BÁO CÁO KHOA HỌC: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI NẤM TRONG PHÂN CHI COREMIOPLEUROTUS " docx

13 979 1
BÁO CÁO KHOA HỌC: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI NẤM TRONG PHÂN CHI COREMIOPLEUROTUS " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI NẤM TRONG PHÂN CHI COREMIOPLEUROTUS Trần Thị Lan, Trịnh Tam Kiệt Trung tâm Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội I. MỞ ĐẦU Nấm sò (Pleurotus spp.) là một nhóm nấm ăn quý không những có tác dụng về mặt dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh, hiện được nghiên cứu tập trung ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Á. Sản lượng nấm sò thời gian gần đây tăng tới 400 %. Theo Shukla và Biswas (2000) việc nuôi trồng nấm sò đang phát triển rộng rãi và thu lợi cao nhờ công nghệ đơn giản, nguồn cơ chất phong phú [7]. Hơn nữa chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những điều kiện môi trường nhiệt độ khí hậu khác nhau và thời gian sinh trưởng khá ngắn [6, 8]. Ở Việt Nam, việc nuôi trồng nấm ăn nói chung và nấm sò nói riêng đang được đẩy mạnh trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, chất lượng của nấm phụ thuộc nhiều vào chủng loại, trong đó các đại diện thuộc phân chi Pleurotus sinh bào tử vô tính (Coremiopleurotus Hilber) có nhiều đặc tính quý báu, đặc biệt là hàm lượng đạm rất cao [1, 5]. Chính vì thế việc nghiên cứu kỹ phân chi này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - Đối tượng: 3 chủng nấm sò thuộc phân chi Coremiopleurotus Hilber của chi Pleurotus (Fr.) P. Kummer, họ Lentinaceae bộ Polyporales, lớp Basidoomycetes, ngành Basidiomycota [4] do Phòng Sinh học phóng xạ - Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cung cấp: - Nguyên liệu: : Cơ chất sử dụng cho nấm trong môi trường thuần khiết là khoai tây, glucose, agar. Nguồn cơ chất sử dụng cho nuôi trồng nấm trên giá thể: mùn cưa cao su, mùn cưa bồ đề và các chất phụ gia khác như cám ngô, cám gạo, bột nhẹ, - Phương pháp: Sử dụng các phương pháp nấm học trong nghiên cứu hình thái quả thể, bào tử (theo T. T. Kiệt, 1981, 1986) và nghiên cứu tốc độ mọc của hệ sợi nấm (theo Schwantes, 1971) III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Kết qủa nghiên cứu sự mọc của ba chủng Tốc độ mọc hệ sợi nấm được tính theo Schwantes (1971): V=X/T Trong đó: + V: tốc độ mọc của hệ sợi (ỡm/giờ) + X: bán kính của bề mặt thạch(ỡm) + T: thời gian sợi nấm mọc kín bề mặt thạch(giờ). * Trên môi trường thạch khoai tây: Ở nhiệt độ khác nhau tốc độ mọc của chủng P. cys là nhanh nhất, chậm nhất là chủng P.bl . Nhìn chung cả ba chủng đều sinh trưởng và phát triển tốt ở 25 O C. Ở nhiệt độ 30 o C thì tốc độ mọc của các chủng nghiên cứu đều chậm hơn ở 25 O C, riêng hệ sợi P.bl thì bị kìm hãm sự sinh trưởng ở nhiệt độ này. Kết quả được chỉ ra trong bảng 1: Bảng 1: Tốc độ mọc của Coremiopleurotus spp. ở 25 O C và 30 O C trên môi trường thạch khoai tây Sau khi nghiên cứu tốc độ mọc của các chủng trên môi trường nuôi cấy thuần khiết ở nhiệt độ khác nhau, chúng tôi nhận thấy khả năng phát triển của hệ sợi rất tốt ở 25± 2 O C . Vì vậy trong nghiên cứu sự mọc của hệ sợi trên giá thể mùn cưa chúng tôi chỉ quan tâm ở nhiệt độ 25± 2 O C (Bảng 2) Bảng 2: Tốc độ mọc hệ sợi Coremiopleurotus spp. trên giá thể mùn cưa ở 25 o C Kết quả cho thấy, tốc độ mọc giữa ba chủng cũng có sự chênh lệch khi chúng ở cùng một điều kiện nuôi trồng, tốc độ mọc của P.cys là nhanh nhất 104,16 m/h và chậm nhất là P.bl với tốc độ 85,16m/h. 2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái bào tử vô tính, sự hình thành quả thể và bào tử hữu tính 2.1. Hình thái bào tử vô tính: Khác với các loài nấm sò khác, cả ba loài nấm sò thuộc phân chi Coremiopleurotus Hilber đều có đặc tính chung là trong quá trình sinh trưởng và phát triển có sự hình thành những bó cuống đính bào tử vô tính mang bào tử đính ở đỉnh. Chúng xuất hiện rất nhiều với mật độ tương đối dày (hình 1). Hình 1: Bào tử vô tính trên bó cuống đính bào tử ở Coremiopleurotus spp. dưới kính hiển vi nổi và hiển vi điện tử quét (x350) Dưới kính hiển vi điện tử quét có độ phóng đại x5000, ta thấy bào tử vô tính của cả ba chủng nghiên cứu có bề mặt nhẵn, kích thước cũng gần như nhau không có sự khác biệt rõ ràng. Chúng đều có hình dạng giống quả bí đao đều hai đầu, màu đen, kích thước từ 10- 16,5 m chiều dài và 4-6,5 m chiều rộng (hình 2) Hình 2: Bào tử vô ở Coremiopleurotus spp. dưới kính hiển vi điện tử quét ở độ phóng đại x5000. 2.2.Sự hình thành quả thể và bào tử hữu tính của các chủng nghiên cứu: Trên môi trường giá thể mùn cưa, sự hình thành quả thể của ba chủng nghiên cứu tiếp tục được theo dõi . Sau thời gian khoảng 36 - 43 ngày tuỳ từng chủng, khi hệ sợi phát triển phủ kín bịch và bắt đầu bện kết tạo mầm quả thể (primordia), các bịch được chuyển sang phòng nuôi có ánh sáng khuyếch tán, độ ẩm gần như bão hoà, thông khí tạo điều kiện thuận lợi cho nấm ra quả thể. Nhiệt độ tối thích cho ra quả thể khoảng 25 O C ± 2 0 C. Riêng P. blaoensis chỉ hình thành quả thể thành thục vào các tháng mát và lạnh, khi nhiệt độ không khí ở 16 - 22 o C. Đồ thị 1 cho thấy sự chênh lệch về thời gian trong từng giai đoạn hình thành quả thể của ba chủng nghiên cứu là không đáng kể. Nhìn chung thời gian để sợi mọc kín bịch khoảng 36- 42 ngày, thời gian hình thành mầm mống quả thể sau khi sợi mọc kín bịch khoảng 5- 7 ngày và hình thành quả thể sau 5 ngày. Đồ thị 1: Các giai đoạn hình thành quả thể của Coremioplourotus spp. Về mặt hình thái, quả thể của ba chủng nghiên cứu cũng không có sự khác biệt rõ rệt. Quả thể dạng phễu với cuống mọc lệch. Mũ nấm khi non có màu tím xám, sau chuyển dần sang trắng ngà khi trưởng thành, hình dạng thay đổi từ dạng phễu đến dạng sò, rộng khoảng 2 - 8 cm. Bào tầng dạng phiến, màu trắng ngà có sắc thái vàng khi già. Tuy nhiên, màu sắc nấm non của chủng P.bl thường có màu tím đậm hơn hẳn so với hai chủng còn lại. Hình 3: Quả thể Coremioplourotus spp. trên giá thể mùn cưa * Bào tử hữu tính: được hình thành từ quá trình hạch giao trong đảm trên lớp sinh sản ở bề mặt của phiến. Sau khi hai nhân kết hợp, phân chia hai lần, trong đó có một lần giảm nhiễm cho bốn nhân đơn bội. Các nhân đơn bội đi ra tiểu bính và hình thành bốn bào tử đính trên đầu tiểu bính của các giá bào tử. Hình 4: Sự hình thành bào tử hữu tính của Coremioplourotus spp. Bào tử hữu tính của ba chủng khi trưởng thành được phóng ra dưới dạng bụi màu trắng. Dưới kính hiển vi chúng có hình trụ - elíp, trong suốt, đạt kích thước 3 - 4 m x 7- 9 m, kích thước nhỏ hơn đáng kể so với bào tử vô tính. Nhìn chung về mặt hình thái, bào tử hữu tính của ba chủng không có sự khác biệt rõ ràng. Hình 5: Bào tử hữu tính của ba chủng nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử quét (x 5000). IV. KẾT LUẬN 1. Trên môi trường nuôi cấy thuần khiết, hệ sợi nấm của ba chủng P.abalonus, P.aff. blaoensis và P.cystidiosus phát triển tốt ở 25 0 C. Đặc biệt là chủng P.cystidiosus tốc độ mọc đạt 130,21 m/h. Ở nhiệt độ 30 0 C, hệ sợi của chủng P.aff. blaoensis phát triển kém. 2. Trên giá thể mùn cưa có bổ sung thêm dinh dưỡng, ở 25 0 C hệ sợi của cả ba chủng đều sinh trưởng tốt và có hình thành quả thể. Riêng P. blaoensis chỉ hình thành quả thể thành thục vào các tháng mát và lạnh, khi nhiệt độ không khí ở 16 - 22 o C. 3. Đặc điểm hình thái cuống đính bào tử vô tính của ba chủng không có sự sai khác đáng kể. Bào tử vô tính có màu đen, hình quả bí đao đều hai đầu, kích thước lớn từ 10-16,5 m chiều dài và 4-6,5 m chiều rộng. 4. Trên giá thể mùn cưa ở điều kiện thuận lợi, sau khoảng 45-55 ngày cả ba chủng nghiên cứu đều hình thành quả thể điển hình, dạng phễu lệch trong đó màu sắc quả thể non của chủng P. blaoensis có tím hơn. Trên đảm (giá) hình thành bốn bào tử trong suốt, hình trụ-elíp, kích thước 3-4m x7-9 m. [...]... (1999), Nghiên cứu khả năng chuyển hoá các chất phế thải và nguyên tố khoáng của nấm bào ngư [Pleurotus (Fr.) Kumer] Luận án thạc sỹ Sinh học, Đại học Đà Lạt 2 Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam Nxb Khoa học 3 Trịnh Tam Kiệt và cộng sự (1986), Sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn Nxb Nông nghiệp 4 Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác (2001), Danh lục các loài thực vật Việt nam- Phần Nấm, Nhà xuất... importance and prospects" Mushroom Research, 1, 25-32 9 Schwantes, H O und Salttler, P W., (1971), "Methoden zur Messung der Wachstumsgeschwindigkeit von Pilzmycelien" Oberhess Naturwiss Zeitschr 38: 518 SUMMARY RESEARCHING BIOLOGICAL CHARACTERISTIC OF SUBGENUS Coremiopleurotus HILBER Tran Thi Lan, Trinh Tam Kiet Center of biotechnology, Vietnam national University, Hanoi The fungi Coremiopleurotus spp... (1989), "Pleurotus Mushroom Biology nature cultivation methor", Edited by Chang, S T & Quimio, T.H., The Chinese University Press Chapter 18: 363 -380 6 Sangwan, M S., & Saini, L C (1995) “Cultivation of Pleurotus sajorcaju (Fr.) Singer on agro-industrial wastes" Mushroom Research, 4, 33-34 7 Shukla, C S., & Biswas, M K (2000) “Evaluation of different techniques for oystermushroom cultivation" Journal... Hanoi The fungi Coremiopleurotus spp is good growing in pure culture medium potato- agar at 25OC, fastest in P cystidiosus with increasing speed 130,21 m/h In sawdust medium (at 25OC) the mycelium of Coremiopleurotus spp growing a litter better and developted to build fruits body after 45- 55 days Special, P blaoensis is only able to build fruits body at 16 - 22oC Conidiospores are studied under the . NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI NẤM TRONG PHÂN CHI COREMIOPLEUROTUS Trần Thị Lan, Trịnh Tam Kiệt Trung tâm Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội I. MỞ ĐẦU Nấm sò (Pleurotus. Nghiên cứu đặc điểm hình thái bào tử vô tính, sự hình thành quả thể và bào tử hữu tính 2.1. Hình thái bào tử vô tính: Khác với các loài nấm sò khác, cả ba loài nấm sò thuộc phân chi Coremiopleurotus. diện thuộc phân chi Pleurotus sinh bào tử vô tính (Coremiopleurotus Hilber) có nhiều đặc tính quý báu, đặc biệt là hàm lượng đạm rất cao [1, 5]. Chính vì thế việc nghiên cứu kỹ phân chi này có

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan