tóm tắt luận án tiến sĩ giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam

27 785 0
tóm tắt luận án tiến sĩ giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI NGUYỄN DANH TÚ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hành chính Mã số: 62 38 20 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, năm 2013 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Chu Hồng Thanh TS. Lê Hồng Sơn Phản biện 1: GS. TS. Thái Vĩnh Thắng Phản biện 2: PGS. TS. Đinh Ngọc Vượng Phản biện 3: TS. Lương Thanh Cường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi … giờ … , ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Më ®Çu 1. Tính cấp thiết của Đề tài 1.1. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đặt ra các yêu cầu đối với GQKKHC. Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước khác ở mối quan hệ giữa công quyền và người dân. Trong Nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ qua lại hai chiều. Nhà nước hoàn toàn có thể và có nguy cơ bị công dân của mình khởi kiện ra Tòa án nếu các quyết định của cơ quan thực hiện quyền hành pháp, hành vi công vụ của công chức xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Khi quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền bị xâm phạm bởi cơ quan hành chính thì một trong những chế định pháp lý bảo vệ quyền công dân hiệu quả nhất chính là việc giải quyết khiếu kiện bằng con đường Tòa án. Như vậy, GQKKHC là một chế định pháp lý hướng đến mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì vậy việc nghiên cứu những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với GQKKHC cũng như nâng cao vai trò, hiệu quả của GQKKHC tại Tòa án là cần thiết. 1.2. Công cuộc cải cách tư pháp đã đặt ra nhiệm vụ phải nâng cao hiệu quả GQKKHC, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án; Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành; Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không 3 phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng khẳng định: “Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, mở rộng thẩm quyền xét xử đối với các khiếu kiện hành chính” [11, tr. 53-54]. Như vậy, các Nghị quyết của Đảng đã đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng cho công cuộc cải cách tư pháp trong đó có hoàn thiện việc GQKKHC tại Tòa án nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp. 1.3. Pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động GQKKHC ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Số lượng các vụ khiếu nại, khiếu kiện hành chính của công dân không ngừng gia tăng, thậm chí có lúc, có nơi, có lĩnh vực tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đã trở thành điểm nóng. Mặc dù hàng năm, các cơ quan chức năng đã giải quyết một số lượng lớn các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện của công dân nhưng công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính vẫn còn nhiều yếu kém. Đặc biệt, pháp luật về việc GQKKHC bằng con đường Tòa án đã có nhưng số lượng vụ việc khiếu kiện hành chính được giải quyết tại Tòa hành chính không nhiều, chất lượng giải quyết chưa cao, trong khi đó, các cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính luôn trong tình trạng quá tải. Hiện tượng trên phản ánh một thực tế công tác GQKKHC của chúng ta cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Xuất phát từ các lý do trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Luận án Tiến sỹ: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu Luận án của tác giả nhằm đóng góp về mặt lý luận khi đưa ra khái niệm về GQKKHC tại Tòa án, những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc GQKKHC, phân tích, đánh giá thực tiễn GQKKHC trong thời gian qua. Đặt vấn đề nghiên cứu trong 4 điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, Luận án đề xuất quan điểm, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động GQKKHC. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu đưa ra khái niệm về GQKKHC tại Tòa án; các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với GQKKHC. Thứ hai, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động GQKKHC từ năm 1995, 1996 đến nay. Thứ ba, đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng GQKKHC tại Tòa án, đổi mới mô hình tổ chức Tòa hành chính, tổ chức theo thẩm quyền xét xử. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận án là lĩnh vực GQKKHC tại Tòa án thể hiện ở phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn hoạt động GQKKHC tại Tòa án ở Việt Nam từ năm 1995, 1996 đến nay và đặc biệt trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là việc GQKKHC tại Tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp: những vấn đề lý luận, thực trạng những quy định pháp luật và thực trạng hoạt động GQKKHC để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GQKKHC tại Tòa án. 4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận - Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở học thuyết Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật nói chung và hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, về cải cách hành chính và cải cách tư pháp để tiếp cận vấn đề GQKKHC; phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; 5 phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; - Về cách tiếp cận của Đề tài: + Tác giả nghiên cứu các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với GQKKHC tại Tòa án; + Tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như hoạt động GQKKHC tại Tòa án từ năm 1995, 1996 đến nay; + Tác giả đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng GQKKHC tại Tòa án, đổi mới mô hình tổ chức và thẩm quyền của Tòa hành chính. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án - Thứ nhất, Luận án làm rõ về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm của GQKKHC, đặc biệt đặt trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Thứ hai, tác giả nghiên cứu đưa ra các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc GQKKHC ở Việt Nam. - Thứ ba, Luận án khẳng định vấn đề xây dựng nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có việc hoạt động quản lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải được kiểm soát bởi một hệ thống cơ quan tư pháp. - Thứ tư, Luận án tổng kết, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật và hoạt động GQKKHC từ năm 1996 đến năm 2011 và từ năm 2011 đến nay, trên cơ sở cập nhật những thông tin, số liệu mới nhất. - Thứ năm, Luận án đưa ra quan điểm và giải pháp để nâng cao chất lượng GQKKHC tại Tòa án, trong đó có việc đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức và thẩm quyền của Tòa hành chính trong hệ thống TAND. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa về lý luận: Bằng việc đưa ra những kiến giải tương đối toàn diện trên phương diện lý luận về khiếu kiện hành chính và GQKKHC đặt trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp, Luận án đã có những đóng góp nhất định về mặt khoa học, góp phần đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu vấn đề GQKKHC trong các lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, các giải pháp mà Luận án đưa ra có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hành chính trong thực tiễn. - Ý nghĩa về thực tiễn: Bằng việc phân tích thực trạng pháp luật, thực trạng giải quyết các vụ án hành chính, Luận án nhận thấy tính cấp thiết phải đổi mới, nâng cao hiệu quả GQKKHC ở nước ta hiện nay. Đồng thời khẳng định, GQKKHC bằng con đường Tòa hành chính là phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về GQKKHC, nâng cao chất lượng của công tác xét xử các tranh chấp hành chính tại Tòa án ở nước ta. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu 4 Chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án; Chương 2: Những vấn đề lý luận về GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; Chương 3: Thực trạng GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay, đã có một khối lượng khá lớn các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn GQKKHC ở nước ta, mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, trong đó có tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính. Sự quan tâm này thể hiện ở các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu ở các nội dung, khía cạnh khác nhau. Nội dung thứ nhất, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về Nhà nước pháp quyền. Nội dung thứ hai, tập trung vào những vấn đề liên quan đến công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam cũng như việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Nội dung thứ ba, nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại hành chính bằng thủ tục hành chính. Nội dung thứ tư, nghiên cứu việc GQKKHC tức là giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan hành chính nhà nước và công dân tại Tòa án. Nội dung thứ năm, nghiên cứu sự kết hợp giữa việc giải quyết khiếu nại hành chính bằng con đường hành chính và việc GQKKHC bằng con đường Tòa án. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo các tài liệu thì trên thế giới khái quát có một số mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính cụ thể như sau: - Mô hình lưỡng hệ tài phán: + Mô hình Hội đồng nhà nước vừa tư vấn pháp lý cho Chính phủ vừa là cơ quan tài phán hành chính; + Mô hình cơ quan tài phán hành chính riêng biệt. 8 - Mô hình nhất hệ tài phán: + Mô hình Toà hành chính trong Toà án thường (Tòa án tư pháp); + Mô hình Toà án tư pháp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước là cần thiết nhưng phải trên cơ sở và phù hợp với điều kiện của nước ta. 1.3. Nhận định về tình hình nghiên cứu Việc GQKKHC đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khoa học pháp lý, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của vấn đề này và đã có đóng góp quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đặt việc GQKKHC trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong tiến trình cải cách tư pháp cũng như chưa nghiên cứu những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của công cuộc cải cách tư pháp đối với việc GQKKHC và đối với đổi mới tổ chức, hoạt động của Tòa hành chính, nhất là việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc GQKKHC sau khi Quốc hội đã ban hành LTTHC. Vì vậy, các nghiên cứu trên chưa luận giải rõ được mục đích của việc GQKKHC là nhằm tăng cường bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chưa đặt vấn đề GQKKHC trong bối cảnh hội nhập và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu hoặc những bài viết nêu trên mới chủ yếu dừng lại ở vấn đề đánh giá thực trạng tình hình hoặc giải quyết vấn đề ở từng mặt nhất định, ở một thời điểm nhất định, còn chưa được tập trung và chưa đầy đủ, toàn diện. Vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ Thẩm phán, nhất là đội ngũ Thẩm phán hành chính ở nước ta cũng chưa được đề cập nhiều. Trước tình hình nghiên cứu nêu trên, tác giả hy vọng Luận án của mình có thể nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu vấn đề lý luận cơ bản về GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 9 nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay; nghiên cứu thực trạng hệ thống Tòa hành chính, đánh giá khoa học các ưu điểm và hạn chế của tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính ở nước ta hiện nay; nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học của việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nói chung, các Tòa hành chính nói riêng. Qua đó, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả GQKKHC, đổi mới mô hình các Tòa hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và công cuộc cải cách tư pháp. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 2.1. Những vấn đề lý luận về GQKKHC ở Việt Nam 2.1.1. Khái niệm về khiếu kiện hành chính và GQKKHC Khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri (sau đây gọi chung là QĐHC, HVHC) khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình để đề nghị Tòa án phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC, HVHC đó. Quan niệm về GQKKHC với nghĩa hẹp, theo đó, GQKKHC là hoạt động xét xử các vụ án hành chính (giải quyết các tranh chấp hành chính) do Tòa án thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính. 2.1.2. Đặc điểm của GQKKHC Thứ nhất, GQKKHC thực chất là giải quyết tranh chấp hành chính giữa một bên là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà 10 [...]... Nhà nước pháp quyền tồn tại trong xã hội tư sản (Nhà nước pháp quyền tư sản) và xã hội xã hội chủ nghĩa (Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa) Nhà nước pháp quyền là trật tự xã hội mà ở đó Nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý” [23] Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam chính. .. TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 3.1 Khái quát về giải quyết khiếu nại, GQKKHC ở Việt Nam trước năm 1996 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay từ khi ra đời đã rất quan tâm đến quyền khiếu nại của nhân dân Ngày 23 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp. .. nhất, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền hành pháp được kiểm soát Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tính chịu trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính nhà nước Thứ ba, khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Thứ tư, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền. .. tụng hành chính nói chung và thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính nói riêng cần có quy định để bảo đảm sự bình đẳng giữa người khởi kiện và người bị kiện, nhất là trong việc cung cấp chứng cứ nhằm giúp Tòa án giải quyết đúng đắn vụ án hành chính 2.2 Những vấn đề lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa liên quan đến GQKKHC ở Việt Nam 2.2.1 Khái quát và các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền. .. Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính 2.1.5.3 Thẩm quyền phán quyết của Tòa án đối với khiếu kiện hành chính Cơ quan GQKKHC với chức năng, thẩm quyền là đưa ra phán quyết về một QĐHC, HVHC cụ thể của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước có hợp pháp hay không Việc phán quyết đó dựa trên các cơ sở sau đây: nội dung, mục đích của quyết định, hành vi đó có trái với quy định của pháp. .. Việt Nam vừa là một yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với GQKKHC Chính sự độc lập và chỉ tuân theo pháp 17 luật của cơ quan tài phán hành chính khi GQKKHC, nhất là với cơ quan hành chính, cán bộ, công chức hành chính có QĐHC, HVHC bị khiếu kiện, đã góp phần bảo đảm sự kiểm soát quyền hành pháp, sự tác động của quyền tư pháp đến quyền hành pháp Thứ hai, tất cả các khiếu kiện. .. quan GQKKHC phán quyết hủy Việc quy định như vậy sẽ tăng cường vai trò của cơ quan GQKKHC, nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính 2.1.6 Về thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án Thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án là theo thủ tục tố tụng tư pháp Người khởi kiện vụ án hành chính phải đến Tòa án nộp đơn, kèm theo các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, phải nộp... chế trong hoạt động GQKKHC tại Tòa án giai đoạn 2011 đến nay cũng tương tự giai đoạn 1996 – 2011 Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do một số quy định của LTTHC năm 2010 chưa được hướng dẫn 24 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 4.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp. .. thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tòa án Thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tòa án theo LTTHC năm 2010 được quy định theo phương án loại trừ (chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt không được khiếu kiện ra Tòa án) và đã được mở rộng so với PLTTGQCVAHC năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006) 2.1.5.2 Phạm vi thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Toà án. .. Mặc dù trong tố tụng hành chính, người khởi kiện (cá nhân, tổ chức) và người bị kiện (cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước) theo quy định của pháp luật là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý Tuy nhiên, trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước thì cá nhân, tổ chức lại là đối tượng quản lý của cơ quan hành chính nhà nước Xuất phát từ đặc điểm này, pháp luật . tài Luận án; Chương 2: Những vấn đề lý luận về GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; Chương 3: Thực trạng GQKKHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; . cải cách tư pháp. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM 2.1. Những vấn đề lý luận về GQKKHC ở Việt Nam 2.1.1 tài Luận án Tiến sỹ: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu Luận án

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan