Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ

46 474 2
Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự trao đổi, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở thành một trong những nội dung quan trọng trong mối bang giao quốc tế hiện nay. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang thực sự quan tâm phát triển thị trường khoa học và công nghệ bên cạnh thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường tài chính để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nhận biết được tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quan trọng về chuyển giao công nghệ như Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam do Hội đồng Nhà nước công bố ngày 10 tháng 12 năm 1988, Nghị định số 49/HĐBT ngày 04/3/1991 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, Thông tư số 28-TT/QLKH ngày 22/1/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai xây dựng Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ để trình Chính phủ trong năm 2005 trước khi trình Quốc Hội. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia biện soạn và xuất bản Tổng luận “KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ”, với các nội dung chính:  “Những vấn đề chung về công nghệ - chuyển giao công nghệ.  Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.  Kinh nghiệm một số nước về thúc đẩy chuyển giao công nghệ”. Xin trân trọng giới thiệu. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia 1 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ I. Những vấn đề chung về công nghệ - chuyển giao công nghệ:  Công nghệ: Theo tiếng gốc Hy Lạp, chữ “Công nghệ - Technology” có nghĩa là “Khoa học của sự khéo léo”. Theo UNIDO (United Nations Industrial Development Organization-Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc), “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”. Theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and Pacific-Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu á-Thái Bình Dương),(định nghĩa 1) “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin”. Định nghĩa thứ 2 của ESCAP, “Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị, chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý”. Theo Luật Khoa học và Công nghệ của nước ta, tại Chương I, Điều 1 nêu rõ “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.  Công nghệ nguồn: Là công nghệ được tạo ra lần đầu từ các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích. Công nghệ nguồn ở nước nào cũng có thể có, nhưng hiện nay phần lớn công nghệ nguồn được tạo ra từ các Tập đoàn đa quốc gia của các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Pháp, Anh  Công nghệ thứ cấp: Là công nghệ không phải là công nghệ nguồn. Công nghệ thứ cấp được chuyển giao lần thứ nhất, hoặc là công nghệ thứ cấp lần thư 2, lần thứ 3 Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều có những công nghệ hiện đại nhưng phần lớn đều không phải là công nghệ nguồn nhưng được chuyển giao lần đầu từ Mỹ hoặc Anh, ví dụ điện thoại di động SAMSUNG rất hiện đại nhưng phải sử dụng tới 40% phát minh sáng chế của Mỹ. Như vậy, SAMSUNG không làm chủ công nghệ nguồn. Việt Nam tiếp nhận công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng thực chất các công nghệ đó đi sau công nghệ nguồn ít nhất là 2 đến 3 thế hệ. Các nước đang phát triển cũng có khả năng tạo ra được công nghệ nguồn nhưng chưa hẳn đấy là công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ví dụ, 2 công nghệ sản xuất kẹo dừa ở Bến Tre là công nghệ nguồn, nhưng công nghệ này lại sử dụng các thao tác lạc hậu.  Chuyển giao công nghệ: Tiếng gốc La Tinh chữ “Chuyển giao-Transfer” là chữ “Transferre”, có nghĩa là “Vượt qua một ranh giới”. Chuyển giao công nghệ có nghĩa là mang kiến thức kỹ thuật vượt qua sự giới hạn trong hay ngoài nước từ các công ty, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệp, các doanh nghiệp khoa học ươm tạo công nghệ đến những nơi có nhu cầu tiếp nhận công nghệ. Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa về chuyển giao công nghệ, xin nêu một vài định nghĩa như sau để tham khảo: + Chuyển giao công nghệ là sự trao đổi tri thức kỹ thuật, dữ liệu, các bản vẽ thiết kế, các phát minh, sáng chế, các bí quyết, các thiết bị, các quy trình sản xuất, vận hành và các lỹ năng quản lý từ một tổ chức này sang một tổ chức khác. + Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ. Theo Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 10/12/1988, tại Điều 3 ghi rõ: Những hoạt động dưới đây được coi là “chuyển giao công nghệ:  Chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác,  Chuyển giao các bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật, chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ tài liệu thiết kế, công thức thông số kỹ thuật có hoặc không kèm theo thiết bị,  Cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, kể cả đào tạo và thông tin”.  Chuyển giao công nghệ Quốc tế: Chuyển giao công nghệ quốc tế có thể định nghĩa trên một phạm vi rộng là “Một hoạt động kinh tế liên quan đến sự trao đổi - chuyển giao - tiếp nhận công nghệ được tiến hành giữa hai doanh nghiệp khác nhau về quốc tịch”. 3  Những yêu cầu chủ yếu của công nghệ được chuyển giao: (1) Công nghệ phải tạo nên sự thịnh vượng, tăng cường sức mạnh kinh tế-xã hội và chính trị, (2) Công nghệ phải tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực cạnh trên thị trường nội địa và quốc tế, (3) Công nghệ đòi hỏi một triết lý và thực tiễn mới về quản lý.  Quy tắc chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ nhằm mục đích tăng cường phát triển sản phẩm trong công nghiệp, hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu trong khu vực hàn lâm và thương mại hóa các công nghệ được phát triển trong các viện nghiên cứu của Chính phủ. Một quy tắc quan trọng bao trùm trong chuyển giao công nghệ là chuyển giao công nghệ không giống nhau đối với những người khác nhau. Đối với các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà quản lý công nghệ của trường đại học thì chuyển giao công nghệ là sự chuyển giao chính thức các sáng chế và các khám phá mới thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành ở các trường đại học cho khu vực thương mại. Đối với các phòng thí nghiệm quốc gia thì nó là một quá trình mà các kiến thức, phương tiện hay năng lực, được phát triển nhờ nguồn tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Chính phủ, được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu công cộng và tư nhân. Trong công nghiệp thì đó là một cơ chế cho phép các công ty giải quyết các nhu cầu công nghệ của mình bằng cách mua li-xăng công nghệ và kiến thức của các công ty khác. Chuyển giao công nghệ rõ ràng không hạn chế về bản chất và chứa đựng tất cả các thuộc tính này. Về cơ bản, nó bao hàm chuyển giao việc sử dụng sở hữu trí tuệ từ một tổ chức này sang một tổ chức khác, thông thường bằng tiền thanh toán trả cho việc sử dụng hay phí lixăng. Nhưng chính việc thanh toán phí chuyển giao trong mọi giao dịch sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến tình trạng lãi hay thua lỗ của một tổ chức. Dưới đây là một số quy tắc cần chú ý để có thể tăng cường lợi nhuận và giảm thiểu thua thiệt trong các thoả thuận chuyển giao công nghệ. Những quy tắc này hoàn toàn không phải là tất cả để đánh giá một giao dịch chuyển giao công nghệ. Chúng chỉ nhấn mạnh một số vấn đề phức tạp cần phải cân nhắc nhằm dáp ứng được các mục tiêu chiến lược của các tổ chức: 4 (1) Không được đánh giá sai giá trị của công nghệ: Thông thường, những người tham gia vào một thỏa thuận chuyển giao công nghệ sẽ định giá thấp chi phí để phát triển sản phẩm từ giai đoạn mẫu trình diễn sang sản xuất thương mại đầy đủ. Những người mua thường sẽ trở nên quá say mê với công nghệ mà đánh giá thấp những chi phí thực hiện như công cụ, vật tư, bao gói, gia công và bảo đảm chất lượng/kiểm tra. Một trong những nguyên nhân lớn nhất của chuyển giao công nghệ thất bại là chi phí quá cao trong giai đoạn chuẩn bị các chi phí sản xuất. Người mua công nghệ cần mời các chuyên gia sản xuất có kinh nghiệm đánh giá toàn bộ những chi phí này trong giai đoạn đánh giá. Những người sử dụng nên cộng thêm một khoản 15% phí đột xuất vào các chi phí sản xuất ước tính cuối cùng để bù đắp những chi phí phát sinh ngoài dự kiến. (2) Hiểu rõ thị trường mục tiêu: Có một số người tham gia vào giao dịch chuyển giao công nghệ sẽ mua công nghệ nhưng chưa hiểu kỹ thị trường thương mại tiềm năng đối với công nghệ đó. Các chuyên gia khuyên rằng những người mua công nghệ cần sớm xác định nhu cầu thị trường trong giao dịch chuyển giao công nghệ và chắc chắc rằng sản phẩm cuối cùng có ưu thế thương mại rõ ràng so với công nghệ cạnh tranh tiềm năng của nó. Họ cũng khuyên những người mua công nghệ sớm tham khảo những người sử dụng sản phẩm và xem thị trường nói chung sẽ cần những gì đối với công nghệ mới này. Thời gian cũng là một vấn đề mà người mua cần lưu ý bởi thị trường có thể thay đổi trong giai đoạn đưa công nghệ vào sản xuất sản phẩm thương mại. (3) Sử dụng những người giỏi: Những người thực hiện đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ cần phải giỏi về công nghệ đó, cùng với hiểu biết kinh doanh và một chút kiến thức luật pháp. Nếu không có những yếu tố này, nhóm kinh doanh của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tất cả các kiến thức của họ sẽ được vận dụng trong các cuộc thương lượng đó. (4) Tìm kiếm giải pháp 2 bên đều thắng: Chuyển giao công nghệ là việc đưa công nghệ ra thị trường. Do vậy, một giải pháp 2 bên cùng thắng thường được các bên theo đuổi bởi bên cung cấp và bên mua có các năng lực bổ sung cho nhau nhằm mục đích sao cho một công nghệ tốt được sản xuất có hiệu quả và được thương mại có kết quả trong một thị trường cần và muốn có công nghệ đó. Thông thường, các công ty với năng lực giống nhau trong khi tìm hiểu các yêu cầu của nhau có thể thấy thích hợp, nhưng trên thực tế không bên nào có thể đặt lên bàn một thứ gì mà các bên còn thiếu. 5 (5) Có nhiều lĩnh vực hợp tác: “Sáng kiến Công nghệ nanô Quốc gia” của Mỹ là một thí dụ rất rõ làm sao nghiên cứu được Chính phủ tài trợ có thể dẫn đến sự phát triển các ngành công nghiệp mới và cung cấp hỗ trợ nghiên cứu cơ bản tiếp theo để tăng cường các nỗ lực phát triển của công ty. Nhiều công nghệ nanô đang được hỗ trợ bằng chi phí R&D của Chính phủ và được phát triển trong các phòng thí nghiệm liên bang, trong khi đối tác chuyển giao công nghệ trong công nghiệp có thể giúp thương mại hóa chúng. (6) Kiểm tra thị trường: Cách tốt nhất để đánh giá công nghệ là hỏi những người tham gia thị trường về giá trị mà những lợi ích của công nghệ có thể mang lại cho họ. Nếu nó có giá trị thì bạn có thể cố gắng tìm cơ hội bán chúng. Phần lớn các tổ chức công nghiệp không bao giờ suy nghĩ kỹ lưỡng trong việc tiến hành nghiên cứu thị trường về sản phẩm mới được phát triển trong công ty. Nhưng điều này cũng thường xảy ra khi học mua công nghệ từ một tổ chức khác ngoài công ty. Người mua có thể sai lầm khi tin rằng việc nghiên cứu thị trường đã được phía cung cấp công nghệ thực hiện hay làm qua loa. Trong cả 2 trường hợp trên, nghiên cứu thị trường đều không có giá trị đối với bất kỳ sản phẩm mới nào và trong mỗi hợp đồng chuyển giao công nghê, nó cần phải được tiến hành trước khi ký kết các văn bản cuối cùng hay ít nhất cũng là một phần căn bản của hợp đồng. Các bên chuyển giao công nghệ không nên nản lòng vì, từ trước đến nay, chỉ có khoảng 1% đến 5% công nghệ được cấp patăng và được thương mại hoá. (7) Nguồn lực (vật tư và các nguồn cung ứng khác). Quy trình phân bố nguồn lực công nghệ trong một tổ chức công nghệ là một sự sắp đặt phức tạp gồm các ưu tiên, các thao tác vận hành hàng ngày và các thao tác vận hành then chốt. Trong quá trình chuyển giao công nghệ, khi hợp đồng cuối cùng được ký kết và công nghệ được chuyển giao, các nguồn lực cần phải có để hỗ trợ cho nó trong một thời hạn nhất định có thể đảm bảo cho triển khai thành công. Nếu các vận hành tiếp theo loại bỏ các nguồn lực khỏi công nghệ chuyển giao, thì có thể nảy sinh những khác biệt giữa chiến lược theo kế hoạch của tổ chức và chiến lược triển khai thực tế. Các nguồn lực cần phải được tích cực giám sát, tìm hiểu và kiểm tra hàng ngày, nếu cần. (8) Không coi nhẹ các khía cạnh luật pháp: Công nghệ có thể được chuyển giao, nhưng nếu bạn không được sở hữu các quyền, bạn có thể gặp rủi ro ở chỗ thực tế bạn có thể sử dụng công nghệ đó vào kinh doanh gì? Để bảo vệ các quyền của mình, bạn phải chắc chắn mình nhận được mọi khía cạnh của công nghệ bạn cần. Có một số trường hợp gây tranh cãi về sáng chế thực tế của công nghệ và một số phần của công nghệ do người khác phát triển. 6 (9) Hiểu rõ hệ thống pháp lý: Hiện có nhiều quy định pháp lý về chuyển giao công nghệ đã được ban hành sẽ ảnh hưởng đến các trường hợp khác nhau. Những quy định cơ bản này cần hiểu kỹ và thực hiện có thể giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc về sau. (10) Sử dụng tất cả các nguồn thông tin: Chuyển giao công nghệ đang phát triển mạnh mẽ nên có nhiều cơ quan dịch vụ được thành lập để hỗ trợ công việc này. Các thông tin cần cho những người mua công nghệ tiềm năng cũng có thể tìm kiến trên mạng.  Hợp đồng quốc tế về chuyển giao công nghệ (Hợp đồng mẫu): Những vấn đề cần thiết trong một hợp đồng: Phần mở đầu (Hợp đồng này dựa trên sự hiểu biết sau đây giữa Bên giao và Bên nhận: Bên giao có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thông tin, bí quyết kỹ thuật có giá trị thương mại và có khả năng áp dụng trong sản xuất, kinh doanh (sản phẩm). Bên giao đã tiến hành sản xuất và bán (sản phẩm) qua (một số) năm. Bên giao có quyền và có khả năng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết, thông tin kỹ thuật cho Bên nhận để sản xuất, kinh doanh Bên nhận mong muốn và có khả năng tiếp nhận và áp dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm. Hai Bên ký kết tin tưởng vào sự thành công của việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, thông tin kỹ thuật, trợ giúp kỹ thuật của Bên giao cho sự thành công trong sản xuất và bán (sản phẩm) của Bên nhận ). Điều 1: Các định nghĩa và giải thích (các thuật ngữ được dùng trong hợp đồng ví dụ như “Sản phẩm”, “Hỗ trợ kỹ thuật”, “Đào tạo”, “Thông tin công nghệ”, “Tài liệu”, “Bất khả kháng” ), Điều 2: Phạm vi công nghệ (Bên giao đồng ý chuyển giao cho Bên nhận công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm được liệt kê và định rõ trong phụ lục kèm theo, đảm bảo công suất, hiệu suất ), Điều 3: Lãnh thổ và độc quyền (Bên nhận được độc quyền sử dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ), Điều 4: Chuyển giao công nghệ (Bên giao đồng ý cung cấp mọi tài liệu, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để sản xuất sản phẩm phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của Bên nhận ), Điều 5: Giá cả, Điều 6: Điều khoản thanh toán, Điều 7: Thuế, Điều 8: Các tài liệu kèm theo, 7 Điều 9: Bảo đảm và bảo hành (Bên giao bảo đảm công nghệ được chuyển giao sẽ phù hợp với việc sản xuất sản phẩm do Bên nhận yêu cầu ), Điều 10: Bảo vệ môi trường và ngăn ngừa các hậu quả có hại (Bên giao cam kết thông báo đầy đủ và rõ ràng cho Bên nhận tất cả những thông tin mà Bên giao biết về những hậu quả có thể xẩy ra đối với môi trường, môi sinh và với người lao động do sử dụng công nghệ ), Điều 11: Sự vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bên thứ 3 (Bên giao cam kết rằng công nghệ chuyển cho Bên nhận không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của bất cứ Bên thứ 3 nào tại Việt Nam ), Điều 12: Giữ bí mật, Điều 13: Bất khả kháng (Nếu một trong hai Bên bị ngăn cản hay chậm trễ trong việc thực hiện bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng vì những lý do bất khả kháng đã nêu rõ ở Điều 1, thì Bên đó không bị coi là có lỗi và Bên kia sẽ không được nhận một sự bồi thường nào…), Điều 14: Phê duyệt và có hiệu lực (Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định là phải phê duyệt mới có hiệu lực - Hợp đồng có hiệu lực từ khi hai Bên ký kết và khi nhận được sự phê duyệt của Chính phủ hay các cơ quan có thẩm quyền). Điều 15: Thời gian, việc gia hạn và kết thúc hợp đồng (Thời gian của hợp đồng là (số năm) năm, kể từ khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Nếu cần gia hạn, ít nhất trước 6 tháng kết thúc hợp đồng, hai Bên cùng trao đổi để thống nhất gia hạn thêm hợp đồng ), Điều 16: Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ (Không một quyền và nghĩa vụ nào trong hợp đồng có thể chuyển nhượng hay chuyển giao bởi một Bên cho Bên thứ ba mà không có văn bản chấp thuận của Bên kia và được cơ quan có thẩm quyền khê duyệt ), Điều 17: Các thông báo, Điều 18: Về việc không có hiệu lực từng phần (nếu có điêù khỏan nào đó không có hiệu lực hoặc mất hiệu lực, thì các Bên có trách nhiệm thay thế điều khoản đó bằng điều khoản mới có hiệu lực và phải đáp ứng được mục đích ban đầu của điều khoản đã mất hiệu lực ), Điều 19: Thỏa thuận toàn bộ và sửa đổi, Điều 20: Ngôn ngữ (ngôn ngữ của hợp đồng và bản hợp đồng gốc ), 8 Điều 21: Luật áp dụng, Điều 22: Giải quyết tranh chấp, (Các Phụ lục của hợp đồng). II. kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và Chuyển giao công nghệ 2.1. Các dòng chuyển giao công nghệ quốc tế chủ yếu:  Chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển: Một đặc điểm chung cơ bản trong việc chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển là cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển ở đỉnh cao, họ luôn đặt ra những yêu cầu mới, hiện đại nhất so với sự phát triển KH&CN hiện tại. Hình thức chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển chủ yếu là mua bán thiết bị công nghệ, các sản phẩm KH&CN, các bí quyết, bằng phát minh, sáng chế.  Chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển: Đây là dòng chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiêp phát triển sang các nước đang phát triển (còn gọi là quan hệ Bắc-Nam). Các nước đang phát triển tiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển chủ yếu: công nghệ, kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý Do chi phí nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật khá cao, ngoại tệ ở các nước đang phát triển lại thiếu, nếu mở rộng nhập công nghệ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển lại có tình trạng chung là hạ tầng cơ sở kỹ thuật lạc hậu, đội ngũ cán bộ KH&CN và kỹ thuật viên vừa thiếu, vừa kém về trình độ, cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ với trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, nên cản trở khả năng tiếp nhận công nghệ nhập. Mặt khác, mức độ tổng hợp giữa công nghệ nhập với điều kiện cụ thể ở các nước đang phát triển có những khoảng cách lớn. Người ta ước tính rằng, đến 90% các công nghệ được tạo ra ở các nước công nghiệp phát triển để giải quyết những yêu cầu riêng của các nước này, phần còn lại và những công nghệ đã tương đối lạc hậu mới chuyển giao sang các nước đang phát triển. Tình trạng chung ở các nước đang phát triển là sản xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm vị trí chủ đạo, công cụ lao động lạc hậu, bên cạnh đó còn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ như: 9 - Công nghệ sẵn có để lựa chọn rất hạn chế vì bản chất độc quyền của các bên cung cấp công nghệ, - Thị trường giao dịch công nghệ chưa thực sự hoàn hảo, có nơi mới hình thành ở mức độ sơ khai, - Vị thế yếu để mặc cả giá chuyển giao công nghệ, - Các điều kiện và thời gian chuyển giao công nghệ bị hạn chế, - Năng lực tiếp nhận công nghệ thấp, - Năng lực hấp thụ, nghiên cứu và phát triển công nghệ còn yếu kém, - Sự phụ thuộc ngày càng cao vào các nước cung cấp công nghệ do tốc độ đổi mới công nghệ quá nhanh, vòng đời công nghệ ngày càng ngắn, - Các nước đang phát triển thiếu những điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để ứng dụng và triển khai công nghệ hiện đại, - Phần lớn các công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển không thích hợp lắm với những điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển, - Phần lớn các nước chậm phát triển, thiết chế xã hội kém năng động, thị trường KH&CN nhỏ hẹp, không thể tạo ra được những động lực lớn cho việc tiếp nhận, làm chủ và đổi mới công nghệ nhập. Tóm lại, từ việc phân tích trên cho thấy, không phải bao giờ sự chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển cũng hoàn toàn thích hợp để có thể giải quyết ngay các mâu thuẫn gay gắt trong đời sống thấp kém của các nước đang phát triển.  Chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển: Đây là xu thế mới gọi là quan hệ “Nam-Nam”. Loại hình chuyển giao công nghệ này gắn liền với sự hình thành các khối kinh tế khu vực như ASEAN ở châu á, Cộng đồng Đông Phi ở châu Phi, các nước trong Hiệp ước Andean ở châu Mỹ La Tinh… Dòng chuyển giao công nghệ Nam-Nam bắt đầu khởi nguồn từ sự thành công của các nước mới công nghiệp hóa như các nước và lãnh thổ châu á-NICs (Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Công). Các nước và vùng lãnh thổ này đang là lực lượng đầu tư đáng kể vào các nước kém phát triển ở châu á. Mục tiêu đầu tư vốn, công nghệ của các nước NICs chủ yếu nhằm khai thác nguyên liệu thô, tận dụng nhân công rẻ, thu hồi vốn nhanh. [...]... chứa trong đó tiềm năng các loại hình chuyển giao công nghệ Chỉ tính riêng việc nhập khẩu cho ngành công nghiệp một số công nghệ thiết bị mới đã có thể cải thiện một cách trực tiếp hiệu quả sản xuất khi được đưa vào dây chuyền sản xuất Như vậy, bản thân thương mại quốc tế cũng là một hình thức trung tâm của việc chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kênh chuyển giao. .. Trung Quốc đã đạt 2,54 tỷ USD Có thể khẳng định rằng việc du nhập công nghệ từ nước ngoài đã tạo ra sự phát triển nghiên cứu và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của Trung Quốc Những bài học và kinh nghiệm rút ra từ việc tích lũy công nghệ của Trung Quốc: Nhìn lại quá trình tích lũy công nghệ của Trung Quốc trong h ơn 40 năm, có thể tổng kết những kinh nghiệm sau đây:  Chiến lược Phát triển KH&CN Quốc. .. phẩm mới trong công nghệ liên quan đến sản phẩm, tỷ lệ công nghệ nâng cao năng lực thiết kế và mẫu mã trong công nghệ liên quan đến quá trình sản xuất là cao nhất Bảng 8: Loại hình công nghệ tiếp nhận (Đơn vị: %) Phân chia Công nghệ liên quan đến sản phẩm Công nghệ quy trình sản xuất Công nghệ sản phẩm và quy trình sản xuất Các quy mô Xí nghiệp lớn 44,0 11,1 44,8 34 doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ... loại hình thức chuyển giao 14 công nghệ này mà không tốn kém về đào tạo, bằng cách khuyến khích các sinh viên sau khi tốt nghiệp, các nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài quay trở lại quê nhà gánh vác việc phát triển kinh doanh, giáo dục, nghiên cứu phục vụ đất nước III kinh nghiệm một số nước về thúc đẩy chuyển giao công nghệ 3.1 Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc : Bốn công nghệ nổi tiếng... ảo công nghệ trên mạng để tiện giao dịch, lựa chọn công nghệ một cách không giới hạn Chuyển giao công nghệ thông qua luân chuyển nhân sự xuyên biên giới: Kênh quan trọng thứ năm của chuyển giao công nghệ là luân chuyển nhân sự quản lý và kỹ thuật xuyên biên giới Trên thực tế, rất nhiều công nghệ không thể được chuyển giao đầy đủ hay hiệu quả mà không có các dịch vụ hỗ trợ và bí quyết của các kỹ sư và. .. lý nhân sự, kiểm soát tài chính, Chuyển giao các kỹ năng sản xuất, kinh nghiệm, kỹ năng được tích lũy và sử dụng trong quy trình sản xuất 2.3 Các kênh chuyển giao công nghệ:   Chuyển giao công nghệ qua thương mại hàng hóa: Công nghệ có thể được chuyển giao xuyên qua các đường biên giới quốc tế với rất nhiều kênh, trong đó kênh thương mại hàng hoá được coi là một trong những kênh rất quan trọng Thông... Trung và Dài hạn Quốc gia” tiến hành vào năm 1992 Những kế hoạch này đóng góp vào quá trình thúc đẩy phát triển công nghệ công nghiệp của Trung Quốc. Theo “Cương lĩnh triển khai KH&CN Trung và Dài hạn Quốc gia” thì Trung Quốc sẽ “Triển khai những công nghệ tối tân, những ngành nghề có liên quan, t ăng 20 cường nghiên cứu cơ bản nhằm hướng vào xây dựng kinh tế Trung Quốc đã xây dựng “Kế hoạch KH&CN Quốc. .. này, bên cạnh đó cơ sở công nghệ và năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập còn yếu, buộc Hàn Quốc phải tìm ra một chiến lực mới, đó là việc nhập công nghệ thông qua nhận vốn nước ngoài (vốn không hoàn lại, vốn vay ưu đãi hoặc vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài) Nội dung và những đặc điểm du nhập công nghệ ở Hàn Quốc Đặc trưng công nghệ được du nhập vào Hàn Quốc: Phần lớn công nghệ hướng về thị trường... hướng Chuyển giao công nghệ qua việc rời bỏ công ty của người lao động: Một hình thức chuyển giao công nghệ nữa, đó là những nhân sự về quản lý và kỹ thuật, những người mang tri thức và công nghệ của một doanh nghiệp của mình rồi rời bỏ doanh nghiệp này và gia nhập hoặc thành lập một doanh nghiệp đối thủ trên cơ sở những tri thức và công nghệ mà họ đã tích luỹ được Đây là loại hình chuyển giao công nghệ. .. triển công nghệ quân sự là vấn đề quan trọng nhất, nên Trung Quốc đã coi nhẹ công nghệ dân sinh và công nghệ thích hợp… Vì thế đã cản trở việc nâng cao trình độ, sức mạnh công nghiệp quốc gia Việc theo đuổi công nghệ quân sự đã lãng phí rất nhiều tài nguyên, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc  Sự tách rời giữa thể chế KH&CN và sản xuất, dưới tác động của cơ chế kinh tế kế . KH&CN Quốc gia 1 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ I. Những vấn đề chung về công nghệ - chuyển giao công nghệ:  Công nghệ: Theo. “Những vấn đề chung về công nghệ - chuyển giao công nghệ.  Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.  Kinh nghiệm một số nước về thúc đẩy chuyển giao công nghệ . Xin trân. chuyển giao công nghệ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia biện soạn và xuất bản Tổng luận KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ”,

Ngày đăng: 26/07/2014, 20:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.

    • Lời nói đầu

    • I. Những vấn đề chung về công nghệ - chuyển giao công nghệ.

    • II. Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và Chuyển giao công nghệ

      • 2.1. Các dòng chuyển giao công nghệ quốc tế chủ yếu.

      • 2. 2. Nội dung chuyển giao công nghệ.

      • 2.3. Các kênh chuyển giao công nghệ.

      • III. Kinh nghiệm một số nước về thúc đẩy chuyển giao công nghệ

        • 3.1. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc.

        • 3.2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ trong ngành chế tạo Thái Lan

        • 3.3. Chuyển giao công nghệ ở Hàn Quốc

        • 3.4. Chuyển giao công nghệ kiểu Nhật Bản vào châu á

        • Kết luận

        • Tài liệu tham khảo chính.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan