bàng quang, tìm hai lỗ niệu quản Đặt một ống thông nhỏ vào mỗi bên niệu quản Rạch niêm mạc vòng quanh lỗ niệu quản bên niệu quản định trồng lại Tách rời lỗ niệu quản 25 và phần cuối niệu quản khỏi lớp cơ bàng quang Tiếp tục tách niệu quản. .. dẫn lưu niệu quản khi phải trồng lại cả hai niệu quản 26 Hình 1.4 Kỹ thuật Cohen A: Tách niệu quản khỏi tổ chức xung quanh B: Tạo đường hầm dưới niêm mạc vào kéo niệu quản sang phía đối diện C: Khâu lỗ niệu quản vào niêm mạc bàng quang Phẫu thuật Hendren[28] Mở bàng quang theo chiều dọc, tìm lỗ niệu quản hai bên Đặt một ống thông số 8 vào niệu quản bên bệnh, cố định ống thông vào mép lỗ niệu quản bằng... nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu theo phương pháp mô tả 2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu Lấy cỡ mẫu thuận tiện không xác xuất Lấy tất cả bệnh nhân hẹp 1/3 dưới niệu quản bẩm sinh trong thời gian nghiên cứu 30 2.2.3.Các bước tiến hành nghiên cứu -Thu thập số liệu hồi cứu từ sổ vào viện, sổ theo dõi bệnh nhân phẫu thuật tại: khoa phẫu thuật nhi, khoa phẫu thuật tiêt niệu và. .. tạo hình niệu quản - Phẫu thuật cắm niệu quản vào bàng quang: + Chỉ định: cho hẹp niệu quản đoạn sát bàng quang và đoạn trong thành bàng quang + Kỹ thuật: Rạch da có thể theo đường trắng giữa dưới rốn, đường Jalaguiter hoặc đường Pfannenstile vào mặt trước bàng quang Sau khi tìm thấy đoạn niệu quản hẹp thì cắt niệu quản sát đoạn hẹp, đầu dưới được thắt lại, lấy đầu trên niệu quản để cắm lại vào bàng... đến khi chiều dài niệu quản dài khoảng gấp 5 lần đường kính niệu quản Vì các vòng nối mạch máu trong thành niệu quản phong phú nên phần dưới niệu quản ít có nguy cơ bị hoại tử Từ vị trí lỗ niệu quản cũ, tạo một đường hầm dưới niêm mạc sang phía đối diện phía trên lỗ niệu quản đối bên dài gấp 5 lần đường kính niệu quản Đường hầm phải đủ rộng để luồn niệu quản được dễ dàng Kéo niệu quản qua đường hầm... mạc vòng quanh lỗ niệu quản, bóc tách niệu quản khỏi tổ chức xung quanh, giải phóng niệu quản lên cao ra phía ngoài bàng quang cho đến đoạn niệu quản giãn Cắt bỏ đoạn niệu quản tận cùng có đường kính nhỏ Đặt một thông số 12 vào lòng niệu quản 27 Cắt bớt niệu quản giãn theo chiều dọc trên chiều dài khoảng 4 cm Khâu lại niệu quản bằng chỉ tiêu 6/0 Tạo đường hầm dưới niêm mạc từ lỗ niệu quản cũ sang phía... trạng nhiễm khuẩn nặng và thận mất chức năng hoặc có luồng trào ngược bàng quang -niệu quản và thận cùng bên mất chức năng, khi đó vừa phải cắt thận và niệu quản, vừa phải mở bàng quang để cắt bỏ toàn bộ túi sa (TSNQ) và khâu lại lỗ niệu quản 29 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật điều trị hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản tại bệnh viện... thành niệu quản với cơ bàng quang, sau đó khâu niêm mạc lỗ niệu quản với niêm mạc bàng quang bằng PDS hoặc Vicryl 6/0 mũi rời Khâu hẹp bớt khe niệu quản Khâu lại phần khuyết niêm mạc của lỗ niệu quản cũ Cần tạo hình nhỏ bớt niệu quản nếu đường kính niệu quản trên 1 cm Kỹ thuật được tiến hành tương tự cho niệu quản bên kia nếu phải trồng lại cả hai niệu quản Đặt dẫn lưu bàng quang qua niệu đạo và đóng . kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản, chúng tôi nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản . sàng và chẩn đoán hình ảnh của hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu. đường tiết niệu; nơi niệu quản hay bị dị tật là ở đoạn đầu và đoạn cuối; hẹp bẩm sinh 1/3 dưới niệu quản là một trong những dị tật bẩm sinh của niệu quản bao gồm hẹp bẩm sinh niệu quản đoạn sát

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan