"Trận đồ bát quái" vượt dãy Trường Sơn_1 ppt

5 235 0
"Trận đồ bát quái" vượt dãy Trường Sơn_1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Trận đồ bát quái" vượt dãy Trường Sơn "Sau 16 năm, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống phức tạp với tổng chiều dài 20.000 km. Các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần bị 'sốc' và gọi đây là trận đồ bát quái", trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kể về tuyến đường huyền thoại độc nhất vô nhị trên thế giới. Tuổi 90 cận kề và mang bệnh tim đã 2 năm nay, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn giữ được dáng vẻ oai phong và chất giọng hào sảng của vị Tư lệnh. Sau chiến tranh hơn 30 năm, từng mét đất, từng con đường trên dãy Trường Sơn vẫn rõ mồn một trong trí nhớ ông. - Ý tưởng về tuyến đường chi viện vượt dãy Trường Sơn được hình thành như thế nào, thưa trung tướng? - Đề xuất ý tưởng về tuyến đường chi viện là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp là kiến trúc sư, chỉ huy việc thực thi. Ngày 1/1/1959, với Nghị quyết của Bộ Chính trị, chúng ta đã chuyển cuộc đấu tranh thống nhất qua con đường chính trị thành vũ lực. 5 tháng sau, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 69 của Bác, Đoàn 559 ra đời, đường chi viện nối liền Bắc - Nam nhanh chóng hình thành. Đây là con đường chiến lược mang sức mạnh từ miền Bắc và các nước xã hội chủ nghĩa phối hợp miền Nam thực hiện cuộc kháng chiến trường kỳ. Tuy nhiên, cần lưu ý là cho tới năm 1970, khi chưa bị hải quân Mỹ ngăn chặn, đường "Trường Sơn trên biển Đông" mới là tuyến hoạt động hiệu quả và vận chuyển phần lớn hàng chi viện cho miền Nam. Những năm đầu xây dựng, việc chi viện thực hiện bằng hình thức đi bộ, gùi thồ. Ảnh tư liệu. - Với hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, làm sao chúng ta có thể triển khai xây dựng tuyến đường quy mô như vậy? - Theo phác thảo ban đầu, chúng ta tổ chức chi viện bằng đi bộ, gùi thồ. Nhưng sau một thời gian, phương thức này không hiệu quả. Đi bộ gần 2.000 km thì riêng việc nuôi quân vận tải đã quá vất vả nói gì đến chuyện chi viện. Sau 2 năm như vậy, chúng ta bắt đầu chuyển sang vận tải cơ giới. Đến năm 1967, kết hợp các binh chủng phát triển thành tuyến chi viện hoàn chỉnh. Cũng từ đây, tuyến đường không chỉ mang ý nghĩa là một "đường dây vận tải chi viện" đơn thuần nữa mà đã chuyển thành một chiến trường đúng nghĩa - "Chiến trường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh". - Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác khi khám phá ra hệ thống chi viện phức tạp trên dãy Trường Sơn. Vậy khó khăn lớn nhất để đảm bảo bí mật và an toàn cho tuyến đường là gì? - Thực ra, con đường chỉ bí mật hoàn toàn được 2 năm đầu, tức là lúc ta còn ở giai đoạn sơ khai đi bộ, gùi thồ. Khi chúng ta làm đường vận tải cơ giới thì không thể bí mật được nữa. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là đảm bảo an toàn cho các chuyến xe. Địch ra sức ngăn chặn bằng không quân, hàng rào điện tử McNamara, chất độc hóa học Chúng tạo hàng ngàn trọng điểm, tập đoàn trọng điểm trên tất cả đường dọc và đường ngang. Lúc đó ta cứ nghĩ đơn giản rằng "Địch đánh, ta sửa ta đi" nhưng cách thức này càng về sau càng thiếu hiệu quả. Ví dụ như sau 2 giờ địch đánh phá, ta phải mất ngần ấy thời gian để sửa đường để đi, rồi địch lại đánh phá, ta lại sửa Tắc đường vì thế xảy ra thường xuyên, có khi cả tháng không chi viện được. Phương thức này vừa như "dã tràng xe cát biển Đông" vừa khiến quân ta thiệt hại nặng nề. Đến năm 1967, sau khi tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm trên toàn tuyến, chúng ta rút ra bài học là chỉ khi thắng được cuộc chiến tranh ngăn chặn tổng hợp thì mới chi viện hiệu quả được. Cũng từ đây, ta áp dụng hiệp đồng binh chủng, vừa chi viện, vừa đẩy lui địch trên chiến trường. - Trung tướng nhắc nhiều đến "hiệp đồng binh chủng", vậy sự thay đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với tuyến chi viện đường Trường Sơn? - Thay đổi này có thể coi là một bước ngoặt. Nếu không thực hiện hiệp đồng binh chủng (hay binh chủng hợp thành), bảo vệ tuyến vận tải cơ giới thì việc chi viện sẽ không thể nào thoát khỏi bế tắc. Đoàn xe chi viện sẽ giống như những miếng mồi ngon dưới tầm ngắm của máy bay địch. Từ năm 1967, từ thế phòng ngự bị động, ta chuyển sang chủ động dùng kế nghi binh, ngụy trang. Mỹ đánh bom trọng điểm, ta san lấp chuyển thành hố nghi binh ngụy trang khéo léo, thỉnh thoảng cho xe chạy qua để địch tiếp tục đánh phá. Địch thích đánh trọng điểm nào, ta càng tạo điều kiện, "kêu gọi" địch đánh vào đấy. Trong khi đó, ta mở thêm 2 tuyến song song bên cạnh, đoàn xe vì thế vô tư chạy qua. Để làm được điều đó, ta đã tổ chức và phát triển binh chủng hợp thành bảo vệ tuyến vận tải cơ giới. Pháo binh, tên lửa như "lưới lửa" bảo vệ trên đầu đội hình tấn công của xe; công binh túc trực bên đường; bộ binh liên tục mở các chiến dịch đẩy địch ra xa. Sau chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971 và "Điện Biên Phủ trên không" 1972, chúng ta trở thành người làm chủ hoàn toàn trên chiến trường Trường Sơn. Tuyến chi viện trở nên thông suốt và cực kỳ hiệu quả. Lúc cao điểm, trên toàn tuyến có tới 9 sư đoàn trong đó 8 sư đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh quân khu Trường Sơn. Đội quân hùng hậu này không chỉ đảm bảo chi viện thông suốt mà còn là lực lượng dự bị chiến lược để tăng cường cho các chiến dịch khác. . "Trận đồ bát quái" vượt dãy Trường Sơn "Sau 16 năm, đường Trường Sơn đã phát triển thành một hệ thống phức tạp với tổng chiều. hơn 30 năm, từng mét đất, từng con đường trên dãy Trường Sơn vẫn rõ mồn một trong trí nhớ ông. - Ý tưởng về tuyến đường chi viện vượt dãy Trường Sơn được hình thành như thế nào, thưa trung. xa. Sau chiến dịch đường 9 Nam Lào 19 71 và "Điện Biên Phủ trên không" 19 72, chúng ta trở thành người làm chủ hoàn toàn trên chiến trường Trường Sơn. Tuyến chi viện trở nên thông suốt

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan