Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Cty dệt may Đà Nẵng -5 pot

8 342 0
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Cty dệt may Đà Nẵng -5 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, đồng thời điều hành mọi hoạt động chung cho phòng. - Kế toán tổng hợp: tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, kế toán tổng hợp kiêm luôn phần công nợ với khách hàng. - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ lập các chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gởi và thanh toán công nợ. - Kế toán tài sản cố định kiêm luôn kế toán tiêu thụ: là người theo dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ, đồng thời theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi nguồn vốn XDCB và các quỹ của công ty. - Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính giá thành, đồng thời kế toán vật tư kiêm luôn phần công nợ với nhà cung cấp. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi bảo quản tiền mặt. 2. Hình thức kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” với kỳ hạch toán là quý. Hệ thống sổ sách bao gồm: Sổ cái, các sổ kế toán chi tiết, Nhật ký chứng từ, bảng kê và báo cáo kế toán. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập các bảng kê nhật ký chứng từ đối với chứng từ thu chi thì lập sổ quỹ, các đối tượng theo dõi chi tiết thì lập Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sổ kế toán chi tiết. Cuối kỳ, căn cứ vào số tổng cộng trên bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ. Sau đó kế toán tổng hợp căn cứ vào NKCT để ghi sổ cái. Các sổ chi tiết được lập thành bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu với sổ cái. Các sổ chi tiết được lập thành bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu với sổ cái. Căn cứ vào NKCT, sổ cái, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kế toán. B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY: I- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY: 1. Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động tại công ty: Để có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong kỳ của công ty và sự biến động của nó , ta tiến hành phân tích cơ cấu TSLĐ tại công ty như sau: Qua bảng số liệu phân tích trên ta nhận xét sau: + TSLĐ vào cuối năm 2002 so với năm 2001 là 21.016.834.639 đồng, tương đương với tỉ lệ tăng là 43,89%, đây là một tỷ lệ tăng tương đối lớn. Do tất cả các khoản mục của VLĐ đều tăng nhưng chủ yếu do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên vì hai khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị TSLĐ của công ty cụ thể như sau: các khoản phải thu năm 2002 tăng lên so với năm 2001 với giá trị tăng là 3.689.833.307 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 46,61%. Giá trị hàng tồn kho tăng 15.384.508.674 đồng, tươngứng với tỷ lệ tăng 39,61% so với năm 2001. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com +Xét về tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho so với xu hướng không thay đổi. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng gần 20% còn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khoản 80% trong tổng giá trị TSLĐ là tỷ lệ quá cao. Nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng này thì sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng 41,5% trong tổng tài sản của công ty vào năm 2001 và đến năm 2002 vẫn là 41,5%. Như vậy mặt dù TSLĐ tăng mạnh với tỷ lệ tăng 43,89% nhưng tỷ trọng vẫn không thay đổi, chứng tỏ rằng trong năm 2002 công ty có sự đầu tư và TSCĐ nên làm cho tổng tài sản tăng lên và tỷ trọng của từng tài sản vẫn không thay đổi. 2. Phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng tại công ty: 2.1. Phân tích vốn lưu động ròng: Dựa vào công thức đã xác định ở phần I và số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2001, 2002 ta lập bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Số tiền TL(%) TSLĐ&ĐTNH 47.881.265.845 68.897.800.484 21.016.534.639 43,89 Nợ ngắn hạn 63.185.113.653 83.371.072.181 20.185.958.528 31,95 VLĐ ròng (15.303.847.808) (14.473.279.697) 830.576.111 (5,43) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty trong 2 năm đều âm, trong đó năm 2001 là (15.303.847.808) đồng năm 2002 là (14.473.279.697). Trong năm 2002 có tăng so với 2001 là 830.576.111 nhưng sự tăng lên này cũng không cải thiện được cân bằng tài chính của công ty. Trong năm 2001, vốn lưu động ròng của công ty là con số âm: (15.303.847.808) điều này cho thấy: nguồn vốn thường xuyên của công ty trong năm này không đủ để tài trợ cho toàn bộ TSCĐ mà phải vay ngắn hạn để bu đắp cho khoản thiếu hụt này, điều này làm cho cân bằng tài chính của công ty là rất xấu vì phải chịu áp lực và thanh toán nợ vay ngắn hạn, dẫn đến rủi ro kinh doanh cao. Đến năm 2002, tình trạng này vẫn được duy trì với mức âm là: (14.473.271.697). Mặc dù TSLĐ có tăng lên với tỷ lệ tăng cao nhưng nợ ngắn hạn cũng tăng lên không kém với giá trị tăng là 20.185.958.528 tương đương với tỷ lệ 31,95% do công ty trong năm này đầu tư lớn vào TSCĐ nên buộc phải vay ngắn hạn để bù đắp. 2.2. Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng: Ta có bảng phân tích như sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Số tiền TL(%) Hàng tồn kho 38.840.326.134 54.224.834.808 Nợ phải thu 8.019.644.689 11.709.477.996 Nợ ngắn hạn 63.185.113.653 83.371.072.181 Vay ngắn hạn 48.416.811.127 63.356.074.481 Nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn 14.768.302.526 20.014.997.700 5.246.695.174 35,53 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1. VLĐ ròng (15.303.847.808) (14.473.271.697) 830.576.111 5,43 2. Nhu cầu VLĐR 32.091.668.297 45.919.315.104 13.827.646.807 43,09 3. Ngân quỹ ròng (47.395.516.105) (60.392.586.201) (12.934.070.096) (27,29) Nhu cầu VLĐR của công ty trong năm 2001 là 32.091.668.297đồng. Trong khi vốn lưu động ròng là (15.303.847.808) đồng nên ngân quỹ ròng trong trường hợp này là âm (47.395.516.105) sang năm 2002, hàng tồn kho và nợ phải thu tăng mạnh với tỷ lệ tăng lần lượt là 39,61% và 46,01%, trong khi nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) tăng 5.246.695.174 đồng (35,93) nên làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng tăng lên với giá trị là 13.827.646.807 đồng (43,09%). Vốn lưu động ròng lúc này càng không đủ để đầu tư cho nhu cầu vốn lưu động ròng nên đẩy ngân quỹ ròng xuống (60.392.586.201). Do đó, buộc phải vay ngăn hạn để bù đắp phần thiếu hụt này của ngân quỹ ròng, làm tăng rủi ro do mất cân bằng tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém, rủi ro kinh doanh cao do phải chịu áp lực của các khoản vay ngắn hạn. 3. Phân tích tình hình quản lý các khoản mục cụ thể của VLĐ tại công ty: 3.1. Phân tích khoản mục vốn bằng tiền: Tiền tại công ty được theo dõi trên 2 tài khoản: tài khoản tiền mặt tại công quỹ công ty và tài khoản tiền gởi ngân hàng. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn bằng tiền là phân tích tình hình biến động của 2 loại này trong kỳ như thế nào, từ đó ta biết được tình hình thu chi của công ty, khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong năm ra sao để phân tích ta lập bảng sau: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch ( Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) *Tiền 449.815.261 814.497.523 364.682.262 81,08 1. Tiền mặt tại quỹ 70.524.277 15.68 41.451.117 5,09 (29.073.160) (41,23) 2. Tiền gởi NHàng 379.290.984 84,32 773.046.406 94,91 393.755.422 103,82 Nhìn lại bảng trên ta thấy tiền của công ty chủ yếu là tiền gởi ngân hàng, khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền của công ty. Trong năm 2002, tiền của công ty tăng lên 364.682.262 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 81,08%, trong đó chủ yếu là do khoản tiền gởi ngân hàng tăng lên về mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể năm 2001 với giá trị 379.290.984 đồng chiếm tỷ trọng 84,33% đến năm 2002 tăng đến 773.046.406 đồng với tỷ trọng 94,92% tuy tăng với tỷ lệ cao 103,82% nhưng tỷ trọng của tiền trong tổng tài sản lưu động vẫn không đáng kể (từ 0,94 lên 1,18%) . Sự gia tăng này của tiền là tương đối tốt vì nó làm tqăng khả năng thanh toán nhanh của công ty nhưng vẫn không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng khoản phải thu: Lập bảng phân tích khoản phải thu như sau: BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) * Các khoản phải thu 8.019.644.689 11.709.477.996 3.689.833.307 46 1. Phải thu của khách hàng 6.451.096.366 80,44 7.885.994.046 67,35 1.404.897.680 21,78 2. Trả trước cho người bán 489.611 0,01 260.309.719 2,22 259.820.108 3. Thuế GTGT được khấu trừ 512.229.898 6,39 1.168.930.179 9,98 656.700.281 128,2 4. Phải thu nội bộ 1.551.882.966 13,25 1.551.882.966 100 5. Các khoản phải thu khác 1.055.828.814 13,16 842.361.086 7,12 (213.467.728) Qua số liệu tính toán trên ta thấy khoản phải thu của công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.689.833.367 với tỷ lệ tăng là 46%. Trong đó chủ yếu do khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ tăng cụ thể năm 2002 khoản phải thu của khách hàng tăng với giá trị là 1.404.897.680 với tỷ lệ tăng 21,78%, khoản phải thu nội bộ tăng 1.551.882.966 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 100%. Tổng 2 ảnh hưởng này làm cho khoản phải thu của công ty tăng lên. Trong năm 2002, khoản phải thu của khách hàng tăng v ề mặt giá trị nhưng tỷ trọng chiếm trong khoản phải thu lại giảm từ 80,44% còn 67,35%. Tuy nhiên mức tỷ trọng này vẫn còn khá cao. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com công ty vẫn chưa được tốt. Tỷ trọng của khoản phải thu nội bộ năm 2001 là 0% nhưng sang năm 2002 tăng lên đến 13,25. Nguyên nhân có sự tăng mạnh về tỷ trọng là do: trong tháng 4/2002 công ty sát nhập Xí nghiệp Dệt An Hoà trở thành đơn vị trực thuộc công ty. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu nên sự biến động của khoản mục này ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động khoảnphải thu. Sau đây là tình hình thu nợ của một số khách hàng chủ yếu của công ty. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch () Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Phải thu K.hàng 6.451.096.449 7.885.994.046 1.434.897.680 + Công ty Bumin 129.160.449 2,01 - (129.160.449) + Đại lý CocaCola 517.009.490 8,01 511.509.490 6,48 (5.500.000) + Đại lý Coca Hiệp Hoà - ĐN 228.661.500 3,54 228.661.500 2,9 0 + Xkhẩu dệt HOVEI 508.461.800 4,88 263.907.748 3,34 (244.554.052) + Công ty KHORSUN-OLGA - 2.040.782.648 25,87 2.040.782.648 + Cty Mitsubishi 4.267.934.763 66,15 622.548.828 7,9 (3.645.385.935) + Cty GRANDEZA 407.510.884 6,31 - (407.510.884) Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY: I- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY: 1. Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động tại. của từng tài sản vẫn không thay đổi. 2. Phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng tại công ty: 2.1. Phân tích vốn lưu động ròng: Dựa vào công thức đã xác định. khoản tiền gởi ngân hàng. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn bằng tiền là phân tích tình hình biến động của 2 loại này trong kỳ như thế nào, từ đó ta biết được tình hình thu chi của công ty,

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan