lý thuyết trò chơi với bảo việt và đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

102 741 0
lý thuyết trò chơi với bảo việt và đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 1 Lời mở đầu Lý thuyết trò chơi là một lý luận hiện đại về cạnh tranh kinh tế. Nó được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1944 bởi Jonh Von Neumann và Oskar Morgenstern và được thế hệ sau phát triển thành những lý luận tài tình và khoa học. Nghiên cứu lý thuyết trò chơi để ứng dụng nó trong những vấn đề của quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và đặc biệt là việc đưa ra các chiến lược trong cạnh tranh đã trở thành một vấn đề tất yếu đối với các Doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam, lý thuyết trò chơi lại dường như còn khá mới và chưa được nhiều người biết đến, các Doanh nghiệp còn chưa dành sự quan tâm đúng mực cho lý luận cạnh tranh đầy hữu ích và hấp dẫn này. Việt Nam đang bước vào những thời khắc mở cửa quan trọng nhất trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cam kết tự do hóa hoàn toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới vào đầu năm 2008 đã mở ra trước mắt các Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước những cơ hội và thách thức lớn. Vấn đề đầu tiên mà họ phải đương đầu khi mở cửa thị trường là sự cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn bảo hiểm lớn của nước ngoài. Nếu không được chuẩn bị kỹ, các Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đặc biệt là các Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, thậm chí có thể đi đến phá sản do sự yếu kém về năng lực tài chính, về kinh nghiệm, công nghệ quản lý… Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đã trở thành một vấn đề cấp bách mà không chỉ bản thân các Doanh nghiệp quan tâm. Xuất phát từ những lý do đó, sau một thời gian thực tập tại Bảo Việt Hà Nội, em đã chọn đề tài “Lý thuyết trò chơi với Bảo Việt và đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển”. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển liên quan đến quá trình thương mại quốc tế, sẽ chịu rất nhiều tác động của việc hội nhập kinh tế tòan cầu của Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nước ta nói chung và trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 2 chuyển bằng đường biển nói riêng, Bảo Việt đang là Doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất, có truyển thống và có tiềm lực nhất trong cuộc đối đầu với các thách thức thời mở cửa. Thông qua sự phân tích về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Bảo Việt và đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu về lý thuyết trò chơi, đã tìm ra những giải pháp hữu ích cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, đặc biệt là Bảo Việt. Áp dụng lý thuyết trò chơi để nghiên cứu về cạnh tranh trong ngành dịch vụ quả là một khó khăn lớn vì nó có những đặc điểm hoàn toàn khác với ngành sản xuất. Trong khuôn khổ của luận văn này và với trình độ hiểu biết còn hạn chế của bản thân, em chỉ trình bày những vấn đề cơ bản và phổ biến nhất của lý thuyết trò chơi, đồng thời cũng chỉ phân tích và nghiên cứu sự cạnh tranh giữa Bảo Việt và Bảo Minh- là đối thủ nặng ký nhất của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hiện nay. Kết cấu của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Lý thuyết chung về Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và Lý thuyết trò chơi Chương 2: Bảo Việt và đối thủ cạnh tranh với lý thuyết trò chơi trên thị trường Bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới những người đã giúp em hoàn thành bản luận văn này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Chính, các anh chị phòng bảo hiểm hàng hải Bảo Việt Hà Nội và các anh chị công tác tại hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 3 Chương 1 Lý thuyết chung về Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và Lý thuyết trò chơi 1.1. Sơ lược về Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Từ khi hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia trên thế giới được hình thành thì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã nhanh chóng chiếm vai trò quan trọng số một với những ưu thế lớn của nó như vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng cực lớn, các tuyến vận chuyển thì rộng khắp nên một lúc có thể tổ chức cho cùng nhiều chuyến vận chuyển hai chiều trên cùng một tuyến… Vì những ưu thế đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã trở thành “xương cốt” của thương mại quốc tế, chiếm tới 90% tổng hàng hóa XNK của thế giới. Nói vậy không có nghĩa là vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có một ưu thế tuyểt đối so với đường hàng không, đường bộ hay đường sắt. Bản thân nó cũng có những nhược điểm lớn mà các chủ hàng hóa rất lo sợ đó là tính rủi ro cao và thường xảy ra tổn thất lớn. Các rủi ro có thể là do yếu tố con người, yếu tố kỹ thuật hay đơn giản là do yếu tố tự nhiên gây ra, hành trình bằng đường biển thì thường rất dài, tốc độ tàu thuyền vận chuyển lại không cao khiến cho nguy cơ gặp rủi ro càng lớn hơn, dễ dẫn đến những tổn thất mang tính thảm họa có thể làm cho chủ hàng sạt nghiệp. Trước lợi nhuận mà ngành hàng hải mang lại, cũng như nguy cơ rủi ro luôn rình rập đe dọa các chủ tàu và chủ hàng, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an tòan cho quyền lợi của mình. Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 4 Đây có thể xem là một hình thức phân tán rủi ro, một hình thức nguyên khai của bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” hay còn gọi là kiểu cho vay “được ăn cả ngã về không” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao nếu hàng hóa đến nơi an toàn. Lãi suất rất cao này được xem như là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Dù vậy số vụ tổn thất vẫn ngày càng tăng, thậm chí mức độ tổn thất ngày càng lớn đã khiến các chủ tàu, các hãng buôn và các nhà cho vay vốn thực sự lâm vào thế nguy và họ lại tích cực tìm kiếm một hình thức mới. Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng ra đời. Vào thế kỷ XIV, ở Floren (Genoa_Italia), đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đâu tiên, tại đây còn lưu giữ bản hợp đồng cổ xưa nhất có ghi ngày 22/04/1329. Sau đó, cùng với việc phát hiện ra Ấn độ dương và châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã phát triển rất nhanh chóng. Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dự Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm, sau đó là sắc lệnh của Philippe de bourgogne năm 1458, sắc lệnh của Brugos năm 1537 và sắc lệnh của Phần Lan năm 1563… đều có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên phải đến thế kỷ XVII, cùng với sự ra đời của phương thức tư bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm hàng hải nói riêng và bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực kinh tế_ xã hội. Đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và vua Louis XIV ban hành. Vào lúc đó, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế với London là trung tâm phồn thịnh nhất thế giới. Edward Lloyd là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố Great Tower (London), ông đã nhanh chóng phát triển quán cà phê của mình thành một địa điểm giao dịch bảo Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 5 hiểm giữa các chủ tàu, nhà buôn, chủ ngân hàng… Sau khi ông mất người ta đã lập nên “Society of Lloyd” với tư cách là một tổ chức tự nguyện để duy trì hoạt động giao dịch bảo hiểm hàng hải, đến năm 1871 thì đã chính thức trở thành Hội đồng Lloyd và sau này phát triển thành hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới có một mạng lưới đại lý rộng khắp toàn cầu. Mẫu đơn bảo hiểm hàng hải đầu tiên của Lloyd ( Lloyd’s SG form of policy) và luật bảo hiểm hàng hải 1906 của Anh (Marine Insurance Act, 1906- M.I.A. 1906) cho đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa cũng như tàu bè của viện ILU (Institute of London Underwriters) của Anh từ lâu đã trở nên quen thuộc và trở thành điều kiện chuẩn cho hoạt động bảo hiểm hàng hải nói chung trên thế giới. Hiện nay, thị trường của nghiệp vụ này phần lớn đều thuộc về các công ty BH lớn của châu Âu, đặc biệt là nước Anh. Mặc dù các đội tàu của châu Á đảm nhiệm vận chuyển từ 40- 45% lượng hàng hóa trên thế giới nhưng vẫn phụ thuộc vào các công ty BH của London. Đây là một thực tế khó thay đổi trong nhiều năm nữa. 1.1.2. Tác dụng của Bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển, có bốn bên liên quan đến quá trình này là người bán, người mua, người vận chuyển và DNBH. Có thể nêu ra đây những tác dụng cơ bản nhất của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển thể hiện vai trò to lớn của nó đối với các DN có liên quan, với ngành hàng hải và với nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất, bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên có liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa XNK khi có rủi ro xảy ra gây nên tổn thất lớn. Có những tổn thất mang tính thảm họa có thể khiến cho các nhà buôn thất thế hay phá sản, nhờ vào số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm, họ đã không bị lâm vào thảm cảnh đó. Thông thường số tiền bồi thường chiếm đến 50-55% số phí các DN thu được. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 6 Thứ hai, bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tạo sự tin tưởng và tâm lý vững vàng cho các bên có liên quan để thực hiện cuộc hành trình hứa hẹn nhiều rủi ro, đồng thời góp phần tăng thêm uy tín cho các nhà buôn, các hãng tàu và cho chính DNBH. Thứ ba, các chủ tàu và các nhà buôn sẽ được các bộ phận chuyên môn của các DNBH chăm sóc chu đáo từ khâu kiểm định hàng hóa trước khi xuất phát, hướng dẫn cách tối ưu nhất để phòng tránh rủi ro trong chuyến đi và hỗ trợ tàu hàng khi gặp sự cố như trả chi phí cho hoạt động dẫn dắt tàu gặp nạn về cảng, tổ chức giám định hàng hóa gặp tổn thất… từ đó nâng cao ý thức phòng tránh rủi ro của các chủ tàu và nhà buôn. Thứ tư, bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, của ngành hàng hải của mỗi quốc gia và mối quan hệ hữu nghị giữa các nước thêm vững bền. Thứ năm, cũng như những loại hình nghiệp vụ khác của ngành bảo hiểm, nghiệp vụ này cũng tập trung được một lượng vốn lớn từ việc đóng phí bảo hiểm của các nhà buôn, thậm chí do giá trị số hàng hóa được bảo hiểm bao giờ cũng rất lớn nên số phí thu được luôn vượt trội so với các nghiệp vụ khác, nhờ đó có thể sử dụng những nguồn vốn nhàn rỗi này cho các công trình đầu tư có hiệu quả và lợi ích cao cho nền kinh tế. Thứ sáu, thông qua nghĩa vụ đóng thuế của DNBH, ngân sách Nhà nước của mỗi quốc gia cũng được bổ sung đáng kể, hơn thế nó còn góp phần giảm chi cho ngân sách vì Nhà nước không phải trợ cấp cho các thành viên, các DN bị gặp rủi ro. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng thu và giảm chi ngoại tệ cho cán cân thanh toán quốc gia. Cùng với sự phát triển của ngành hàng hải nói chung và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối với các DN và các quốc gia, kể cả với các nước không có ranh giới giáp biển. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 7 1.1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.1.3.1. Đối tượng bảo hiểm và trách nhiệm của các bên có liên quan. Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là các loại hàng hóa XNK thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của đơn vị XK được vận chuyển trên tàu hay thuyền lớn từ nước này đến nước kia để giao cho đơn vị NK hàng hóa. Ngoài ra còn có một đối tượng khác cũng được bảo hiểm trong nghiệp vụ này là giá trị gia tăng (phần lãi ước tính) mà DN kinh doanh XNK có thể nhận được khi tham gia XNK hàng hóa. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển thường liên quan đến ba loại hợp đồng sau: hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán; hợp đồng vận chuyển giữa chủ hàng và nhà tàu; HĐBH giữa chủ hàng và nhà bảo hiểm (tùy theo điều kiện mua bảo hiểm mà có thể là người bán hoặc cũng có thể người mua sẽ mua bảo hiểm cho số hàng). Theo từng điều kiện của từng hợp đồng mà phân chia trách nhiệm và quyền lợi của các bên có liên quan, nhưng thường thì được phân định những nhiệm vụ chính như sau: - Đơn vị XK: chuẩn bị hàng hóa theo đúng hợp đồng đã ký kết; đứng ra làm thủ tục hải quan và kiểm định; nếu người bán mua bảo hiểm; tùy theo từng điều kiện bảo hiểm mà họ phải tiến hành thông báo cho bên mua để tiếp tục theo dõi. - Đơn vị NK: nhận hàng hóa được bên vận chuyển đưa đến theo đúng hợp đồng đã ký kết; nếu hàng hóa có vấn đề gì sơ suất, phải kịp thời thông báo cho các bên có liên quan biết để giải quyết; có thể nhận chuyển nhượng phần bảo hiểm của bên bán và theo dõi hàng hóa nhập đến khi bốc dỡ tại cảng. - Đơn vị vận chuyển: chuẩn bị con người và phương tiện vận chuyển theo đúng thủ tục quốc tế; bảo vệ hàng hóa; nếu hàng hóa bị tổn thất phải kịp thời ghi chép lại theo vận đơn (Bill of lading: là một chứng từ vận chuyển hàng trên biển do người vận chuyển cấp cho người chuyển hàng nhằm nói lên mối quan hệ pháp lý giữa bên gửi hàng, bên nhận hàng và bên vận chuyển) để thông báo với nhà bảo hiểm và hai bên mua bán. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 8 - Nhà bảo hiểm: kiểm tra lại mọi chứng từ, hóa đơn, con người, hàng hóa… trước khi hàng rời cảng; khi nhận được thông báo tổn thất phải kịp thời của nhân viên đến giám định để xét đơn bồi thường của chủ hàng theo đúng nguyên tắc chính xác, hợp thời, khách quan, trung thực. Theo các điều kiện thương mại quốc tế (Incternational Commercial term 2000) có 13 loại điều kiện giao hàng, được phân chia thành 4 nhóm E, F, C, D nhưng trong khuôn khổ của bản luận văn này sẽ chỉ đề cập đến 3 điều kiện thông dụng nhất vẫn thường được áp dụng cho quá trình vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển sau đây: - Điều kiện FOB (free on board_ giao hàng lên tàu): theo điều kiện này, cước vận chuyển chính do người mua chịu trách nhiệm và người mua phải chịu rủi ro, phí tổn hay mất mát kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng đã quy định, vì thế họ phải tự chịu trách nhiệm thu xếp bảo hiểm cho hàng nhập về. - Điều kiện CFR (cost and freight): người bán phải trả các phí tổn và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng quy định. Giống với điều kiện FOB, người bán sẽ không chịu trách nhiệm về háng hóa từ khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng theo quy định. Người bán có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết, còn người mua thì có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng nhập về. - Điều kiện CIF (cost, insurance, freight_ tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí): người bán sẽ mua bảo hiểm để tránh cho người mua những tổn thất trong quá trình vận chuyển, họ có trách nhiệm chuyển đơn bảo hiểm đó cho người mua và người mua có quyền đòi hỏi quyền lợi của mình với nhà bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra. Thông thường trong hoạt động XNK hàng hóa, người ta thường xuất theo giá CIF và nhập theo giá FOB nhằm mục đích dành quyền dịch vụ vận tải và bảo hiểm cho thị trường trong nước góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận chuyển bằng đường biển và ngành bảo hiểm của quốc gia đó. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 9 1.1.3.2. Rủi ro hàng hải và tổn thất * Rủi ro hàng hải Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hóa và phương tiện chuyên chở. Tùy theo các tiêu chí mà người ta phân thành các loại rủi ro khác nhau như sau: - Theo tiêu chí nguyên nhân, rủi ro hàng hải bao gồm rủi ro do thiên tai, rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển và rủi ro do hành động của con người + Thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được. + Tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá hủy, cháy nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu… + Hành động của con người: ăn trộm, ăn cắp hàng, mất, cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu… - Theo tiêu chí nghiệp vụ bảo hiểm, có 3 loại rủi ro là rủi ro thông thường được bảo hiểm, rủi ro không được bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt. Cụ thể như sau: + Rủi ro thông thường được bảo hiểm: như bão lốc, sóng thần, mắc cạn, đâm va… + Rủi ro không được bảo hiểm (hay còn gọi là rủi ro loại trừ): là các hành vi sai lầm cố ý của người được bảo hiểm hay bao bì không đúng quy cách, vi phạm thể lệ XNK hoặc vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá… + Rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt: như rủi ro do đình công, bạo loạn, chiến tranh… (gọi chung là rủi ro chiến tranh) thường không được nhận bảo hiểm. Trong trường hợp chủ hàng yêu cầu, rủi ro chiến tranh sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt. Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế Bảo hiểm 10 Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất vì nhà bảo hiểm chỉ bồi thưòng cho những tổn thất có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm. * Tổn thất Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra. - Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có thể chia ra làm hai loại tổn thất là tổn thất toàn bộ (là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại) và tổn thất bộ phận (là một phần của đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại, nó có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc giá trị). Tổn thất toàn bộ gồm hai loại là: + Tổn thất toàn bộ thực tế: tổng hàng hóa bị hư hỏng hoặc phá hủy, có thể số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì cả. Nó tồn tại dưới bốn trường hợp sau: . Hàng hóa bị phá hủy hoàn toàn . Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được . Hàng hóa không còn là vật thể bảo hiểm . Hàng hóa ở trên tàu mà tàu bị tuyên bố là mất tích + Tổn thất toàn bộ ước tính: là khi chi phí bỏ ra để cứu vớt hàng hóa có thể lớn hơn hoặc bằng giá trị số hàng hóa cứu vớt được và không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế (hoặc tổng chi phí để gửi hàng đến nơi nhận có thể lớn hơn giá trị lô hàng đó). Khi gặp trường hợp này, tốt nhất là chủ hàng thông báo từ bỏ lô hàng và nhà bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ tổn thất, điều đó sẽ giúp người được bảo hiểm thu hồi vốn nhanh và tránh gây phiền phức cho các bên. Tổn thất bộ phận thường tồn tại dưới bốn dạng sau: + giảm về giá trị + tổn thất về số lượng [...]... hng hi, mặt khác sức ép cạnh tranh cũng tác động không nhỏ nên vấn đề đổi mới sản phẩm là một hướng đi chiến lược đối với mỗi công ty bo him Quá trình đổi mới sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn, từ khâu nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch đổi mới, đến việc thiết kế sản phẩm, tiến hành thử nghiệm thị trường và tung sản phẩm mới vào thị trường Sau khi tung sản phẩm mới vào thị trường các công ty cần phải... được thị trường và có giải pháp hữu hiệu để phn ng ũn trả đũa của đối thủ cạnh tranh - Chiến lược tính phí ngang bằng: c ỏp dng ph bin trờn th trng canh tranh Khi thực hiện chiến lược này, các công ty cần chú ý đến khâu nâng cao chất lượng của dịch vụ đi kèm sản phẩm, đồng thời phải đẩy mạnh công tác Marketing cho tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm Sự linh hoạt của phí thể hiện ở chỗ tùy theo đối tượng... nhy cm vi tỡnh th, nm vng nhng nguyờn lý c bn trong cnh tranh Lý thuyt cnh tranh l tp hp nhng phng thc cnh tranh do cỏc nh khoa hc, doanh nghip tng hp v nghiờn cu c chng minh mt cỏch khoa hc v ó c kim nghim qua thc t (nh ngha ca John Nashnh phỏt minh ra th cõn bng Nash trong lý thuyt cnh tranh ) Nghiờn cu lý thuyt cnh tranh cho doanh nghip nhng hiu bit c bn v cnh tranh, v vic ra quyt nh ca i th v hnh... chiến lược nhằm phục vụ đối tượng khỏch hng là những nh buụn chuyờn buụn hng vi lng hng ln, hng cú giỏ tr cao, hng d b h hng, hnh trỡnh cú kh nng gp ri ro ln, nó phải đi kèm với một số điều kiện như SPBH là mới và có sự khác biệt so với các sản phẩm còn lại trên thị trường; công ty phải là DNBHNT có uy tín và có tiềm lực thật sự (c bit l tim lc v ti chớnh); hệ thống phân phối và giới thiệu sản phẩm... thể đưa ra những ứng xử về phí linh hoạt để kích thích tiêu dùng, phù hợp với mục tiêu trong từng giai đoạn kinh doanh Chiến lược phí ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu về SPBH, nó còn ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của công ty, đến vòng đời của sản phẩm và ngày nay nó đã trở thành thứ vũ khí cạnh tranh sắc bén trên thị trường bo him, đặc biệt là tại những khu vực có khả năng thanh toán thấp Cú... phối của công ty nếu muốn đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm Tổ chức phân phối sản phẩm hợp lý không chỉ đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra suôn sẻ mà còn đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh cho các công ty, tăng cường được khả năng liên kết và kinh doanh và giảm thiểu được khả năng cạnh tranh thị trường Phõn phi trong kinh doanh bo him c thc hin thụng qua hai hỡnh thc l bỏn hng trc tip... khi DNBH muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhanh chóng xâm nhập thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh hoặc sản phẩm đã bước vào giai đoạn bão hòa cần phải có giải pháp kích cầu Điều kiện cơ bản để áp dụng chiến lược này là: tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn, sản phẩm có độ n hồi cao; khỏch hng mục tiêu của sản phẩm thuộc diện có thu nhập và khả năng thanh toán thấp; chi phí kinh doanh giảm mạnh khi... sau: - Chiến lược ổn định chủng loại sản phẩm - Chiến lược đa dạng hóa chủng loại sản phẩm - Chiến lược thu hẹp chủng loại sản phẩm Lựa chọn chiến lược nào là còn phụ thuộc vào chính sách phát triển dài hạn của DN, vào đặc điểm và tình hình cụ thể của thị trường cũng như khả năng của DN - Quyết định về đổi mới SPBH: hiện nay nhu cầu về thị trường của bo him hng húa XNK vn chuyn bng ng bin đang ngày một... nú phỏt huy li th ca mỡnh trờn cnh tranh Cỏc chin lc cú th s dng cú th to dng hỡnh nh v thng hiu ca DNBH nh cỏc chin dch qung cỏo, chin dch PR (là các hoạt động nhằm duy trì mối quan hệ công giữa công ty BH với các tầng lớp công chúng được tổ chức một cách thường xuyên, có hệ thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ để nâng cao thanh thế và uy tín của DN trên thị trường) cỏc chin dch xỳc tin hn hp,... trờn nhiu khớa cnh, th thut 1.2.2 Lý thuyt trũ chi v cỏc chin lc cnh tranh 1.2.2.1 Gii thiu v Lý thuyt trũ chi Lý thuyt trũ chi cú th c hiu l mt lý thuyt toỏn hc v vic a ra quyt nh bi nhng ngi tham gia trong mt tỡnh th mõu thun v li ớch Lý thuyt trũ chi hin ó tr nờn ph bin trong cỏc ngnh kinh doanh mi, ni m s chỳ ý ó chuyn sang hỡnh thỏi c quyn nhúm Hiu qu ca vic s dng lý thuyt trũ chi trong phõn tớch . 1: Lý thuyết chung về Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và Lý thuyết trò chơi Chương 2: Bảo Việt và đối thủ cạnh tranh với lý thuyết trò chơi trên thị trường Bảo hiểm. Bảo Việt Hà Nội, em đã chọn đề tài Lý thuyết trò chơi với Bảo Việt và đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển . Nghiệp vụ bảo hiểm hàng. chuyển bằng đường biển và Lý thuyết trò chơi 1.1. Sơ lược về Bảo hiểm hàng hóa Xuất Nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm hàng hóa

Ngày đăng: 24/07/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan