Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ doc

5 329 0
Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ Sự kết hợp hài hoà giữa chất tự sự và chất thơ vừa như một lực nam châm hút văn xuôi về phía cuộc sống, không sa đà vào chủ nghĩa duy kì lấy sự thu hút độc giả nhờ cái lạ làm cứu cánh; vừa là đôi cánh nâng chất liệu tự sự vút lên những tầm cao, làm giàu thêm xúc cảm thẩm mĩ của người đọc hôm nay. Giống như thơ, ngôn ngữ trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết đương đại chẳng những có sự rung bật mạnh của cảm xúc, sự chớp loé của tư duy hình tượng để mở rộng chiều sâu liên tưởng mà còn dồn nén cảm xúc trong mạch văn dẫn truyện vừa tự nhiên vừa cuốn hút, tạo ra các tình huống để nhân vật bộc lộ trọn vẹn tính cách của mình. Sự đồng dạng, đứt nối trong mạch văn, những tiếng gọi như tiếng lòng đồng vọng lan dài trong ánh trăng diễm ảo, những khoảng lặng của cảm xúc, sự chuyển cảnh liên tục theo trường nhìn của các nhân vật trở đi trở lại trong Bến trần giankhiến truyện giống như một giấc mơ, một thế giới của cái đẹp không lời (vô ngôn chi mĩ), một bài thơ với những nhịp mạnh đan cài những nhịp nhẹ, những trùng điệp day dứt, những rung động mãnh liệt hay nhẹ nhàng như tiếng gọi "đò ơi, ơi đò " vang vọng chất thơ không dứt. Những tương phản trong hình ảnh, điệp trùng trong cú pháp, hài hoà về âm điệu, nhịp điệu, tính chất biểu trưng, ám ảnh của hình tượng cũng là sự chưng cất công phu của Châu Diên để chất thơ trong tiểu thuyết Người sông Mê có dịp thăng hoa: Như đã nói, với văn xuôi có yếu tố kì ảo, ngôn ngữ thể hiện rõ cảm quan thế giới bằng huyền thoại. Cảm quan nàyđược xem như là sự cảm nhận hồn nhiên, như là thứ "ngữ pháp ánh trăng" (theo cách nói của Mann, để đối lập với sự sáng rõ ban ngày, dưới ánh mặt trời của tư duy duy lí nghiêm ngặt) đầy chất thơ huyền thoại. Sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi khiến truyện mang dáng dấp thể tài biền văn của văn học trung đại. Nếu chất văn xuôi góp phần thể hiện chất liệu tự sự, là sợi dây kết nối văn học với thực tại thì thơ nâng chất liệu này lên hình thức tinh luyện, mở rộng biên độ tưởng tượng ở độc giả. Nhưng cường độ cao của tưởng tượng trong ngôn ngữ không làm cho truyện xa rời hiện thực, ngược lại càng góp phần thể hiện nó chân xác hơn. 4. Ngôn ngữ mới lạ về giọng điệu Sự thống trị của quan niệm con người trần thế - trần tục cũng đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong lập trường xã hội, thái độ tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cũng như cảm hứng chủ đạo của người viết, trong hành vi ngôn ngữ của chủ thể đặt trong mối quan hệ với hiện thực khách quan - cũng có nghĩa là những đổi thay quan trọng về giọng điệu trần thuật của văn xuôi có yếu tố kì ảo hôm nay, mà rõ nhất là giọng giễu nhại và da diết quan hoài trở thành hai yếu tố thẩm mĩ nổi bật. Những thay đổi về giọng điệu này cũng phần nào thể hiện thái độ gây hấn, "khinh rẻ khuôn mòn bỏ lối quen" để hướng đến "mới hoá" văn học nói chung, ngôn ngữ văn xuôi nói riêng. 4.1. Giọng giễu nhại và khuynh hướng dân chủ, phi thiêng hóa Là thành tố gắn với phạm trù cái hài, giọng điệu giễu nhại trong văn xuôi có yếu tố kì ảo thời đổi mới tiếp tục khơi lại nguồn mạch nguyên sơ, khoẻ khoắn của truyện cười dân gian. Hai nhân tố chủ đạo tạo nên sắc thái giễu nhại trong nhiều truyện ngắn là u mua và châm biếm đối tượng. Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ định lại vừa có ý nghĩa khẳng định; nói cách khác, nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực, và có sức công phá mạnh mẽ đối với những cái xấu xa lỗi thời. Chính trong những tác phẩm văn học chống tiêu cực, tiếng cười được đặc biệt sử dụng như một vũ khí đắc lực bởi nó là một tác nhân tống tiễn quá khứ một cách vui vẻ Trước hết, giọng giễu nhại gắn liền với sự tố cáo, đả kích, phủ định thói hư tật xấu của thế thái nhân tình giữa thời buổi nhiều thang bậc, giá trị đang theo sự đổi mới tư duy mà thay đổi. Đó là bản chất cơ hội và trục lợi đến sát đất của con người (Dịch quỷ sứ, Đồng đô la vĩ đại, Vật lạ ở trên đầu, Thoát xác, Anh lính Tôny Đ., Hội làng), là những con người "làm trò", bị giày vò bởi ảo tưởng cá nhân hoặc những thèm khát vật chất, dục vọng tầm thường (Mộng du I, Mỗi người có một cái tên, Truyện thầy A.K - Kẻ sĩ Hà Thành, Thiên sứ, Vẫn tin vào chuyện thần tiên, Món tái dê, Ai là quỷ dữ?), những lệch lạc, biến thái trong cách ứng xử với môi trường, văn hoá (Thông điệp gửi môi trường, Chuyện vui về đền miếu, Ngôi chùa trúng bom, Người in tiền âm phủ), sự cứng nhắc, thậm chí chưa hoàn thiện của cơ chế quản lí (Truyện cười ở làng Tam Tiếu, Nghĩa địa xóm Chùa, Người chăn bò thần thánh) Truyện cười ở làng Tam Tiếu đưa người đọc vào một không gian đang “động to” vì cười. Tất cả chỉ tại câu chuyện một anh chàng gặp vận như kiểu “quýt làm cam chịu”: Từ một chiến sĩ diệt dốt nhưng mù chữ, do gặp thời, anh ta leo tót lên ghế phó chủ tịch huyện phụ trách nông nghiệp, được nông dân tung hộ “vạn tuế”. Kết thúc con đường vinh thân phì gia đó là hai "cái sừng" to tướng do bà vợ trịnh trọng "cắm" lên đầu y. Chuyện vui về đền miếu là tiếng cười châm biếm, đả kích những sai lầm của cơ chế quản lí, ứng xử đối với văn hoá thời Đổi mới. Chất hài hước trongChuyện Bụt mọc có thật lại là sự vạch trần những thủ đoạn mượn danh tín ngưỡng, văn hoá để trục lợi. Người chăn bò thần thánh với những chi tiết về giống “bò tập thể” kỳ lạ: Chúng không cần ăn cỏ, không bài tiết, chỉ cần “chúm môi, phồng má khẽ thổi phù một cái. Thế là cả đàn bò cứ ngoan ngoãn lừ lừ ra như một đàn bóng bay khổng lồ” chính là cái nhìn phê phán một thời kì hợp tác xã không ít những non nớt, tiêu cực. Thông qua những tình tiết khôi hài về sự chuyển biến trong cách sống của nhân vật, người viết phần nào làm lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con người hôm nay. Với những "công năng" tích cực của nó, kì ảo là một trong những nguyên nhân mang lại sức mạnh đả kích, vạch trần những cái "hài đời" của văn xuôi đương đại. Không chỉ nhằm bộc lộ thái độ khinh thường hay nghiêm khắc mổ xẻ những quái trạng, những khối u ác tính của xã hội, giọng giễu nhại ở đây còn là cái cười thiện cảm, đôi khi chua chát của người viết. Phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho ta thấy những cái cao quý, anh minh và cả những nỗi đau đằng sau những cái thoáng nhìn cứ ngỡ là tầm thường, điên rồ, buồn cười Giấu trong cách châm biếm truyền thống bao giờ cũng ẩn hiện sắc thái u mua nhẹ nhàng gắn với ý thức dựng xây cuộc sống và đấu tranh cho sự thắng lợi của cái mới, cái tốt đẹp. Vì thế, sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi bắt gặp trong nhiều truyện những chi tiết "cười ra nước mắt" gắn với những thân phận, cảnh đời của nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội như công chức (Dịch quỷ sứ, Chiếc đồng hồ quay ngược), cán bộ về hưu (Lên ruồi, Gương soi thật mặt), văn - nghệ sĩ, trí thức (Tiểu Ái, Sắm vai, Tí teo hạnh phúc, Huyền thoại phố phường), người lao động nghèo thành thị (Nghĩa địa xóm Chùa, Thực đơn chủ nhật, Anh lính Tôny Đ.) Tiếng cười ở đây đã xoá bỏ nỗi sợ hãi và thái độ tôn kính trước khách thể, trước thế giới, biến nó thành đối tượng của sự tiếp xúc thân mật và bằng cách đó, chuẩn bị cho việc nghiên cứu nó một cách hoàn hảo, tự do như Bakhtin đã nói. Đây là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của văn học Đổi mới. Vì lẽ, một thời gian dài trước đó, nền văn xuôi của ta, như nhiều người nhận xét, còn quá nhiều nghiêm trang, cao đạo, chững chạc mà thiếu hẳn những tiếng cười nhẹ nhàng, vui vẻ. . Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ Sự kết hợp hài hoà giữa chất tự sự và chất thơ vừa như một lực nam châm. khách quan - cũng có nghĩa là những đổi thay quan trọng về giọng điệu trần thuật của văn xuôi có yếu tố kì ảo hôm nay, mà rõ nhất là giọng giễu nhại và da diết quan hoài trở thành hai yếu tố thẩm. của hình tượng cũng là sự chưng cất công phu của Châu Diên để chất thơ trong tiểu thuyết Người sông Mê có dịp thăng hoa: Như đã nói, với văn xuôi có yếu tố kì ảo, ngôn ngữ thể hiện rõ cảm quan

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan