Nghiên cứu một số vấn đề của truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu thế hệ thứ 2 (DVB S2) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

88 1.5K 15
Nghiên cứu một số vấn đề của truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu thế hệ thứ 2 (DVB S2) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 1 . 7 TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH SỐ QUA VỆ TINH 7 1.1. Tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh 7 1.2. Tiêu chuẩn DVB -S (EN 300 421) [4] 11 1.2.1. Thích nghi đầu vào và phân tán năng lượng (MUX Adaptation and Energy Dispersal) . 12 1.2.2. Mã hóa ngoài (Outer coding) 17 1.2.3. Khối xáo trộn bit (Forney Convolutional Interleaver) 18 1.2.4. Mã hóa trong-mã chập (Inner Coding - Convolutional Coding) 21 1.2.5. Lọc băng gốc và điều chế tín hiệu (Baseband Shaping & Modultation) 25 1.3. Các thông số kỹ thuật đường truyền của tiêu chuẩn DVB-S 28 1.4. Tiêu chuẩn truyền hình vệ tinh lưu động DVB-DSNG (EN 301 210) [5] 30 1.4. 1. Sơ lược về điều chế mã lưới (Trellis Code Modulation) 30 1.4.2. Tiêu chuẩn DVB-DSNG (EN 301 210) 32 CHƯƠNG 2 . 36 TIÊU CHUẨN DVB-S2 VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG 36 2.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn DVB -S2 (EN 302 307) [6] 36 2.1.1. Khối thích nghi kiểu truyền dẫn (Mode Adaptation) 34 2.1.2. Khối thích nghi dòng truyền tải (Stream Adaptation) 38 2.1.3. Khối mã hóa sửa lỗi trước FEC . 39 2.1.4. Khối ánh xạ bit lên chòm sao điều chế (Bit Mapping Into Constellation) 43 2.1.5. Tạo khung lớp vật lý (PL Framing) 46 2.1.6. Lọc băng gốc v à điều chế cầu phương (Baseband Shaping & Quadrature Modultation) . 50 2.2. Điểm lại tiêu chuẩn DVB-S2 50 2.3. Một số điểm đáng chú ý về thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn DVB-S2 52 2.4. Kết luận . 62 CHƯƠNG 3 . 64 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ DỊCH VỤ VÀ THÔNG SỐ TRẠM THU PHÁT KHI SỬ DỤNG DVB-S2 CHO ĐÀI THVN . 64 3.1. Hiện trạng sử dụng thông tin vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam 64 3.1.1. Hiện trạng truyền dẫn và phát sóng các chương trình truyền hình quảng bá và truyền hình lưu động qua vệ tinh 64 3.1.2. Hiện trạng truyền dẫn và phát sóng các chương trình truyền hình trả tiền qua vệ tinh65 2 3.2.3. Hiện trạng truyền dẫn và phát sóng chương trình truyền hình VTV4 dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài qua vệ tinh 66 3.3. Hiện trạng các máy phát vệ tinh của Đài THVN 67 3.3.1. Hiện trạng máy phát vệ tinh băng C 67 3.2. Một số đề xuất về dịch vụ của DVB-S2 70 3.2.1. Phát sóng kết hợp các chương trình truyền hình quảng bá SDTV và HDTV [7] 70 3.2.2. Phân phối chương trình đến các trạm phát truyền hình mặt đất 71 3.2.3. Các ứng dụng lưu động DSNG sử dụng DVB-S2 73 3.2.4. Góp tin truyền hình tới Studio (TV contribution) 73 3.2.5. Mã hóa và điều chế thích nghi cho các ứng dụng điểm-điểm 74 3.2.6. Dịch vụ IP unicast . 76 3.4.3. Đối với dịch vụ truyền hình lưu động Error! Bookmark not defined. 3.5. Kết luận chương 3 . 83 KẾT LUẬN . 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 5 MỞ ĐẦU Truyền hình vệ tinh bắt đầu sử dụng tại Việt Nam từ những năm 1990 để truyền dẫn tín hiệu các chương trình truyền hình đến các trạm phát lại mặt đất ở các tỉnh, thành trong cả nước. Ban đầu là sử dụng vệ tinh băng tần C, công nghệ tương tự, sau đó đã tiến đến công nghệ số băng tần C, Ku. Sau đó truyền dẫn vệ tinh đư ợc sử dụng để truyền hình trực tiếp các chương trình như kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện thể thao, văn hóa trong và ngoài nước, cầu truyền hình, …. đã đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao và phát huy những ưu điểm của truyền hình số qua vệ tinh. Ngoài nhiệm vụ truyền dẫn, từ năm 2002 Đài Truyền hình Việt Nam đã sử dụng vệ tinh vào dịch vụ truyền hình đến từng nhà (DTH-Direct To Home) với ưu điểm có thể sử dụng anten thu kích thước nhỏ gọn trên băng tần Ku. Hiện nay, số lượng thuê bao DTH đã tăng lên đáng kể và số lượng cũng như chất lượng chương trình không ngừng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thuê bao và cạnh tranh với các loại hình truyền dẫn khác. Toàn bộ hệ thống truyền hình số qua vệ tinh của Truyền hình Việt Nam hiện nay sử dụng tiêu chuẩn nén video MPEG-2 và tiêu chuẩn truyền hình qua vệ tinh DVB-S. Tiêu chuẩn DVB-S2 ra đời từ năm 2003 với những ưu điểm so với chuẩn DVB-S như: khả năng sử dụng băng tần hiệu quả hơn, các kiểu điều chế, mã hóa linh hoạt hơn và không bị hạn chế với kiểu mã hoá MPEG-2 mà mềm dẻo hơn khi chấp nhận bất kì dạng đầu vào, bao gồm dòng bit liên tục, dòng truyền tải MPEG đơn hoặc đa chương trình, IP hay ATM. Đặc tính này cho phép các dòng dữ liệu khác và các cấu hình dữ liệu trong tương lai có thể sử dụng được với DVB-S2 mà không cần tới một tiêu chuẩn mới. Tiêu chuẩn DVB-S2 đã bắt đầu được đưa vào sử dụng tại Đài THVN trong truyền dẫn lưu động từ đầu năm 2010. Trong những năm tới, việc đưa vào sử dụng chuẩn DVB-S2 trong truyền dẫn, phát sóng các chương trình truyền hình là 6 cần thiết. Tuy nhiên cần có sự nghiên cứu tìm hiểu một cách khoa học để việc áp dụng đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao và tận dụng tốt các thiết bị hiện tại. Với mục tiêu này tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề của truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu thế hệ thứ 2 (DVB-S2) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam”. Trong luận văn này tác giả trình bày tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh và đi sâu vào nghiên cứu và thử nghiệm chuẩn DVB-S2, cũng như một số ứng dụng của chuẩn DVB-S2 với ngành truyền hình và cuối cùng là đề xuất của tác giả về dịch vụ và thông số trạm thu phát khi sử dụng DVB-S2 cho Đài THVN. Nội dung của luận văn bao gồm: - Chương 1: Tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh. - Chương 2: Tiêu chuẩn DVB-S2 và một số ứng dụng. - Chương 3: Một số đề xuất về dịch vụ và thông số trạm thu phát khi sử dụng DVB-S2 cho Đài THVN. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trương Văn Cập đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH SỐ QUA VỆ TINH Truyền hình qua vệ tinh là một phương pháp phủ sóng có hiệu quả so với các phương pháp khác. Trong hệ thống truyền hình mặt đất, để phủ sóng toàn bộ lãnh thổ sẽ cần đến rất nhiều trạm phát truyền hình mặt đất với chất lượng tín hiệu không đồng đều, nhất là với địa hình nhiều đồi núi như nước ta. Truyền hình qua vệ tinh có những ưu điểm mà c ác hệ thống phát sóng truyền hình khác như truyền hình cáp hay truyền hình mặt đất không thể có được. Với ưu điểm có vùng phủ sóng rộng, không phụ thuộc vào địa hình đồi núi, để phủ sóng cả lãnh thổ Việt Nam chỉ cần một trạm phát lên vệ tinh, những trạm mặt đất đặt trong vùng phủ sóng đều thu được tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh. Một số ưu điểm nữa là chất lượng tín hiệu ổn định, dung lượng đường truyền lớn, cường độ trường tại điểm thu ổn định truyền hình qua vệ tinh đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. 1.1. Tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh Truyền hình số qua vệ tinh phát triển vào năm 1995 nhưng vào thời điểm đó chỉ chiếm một thị phần nhỏ. Đến c uối năm 1998 chỉ có 0.3% hộ gia đình thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh DTH. Đến nay số hộ gia đình sử dụng truyền hình số qua vệ tinh đã phát triển tại hầu hết các nước trên thế giới. Chỉ tính đến cuối năm 2004 riêng khu vực Châu Á đã có trên 25 triệu hộ gia đình sử dụng truyền hình số qua vệ tinh. Dịch vụ DTH sử dụng công nghệ truyền dẫn số nên đảm bảo chất lượng tín hiệu hình ảnh cũng như âm thanh, có thể truyền dẫn được nhiều chương trình truyền hay một chương trình truyền hình có độ phân giải cao HDTV (HDTV-High Definition Television) và độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV- Standard Definition Television) trên một bộ phát đáp, hệ thống âm thanh Stereo hay âm thanh lập thể AC-3. Ngoài ra hệ thống truyền hình số còn 8 tương thích với nhiều loại dịch vụ khác như truyền dữ liệu, internet, truyền hình tương tác Hình 1.1: Tình hình phát triển DTH tại khu vực châu Á Do đặc điểm phân bố địa hình và dân cư trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều đồi núi, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, nên việc lựa chọn phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua vệ tinh để phủ sóng toàn quốc là có hiệu quả cao nhất. Truyền hình Việt Nam bắt đầu sử dụng công nghệ truyền hình số qua vệ tinh từ tháng 4-1998 với chương trình VTV3 phát trên băng tần Ku qua vệ tinh Thaicom 2. Đến nay, toàn bộ các chương trình của truyền hình Việt Nam đã sử dụng công nghệ truyền dẫn tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh. Việc chuyển đổi sang phát truyền hình số qua vệ tinh sẽ tạo ra nhiều dịch vụ mới kết hợp với việc truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua vệ tinh trong tương lai như: 9 • Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh tới các hộ gia đình (DTH): Cung cấp các kênh truyền hình mà người xem có thể thu trực tiếp chương trình truyền hình từ vệ tinh bằng anten thu có đường kính từ 60cm đến 90cm. • Truyền dẫn tín hiệu đến các trạm phát lại mặt đất: Phương thức này đang được áp dụng hiệu quả tại Đài THVN để đưa tín hiệu các chương tr ình VTV1, VTV2, VTV3, VTV5 đến khoảng hơn 100 trạm phát lại mặt đất của THVN tại các tỉnh thành phố và hàng ngàn máy phát lại công suất nhỏ khác tại các huyện, xã trong cả nước. • Truyền hình độ phân giải cao (HDTV): Cung cấp các kênh truyền hình có độ phân giải cao HDTV trên độ rộng băng tần của 1 bộ phát đáp mà hệ thống tương tự không thể thực hiện được. • Truyền dẫn tín hiệu truyền hình lưu động (SNG): Truyền tin nhanh từ hiện trường về studio, truyền hình trực tiếp các chương trình ca n hạc, thể thao, các sự kiện chính trị, văn hóa, … Hình 1.2: Một số ứng dụng của truyền hình số qua vệ tinh SMATV Đầu cuối CATV DTH Máy phát mặt đất Truyền hình lưu động 10 • Internet: Cung cấp đường truyền số liệu tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ đến các thuê bao dịch vụ …. • Cung cấp dịch vụ truyền hình đến các tòa nhà lớn, khu chung cư (SMATV-Satellite Master Antenna Television). • Cung cấp tín hiệu truyền hình đến các đầu cuối dịch vụ truyền hình cáp (CATV-Cable Television) để đưa đến các thuê bao truyền hình cáp. Khác với các phương pháp truyền dẫn khác như truyền hình mặt đất hay truyền hình cáp, phương pháp truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh cũng có nhưng đặc điểm riêng phụ thuộc vào mục đích truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh. Do đặc điểm của truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh có đặc điểm là truyền dẫn trong tầm nhìn thẳng, hệ số định hướng của anten lớn, tín hiệu ít bị ảnh hưởng của phản xạ nhiều đường. Tuy nhiên do công suất trên vệ tinh là hữu hạn, đồng thời cự ly thông tin lớn, suy giảm đường truyền lớn, dễ bị ảnh hưởng của mưa nhất là băng tần Ku vì vậy tỷ số C/N của đường truyền không cao so với các phương pháp truyền dẫn khác, ví dụ như truyền hình cáp hay truyền hình số mặt đất. Chính vì những lý do đó mà hiệu suất sử dụng băng thông không cao so với các phương pháp truyền dẫn khác. Hình 1.3: Sơ đồ khối truyền hình số qua vệ tinh 11 1/ Khối mã hóa tín hiệu và ghép kênh: Có nhiệm vụ tạo ra dòng truyền tải TS. Tín hiệu truyền hình tương tự được biến đổi sang tín hiệu số, sau đó được nén theo tiêu chuẩn MPEG -2. Dòng bit thu được là các dòng cơ sở ES được phân vào các gói dòng truyền tải TS. Tùy thuộc vào hệ thống mà dòng truyền tải có thể là đơn chương trình hay đa chương trình. Các biện pháp khóa mã cũng có thể được áp dụng để tăng tính bảo mật cho hệ thống. 2/ Khối điều chế: Sau khi tạo thành dòng truyền tải MPEG-2, tín hiệu được đưa đến khối điều chế tín hiệu số. Khối điều chế có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu truyền hình số MPEG-2 thành tín hiệu trung tần IF (Intermediate Frequency 70/140 MHz). Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn khác nhau mà các kiểu điều chế được sử dụng khác nhau. Các kiểu điều chế được áp dụng trong tiêu chuẩn DVB-S là QPSK, BPSK, 8PSK hay 16PSK; trong DVB-S2 là QPSK, 8PSK, 16APSK, 32APSK. Hệ thống thu có chức năng ngược lại so với hệ thống phát. Tín hiệu RF sau khi qua anten thu được đưa tới khối LNB (Low Noise Block) hoặc bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA (Low Noise Amplifier) sẽ được chuyển xuống trung tần. Tín hiệu trung tần sẽ được giải điều chế tương ứng với phương pháp điều chế bên phát tạo thành dòng truyền tải. Cuối cùng dòng truyền tải được giải nén, giải ghép kênh để thu được hình ảnh truyền hình. 1.2. Tiêu chuẩn DVB -S (EN 300 421) [4] Tiêu chuẩn DVB-S (EN 300 421) ra đời vào năm 1994, được sử dụng phổ biến để truyền tín hiệu truyền hình quảng bá qua vệ tinh. Đường truyền vệ tinh ngoài những ưu điểm còn tồn tại một nhược điểm lớn là cự ly thông tin lớn, chịu ảnh hưởng mạnh của nhiễu và tạp âm… Bản thân dòng truyền tải MPEG-2 không có chức năng sửa lỗi, chống nhiễu đường truyền do vậy không thể truyền t rực tiếp dòng truyền tải. Tiêu chuẩn DVB-S được thiết kế trên cơ sở gia tăng khả năng chống nhiễu cho dòng truyền tải MPEG-2. 12 Theo DVB-S, quá trình xử lý tín hiệu truyền hình vệ tinh gồm các bước như sau: - Thích nghi đầu vào và phân tán năng lượng. - Mã hóa ngoài sử dụng mã Reed-Solomon RS (204,188). - Xáo trộn bit nhằm tăng khả năng chống lỗi cụm. - Mã hóa trong sử dụng mã xoắn với các tỷ lệ mã khác nhau. - Lọc băng gốc và điều chế QPSK. 1.2.1. Thích nghi đầu vào và phân tán năng lượng (MUX Adaptation and Energy Dispersal) 1.2.1.1. Sự cần thiết phải phân tán năng lượng Dòng bit đầu vào phải được tiến hành phân tán năng lượng, mục đích của quá trình này là nhằm xáo trộn các bit nhằm tránh hiện tượng các bit giống nhau tập trung với số lượng lớn. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng tập trung năng lượng trong phổ, được biết đến như các phổ vạch. Cần tránh xuất hiện phổ vạch d o: - Sự tập trung năng lượng cao tần sẽ tăng khả năng tạo ra giao thoa trong các kênh có tần số cạnh nhau. Mã hóa và ghép kênh MPEG - 2 Khối cao tần RF Thích nghi đầu vào và phân tán năng lư ợ n g Mã hóa ngoài RS(204,188) Lọc băng gốc DVB-S (EN 300 421 ) Mã hóa trong [Mã chập] Điều chế QPSK Xáo trộn bit Hình 1.4: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình vệ tinh DVB – S [...]... DVB -S2 (EN 3 02 307) [6] DVB-S2 là thế hệ thứ 2 của truyền hình số phát qua vệ tinh, được phát triển từ năm 20 03, phiên bản mới nhất là V1 .2. 1 tháng 8 năm 20 09 DVB-S2 kết hợp chức năng của truyền hình quảng bá DVB-S và các ứng dụng chuyên nghiệp DVB-DSNG trong một tiêu chuẩn duy nhất Trong tương lai, DVB-S2 sẽ dần thay thế cả hai tiêu chuẩn này nhờ sự vượt trội về hiệu quả sử dụng băng tần và độ linh... tỷ lệ mã trong DVB-S BW RS (MHz) (Mbaud) Tỷ lệ 1 /2 Tỷ lệ 2/ 3 Tỷ lệ 3/4 Tỷ lệ 5/6 Tỷ lệ 7/8 54 42, 2 38,9 51,8 58,3 64,8 68,0 46 35,9 33,1 44 ,2 49,7 55 ,2 58,0 40 31 ,2 28,8 38,4 43 ,2 48,0 50,4 36 28 ,1 25 ,9 34,6 38,9 43 ,2 45,4 33 25 ,8 23 ,8 31,7 35,6 39,6 41,6 30 23 ,4 21 ,6 28 ,8 32, 4 36,0 37,8 27 21 ,1 19,4 25 ,9 29 ,2 32, 4 34,0 26 20 ,3 18,7 25 ,0 28 ,1 31 ,2 32, 8 RU (Mb/s) RU (Mb/s) RU (Mb/s) RU (Mb/s) RU (Mb/s)... với số tầng của thanh ghi dịch là 6 Như vậy số trạng thái có thể có là 26 = 64 trạng thái http://www.ebook.edu.vn 23 Hình 1.16: Sơ đồ bộ tạo mã chập trong tiêu chuẩn DVB-S Bảng 1 .2: Các thông số cơ bản của bộ tạo mã chập trong tiêu chuẩn DVB-S Thông số Ký hiệu Giá trị Tỷ lệ mã RC 1 /2 Chiều dài ràng buộc K 7 Đa thức sinh của nhánh thứ 1 G1 1+ X2 + X3 + X5 + X6 Đa thức sinh của nhánh thứ 2 G2 1+ X + X2... RS (20 4,188) QEF được định nghĩa là có xấp xỉ nhỏ hơn 1 lỗi trong 1 giờ ở đầu vào của bộ giải nén MPEG -2 tương ứng với BER 10-10 đến 10-11 http://www.ebook.edu.vn 29 1.4 Tiêu chuẩn truyền hình vệ tinh lưu động DVB-DSNG (EN 301 21 0) [5] Hiện nay, một trong những ứng dụng quan trọng của kỹ thuật truyền hình là chức năng truyền hình lưu động Các chương hình trực tiếp như thể thao, ca nhạc, phỏng vấn, ... sửa lỗi của mã RS (20 4, 188) http://www.ebook.edu.vn 20 Hình 1.11: Minh họa tác dụng của việc xáo trộn bit: lỗi chùm được phân tán thành nhiều lỗi đơn 1 .2. 4 Mã hóa trong-mã chập (Inner Coding - Convolutional Coding) Mã hóa trong là lớp mã thứ 2 được sử dụng trong truyền hình số vệ tinh và truyền hình số mặt đất để nâng cao hơn nữa khả năng sửa lỗi đường truyền Mã hóa trong theo tiêu chuẩn DVB-S là loại... MPEG -2 TS 2 Kiểu điều chế là QPSK đối với DVB-S và QPSK, 8PSK, 16QAM đối với DVB-DSNG 3 Mã hóa chống nhiễu: Mã ngoài là mã RS (20 4,188) và mã trong là mã chập http://www.ebook.edu.vn 34 4 Hiện chỉ sử dụng hai hệ số rool-off là 0,35 và 0 ,25 5 Mã hóa và điều chế là cố định không thay đổi được khi đang trong quá trình truyền tin http://www.ebook.edu.vn 35 CHƯƠNG 2 TIÊU CHUẨN DVB-S2 VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG Chuẩn. .. Chuẩn truyền hình số qua vệ tinh DVB-S hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên nhu cầu tăng hiệu quả sử dụng băng tần và tốc độ truyền dẫn tín hiệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các dịch vụ như dịch vụ HDTV, dịch vụ internet tốc độ cao qua vệ tinh .Chuẩn DVB-S2 (Digital Satellite Broadcasting 2nd Generation) ra đời để đáp ứng các nhu cầu đó 2. 1 Giới thiệu về tiêu chuẩn DVB -S2 (EN... + sin 2 fN 2 2 ⎩ ⎡ fN − f ⎤ ⎫ ⎪ ⎢ ⎥⎬ ⎢ α ⎥⎪ ⎣ ⎦⎭ 1 2 với fN (1 − α ) ≤ f ≤ fN (1 + α ) (5.1) H(f) = 0 với f > fN (1 + α ) Trong đó f N = R 1 = s là tần số Nyquist và α là hệ số roll-off được lựa 2Ts 2 chọn tùy theo kiểu điều chế được sử dụng Khi sử dụng điều chế BPSK và QPSK hệ số α = 0,35 Đối với điều chế 8PSK hay 16QAM hệ số α = 0,35 hoặc 0 ,25 tùy thuộc vào cấu hình thiết bị hay lựa chọn của người... Đầu vào Đầu ra 1 + + Hình 1. 12: Bộ tạo mã chập với độ dài K = 3 Trong đó: [A]: trạng thái ban đầu của thanh ghi dịch [B]: trạng thái sau của thanh ghi dịch Đa thức sinh tại đầu ra 1: G1 = 1 + X + X2 Đa thức sinh tại đầu ra 2: G2 = 1 + X2 Số các tầng trong thanh ghi dịch của bộ tạo mã trong hình có độ dài bằng 2, như vậy số các trạng thái có thể có là 22 = 4 trạng thái (00, 01, 10, 11) Tùy thuộc vào... mã RS và QEF (Quasi-Eror-Free) sau giả mã RS QEF được định nghĩa là có xấp xỉ nhỏ hơn 1 lỗi trong 1 giờ ở đầu vào của bộ giải nén MPEG -2 tương ứng với BER 10-10 đến 10-11 1.5 Kết luận Tiêu chuẩn DVB-S và DVB-DSNG thiết kế trên cơ sở gia tăng khả năng chống nhiễu cho dòng truyền tải MPEG -2 và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong truyền hình có các đặc điểm nổi bật là: 1 Tín hiệu đầu vào là dòng truyền . tiêu này tác giả đã thực hiện đề tài Nghiên cứu một số vấn đề của truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu thế hệ thứ 2 (DVB- S2) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam . Trong luận văn này tác. tổng quan về truyền hình số qua vệ tinh và đi sâu vào nghiên cứu và thử nghiệm chuẩn DVB-S2, cũng như một số ứng dụng của chuẩn DVB-S2 với ngành truyền hình và cuối cùng là đề xuất của tác giả. qua vệ tinh của Truyền hình Việt Nam hiện nay sử dụng tiêu chuẩn nén video MPEG -2 và tiêu chuẩn truyền hình qua vệ tinh DVB-S. Tiêu chuẩn DVB-S2 ra đời từ năm 20 03 với những ưu điểm so với chuẩn

Ngày đăng: 25/07/2014, 12:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan