Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm

115 946 4
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đặt vấn đề Ung thư sàng hàm là loại ung thư không thường gặp, chiếm khoảng 0,2- 0,8% tổng số các ung thư nói chung và khoảng 3% các ung thư vùng đầu cổ [45]. Ung thư sàng hàm là ung thư xuất phát từ xoang sàng, xoang hàm, xương khẩu cái và lan ra lân cận. Về phân loại cổ điển, ung thư sàng hàm thường xuất phát từ một trong ba tầng: tầng sàng, tầng hàm, tầng khẩu cái. Ở nước ta ung thư sàng hàm chiếm một tỷ lệ khá cao trong ung thư đầu mặt cổ, đứng thứ ba sau ung thư vòm mũi họng (NPC) và ung thư hạ họng thanh quản, khoảng 92,7% các u có nguồn gốc biểu mô 12. Ở các nước Âu - Mỹ, ung thư sàng hàm đã được nghiên cứu từ lâu. Một số nước Châu Âu đã xếp ung thư sàng hàm trong danh mục bệnh nghề nghiệp do tỷ lệ gặp ở công nhân làm nghề xẻ gỗ cao và người đã xác định được axit Tanic, một hoạt chất chiết xuất từ gỗ là yếu tố gây bệnh 49. Do đặc điểm về cấu trúc và vị trí giải phẫu của vùng này rất phức tạp, ở sâu nên các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, bệnh tiến triển chậm, không có hạch hoặc hạch xuất hiện muộn, Ýt di căn xa nên việc chẩn đoán sớm thường gặp khó khăn, dễ bị bá qua hay nhầm lẫn và chính vì vậy khi đã được khám chÈn đoán thường u đã lan rộng ở khối sàng hàm hốc mòi. Vấn đề này cũng đã được một số tác giả trong nước và nước ngoài đề cập đến [1,16]. Tỷ lệ ung thư sàng hàm được che đậy dưới dạng viêm mòi xoang mạn tính có thoái hoá cuốn giữa, polyp khe giữa còng hay thường gặp. Ở nước ta hiện nay mét số tác giả đã lưu ý có một tỷ lệ đáng kể ung thư sàng hàm trên các bệnh nhân có tiền sử này 9. Ung thư sàng hàm thường chỉ lan tràn tại chỗ vì Ýt di căn xa và di căn chậm, có thể phẫu thuật được. Phẫu thuật có nhiều khả quan hơn so với các loại ung thư đầu mặt cổ khác. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, người bệnh ung 2 thư sàng hàm thường đến muộn, vào các giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này ung thư sàng hàm đã xâm nhập vào ổ mắt, khẩu cái cứng Gây nên những biến đổi rõ rệt như biến dạng xương hàm trên, ổ mắt và răng hàm mặt, nên bệnh nhân thường đến khám tại những chuyên khoa này. Để phẫu thuật được triệt để vấn đề quan trọng là cần đánh giá chính xác mức độ lan tràn của u trước khi mổ. Nó không những giúp cho phẫu thuật viên có được đường vào hợp lý nhằm tiếp cận và cắt bỏ hoàn toàn u mà còn giúp dự kiến những kế hoạch tạo hình và phục hồi chức năng ngay trong khi mổ và về sau này. Trước đây chẩn đoán ung thư sàng hàm chủ yếu là dựa trên lâm sàng và XQ thường quy. Tuy nhiên, chụp XQ thường quy có nhược điểm là khó đánh giá chính xác kích thước, liên quan, mức độ xâm lấn của u. Việc thiếu chẩn đoán mô bệnh học vừa không đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán và vừa thiếu dữ kiện để đánh giá tiên lượng bệnh cũng như liệu pháp điều trị bổ sung. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong chụp cắt lớp vi tÝnh, phân loại mô bệnh học cập nhật không chỉ giúp chẩn đoán xác định, đánh giá chính xác hơn giai đoạn của bệnh mà còn góp phần tiên lượng bệnh. Các nghiên cứu về ung thư sàng hàm ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt còn rất Ýt các nghiên cứu tìm hiểu đối chiếu giữa lâm sàng - chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô sàng hàm. 2. Đối chiếu tổn thương lâm sàng với chụp cắt lớp vi tính và mô bệnh học từ đó đề xuất chẩn đoán thích hợp. 3 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. VÀI NÉT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Ung thư sàng hàm đã được các tác giả trong nước và ngoài nước đề cập đến từ lâu. 1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về ung thư sàng hàm đã có từ lâu. Công trình đầu tiên được ghi nhân trên y văn là của Morgagni, Bichat 43] vào khoảng thế kỷ 17. Đến năm 1906 Sébileau đã mô tả, phân loại u 3 tầng: tầng trên, tầng giữa và tầng dưới 51]. Tới năm 1920, Hautant và Manod đã đặt vấn đề xếp loại và đưa ra hướng điều trị ung thư sàng hàm 39. Năm 1979, Colin Parson, Neil Hodson đã mô tả tỷ trọng khối ung thư sàng hàm tăng lên sau khi tiêm thuốc cản quang không có giá trị phân biệt các khối tân tạo ở mặt, tuy nhiên khi ung thư sàng hàm xâm lấn nội sọ làm cho hàng rào máu não bị tổn thương thì hình ảnh u ngấm thuốc tăng tỷ trọng lại rất có giá trị. Năm 1984, các tác giả Anton. N. Hasso 16 đã dùng máy CT Scanner có độ phân giải cao, chụp không và có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch. Có thể phát hiện nguyên uỷ của khối ung thư sàng hàm, đánh giá mức độ phá huỷ xương và lan tràn của khối ung thư sàng hàm ra lân cận. Ngoài ra, CT Scanner còn cho phép đánh giá giai đoạn phát triển của khối ung thư sàng hàm. Vào năm 1998, Yuan.Y và cộng sự qua nghiên cứu 13 trường hợp u nguyên bào thần kinh khứu giác bằng CT Scanner phát hiện 6 trường hợp có u tăng tỷ trọng, 3 trường hợp tỷ trọng không đồng đều và 3 trường hợp có vôi hoá trong u. CT Scanner còn giúp đánh giá sự tái phát của u sau phẫu thuật. Cùng năm 1998, Wolfgang 4 Dahnert nhận thấy tần suất carcinoma sàng hàm chiếm 5- 6% của carcinoma xoang cạnh mũi, 90% là carcinoma tế bào vẩy, sau đó là sarcoma, carcinoma tuyến ống, carcinoma tuyến kén và thường thứ phát từ carcinoma xoang hàm. 1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam ung thư sàng hàm đã được quan tâm nghiên cứu từ thập niên 60. Tuy nhiên, tư liệu tương đối đầy đủ về loại ung thư này mới chỉ có từ năm 1972. Năm 1969, Lê Văn Bích và Phạm Khánh Hoà đã báo cáo 60 ca ung thư sàng hàm 1. Đến năm 1978, Nguyễn Mạnh Cường nghiên cứu những biểu hiện lâm sàng tổ chức bệnh học, XQ của 52 trường hợp ung thư biểu mô khối sàng hàm 2. Vào năm 1991, Nguyễn Công Thành 14 qua nghiên cứu 46 trường hợp ung thư sàng hàm tại khoa ung thư, Viện TMH từ năm 1986 - 1990, nhận thấy rằng ung thư sàng hàm hay gặp trong các u ác tính vùng đầu cổ, trung bình mỗi năm 9-10 ca bằng 1/3 số lượng ung thư vòm trung bình hàng năm, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán giai đoạn T 4 là 47,8%. Hình ảnh trên phim Blondeau và Hirtz có 17/19 bệnh nhân (89,4%) hình ảnh đều xoang hàm, sàng và phá vỡ vách ngăn mũi xoang 14/19 bệnh nhân (73,7%). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ sử dụng XQ thường quy, chưa áp dụng CT Scanner vào trong nghiên cứu, nên không đánh giá hết được mức độ xâm lấn và phá huỷ của u. Năm 1996, Vũ Công Trực 15 nghiên cứu 96 ca ung thư sàng hàm được chẩn đoán và điều trị tại Viện TMH thấy ung thư sàng hàm chiếm > 6% các u ác tính đường hô hấp trên. Ung thư sàng hàm đứng thư 3 sau ung thư vòm họng và ung thư thanh quản. Phim Blondeau và Hirtz Ýt có giá trị và chỉ giá trị khi tổn thương đã ở giai đoạn muộn. Phim CT Scanner ưu điểm hơn so với phim XQ thường qui giúp chẩn đoán bệnh sớm và các nhà phẫu thuật có phương pháp phẫu thuật triệt để hơn. Đến năm 2001 Ngô Ngọc Liễn và cộng sự qua tổng kết 277 trường hợp ung thư sàng hàm tại Viện TMH từ năm 1986 – 2001, có nhận xét CT Scanner cho phép đánh giá được đầy đủ tổn thương và nhất là sự lan tràn của u. Nhưng trong hai nghiên cứu này 5 không đối chiếu giữa triệu chứng lâm sàng với hình ảnh tổn thương trên phim CT Scanner. 1.2. BÀO THAI HỌC, GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC KHỐI SÀNG HÀM 1.2.1. Bào thai học Nguyên uỷ của các xoang chính là nguyên uỷ của hốc mũi tạo nên, do đó còn gọi xoang là những hốc phụ của mũi. Hình 1.1. Bào thai học  30  Xoang sàng xuất hiện sớm nhất từ đầu thời kỳ bào thai và điểm xuất phát chính là nụ phễu sàng bài thai (Infundibilum embryonnaire), nó là điểm xuất phát chính của tiến trình xâm nhập và phát triển các xoang. Các tế bào sàng có trước tiên, chủ đạo, nó phát triển theo nhiều hướng và tạo nên tế bào các xoang khác tùy theo hướng đi. Xoang hàm xuất hiện muộn hơn, bắt đầu từ tuần lễ thứ 4 của bào thai. Khởi đầu xoang xuất phát từ mét khe ở thành bên của hốc mũi, giữa cuốn giữa và cuốn dưới. Khe này ngày càng tăng thể tích và di chuyển sâu vào thân xương hàm. Hốc xoang được bao phủ niêm mạc từ xoang sàng bó vào. Xoang hàm phát triển đến 6 tuổi thì hoàn chỉnh và tới 20 tuổi thì ngừng phát triển. 1.2.2. Giải phẫu khối sàng hàm 1.2.2.1. Giải phẫu khối sàng 6 Theo Rouviere - Brizon và Gastaing, Legent và Vanden – Brouck [7] có thể mô tả như sau: Khối sàng được tạo bởi 4 phần, một mảnh dọc ở chính giữa, một mảnh ngang cắt phần trên mảnh dọc ở phía trước và hai khối bên dính vào hai đầu bên của mảnh ngang. Khối sàng giống hình hộp chữ nhật có 6 mặt. - Mặt trên: Liên quan đến nền sọ, chia làm 2 phần: một phần ba trước thành trên xoang sàng tạo nên sàn xoang trán. Hai phần ba sau ngăn cách với hố não trước bởi một mảnh xương rất mỏng gọi là mảnh sàng, liên quan với rãnh khứu và hành khứu. Hình 1.2. Sơ đồ giải phẫu khối sàng  8  1. Mào xương sàng 4. Hốc mũi 7. Bóng sàng 2. Mảnh thủng xương sàng 5. Các tế bào sáng 8. Cuốn mũi giữa 3. Ổ mắt 6. Cuốn mũi trên 9. Mảnh đứng xương sàng - Mặt dưới: Hẹp hơn mặt trên, liên quan với hốc mũi ở trong và xoang hàm ở phía ngoài qua các tế bào sàng hàm phát triển ở góc sau bên trong. Tổn thương ung thư thường xuất hiện ở đây để lan tràn vào sàng và hàm. - Mặt trước: Liên quan gai mũi của xoang trán và xương chính mũi khớp với mảnh thẳng, ngoài cùng là ngành lên xương hàm trên. - Mặt sau: Ngăn cách với xương bướm bởi ngành sàng bướm và liên quan tới xoang bướm. 7 - Mặt ngoài: Liên quan với hốc mắt và các thành phần trong ổ mắt qua xương giấy. Nó dễ vỡ, khi nó phát triển sẽ đẩy lồi mắt. - Mặt trong (mặt liên quan mòi): Rất phức tạp tạo nên 2/3 trên của thành ngoài hốc mũi. Nó tạo ra cuốn trên, cuốn giữa và mỏm móc. Thành này có nhiều chỗ lồi lõm và lỗ thông bào nằm trong bề dày của khối bên sàng nó gồm 8-12 hốc nhỏ bằng hạt ngô, gọi là tế bào sàng, các tế bào sàng có dạng đa giác với các mặt dẹt. Thể tích to nhỏ khác nhau, trung bình 2-3mm 3 , sắp xếp lộn xộn, nên còn gọi là mê đạo sàng. Các tế bào sàng chia làm hai loại: - Sàng trước có 5-7 tế bào, kích thước nhỏ hơn tế bào sàng sau và đổ vào khe giữa. - Sàng sau có 3-5 tế bào đổ vào mũi ở khe bướm sàng 1.2.2.2. Xoang hàm Là một hốc hình tháp nằm ở trong xương hàm trên có ba mặt một nền và một đỉnh. Hình 1.3. Sơ đồ giải phẫu xoang hàm (cắt đứng giữa)  10  1. Xương trán 9. Mỏm khẩu cái xương hàm trên 2. Xoang trán 10. Lỗ thông xoang hàm 3. Xương chính mũi 11. Xương bướm 4. Xương sàng 12. Xoang bướm 5. Xương lệ 13. Lỗ bướm khẩu cái 6. Xương hàm trên 14. Mảnh đứng của xương khẩu cái 7. Cuốn dưới 15. Chân bướm trong 8 8. Mỏm huyệt răng xương hàm trên 16. Mảnh ngang xương khẩu cái. * Mặt trong của xoang còn gọi là nền của hốc xoang hay là vách mũi xoang. Là một mảnh tứ giác có những cạnh gần bằng nhau: - Phía trên tiếp giáp với tế bào sàng, hố bầu dục, với một phần của ống lệ mũi. - Phía sau tiếp xúc với hố chân bướm hàm ở trên và rễ của mào bướm phía dưới. - Phía trước ở trên tiếp giáp với cung răng từ răng cửa số 1 đến răng khôn số 8. Các cuốn giữa và cuốn dưới nằm vắt ngang vách mũi xoang. * Mặt trước ngoài: Là mặt phẫu thuật, cố lỗ thần kinh dưới ổ mắt (là nhánh của dây thần kinh sè V) và hố nanh. * Mặt trên: Là sàn ổ mắt, mỏng, tạo thành trần của xoang hàm. Nó gặp hốc mũi tạo thành góc trên trong rất nhọn (Sieur và Jacobe), đó là khe mắt sàng hàm (Portmann). Liên quan này rất quan trọng rất dễ bỏ sót bệnh tích trong lan tràn của ung thư. Liên quan của xoang hàm và các tế bào sàng trước chỉ thu gọn từ 1 đến 2 mm, nhưng ở phía sau, bên cạnh góc sau trên chiếm một độ dài khoảng 1cm. Đây là những vùng mà các u ở vùng sàng qua đó xâm nhập vào xoang hàm hay ngược lại, vùng này tương đương với vùng tam giác xung kích Delima, đây là nơi mở vào sàng hàm trong phẫu thuật nạo sàng hàm cổ điển. * Mặt sau: Dày, tạo bởi xương gò má. Ngăn cách xoang hàm hố tiếp và hố chân bướm hàm. + Đỉnh của tháp nằm về phía xương gò má. 1.2.2.3. Mạch máu và thần kinh 5 A. Động mạch 9 Vùng sàng hàm được cấp máu bởi hai hệ động mạch: * Động mạch cảnh ngoài: Cho nhánh động mạch bướm khẩu cái và nhánh động mạch hàm trong. * Động mạch cảnh trong: Cho các nhánh động mạch sàng trước và động mạch sàng sau cấp máu cho vùng sàng. B. Tĩnh mạch Tĩnh mạch xoang sàng và xoang hàm tập trung theo ba nhóm: dẫn lưu trước đổ vào tĩnh mạch mặt, dẫn lưu sau đổ vào tĩnh mạch bướm khẩu cái, ngoài ra tĩnh mạch sàng còn đổ trực tiếp vào các tĩnh mạch nội sọ. C. Bạch mạch Hệ thống bạch huyết của xoang sàng và xoang hàm, nối liền với nhau và cùng lưu thông với hệ bạch mạch của hốc mũi. Chúng đổ vào hạch dưới hàm hoặc hạch thuộc dãy cảnh. Hệ bạch huyết của mòi xoang nghèo hơn hệ bạch huyết của vòm mũi họng. D. Thần kinh - Thần kinh sàng: Chi phối cảm giác cho xoang sàng xuất phát từ dây thần kinh tam thoa (dây V) bởi nhánh mũi của dây mặt Willis, nhánh mũi này cho hai nhánh mũi trong và mũi ngoài cảm giác cho niêm mạc vùng sàng. Ngửi do các dây thần kinh khứu giác chui qua mảnh sàng, xuất phát từ 1/3 trên hốc mũi. - Thần kinh hàm: Do dây thần kinh tam thoa chi phối các mặt trong, vùng dẫn lưu, góc sau trên mặt trong. Mặt mắt do nhánh thần kinh dưới ổ mắt. Mặt sàn do thần kinh khẩu cái, bướm khẩu cái, thần kinh hàm trên. 1.2.3. Giải phẫu ứng dụng khối sàng hàm Ung thư sàng hàm có khả năng lan tràn, xâm lấn vào các cấu trúc lân cận bằng cách phát triển trực tiếp hoặc tạo các u nhầy xâm lấn. Tuỳ thuộc vào vị trí lan từ xoang sàng hay xoang hàm mà có thể có các cách lan tràn khác nhau. 1.2.3.1. Lan từ xoang sàng 10 Ung thư từ đây có thể lan vào hốc mũi, vào các xoang lân cận, vào ổ mắt, lên nền sọ. * Lan lên trên - Xoang trán: Xoang trán có liên hệ mật thiết với xoang sàng. U lan lên đây có thể bằng con đường trực tiếp hoặc qua đường ống mũi trán. Tuy nhiên u thực sự lan vào xoang trán thường chỉ thấy trong giai đoạn muộn. Các biểu hiện ở xoang trán thường là viêm, u nhầy do bít tắc phức hợp lỗ ngách. - Ở vùng trần sàng, màng cứng không dính vào xương, nó có khả năng kháng cự lâu dài với sự phát triển của u. - Ở vùng hốc mũi (mảnh sàng) các lỗ thủng cho phép u phát triển trong rãnh khứu, đây là vị trí hay gặp tái phát trong trường hợp lấy u qua đường mũi thông thường. CT Scanner có thể phát hiện hình ảnh phá huỷ vùng này qua hình ảnh “nụ nấm” do u xuyên qua lỗ sàng đẩy lùi rồi xâm lấn vào nhu mô não thuỳ trán. * Lan vào trong hốc mũi Là nơi lan tràn thường thấy. U thường phát triển từ từ gây triệu chứng ngạt mũi tăng dần. Trong hốc mũi vách ngăn là vùng có sức đề kháng tương đối lâu với sự phát triển của u. * Lan ra ngoài - U từ xoang sàng thường sớm xâm lấn vào xoang hàm, nhưng các u này thường phát triển chậm do bị giới hạn bởi các thành xoang. - Lan vào ổ mắt: Dễ gặp do xương giấy có sức đề kháng kém với sự lan tràn của u, nhất là trong trường hợp xương này bị hổng tự nhiên. Những u nhầy do u tạo ra đôi khi có thể xuyên qua xương giấy để vào ổ mắt. Tuy vậy màng xương này thực sự là rào chắn tốt đối với sự xâm lấn của u. Phân tích hình ảnh CT Scanner đôi khi khó xác định được ổ mắt bị đè đẩy bởi tổ chức viêm nhiễm, u nhầy, hay bị u thâm nhiễm, do đó đòi hỏi phẫu thuật bóc tách [...]... căn bản của loại ung thư này Hình1 .6 Hình ảnh tổn thư ng trên phim CT (tư thế Coronal)55 Hình 1.7 Hình ảnh tổn thư ng trên phim CT (tư thế Axial) 55 1.4.3 Chẩn đoán giải phẫu bệnh Trong các phương pháp chẩn đoán ung thư nói chung, chẩn đoán ung thư sàng hàm nói riêng, bộ ba chẩn đoán (Trépied diagnostic) gồm chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán nội soi và chẩn đoán mô bệnh học thì chẩn đoán mô bệnh học có... biểu mô lympho Ung thư biểu mô không biệt hóa Ung thư biểu mô tuyến - Ung thư biểu mô tuyến typ ruột - Ung thư biểu mô tuyến không phải typ ruột Ung thư typ tuyến nước bọt - Ung thư biểu mô dạng tuyến nang - Ung thư biểu mô nang - Ung thư dạng biểu bì nhầy - Ung thư biểu mô- cơ biểu mô - Ung thư biểu mô tế bào sáng cổ điển - Ung thư cơ biểu mô - Ung thư biểu mô với thành phần u tuyến đa hình - Ung thư. .. loại mô bệnh học cập nhật 2005 của TCYTTG hiện đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu [45] 1.4.3.1 Bảng phân loại mô bệnh học các ung thư biểu mô mòi xoang của TCYTTG năm 2005 [45] Ung thư biểu mô vảy - Ung thư dạng mụn cơm - Ung thư biểu mô vảy typ nhó - Ung thư biểu mô vảy typ dạng đáy - Ung thư biểu mô vảy typ tế bào hình thoi - Ung thư biểu mô vảy tuyến - Ung thư biểu mô vảy tiêu gai Ung thư. .. hợp ung thư biểu mô tuyến có sự thay đổi của gen K-RAS hoặc H-RAS, khoảng từ 18-44% các trường hợp có sự thay đổi của P53 Một số trường hợp có sự chuyển đoạn của gen 17p13 và 15 9q21 [33, 40] 1.4 CHẨN ĐOÁN UNG THƯ SÀNG HÀM 1.4.1 Chẩn đoán lâm sàng 1.4.1.1 Triệu chứng lâm sàng Theo Sébileau [26] dựa vào vị trí xuất phát của u chia ung thư sàng hàm thành 3 tầng: - Ung thư tầng trên chủ yếu là ung thư. .. các ung thư theo phân loại mô học của TCYTTG năm 2005 - Đối chiếu tổn thư ng lâm sàng với chụp cắt lớp vi tính - Đối chiếu tổn thư ng lâm sàng với MBH 2.2.3.2 Cách thức tiến hành Trên cơ sở thông tin từ các hồ sơ bệnh án ung thư sàng hàm hồi cứu và những bệnh án tiÕn cứu, theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin sau * Đặc địÓm của đối tượng nghiên cứu -... chuẩn vàng Chính vì vậy, chẩn đoán mô bệnh học luôn được các nhà ung thư học quan tâm bởi nó không chỉ mang ý nghĩa chẩn đoán quyết định mà còn giúp đánh giá tiên lượng bệnh, giúp nhà lâm sàng lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp TCYTTG đã khuyến cáo sự chậm trễ trong điều trị do phải chờ đợi kết quả chẩn đoán mô bệnh học không nguy hại bằng việc điều trị ngay mà không có chẩn đoán mô bệnh học Vì... hàm xâm lấn vào nền sọ xuyên qua trần sàng, mảnh sàng lúc đó sẽ có hình ảnh đẩy phồng hoặc khuyết xương trần sàng, u có thể xâm lấn vào thuỳ trán, hình ảnh nhu mô não bị xâm lấn ngấm thuốc cản quang mạnh hơn vùng nhu mô não không bị tổn thư ng ở xung quanh U sàng hàm xâm lấn phá huỷ xương giấy họăc rãnh dưới hốc mắt, sàn hốc mắt xâm lấn vào hốc mắt, hình ảnh khối tỷ trọng nhu mô mÒm lan vào chiếm chỗ,... qua khám bệnh phát hiện các triệu chứng lâm sàng, chụp phim CT Scanner và chÈn đoán MBH - Bệnh án được lưu trữ đầy đủ các phần hành chính, lý do vào viện - Quá trình bệnh sử rõ ràng - Có đầy đủ các phần: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, CT Scanner - Tổn thư ng được xác định và được phân loại MBH lại theo phân loại mô học của TCYTTG năm 2005 Nghiên cứu thực hiện cắt coup đọc lại toàn bộ bệnh phẩm... DỊCH TỄ HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ SÀNG HÀM 1.3.1 Dịch tễ học Những nghiên cứu về dịch tễ học ung thư sàng hàm không nhiều, đặc biệt ở Việt Nam thì hầu như không thấy trên y văn, có lẽ vì tỷ lệ mắc bệnh không cao Theo Michael MD, ung thư các xoang chiếm khoảng 0,2% tổng số các u ác tính ở người, 3% các ung thư đầu cổ, thời gian sống thêm 5 năm chiếm khoảng 50% Trong số các ung thư xoang,... pháp nghiên cứu 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Gồm 38 trường hợp trong đó có 23 trường hợp hồi cứu và 15 trường hợp tiến cứu Tất cả các trường hợp đều đã được chÈn đoán xác định của MBH là ung thư sàng hàm, có hồ sơ bệnh án lưu trữ và điều trị tại Bệnh viện TMH TƯ trong thời gian từ tháng 06/2007 đến tháng 06/2009 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - Tất cả 38 trường hợp đều được chẩn đoán là ung thư sàng hàm qua . giữa lâm sàng - chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm . tiêu sau: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô sàng hàm. 2. Đối chiếu tổn thư ng lâm sàng với chụp cắt lớp vi tính và mô bệnh học từ đó đề xuất chẩn đoán thích hợp 1.4. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ SÀNG HÀM 1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 1.4.1.1. Triệu chứng lâm sàng Theo Sébileau [26] dựa vào vị trí xuất phát của u chia ung thư sàng hàm thành 3 tầng: - Ung thư tầng

Ngày đăng: 26/07/2014, 08:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan