Nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình các khuyết da đầu tại bệnh viện xanh pôn

64 1.2K 13
Nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình các khuyết da đầu tại bệnh viện xanh pôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Da đầu, bao gồm toàn bộ vùng da mang tóc và không mang tóc. Da đầu có chức năng che phủ xương sọ, vùng da đầu mang tóc còn có chức năng thẩm mỹ. Khuyết da đầu là tổn thương da đầu làm mất một phần da đầu mang tóc hoặc không mang tóc. Trong thực hành ngoại khoa khuyết da đầu là tổn thương hay gặp. Nguyên nhân gây khuyết da đầu thường do chấn thương, sẹo di chứng bỏng, sau cắt bỏ những u vùng đầu, thứ phát sau nhiễm khuẩn tại chỗ, những thương tổn bẩm sinh, rối loạn chức năng tại chỗ sau chiếu xạ u não. Điều trị các khuyết tổ chức vùng đầu là một thách thức đối với các nhà phẫu thuật ngoại khoa. Vì các khuyết da vùng đầu không được điều trị phục hồi gây ra rối loạn về chức năng của da đầu và tổ chức bên dưới được da đầu bảo vệ. Mặt khác vùng da đầu mang tóc còn có chức năng thẫm mỹ nếu không xử lý sớm và đúng cách sẽ để lại những ảnh hưởng về tinh thần cho bệnh nhân nhất là bệnh nhân nữ ở độ tuổi lao động. Thương tổn da đầu có nhiều mức độ khác nhau từ vết rách da, tụ máu dưới da, đụng dập.cho đến những thương tổn nặng nề như khuyết hổng da đầu, hay lột toàn bộ da đầu. Đối với những khuyết da đầu nhỏ, đơn giãn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt và khâu một thì đơn giản, sử dụng các vạt da tại chỗ. Nhưng đối với khuyết da đầu kích thước lớn, phức tạp hay lột toàn bộ da đầu, cho đến trước thập niên 70 chỉ có phương pháp điều trị được coi là hiệu quả nhất là ghép da che phủ ngay được phần mất da rộng lớn. Nhưng bệnh nhân nhận được một phần da đầu vĩnh viễn không mọc tóc và không thể sửa chữa được. Cùng với sự phát triển của công nghệ và y học kỹ thuật giãn tổ chức có thể thu được một lượng da đầu mang tóc theo ý muốn, đủ để che phủ được khuyết tổ chức. Năm 1976 kỹ thuật vi phẫu lần đầu tiên được sử dụng để nối lại các mạch máu nhỏ, tái lập lại mảng da đầu đứt rời. 2 Cho đến nay ở Việt Nam điều trị các khuyết da đầu không còn mới trong ngoại khoa, nhưng để thỏa mãn yêu cầu về chức năng và thẫm mỹ là một vấn đề khó khăn. Nguyên nhân là các kỹ thuật tạo hình da đầu chưa được phổ biến và ý thức đơn giản hóa kỹ thuật này của các phẫu thuật viên. Sự thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Từ đó có những chỉ định đúng đối với từng loại thương tổn cho từng loại khuyết da đầu khác nhau mang lại điều trị hiệu quả nhất là: phục hồi nhanh nhất, hạn chế chi phí điều trị, người bệnh sớm trở về với gia đình, hoà nhập với cộng động xã hội. Đặc biệt với tình hình tai nạn giao thông hiện nay chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động ….có kèm theo thương tổn khuyết da đầu là thường gặp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN ” nhằm mục đích sau: 1. Phân loại thương tổn khuyết da đầu. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật các khuyết da đầu và rút ra chỉ định. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT LỊCH SỬ 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, tạo hình khuyết da đầu được mô tả đầu tiên bởi Koss và cộng sự. Đến năm 1696 Augustin Belloste đã trình bày cách lên tổ chức hạt bằng cách khoan sọ để che phủ các mất da đầu lộ sọ. Cách này được áp dụng đến năm 1871. Netolitzky đã thành công trong việc ghép da trên nền tổ chức hạt để che phủ khuyết da đầu. Năm 1908, Robinson đã tiến hành ghép da trực tiếp lên lớp mạc quanh sọ mà không đợi lên tổ chức hạt. Rất nhiều tác giả báo cáo thành công trong việc sử dụng các vạt tại chỗ để tạo hình da đầu. Năm 1967 Kazanjian sử dụng việc rạch nới cân galea để tăng độ đẩy của vạt tại chỗ, Orticochea đã sử dụng 4 vạt đễ che phuû các khuyết da đầu rộng [20]. Năm 1974 vạt V-Y đã được Dr. Demir sử dụng để đóng kín khuyết hổng da đầu thành công trên 22 bệnh nhân, các tác giả Nhật Bản năm 2005 đã báo cáo việc sử dụng vạt V-Y có cuống mạch để che phủ các khuyết da đầu có kích thướt trung bình [22]. Năm 1976, Radovan đã sử dụng vạt dãn trong tạo hình da đầu. Nhờ kỹ thuật vi phẫu, người ta nối lại các mạch máu nuôi dưỡng và trồng lại các vạt da đầu như nguyên vẹn. Năm 1976, Miller và cộng sự lần đầu đã thành công trong việc trồng lại da đầu có nối mạch. Năm 1978, vạt cơ lưng to lần đầu tiên được che phủ độn thành công [15]. Năm 1998, B. S. Lutz và cộng sự đã báo cáo việc sử dụng vạt vi phẫu che phủ khuyết da đầu trên 30 bệnh nhân do nhiều nguyên nhân khác nhau, các vạt được sử dụng là vạt cân cẳng tay quay, vạt cẳng tay trụ, vạt cơ lưng to, vạt Juri [46]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, sử trí khuyết da đầu được tác giả Nguyễn Thường Xuân, Nguyễn Quang Long và Đặng Kim Châu công bố vào năm 1965, các tác giả tiến hành khoan sọ đến bản trong, sau đó lạng mỏng toàn bộ lớp mở dưới da 4 ghép lên xương đã khoan như ghép da toàn bộ [21]. Năm 2000 Mai Trọng Tường và cộng sự đã báo cáo trường hợp đầu tiên che phủ da đầu bằng mạc nối lơùn có tái lập tuần hoàn [20]. Năm 2001, Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viên Chợ Rẫy) đã báo cáo việc sử dụng cơ lưng rộng che phủ mất da đầu lộ sọ bằng kỹ thuật vi phẫu trên 6 bệnh nhân [19]. Năm 2002, việc sử dụng vạt giãn trong tạo hình khuyết da đầu mang tóc lần đầu tiên được Trần Thiết Sơn áp dụng trên 8 bệnh nhân sẹo bỏng maát da đầu từ năm 1995-2001 [13]. Năm 2007, Nguyễn Hồng Hà (bệnh viện Việt Đức) đã báo cáo nối lại da đầu đứt rời toàn bộ bằng kỹ thuật vi phẫu nhân 6 trường hợp đầu tiên tại Việt Nam [9]. 1.2. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU 1.2.1. Phân vùng da đầu 1.2.1.1. Vùng da đầu mang tóc Theo Sasaki, da đầu có thể chia vùng da đầu mang tóc thành 5 đơn vị giải phẫu. Vùng 1: Đơn vị thái dương phải được giới hạn phía trước và dưới bằng đường chân tóc, phía sau bằng một đường thẳng xuất phát từ điểm nối giữa chân tóc và vành tai hướng lên phía đỉnh đầu, phía trên là đường thẳng nằm ngang cách tai 7cm. Vùng 2: Đơn vị đỉnh được giới hạn phía trước bởi đường chân tóc trán, vùng này trải rộng sang bên thái dương và tiếp giáp với hai đơn vị thái dương phải và trái. Phía sau tiếp giáp với đường ranh giới trước của đơn vị chẩm. Đơn vị đỉnh còn được chia thành hai tiểu đơn vị đỉnh trước và đỉnh sau bằng đường đỉnh trán. Vùng 3: Đơn vị thái dương trái được giới hạn tương tự như đơn vị thái dương phải. 5 Vùng 4: Đơn vị chẩm được giới hạn đằng sau bằng đường chân tóc gáy, hai bên bằng đường giới hạn sau của vùng 1 và 2, phía trước bằng đường ngang liên đỉnh vaø tiếp giáp với đơn vị 2b [13]. 1.2.1.2. Vùng trán Vùng trán là vùng da đầu không mang tóc, có thể chia vùng này thành 3 đơn vị giải phẫu riêng biệt. Vùng F1: Đơn vị trán phải được giới hạn phía bên bằng đường chân tóc trán thái dương, phía trong bằng một đường thẳng chạy qua đồng tử hướng lên trên đỉnh đầu, phía trên là đường chân tóc của đơn vị trán 2, phía dưới là đường kéo dài của cung mày ra phía thái dương. Vùng F2: Đơn vị trán giữa được giới hạn phía trên bởi đường chân tóc trán, tiếp giáp với đơn vị trán trước. Phía dưới tiếp giáp với hai cung mày, phía ngoài được giới hạn bởi hai đường thẳng chạy qua hai đồng tử. Đơn vị đỉnh còn được chia thành hai tiểu đơn vị đỉnh trước và đỉnh sau bằng đường đỉnh trán. Vùng F3: Đơn vị trán trái được giới hạn tương tự như đơn vị trán phải [13]. Hình 1.1: Vùng da đầu mang tóc được chia thành 5 đơn vị giải phẫu tương ứng với từng vùng khuyết của da và giãn da (I. Thái dương phải, IIA. 6 Đỉnh trước, IIB. Đỉnh sau, III. Thái dương trái, IV. Chẩm). Vùng trán được chia thành 3 đơn vị giải phẫu (FI. Trán phải, FII. Trán giữa, FIII. Trán phải) [13] 1.2.2. Cấu trúc da đầu 1.2.2.1. Các lớp của da đầu Da đầu che phủ xương vòm sọ, chia thành hai phần: Phần phủ tóc (gồm vùng đỉnh, chẩm và thái dương): da đầu dày lên nhất là vùng chẩm. Phần không phủ tóc là vùng trán: có nhiều nếp nhăn và cơ chẩm- trán bám da [1]. Da đầu là phần da dày nhất của cơ thể, độ dày của da đầu khoảng từ 3mm đến 8mm, dày nhất ở vùng chẩm giảm dần lên tới đỉnh và thái dương, mỏng nhất là da ở vùng gáy. Da đầu liên kết với hôp sọ bởi lớp cân galia, nằm dưới da là lớp nội bì bao gồm tổ chức liên kết dày đặc, mô mỡ, nang tóc cùng với các tĩnh mạch, động mạch, bạch huyết và thần kinh. Thành mạch máu được giữ chặt bởi các sợi cơ vì vậy khi chảy máu khó cầm vì mạch máu không co được [30][38]. Độ dày của của lớp chân bì và và biểu bì hầu như không thay đổi ở các lứa tuổi khác nhau, trái lại lớp hạ bì có độ dày thay đổi tuỳ theo từng lứa tuổi và giới. Lớp hạ bì da đầu được phân nhỏ thành các thuỳ bởi các bó xơ dày đặc đan xen nhau. Tại một số vùng, lớp tổ chức dưới da trở nên dày đặc và hình thành lớp cân nông , trong đó phải kể đến cân thái dương nông. Da đầu có năm lớp tính từ nông đến sâu là: da, mô liên kết dưới da, cân galia, khoang Merkel, mạc quanh sọ [20],[56]. Cân galea: nằm ngay dưới lớp tổ chức dưới da, đó là một màng xơ không chun giãn, có độ dày từ 1-2 mm, ở phía trước liên tiếp với cơ trán, ở phía sau tiếp 7 nối với cân cơ chẩm, ở hai bên nối liền với cân cơ thái dương nông. Cân galéa bao bọc toàn bộ mạch máu tới nuôi da đầu ở mặt trên của nó [13]. Khoang Merkel: là một khoang ảo nằm giữa màng xương và cân Galea, tính lỏng lẻo của lớp này tạo sự di động của da đầu, nhờ có lớp này mà da đầu có thể trượt lên lớp mạc quanh sọ. Tính chất dể di động của lớp cân Galéa cũng làm cho lớp nông hơn có thể di động theo một khối thống nhất. Khoảng ảo này của da đầu tạo nên vùng nguy hiểm vì sự tụ máu và nhiễm trùng rất dể đi qua, khi tắc tĩnh mạch liên lạc có thể lan tới xoang hang, nếu không có các tĩnh mạch liên lạc, các vết thương da đầu mất đi phân nữa sự quang trọng của nó. Nhưng đây cũng là lớp giải phẫu được chú ý nhiều nhất trong kỹ thuật giãn da, hệ thống giãn da được đặt tại lớp này nhằm tăng khả năng sống của vạt giãn, đồng thời không làm toån thương các nang tóc [2], [13],[29]. Mạc quanh sọ: là lớp trong cùng, lớp này rất mỏng và trơn nhẵn bao phủ lấy xương sọ, mạc quang sọ tiếp nối với cân thái dương sâu ở gờ thái dương trên. Lớp cân thái dương chia làm hai lá, lá trên bọc lấy thành bên cung gò má, lá sâu mọc lấy thành giữa cung gò má. Lớp mạc quanh sọ gồm nhiều mạng mạch liên hệ với nhau cho phép như một nền nhận da ghép hay như một vạt để đóng khuyết hổng xương [13],[18]. 8 Hình 2: Cấu trúc da đầu mang tóc. [13] 1. Da; 2. Tổ chức dưới da; 3. Cân galéa 4. Khoang merkel; 5. Màng xương. 1.2.2.2. Hệ thống mạch máu của da đầu Da đầu được cung cấp máu bởi hệ thống động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài. Nhóm mạch máu ở phía trước: nhánh trán trong, trán ngoài, nhánh trên ròng rọc và trên ổ mắt. Nhóm mạch máu phía bên: Động mạch thái dương nông và động mạch tai sau. Động mạch thái dương nông lại cho các nhánh thái dương trán đi ra phía trước và nhánh thái dương đỉnh đi lên trên. Nhóm mạch máu phía sau: được cung cấp bởi hai động mạch chẩm ở hai bên. Tất cả các mạch máu này có dạng mạng lưới, kết nối với nhau ở từng bên và hai bên với nhau. Chúng tạo thành mạng lưới mạch máu phong phú nằm ngay trên bề mặt lớp cân Galéa. Từ lưới mạch máu lớn này cho các nhánh xiên chạy thẳng lên trên qua lớp tổ chức dưới da để tạo thành một lưới mạch máu phong phú ngay dưới da cung cấp máu cho vùng da đầu mang tóc [13], [33],[43]. Chính nhờ hệ thống nối thông của mạng mạch máu da đầu phong phú, nên sự tổn thương một vùng cung cấp máu cũng không ảnh hưởng tới việc cấp máu cho toàn bộ vùng da đầu, da đầu vẩn có thể sống khi chỉ còn tồn tại một động mạch và tĩnh mạch. Mạng lưới mạch nuôi dưỡng da đầu phong phú, vừa là nguyên nhân gây chảy máu lớn có vết thương da đầu, vừa là nguyên nhân gây sức đề kháng lớn, vết thương da đầu dể lành hơn các nơi khác [1],[13],[21],[29]. 9 Hình 3: Các nguồn cấp máu cho da đầu [13] 1. Động mạch cảnh ngoài; 2. Động mạch thái dương nông; 3. Nhánh thái dương trán; 4. Nhánh thái dương đỉnh; 5. Động mạch tai sau; 6. Động mạch chẩm; 7. Động mạch trán trong; 8. Động mạch trên ổ mắt. 1.2.2.3 Xương sọ Xương sọ bao gồm phần sọ mặt và phần hộp sọ. Ơ phần này chỉ đề cập đến phần hộp sọ. Hộp sọ được tạo thành bởi 3 cặp xương trán, đỉnh, thái dương và xương chẩm. Các xương liên kết chặt chẽ với nhau bằng đường liên khớp, hình răng cưa, thành một hộp kín, trong chứa tổ chức não. Về mặt cơ cấu, xương sọ là những bản dẹt, gồm ba bản ( bản trong và bản ngoài là xương cứng, bản ngoài là xương xốp) có nhiều mạch máu nuôi dưỡng. Xương sọ mỏng về phía trước, dày về phía sau. Xương chẩm xương đỉnh thì dày, xương thái dương mỏng. Xương trán có xoang trán dể vỡ khi chấn thương, khó xử lý khi vỡ, khó tạo hình khi khuyết. Khi già các xương sọ mỏng hơn, khích thước và đặc điểm thay đoåi theo giống người [2],[3],[5]. 1.2.2.4. Tóc Tóc của vùng da đầu được mọc lên từ một vết lõm hình ống của biểu bì, được gọi là nang tóc, nang tóc kéo dài đến tận lớp hạ bì, đây là điểm khác của da của các vùng khác của cơ thể. Suốt chiều dài của nang tóc được bao 10 quanh bởi một bao liên kết. Nang tóc tập trung dày đặc ở lớp chân bì và hạ bì của da đầu, hướng của nang tóc trong da thay đổi tuỳ theo vị trí giải phẫu, nag tóc thường hướng ra trước ở vùng đỉnh và xuôi xuống dưới ở vùng thái dương và chẩm. Tóc mọc theo hướng xiên so với da đầu, phía đỉnh đầu hướng ra trước, xuôi xuống dưới ở vùng chu vi thái dương và chẩm. Ngoài ra các tuyến bã và tuyến mồ hôi rất phát triển ở da đầu . Da đầu vùng trán vẫn thuộc vùng da đầu nhưng mỏng hơn, độ đàn hồi cao hơn và không có nang tóc [13]. 1.3. PHÂN LOẠI KHUYẾT DA ĐẦU 1.3.1. Phân loại khuyết da đầu theo Grabb and Smith (2007) [29] Chia theo diện tích khuyết hổng: Khuyết da đầu < 3cm Khuyết da đầu từ 3cm đến 6cm Khuyết da đầu từ 6cm đến 9cm. Khuyết da đầu > 9cm. 1.3.2. Theo tác giả Nguyễn Bắc Hùng (2006) chia khuyết da đầu như sau [2] Khuyết hổng da đầu do vết thương, chấn thương: đứt, rách, bầm dập, do vật tù…. Khuyết hổng da đầu do bỏng, mức độ phụ thuộc vào độ nông sâu và diện tích bỏng. Khuyết hổng da đầu do vết thương chiến tranh, thường ít khi tổn thương da đầu, nhưng nếu có thường hay mất bản lớn, bầm dập, rách nát. Lột da đầu: Thường gặp ở phụ nữ tóc dài, bị tróc toàn bộ da đầu phần phủ tóc do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông. [...]... 2.1 ĐỐI TƯỢNG Gồm bệnh nhân có khuyết tổ chức vùng da đầu được phẫu thuật tại khoa phẫu thuật tạo hình và khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Xanh Pơn từ tháng 01/2006 đến tháng 09/2008 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Những bệnh nhân khuyết da vùng đầu do các ngun nhân: chấn thương, sẹo di chứng bỏng, sau phẫu thuật cắt bỏ u vùng đầu, sau cắt bỏ các viêm nhiễm hoại tử da đầu, thương tổn bẩm sinh, sau chiếu... 16.67 56.67 26.67 100 % 3.2.3 Tình trạng tại chỗ khuyết da đầu: Trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi có 1 trường hợp nhiễm khuẩn do bị bỏng điện gây khuyết da đầu kèm mất xương sọ vùng trán tới màng cứng Xương trán khơ hoại tử một phần Được tiến hành phẫu thuật tạo hình lần thứ nhất ghép da tại Viện bỏng quốc da, phẫu thuật tạo hình lần thứ hai tại bệnh viện Xanh Pơn Tiến hành, gặm bỏ phần xương chết... hoặc trong những trường hợp khơng thể gây tê tại chổ được 2.3.2.3 Tư thế bệnh nhân: 22 Bệnh nhân nằm nghiêng, hay nằm ngửa, sấp, tùy theo vị trí của khuyết da đầu (Khuyết da đầu vùng trán nằm ngửa, khuyết da đầu vùng thái dương nằm nghiêng, khuyết da đầu vùng chẩm nằm sấp) 2.3.2.4 Xử lý thương tổn: Các bệnh nhân được xử lý thương tổn như sau: Nếu các khuyết da đầu do chấn thương: làm sạch vết thương bằng... thể ghép trên nền xương nên cách này ngày nay chỉ chỉ dùng để che phủ tạm thời hay che phủ những khuyết tổn nhỏ [34] 1.4.3 Che phủ khuyết da đầu bằng các vạt có cuống 14 Các vạt có cuống được sử dụng cho các khuyết da đầu lớn, các khuyết da đầu hình thành ngay sau phẫu thuật cắt bỏ một tổn thương rộng có thể được tạo hình bằng một vạt da đầu có cuống mạch ni, phổ biến là vạt da dựa vào động mạnh hoặc... và những lần tái khám theo bệnh án mẫu (mẫu bệnh án ở phần phụ lục), ghi lại hình ảnh trước và sau phẫu thuật 2.2.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên cho tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám khoa phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thần kinh bệnh viện Xanh Pơn (Hà Nội ) trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2006 đến tháng 08/2008 Trong thăm khám bệnh khơng phân biệt tuổi,... xấu da đầu, gây nên do những những thương tổn khơng được xử lý hoặc được xử lý bởi những phẫu thuật viên khơng chun khoa Thường gặp nhất là những xẹo chồng mép Những khuyết hổng da đầu do khối u, do viêm nhiễm kéo dài, do sẹo bỏng rộng (thiếu phần da tóc) 12 1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHE PHỦ KHUYẾT DA ĐẦU 1.4.1 Che phủ khuyết da đầu bằng các vạt tổ chức tại chổ Các vạt da tại chổ được sử dụng để che phủ khuyết. .. dồn Tạo hình chữ U: tạo vạt da thẳng góc với trục khuyết lớn, bóc tách, đẩy để đóng khuyết da Nếu ở hai phía đối diện tạo thêm một vạt da nữa để đẩy lại thì sẽ có tạo hình kiểu chữ H Vạt V-Y đã được Dr Demir sử dụng đóng khuyết hổng da đầu thành cơng trên 22 bệnh nhân, kỹ thuật này được mơ tả lần đầu tiên vào năm 1974 để đóng các khuyết hổng da đầu [15] Dựa vào sự cấp máu cho da đầu, đặc biệt là sự... dụng các vạt tại chỗ: Rạch các đường nới một bên hoặc hai bên khuyết da 23 Tạo các vạt xoay quanh khuyết da Tạo các vạt hoán vị (có rạch nới cân Galéa) Đóng da trực tiếp b Ghép da: 24 Chuẩn bị nền nhận Vùng cho da: vùng sau tai, vùng thượng đòn, vùng mặt trong cánh tay, vùng bụng, vùng bẹn… Tiến hành lấy mãnh da ghép phù hợp với vùng khuyết da đầu bằng dao mổ, dùng dao mổ tách tồn bộ chiều dày da khỏi... địa dư Đối với bệnh nhân hồi cứu lựa chọn những trường hợp có bệnh án được ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chẩn đốn và cách thức phẫu thuật đầy đủ Tiêu chuẩn loại trừ: Khơng đủ sức khoẻ phẫu thuật 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mơ tả lâm sàng cắt ngang,khơng đối chứng, mẫu nghiên cứu gồm có hai nhóm: nhóm hồi cứu và nhóm tiến cứu Nghiên cứu hồi cứu: Thu thập... sinh của da cũng như tổ chức dưới da được giãn Da mới tăng sinh có chất lượng bình thường và được dùng cho mục đích tạo hình che phủ [13] Kỹ thuật giãn tổ chức có thể loại bỏ tận gốc những khuyết da vùng đầu bằng cách tạo ra một lượng da đầu mới nhờ hiện tượng giãn cơ học, kỹ thuật này rất hữu dụng trong việc điều trị khuyết da đầu diện rộng do sẹo bỏng sâu, novi sắc tố bẩm sinh da đầu rộng, các u lành . CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN ” nhằm mục đích sau: 1. Phân loại thương tổn khuyết da đầu. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật các khuyết da đầu và rút. nhân có khuyết tổ chức vùng da đầu được phẫu thuật tại khoa phẫu thuật tạo hình và khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 01/2006 đến tháng 09/2008. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:. phần da tóc). 12 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHE PHỦ KHUYẾT DA ĐẦU 1.4.1. Che phủ khuyết da đầu bằng các vạt tổ chức tại chổ Các vạt da tại chổ được sử dụng để che phủ khuyết hổng da đầu khi

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan