Thực trạng lây nhiễm lao ở bệnh viện lao và bệnh phổi thái bình, một số giải pháp can thiệp

117 1K 2
Thực trạng lây nhiễm lao ở bệnh viện lao và bệnh phổi thái bình, một số giải pháp can thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao là một bệnh nhiều người mắc, tỷ lệ tử vong cao và có tính chất dễ lây lan trong cộng đồng 02. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất 25, 38. Bệnh Lao được xếp vào một trong các bệnh lây truyền theo đường thở cho nhân viên y tế 42, 129. Nguy cơ bị nhiễm khuẩn liên quan đến nghề nghiệp là một phần không thể tránh khỏi trong công tác tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Trong giai đoạn 1985 đến 1991, một số nghiên cứu tại Đan mạch, Ý và Thụy sỹ đã chỉ ra các nguy cơ nhiễm lao của nhân viên y tế 37, 98, 57. Ở Mỹ, tình hình nhiễm lao ở các nhân viên y tế đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu 44, 110,128 . Kết quả điều tra trong một số bệnh viện cho thấy từ 18 đến 35% các nhân viên y tế có phản ứng Mantoux chuyển từ âm tính sang dương tính 103, 34, 63. Cho tới năm 1995, ít nhất có 17 nhân viên y tế (trong đó có 8 người nhiễm HIV) mắc lao do các chủng lao đa kháng thuốc và 5 (4 nhiễm HIV) đã chết 126. Tham khảo kết quả khám sức khỏe định kỳ của nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình năm 1998, có 5865 người (89,2%) cho kết quả phản ứng Mantoux dương tính. Một số nhân viên y tế của bệnh viện có tiền sử điều trị bệnh lao. Cơ quan An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ (OSHA Occupational Safety Health Administration) công nhận bệnh lao là một trong những bệnh liên quan đến nghề nghiệp 39. Ở Việt Nam, bệnh lao được xếp vào nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp nằm trong danh mục 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm 9. 2 Những năm gần đây, vấn đề kiểm soát lây nhiễm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ưu tiên quan tâm như một cấu phần cơ bản trong kiểm soát bệnh lao nhất là lao đa kháng và siêu kháng thuốc, trong đó có vấn đề kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm lao cho nhân viên y tế 05. Kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện là vấn đề ưu tiên hiện nay của Chương trình Chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề ô nhiễm vi khuẩn lao và nguy cơ lây nhiễm lao của nhân viên y tế làm việc trong môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tại Việt Nam. Đề tài luận án “Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp ” có các mục tiêu sau: 1. Xác định thực trạng nhiễm lao của nhân viên y tế tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình và cộng đồng dân cư xung quanh bệnh viện trước can thiệp (năm 2002). 2. Mô tả kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao tại một số vị trí trong Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình trước can thiệp (năm 2002). 3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp kiểm soát lây nhiễm lao trong môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình (năm 2006 và 2011).

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG - BỘ Y TẾ NGUYỄN THỊ THU DUNG THỰC TRẠNG LÂY NHIỄM LAO Ở BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI BÌNH, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC - CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG - MÃ SỐ: 62.72.03.01 - Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. VŨ TÂN TRÀO 2. TS. NGUYỄN VĂN HƯNG NĂM, 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao là một bệnh nhiều người mắc, tỷ lệ tử vong cao và có tính chất dễ lây lan trong cộng đồng [02]. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất [25], [38]. Bệnh Lao được xếp vào một trong các bệnh lây truyền theo đường thở cho nhân viên y tế [42], [129]. Nguy cơ bị nhiễm khuẩn liên quan đến nghề nghiệp là một phần không thể tránh khỏ i trong công tác tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Trong giai đoạn 1985 đến 1991, một số nghiên cứu tại Đan mạch, Ý và Thụy sỹ đã chỉ ra các nguy cơ nhiễm lao của nhân viên y tế [37], [98], [57]. Ở Mỹ, tình hình nhiễm lao ở các nhân viên y tế đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu [44], [110],[128] . Kết quả điều tra trong một số bệnh viện cho thấy từ 18 đến 35% các nhân viên y tế có phản ứng Mantoux chuyển từ âm tính sang dương tính [103], [34], [63]. Cho tới n ăm 1995, ít nhất có 17 nhân viên y tế (trong đó có 8 người nhiễm HIV) mắc lao do các chủng lao đa kháng thuốc và 5 (4 nhiễm HIV) đã chết [126]. Tham khảo kết quả khám sức khỏe định kỳ của nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình năm 1998, có 58/65 người (89,2%) cho kết quả phản ứng Mantoux dương tính. Một số nhân viên y tế của bệnh viện có tiền sử điều trị bệnh lao. Cơ quan An toàn và Sức kh ỏe nghề nghiệp của Mỹ (OSHA - Occupational Safety Health Administration) công nhận bệnh lao là một trong những bệnh liên quan đến nghề nghiệp [39]. Ở Việt Nam, bệnh lao được xếp vào nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp nằm trong danh mục 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm [9]. 2 Những năm gần đây, vấn đề kiểm soát lây nhiễm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ưu tiên quan tâm như một cấu phần cơ bản trong kiểm soát bệnh lao nhất là lao đa kháng và siêu kháng thuốc, trong đó có vấn đề kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm lao cho nhân viên y tế [05]. Kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện là vấn đề ưu tiên hiện nay của Chương trình Chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, ch ưa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề ô nhiễm vi khuẩn lao và nguy cơ lây nhiễm lao của nhân viên y tế làm việc trong môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tại Việt Nam. Đề tài luận án “Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp ” có các mục tiêu sau: 1. Xác định thực trạng nhiễm lao của nhân viên y tế tại Bệnh viện Lao và B ệnh phổi Thái Bình và cộng đồng dân cư xung quanh bệnh viện trước can thiệp (năm 2002). 2. Mô tả kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao tại một số vị trí trong Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình trước can thiệp (năm 2002). 3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp kiểm soát lây nhiễm lao trong môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình (năm 2006 và 2011). 3 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Bệnh lao là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trên thế giới [131]. Theo số liệu ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hiện nay trên thế giới có khoảng 1/3 dân số (2,2 tỷ người) đã nhiễm lao và con số đó sẽ tăng 1% hàng năm [07] . Theo báo cáo năm 2010 của TCYTTG [133], ước tính n ăm 2009 có thêm khoảng 9,4 triệu người mắc lao mới (137/100.000 dân). Trong đó có khoảng 3,3 triệu phụ nữ (chiếm 35%) và số người mắc lao/HIV là 1,1 triệu (chiếm 12%), số mắc lao/ HIV tập trung phần lớn ở Châu Phi (80%). Số liệu cụ thể tại các khu vực được tổng hợp như sau: Bảng 1.1: Ước tính số mới mắc và tử vong do lao trên thế giới năm 2009 [133]. Khu vực Số mới mắc trong n ăm Số chết trong năm Số lượng Tỷ lệ (1) Số lượng (2) Tỷ lệ (1) Đông Nam Á 3.300.000 185 480.000 27 Tây TBD 1.900.000 105 240.000 13 Châu Phi 2.800.000 339 430.000 52 Trung Cận Đông 660.000 110 99.000 17 Châu Mỹ 270.000 29 20.000 2 Châu Âu 420.000 47 62.000 7 Chung toàn cầu 9.400.000 137 1.300.000 19 (1) Tỷ lệ trên 100.000 dân (2) Không bao gồm các trường hợp lao/HIV dương tính 4 Phần lớn bệnh nhân lao tập trung ở Châu Á (55%) và Châu Phi (30%), Khu vực Trung Cận Đông, Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực có tỷ lệ bệnh nhân lao thấp (7%, 4% và 3%) [133]. 81% số bệnh nhân lao nằm ở 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Năm nước có số lượng bệnh nhân lao cao nhất là Ấn Độ (2.000.000), Trung Quốc (1.300.000), Nam Phi (490.000), Nigeria (460.000) và Indonesia (430.000). 35% số bệnh nhân lao tập trung ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hơn 33% số bệnh nhân lao toàn cầu tại khu vực Đông-Nam Á [133]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng ước tính năm trong 2008 có khoảng 440.000 bệnh nhân lao kháng thuốc, trong đó 86% thuộc 27 nước có gánh nặng bệnh nhân lao kháng thuốc cao (bao gồm 15 nước Châu Âu). Bốn nước ước tính có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga và Nam Phi [133]. Đến tháng 7.2010 đã có 58 nước và vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện trường hợp lao kháng thuốc [133]. Năm 2009, TCYTTG ước tính có 1,7 triệu người tử vong do lao, trong đó có 400 nghìn bệnh nhân lao/HIV và 380 nghìn phụ nữ . Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 86%, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 63% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, cũng theo ước tính của TCYTTG, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao [133]. 1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam Ở nước ta, bệnh lao còn ph ổ biến và ở mức độ trung bình cao. Theo báo cáo của TCYTTG năm 2010, TCYTTG ước tính Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu [133]. 5 Một số số liệu chính về tình hình bệnh lao ở Việt Nam được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.2: Một vài số liệu về tình hình bệnh lao ở Việt Nam hiện nay Dân số (2009) 88.000 Phân thứ tự gánh nặng bệnh lao toàn cầu 12 Tỷ lệ tử vong do lao (loại trừ HIV)/100.000 dân 36 (21 – 56) Tỷ lệ lao hiện mắc các thể / 100.000 dân 333 (143 – 577) Tỷ lệ lao mới mắc các thể / 100.000 dân 200 (150 – 256) Tỷ lệ lao / HIV dương tính mới mắc 8,4 (5,3 – 12) Tỷ lệ phát hiện, các thể (%) 54 (42 – 72) Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới (%) 2,7 (2 – 4) Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong BN điều trị lại (%) 19 (15 – 25) % bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV 37% % HIV dương tính trong số bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV 17% Theo ước tính của TCYTTG, tỷ lệ tử vong do lao là 36/100.000 dân, tương đương với khoảng 32.000 người tử vong do lao. Tỷ lệ lao hiện mắc các thể là 333/100.000 dân, tương đương với khoảng 290.000 bệnh nhân. Tỷ lệ lao mới mắc các thể hàng năm là 200/100.000 dân, tương đương với khoảng 180.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, ước tính tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể của Việt Nam mới chỉ đạt 54% (45-72). Năm 2009, có 34.907 bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV, chi ếm tỷ lệ 37% tổng số bệnh nhân lao. Tỷ lệ HIV dương tính trong số bệnh nhân lao xét nghiệm là 17%, cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV ước tính trong số bệnh nhân lao tại báo cáo năm 2009 của TCYTTG (8,1%). Đồng nhiễm lao/HIV không chỉ làm tăng số bệnh nhân lao, mà còn làm giảm hiệu quả điều trị của CTCLQG và tăng tỷ lệ tử vong do lao.[133], [10]. 6 Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới và 19% trong số bệnh nhân điều trị lại. Theo ước tính của CTCLQG, năm 2009 có khoảng 3.952 (95% CI: 2.944 – 5226) bệnh nhân lao kháng đa thuốc trong số bệnh nhân lao phổi được khám phát hiện. Trong đó, mới chỉ có 307 bệnh nhân lao kháng đa thuốc được điều trị. Theo kết quả điều tra tình hình nhiễm và mắc lao toàn quốc năm 2006-2007, nguy cơ nhiễm lao hàng nă m ở Việt Nam là 1,67; tỷ lệ mắc lao phổi AFB dương tính các thể ở Việt Nam là 145/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB dương tính mới là 114/100.000 dân. Như vậy, còn một số lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB dương tính trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và Chương trình chống lao cần có sự nỗ lực hơn nữa trong công tác phát hiện, quản lý để hạn chế nguồn lây và giảm dịch t ễ bệnh lao trong cộng đồng. 1.1.3. Tình hình bệnh lao tại tỉnh Thái Bình. Bảng 1.3: Tình hình phát hiện bệnh nhân lao các thể tỉnh Thái Bình từ năm 2007 - 2011: Năm AFB (+) Mới AFB (+) TP AFB (+) TB ĐT lại * AFB (-) Ng. Phổi AFB(-) &NgPh khác AFB (+) khác Tổng cộng 2007 883 85 04 490 312 0 0 1774 2008 834 73 02 551 345 0 0 1805 2009 779 97 04 520 349 06 01 1756 2010 653 78 05 464 266 07 0 1473 9 th 2011 543 79 04 370 255 08 01 1260 Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao các thể và lao phổi dương tính mới có xu hướng giảm, năm 2007, tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(+)/100.000 dân là 48,4; năm 2010 tỷ lệ này là 34,7. 7 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh xây dựng từ năm 1975 tại xã Vũ Chính là 1 xã ngoại thị (cách trung tâm thành phố 3-4 km) gồm 120 giường có nhiệm vụ phát hiện và điều trị bệnh nhân lao chung của toàn tỉnh. Trung bình 1 năm bệnh viện khám 15.000 lượt người và tiếp nhận điều trị 800 bệnh nhân lao chủ yếu là bệnh nhân lao phổi dương tính mới và tái phát. Bảng 1.4: Số bệnh nhân lao phổi AFB d ương tính và số tiêu bản đờm xét nghiệm tại bệnh viện từ năm 1998 – 2011 Năm Tiêu bản XN dương tính Tiêu bản XN âm tính Số BN lao phổi dương tính 1998 621 7607 349 1999 681 7340 338 2000 612 7533 299 2001 739 17245 340 2002 602 8443 280 2003 517 8736 239 2004 565 9019 264 2005 721 10504 325 2006 901 10406 404 2007 739 12925 348 2008 759 13008 328 2009 847 12836 376 2010 713 12393 306 9 th 2011 645 9862 294 1.2. VI KHUẨN LAO VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN 1.2.1. Vi khuẩn lao [20], [23], [59], [70].[151], [07] Hình thể: Vi khuẩn lao hình que mảnh, không di động, có độ dài từ 3 đến 5 μm và đường kính từ 0,3 đến 0,5μm, hơi cong, hai đầu tròn. Trong bệnh phẩm đứng riêng biệt hoặc thành đám nhỏ đôi khi xoắn thừng hoặc thành dây [02]. Đặc tính sinh hóa: 8 Hoạt độ Catalaza ở 22 0 C = (+++) Hoạt độ Catalaza khi đun nóng 70 0 C trong 15 phút = 0 Hoạt độ Peroxydaza ở 22 0 C = (+++) Hoạt độ Peroxydaza khi đun nóng 70 0 C trong 15 phút = 0 Thạch cận Lebek: trực khuẩn hoàn toàn ưa khí, mọc trên bề mặt Test Niacin hoặc test Kono = (+++) Test khử Nitrat = (+++) Thành phần hóa học và cấu trúc cơ bản Thành phần hóa học: gồm nước chiếm 85,9% trọng lượng các chất đạm, đường, mỡ và chất khoáng. Chất đạm (protid) gồm các tuberculoprotein khác nhau (chiếm 56% trọng lượng khô của vi khuẩn). Các tuberculoprotein được cấu tạo từ các acid amin và là cơ sở của các kháng nguyên của vi khuẩn lao, khi đưa vào cơ th ể động vật sẽ gây ra hiện tượng phản vệ. Chất đường (glucid) chiếm khoảng 15% trọng lượng khô của vi khuẩn. Phần lớn chúng ở dưới dạng Polysarcharid, hoặc liên kết với các protein hoặc phophat. Các Polysarcharid không độc, ít có tính kháng nguyên, không gây hiện tượng mẫn cảm, nhưng có hoạt tính trong các phản ứng huyết thanh như tăng cường phản ứng liên kết. Chất mỡ (lipid) chiếm 10 đến 40% trọ ng lượng khô của vi khuẩn, chúng tan trong cồn, ether và chloroform. Các chất lipid của vi khuẩn: mycozit C, cord-factor và các chất sáp được nghiên cứu nhiều. Theo nhiều tác giả, các lipid này của vi khuẩn có liên quan đến độc tính và khả năng gây bệnh của chúng. Cấu trúc hóa học cơ bản của vi khuẩn lao gồm: Vỏ của vi khuẩn lao dầy từ 10-20 nm, gồm có 4 lớp khác nhau: Lớp 1: Peptido-glycane 9 Lớp 2 và 3: Mycolate arabino galactane Lớp 4: glycolipide với 3 chất: sáp D, yếu tố thừng và micoside Vỏ của vi khuẩn lao chi phối 3 đặc tính của vi khuẩn lao: khả năng gây bệnh, tạo ra tính mẫn cảm, tạo ra tính kháng cồn, kháng toan. Cấu trúc vỏ tế bào của vi khuẩn lao tạo ra các tính chất nhuộm. Khi nhuộm Gram,vi khuẩn bắt mầu của vi khuẩn Gram dương. Cấu trúc mycolic acid tạo ra khả năng kháng lại các chất tẩy aniline là cồn acid. Tính ch ất nuôi cấy và khả năng đề kháng: Vi khuẩn lao hiếu khí bắt buộc, nhiệt độ thích nghi 37 o C, pH thích nghi 6,7 - 7.Vi khuẩn được nuôi cấy ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như môi trường đặc Loeweinstein - Jensen, Ogawa Mark, môi trường lỏng Sauton. Ở môi trường Loeweinstein- Jensen khuẩn lạc xuất hiện khoảng sau một tháng, khô nhăn nheo giống như hoa súp lơ, màu trắng ngà. Ở môi trường lỏng Sauton vi khuẩn mọc nhiều ở bề mặt chất lỏng thành những mảng nhăn nheo, khô và dính vào thành ống. Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian nhân đôi là 12-24 giờ trong khi c ủa E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R. Những chủng độc lực kém tạo thành những khuẩn lạc ít nhăn nheo hơn và phát triển ít có trật tự hơn. Khả năng gây bệnh Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể. Sự bền vững của vi khuẩ n lao với môi trường bên ngoài [02]. Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3-4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ. Khi chiếu tia cực tím chúng chỉ tồn tại được 2-3 phút. Ở 42 0 C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 80 0 C. [...]... hành một số biện pháp can thiệp nhằm làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn lao của cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình dựa trên kết quả nghiên cứu trước can thiệp Trên cơ sở phân tích kết quả trước can thiệp, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và phối hợp với cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình thực hiện một số biện pháp can thiệp trong điều kiện cho phép của Bệnh viện Các biện pháp can thiệp. .. bộ thống kê, CB quản lý Dân cư sống xung quanh bệnh viện Môi trường bên ngoài Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đối tượng chọn vào nghiên cứu - Bác sỹ - Y tá điều dưỡng - KTV Xét nghiệm - Hộ lý 33 Đối tượng nghiên cứu: - Nhân viên y tế đang làm việc tại: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình; Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình - Dân cư : Sống xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình trong vòng bán kính... Bệnh lao chỉ thực sự xảy ra khi số lượng và độc tính của trực khuẩn lao vượt quá sức đề kháng của cơ thể Những người bị nhiễm lao chuyển thành bệnh lao Khi nhiễm lao phối hợp với nhiễm HIV thì khả năng từ nhiễm lao chuyển sang bệnh lao ít nhất cũng gấp 3 lần những trường hợp chỉ có nhiễm lao [02] Khả năng nhiễm lao trở thành bệnh lao phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ nhiễm nhiều hay ít và sức đề kháng... định nguy cơ nhiễm lao, mắc lao của cán bộ và dân cư sống xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình (có so sánh với nhóm chứng tương ứng là cán bộ Bệnh viện Tâm thần và dân cư thôn Thắng Cựu xã Phú Xuân) - Phát hiện sự có mặt của trực khuẩn lao trong môi trường bệnh viện ở 2 thời điểm theo mùa (ngày nắng khô và ngày mưa ẩm) - Xác định các yếu tố ảnh hưởng nhằm đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp... khuẩn lao trong không khí tại các bệnh viện lao được tiến hành, sử dụng máy hút không khí và phương pháp PCR [73], [65] 1.3 NHIỄM LAO VÀ BỆNH LAO 1.3.1 Nguồn lây Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ lây rất khác nhau [07] Đối với các thể lao ngoài phổi (lao màng não, màng bụng, hạch, xương khớp…) là các thể lao ít có khả năng đào thải vi khuẩn lao ra bên ngoài môi trường Lao phổi. .. 1.3.4 Bệnh lao Bệnh lao có thể xảy ra rất sớm ngay trong giai đoạn nhiễm lao, trẻ càng nhỏ thì bệnh lao càng dễ xảy ra Ở giai đoạn nhiễm lao vi khuẩn đã vào máu lan tràn tới các cơ quan gây tổn thương như màng não, xương khớp, hạch…Vì vậy ở trẻ nhỏ hay gặp bệnh cảnh lao kê phổi kèm theo lao nhiều bộ phận khác trong cơ thể [07] 21 Thời gian trung bình từ khi bị tổn thương tiên phát đến lúc bị bệnh lao ở. .. bị lao niêm mạc tử cung, âm đạo Trong thực tế con đường truyền bệnh này càng hiếm gặp Như vậy con đường truyền bệnh quan trọng nhất với bệnh lao là đường hô hấp[02], [07] 1.3.3 Nhiễm lao Quá trình nhiễm bệnh lao Có 5 giai đoạn trong việc vi khuẩn lao thâm nhập và gây nhiễm trong cơ thể [124]: 1 Bệnh lao bắt đầu khi vi khuẩn lao có mặt trong các hạt khí dung thâm nhập các phế nang, ở nơi bắt đầu sự nhiễm. .. ra còn các kiểu lây truyền khác như lây từ tiêu bản phổi giải phẫu tử thi chứng tỏ khả năng lây nhiễm lao khi tiếp xúc với tiêu bản tổ chức đã được cố định trong formaline [69] Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc lao cao nhất thế giới, mục tiêu chung của Chương trình Chống lao Quốc gia là: Giảm 50% số lượng bệnh nhân lao hiện mắc và 50% số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới vào năm 2015 nhằm... chết và tỷ lệ nhiễm lao Giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn lao bằng duy trì kết quả khỏi bệnh cao trên 85% bằng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát (DOTS) Để thực hiện được các mục tiêu đề ra , hàng vạn cán bộ đang công tác tại các cơ sở y tế như Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, khoa lao hàng ngày phải tiếp xúc với hàng chục lượt bệnh nhân lao mới, đối mặt với nguy cơ nhiễm lao hàng giờ Các cơ sở... phát Do liều gây nhiễm lao rất nhỏ, chỉ một vi khuẩn lao đã có thể gây nhiễm nên hít vào bất kỳ một giọt khí dung chứa vi khuẩn lao nào cũng sẽ gây nhiễm vì vậy những giọt khí dung này đều có thể là nguồn lây lao mới Những người tiếp xúc liên tục lâu dài với nguồn lây sẽ có nguy cơ nhiễm lao, ước tính với tỷ lệ nhiễm là khoảng 22% Sự lây truyền chỉ có thể xẩy ra khi tiếp xúc với bệnh nhân lao tiến triển . ô nhiễm vi khuẩn lao và nguy cơ lây nhiễm lao của nhân viên y tế làm việc trong môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tại Việt Nam. Đề tài luận án “Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và. VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG - BỘ Y TẾ NGUYỄN THỊ THU DUNG THỰC TRẠNG LÂY NHIỄM LAO Ở BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI BÌNH, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LUẬN. viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp ” có các mục tiêu sau: 1. Xác định thực trạng nhiễm lao của nhân viên y tế tại Bệnh viện Lao và B ệnh phổi Thái Bình và cộng đồng

Ngày đăng: 24/07/2014, 02:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan