Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo docx

5 287 0
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 1. Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến, Nguyễn Công Trứ (1778-1859) thành danh khá muộn màng. Vốn là người thông minh, hiếu học song sau nhiều lần thi trượt, phải đến năm Kỷ Mão (1819), khi đã ngoài bốn mươi tuổi, lứa tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" đã từng trải trường đời và định hình chí hướng, ông mới thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Điều đó cũng có nghĩa qua suốt bốn chục năm sống ở quê nhà, ông đã nghiệm sinh sâu sắc đời sống thôn dã, hấp thụ đầy đủ truyền thống văn hoá, bản chất và cốt cách người dân đất cổ Giang Đình. Trong cuộc đời, ông quả là con người lắm tài mà cũng nhiều tật. Cái tài của ông bộc lộ qua việc ông được thăng thưởng, trọng dùng, từng trị nhậm khắp vùng Hải Dương - Quảng Yên, Sơn - Hưng - Tuyên cho đến xứ An Giang - Hà Tiên, từng góp công khai khẩn đất hoang hoá ở các vùng Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Yên ; hoặc có khi làm việc ở Quốc sử quán và chủ khảo trường thi, có khi lại làm việc ở Bộ Binh, Bộ Hình và trực tiếp tham gia chiến trận. Còn cái "tật" thực chất chính là tài năng, bản lĩnh và cốt cách con người ông có nhiều mặt không chịu dung hoà với qui phạm lễ giáo phong kiến, thường xuyên tiềm tàng vượt lên "vòng cương toả", "vòng danh lợi" Cái việc từng được thăng thưởng đến chức Tổng đốc, Tham tri, rồi có lúc lại bị "trảm giam hậu" và bị cách chức, bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quảng Ngãi; qua hai mươi tám năm làm quan bị giáng chức và cách chức tới năm lần đủ thấy bản lĩnh con người cá nhân Nguyễn Công Trứ cao cường đến như thế nào (1) ! Vốn là nhà nho - một nhà nho hành đạo điển hình - nói chung Nguyễn Công Trứ không mặn mà với giáo lý và tư tưởng Phật giáo. Những cảm nhận của ông về Phật giáo nằm trong qui luật “dĩ Nho nhập Thích” của số đông các nhà nho, thể hiện một cách hình dung về cuộc đời có phần tương đồng với Nho giáo và chủ yếu diễn ra ở chặng cuối cuộc đời. 2. Vốn là nhà nho hành đạo thuần thành, trước sau Nguyễn Công Trứ vẫn trung thành với lý tưởng Nho giáo, với khuôn thước và vốn tri thức nơi cửa Khổng sân Trình đã cung cấp và qui định cho ông: - Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung (2) . (Bài ca ngất ngưởng) - Nặng nề thay đôi chữ quân thân, Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ… (Nợ nam nhi) Ngay cả khi gián cách, ly tâm với chính thống, ông chỉ có thể phản tỉnh thoáng qua chứ không đặt vấn đề nghi ngờ, chỉnh sửa, đối lập và càng không nghĩ đến một cuộc đổi thay. Lăn lộn và vật lộn trong chốn quan trường, công danh, hưởng lạc, Nguyễn Công Trứ thức nhận ra mặt trái của Tình cảnh làm quan gắn với những Vinh nhục, Ích kỷ hại nhân, Cảnh ở đời, Trách người đời, Thói đời, Thế tình bạc bẽo… Đối diện với công danh và cường quyền, có lúc Nguyễn Công Trứ cảm thấy bất lực, buông xuôi và tìm lấy một trong ba sáu chước - “chước chuồn là hơn”: Gớm chết nhân tình thế thái, Lạt nồng coi chiếc túi đầy vơi. Trông tốt màu lựa ý theo hơi, Giọng thù phụng ngọt ngào đủ mực. Khi giở quẻ sa mày nặng mặt, Thói đảo điên khủng khỉnh không dời. Nghe ra thời cũng buồn cười, Nghĩ lại từ đây phải chạy… (Nhân tình thế thái) Nghiệm sinh trong trường đời và rồi chính thực tế cuộc đời đã đưa ông đến gần hơn với Phật giáo, chấp nhận và xác định những giá trị nhân văn của Phật giáo. Đó là cả một quá trình nhận thức lâu dài, không thể coi là dễ dàng với một nhà nho gạo cội như Nguyễn Công Trứ. Trong nhiều bài thơ viết về một thời “hoạn hải ba đào”, Nguyễn Công Trứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm nhận thức, suy tư, suy xét, xét đoán trước lý tưởng hành đạo và chí hướng lập công danh, trước những sự đời - thói đời - người đời - cảnh ở đời - nghĩa ở đời - thế tình - nhân tình thế thái - danh lợi - tạo hóa - tạo vật… Gián cách với quá khứ, có lúc Nguyễn Công Trứ cũng bàng hoàng như Nguyễn Gia Thiều một thủa: Mồi phú quý dử làng xa mã/ Bả vinh hoa lừa gã công khanh… Bừng con mắt dậy thấy mình tay không (Cung oán ngâm khúc). Đo nhìn lại cuộc đời, ông thấy mình phạm nhiều lầm lạc, lỡ bước, lựa chọn sai lý tưởng hành đạo: - Đám phồn hoa trót bước chân vào… (Thoát vòng danh lợi) - Trót đa mang một tiếng anh hào… (Người và tạo vật) - Cũng rắp điền viên vui thú vị, Trót đem thân thế hẹn tang bồng. (Nợ tang bồng) - Thôi cũng muốn Nam vô Di đà Phật, Trót dở đem thân thế hẹn tang bồng. (Nhàn nhân với quý nhân) Trong từng đoạn đời, từng cảnh đời, nhà nho hành đạo Nguyễn Công Trứ cũng có lúc nhìn lại, ngoái lại, trông ngang, liếc xéo và chiêm nghiệm đã hay, cho hay, mới hay; dám nghĩ, nghĩ mình, nghĩ lại, nghĩ đâu, nghĩ xa gần, nghĩ trong thế cục; hãy xem, những xem, thử xem, đã xem từng; nghe ra, thấy, Mới hay thiên địa đa tình… Cách nhìn đó giúp Nguyễn Công Trứ tự phản tỉnh, giác ngộ được mặt trái và cả những hệ lụy phiền toái của chữ tình: - Thôi thôi chơi cũng là chơi vậy! Nợ nhà tình vay một trả mười. Duyên hội ngộ cũng lừa ba lọc bảy… Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười… (Trong trần mấy mặt làng chơi) - Khéo quấy người một cái tinh ma, Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy Càng tài tình càng ngốc càng si… (Vịnh chữ tình) - Càng tài tử càng nhiều tính ái, Cái sầu kia theo hình ấy mà ra. Mua sầu tại kẻ hào hoa… (Vịnh sầu tình) . người cá nhân Nguyễn Công Trứ cao cường đến như thế nào (1) ! Vốn là nhà nho - một nhà nho hành đạo điển hình - nói chung Nguyễn Công Trứ không mặn mà với giáo lý và tư tưởng Phật giáo. Những. Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo 1. Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến, Nguyễn Công Trứ (1778-1859) thành danh khá muộn. hơn với Phật giáo, chấp nhận và xác định những giá trị nhân văn của Phật giáo. Đó là cả một quá trình nhận thức lâu dài, không thể coi là dễ dàng với một nhà nho gạo cội như Nguyễn Công Trứ.

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan