Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình của Nguyễn Nhược Pháp" pdf

5 953 4
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình của Nguyễn Nhược Pháp" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lê Trung Liệt YếU Tố Tự Sự TRONG THƠ TRữ TìNH , Tr. 40-44 40 YếU Tố Tự Sự TRONG THƠ TRữ TìNH CủA NGUYễN NHƯợC PHáP Lê Trung Liệt (a) Tóm tắt. Nguyễn Nhợc Pháp là nhà thơ có vị trí riêng trong phong trào Thơ mới 1932- 1945. Thơ ông có những tìm tòi, cách tân về thi pháp rất đáng chú ý. Bài viết đi sâu khảo sát yếu tố tự sự trong thơ Nguyễn Nhợc Pháp, chỉ ra những nét mới trong nghệ thuật kể chuyện của ông, tức cũng là tập trung làm rõ những yếu tố cơ bản làm nên một giọng thơ Nguyễn Nhợc Pháp vốn đợc độc giả mến mộ. 1. Nguyễn Nhợc Pháp là nhà thơ có tên tuổi của phong trào Thơ mới ở giai đoạn đầu 1932-1935, dù thơ in ra rất ít mà đợc ngời ta mến rất nhiều [5, 301]. Cảm tình mà ngời đọc dành cho Nguyễn Nhợc Pháp xuất phát từ phong cách thơ độc đáo của ông: Hình thức tự sự gắn với trữ tình, độc thoại xen lẫn với miêu tả, thực lẫn với mộng, với khả năng tởng tợng phong phú, sự phối hợp táo bạo hình ảnh, màu sắc, âm thanh để tạo nên những hoạt cảnh rất sống, nhất là tiếng cời đằm thắm nh một vang hởng tơi mát trong suốt tiến trình của câu chuyện kể [1, 1175]. 2. Có thể chia loại thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự của Nguyễn Nhợc Pháp thành hai mảng lớn: những bài mà sự việc hay chi tiết của truyện dân gian đợc kể bằng giọng hiện đại và những bài mà câu chuyện đợc tạo dựng bằng cốt truyện mới. 2.1. Sự việc hay chi tiết của truyện dân gian đợc kể bằng giọng hiện đại Tập thơ Ngày xa chỉ vỏn vẹn 10 bài, trong đó đã có 4 bài mợn cốt truyện dân gian: Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Mỵ Châu, Mỵ Ê, Giếng Trọng Thuỷ. Tuy nhiên chỉ có Sơn Tinh Thuỷ Tinh là mợn cốt truyện hoàn toàn, 3 bài còn lại chỉ mợn sự việc. Ngời đọc không xa lạ với các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mỵ Châu, Mỵ Ê của truyện cổ, nhng vẫn có cảm giác thú vị, bất ngờ khi đợc gặp lại họ trong các bài thơ của Nguyễn Nhợc Pháp. Giọng kể của Nguyễn Nhợc Pháp không giống giọng kể của dân gian, lại càng không giống với thơ trung đại. Giọng kể ấy rất mới mẻ, nó phá vỡ tính qui định về con ngời trong thần thoại, bởi Con ngời trong thần thoại thờng mang chức năng của một vài hiện tợng tự nhiên [4, 49]. Nhân vật thần thoại là nhân vật chức năng. Nhng ta hãy đọc kĩ bài Sơn Tinh Thuỷ Tinh, ngoài chức năng đợc thực hiện thì các nhân vật ấy có những nét cá tính của con ngời hiện đại. Chuyện Thuỷ Tinh dâng nớc lên rồi rút nớc xuống lúc này không gắn với lời giải thích về một hiện tợng tự nhiên, mà gắn với sự nhận thức về một thứ tình cảm đặc biệt của con ngời là tình yêu. Thuỷ Tinh năm năm dng (dâng) nớc bể, Đục núi hò reo đòi Mị Nơng Trần gian đâu có ngời dai thế Cũng bởi thần yêu nên khác thờng (Sơn Tinh Thuỷ Tinh) Nhân vật Trọng Thuỷ và nhân vật Mỵ Châu vốn là nhân vật của sử thi, mà con ngời sử thi có lý trí rất cao, không hành động vì cảm giác hoặc tình cảm ham muốn nhất thời [4, 51]. Thế Nhận bài ngày 25/3/2008. Sửa chữa xong 31/3/2008. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 41 nhng trong bài thơ của Nguyễn Nhợc Pháp, cách chọn chi tiết, hình ảnh đã phá vỡ khung quy định nói trên. Dù Trọng Thuỷ là con ngời có lý trí rất cao thì cũng: Thiêm thiếp ai bên đờng, hỡi ôi! Chàng ôm khóc nghẹn chẳng ra lời, - Đầu non mây bạc êm đềm phủ, Phơn phớt hồn em bay, ngậm cời. Rõ ràng, cảm xúc của nhân vật Trọng Thuỷ gần với cảm xúc của con ngời hiện đại. Sáng tác của nhà Thơ mới Nguyễn Nhợc Pháp quả đã giúp độc giả cảm thấy câu chuyện gần hơn, thật hơn so với truyện dân gian. Kể và tả đợc xem là một thế mạnh của tự sự trong việc tái hiện một cách cụ thể và sống động đời sống khách quan. Nguyễn Nhợc Pháp có một kiểu tả, kể rất riêng, có thể bớt nhiều chi tiết có sẵn trong truyện cổ mà vẫn đảm bảo đợc cho câu chuyện của mình tính chỉnh thể và sự cân đối, hài hoà. Đọc bài thơ Sơn Tinh Thuỷ Tinh, độc giả vẫn hình dung đợc hoàn toàn cốt truyện nh truyện thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Nhng ở đây, lối dẫn chuyện, cách chọn chi tiết, sự việc rất hiện đại. Chỉ bằng vài nét tả đơn sơ, tác giả cũng có thể giúp ngời đọc hình dung ngay trớc mắt không gian thành Phong Châu trong ngày kén rể Đặc biệt mỗi nhân vật đều đợc khắc hoạ với nhiều chi tiết thể hiện cá tính riêng biệt. Mỵ Châu có nét ngây thơ, nhí nhảnh dễ thơng, và nhất là có một vẻ đẹp hết sức quyến rũ: Tóc xanh viền má hây hây đỏ Miệng nàng bé thắm nh san hô Tay ngà trắng nõn hai chn (chân) nhỏ Mê nàng bao nhiêu ngời làm thơ. Còn Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có vẻ khác phàm, mỗi ngời một nét vừa uy nghi lại vừa dữ tợn. Sơn Tinh có một mắt ở trán, Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. Một thần phi bạch hổ trên cạn, Một thần cỡi lng rồng uy nghi. Đến với thơ Nguyễn Nhợc Pháp, ngời đọc thấy ở đó một thế giới khác lạ, thế giới ngày xa nhng lại thoáng bóng một ngời đang khúc khích cời [5, 303]. Chính nơi đó, cái tôi cá nhân của Thơ mới mới cảm thấy dịu vơi đi mặc cảm lạc loài. Trong các bài thơ có câu chuyện đợc mợn từ cốt truyện, sự việc, chi tiết của truyện dân gian, Nguyễn Nhợc Pháp đã vận dụng đủ các yếu tố để miêu tả: quan sát, liên tởng và tởng tợng. Chúng phối hợp với nhau để tạo nên sự lung linh của một thế giới nghệ thuật. Không phải ai cũng tạo nên đợc trong thơ của mình một thế giới nh thế! Riêng đối với ông, chỉ bằng một vài điểm nhấn khi miêu tả, nhân vật sẽ có một thế giới nội tâm mà truyện dân gian không hề có. Chúng ta hãy đến với nhân vật Mỵ Châu để thấy Nguyễn Nhợc Pháp có cách miêu tả tài tình nh thế nào: Chn (chân) nàng hoa lả nhuốm màu sơng Vừng trăng lạnh lẽo, chim kêu buồn Thân ngà tóc rủ vờn man mác Thiêm thiếp em chờ ai bên đờng? Nguyễn Nhợc Pháp đã miêu tả Mỵ Châu với nét đợm buồn trong giờ chờ đợi, giữa một cảnh vật cũng đợm buồn. Hay bài Giếng Trọng Thuỷ là cả một không gian buồn. Âm thanh, cảnh vật và con ngời hoà vào nhau trong một cảm xúc mà hồn ngời toàn là tiếng sóng: Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần, Cỏ lớt gieo mình vực giếng thâm; Trọng Thuỷ nằm trên làn nớc sủi, Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm. Lê Trung Liệt YếU Tố Tự Sự TRONG THƠ TRữ TìNH , Tr. 40-44 42 Phơn phớt hồn ma đóm lập loè. Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề. Răng rắc kêu nh tiếng xơng đập, Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre. Nhấp nhoáng xiên giời chớp toé xanh. Gầm ran sấm chuyển, mây bùng phanh. Ma đập - Tù và rên văng vẳng. Hiệu lính tuần kêu trên mặt thành. Ngôn ngữ hội thoại trong thơ Nguyễn Nhợc Pháp là thứ ngôn ngữ bình dân. Ngời đọc thấy ở đó sự gần gũi thân quen. Có điều trong cách kể chuyện của ông, số lợng lời thoại rất ít. Trong toàn bộ các bài thơ có câu chuyện mợn từ cốt truyện hoặc sự việc, chi tiết của truyện dân gian chỉ có 4 lời thoại (3 lần của Mỵ Nơng và 1 lần của Trọng Thuỷ - và tất cả tập trung ở bài Sơn Tinh Thuỷ Tinh): - Con đây phận đào tơ bé mọn Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha.(1) - Nàng kêu: Phụ vơng ôi! Phong Châu! (2) - Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu, Nhng thật dễ thơng Ô! Vì ta! (3) - Giết, giết Sơn Tinh hả hờn ta. (4) Trong lời thoại (1), Mỵ Nơng đã thể hiện lòng hiếu thảo một cách rất khôn ngoan. Lời nàng rành rẽ và đúng là lời nói lễ phép đối với ngời đã sinh thành dỡng dục mình Nhng đến (2), lời Mỵ Nơng trở nên ngắn gọn, chỉ còn lại 5 tiếng mà lợng thông tin rất lớn. Sau khi lên kiệu của Sơn Tinh, Mỵ Nơng ngoái lại tạm biệt: Phụ vơng ôi! Phong Châu! Tạm biệt phụ vơng tức là vừa tạm biệt một quân vơng, lại vừa tạm biệt cha - ngời thân yêu nhất. Kế đến là tạm biệt Phong Châu tức là nơi nàng đã sinh ra và lớn lên. Biết bao nhiêu điều muốn nói mà nghẹn lời không nói đợc. Lần (3), Mỵ Nơng nói còn ngắn gọn hơn: Ô! Vì ta! ẩ n chứa đằng sau lời nói ấy vừa là một nỗi tự hào, sung sớng, vừa là một nỗi buồn và niềm thơng khó tả, không nhất thiết chỉ dành cho riêng một ngời là Sơn Tinh. Ai có thể đoán chắc Mỵ Nơng không có cảm tình với Thuỷ Tinh? Mỵ Nơng không còn lựa chọn nào khác vì yêu cầu sính lễ mà vua ban ra hoàn toàn có lợi cho Sơn Tinh (Gần đây, Hoà Vang đã chộp đợc tình huống này để phát triển thành nội dung truyện ngắn Sự tích ngày đẹp trời). Đặc biệt là lời thoại của Thuỷ Tinh (4): Giết, giết Sơn Tinh hả hờn ta. Thuỷ Tinh hờn ghen vì không rớc đợc Mỵ Nơng về làm vợ nên muốn giết ngời tranh đoạt với mình. 2.2. Câu chuyện đợc tạo dựng bằng cốt truyện mới Trong tập thơ Ngày xa, có 6 bài mà câu chuyện ở đó đợc tạo dựng bằng cốt truyện mới. Thời gian ở đây vẫn là thời gian quá khứ, có điều nó không gắn với các thời điểm lịch sử tơng đối xác định nh với các bài thuộc mảng thơ đã đợc trình bày ở trên. Có quá khứ xa mà cũng có quá khứ gần. Nếu xa thì cũng không giống ngày xửa, ngày xa của truyện dân gian. Ngời kể đứng ở thời gian gần với thời gian xảy ra câu chuyện, nhng thời gian đó vẫn là của quá vãng. Tác giả đã h cấu, tạo dựng câu chuyện mới trên nền tảng của một bối cảnh mập mờ, khó xác định niên đại: Hôm đó buổi chiều xuân Trông mây hồng bay vân, Liền gặp pho lịch sử, Lững thững khỏi lầu văn Phu khiêng kiệu ngẩn ngơ Thầy lại và thầy thơ Ngồi xổm cời bên lọng Trớc cửa toà dinh cơ (Một buổi chiều xuân) Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008 43 Thời gian ở các bài Đi cống, Căn gác nhỏ, Tay ngà, Mây chính là kiểu thời gian nh thế. Cái mà ta biết đợc là một thế giới ngày xa bao trùm lên cả thế giới ngày nay. Dù không phải là một thế giới huy hoàng nhng nó cũng còn hơn xã hội cụ thể mà tác giả đang sống lúc bấy giờ. Không gian trong các bài thơ kể chuyện xa này luôn gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên nh mây, trăng, núi, sông và của con ngời nh thầy thơ, binh lính, thầy lại, thầy nho Tất cả đợc vẽ nên bằng những nét bút ngộ nghĩnh, thấm đợm ý bỡn đùa của ngời kể chuyện. Bên cạnh quá khứ xa là quá khứ gần quá khứ của sự việc vừa mới xảy ra. Tức là trong câu chuyện đợc Nguyễn Nhợc Pháp kể lại, sự việc diễn ra còn nóng, nó thuộc phạm trù cái hôm nay. Do kể chuyện hôm nay, Nguyễn Nhợc Pháp chú ý nhiều đến những chi tiết nhỏ. Cử chỉ và động tác của nhân vật cũng đợc quan tâm miêu tả nhiều hơn. ở mảng này, cốt truyện không có những thử thách gay cấn, những tình cảm lâm ly mà hấp dẫn ngời đọc bằng vẻ bình dị, trong lành tự nhiên nh một dòng suối ngọt [2, 117]. Trong tập thơ Ngày xa, duy nhất có một bài Chùa Hơng là đợc viết theo dạng này. So với những bài tự sự khác của Nguyễn Nhợc Pháp, bài Chùa Hơng đợc kể gần với truyện ngắn hiện đại nhất. Câu chuyện đợc kể một cách tự nhiên. Ngời kể là nhân vật em, một cô gái đi chùa. Đó là một tâm trạng náo nức trớc giờ chuẩn bị lên chùa. Trên đờng đi là sự gặp gỡ tình cờ với văn nhân trong phong cảnh hữu tình, nàng rất chú ý đến mình và chú ý đến đối tợng đi theo sau mình. Tâm trạng nàng thực sự phấn chấn khi nghe thầy me bảo ngày sau vào chùa trong, nghĩa là nàng sẽ thêm một ngày nữa đợc đi với chàng! Cuối cùng là tình thân mật giữa chàng với nàng và gia đình nàng. Nét độc đáo ở đây là lời kể tái hiện từng chi tiết đi đứng của nhân vật: Em đi, chàng theo sau Em không dám đi mau Ngại chàng chê hấp tấp Số gian nan không giàu. Bên cạnh đó là sự miêu tả khá cụ thể thế giới nội tâm của cô bé: Đêm hôm ấy em mừng! Mùi trầm hơng bay lừng Em nằm nghe tiếng mõ Rồi chim kêu trong rừng. Đây là cảm giác của một thiếu nữ bắt đầu yêu - cảm giác khó ngủ. Cho nên âm thanh vạn vật thổi vào hồn cô không một chút muộn phiền. Hai âm thanh trái ngợc nhau là tiếng mõ buồn và tiếng chim kêu rộn rã cũng hoà vào trong một cõi lòng buồn vui lẫn lộn. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Nhợc Pháp đã cho thấy thơ trữ tình cũng có khả năng tạo hình ngoại giới hết sức tỉ mỉ, sinh động, đúng nh điều mà có nhà lý luận đã phát biểu: Trữ tình miêu tả thờng tái hiện các sự vật xung quanh con ngời, những nét bề ngoài con ngời, nó khám phá diện mạo bên trong con ngời nhng đồng thời cũng phác hoạ thiên nhiên [3, 335]. Khác với các bài thơ có câu chuyện mợn từ cốt truyện dân gian, ở các bài thơ thuộc mảng này (kể câu chuyện thuộc về một quá khứ gần), lời thoại đợc sử dụng nhiều hơn. Lời thoại xuất hiện với t cách là một yếu tố tạo nên tính cách nhân vật. Do đó, cấu trúc ngữ pháp của lời thoại tròn trịa hơn, và Lê Trung Liệt YếU Tố Tự Sự TRONG THƠ TRữ TìNH , Tr. 40-44 44 loại câu tỉnh lợc cũng ít đợc tác giả sử dụng: Me cời: thầy nó trông! Chn (chân) đi đôi dép cong, Con tôi xinh xinh quá! Bao giờ cô lấy chồng? Thật vậy, ai đọc xong Chùa Hơng nh cũng đều cảm thấy mình vừa thoát ra khỏi thế giới nghệ thuật của một truyện ngắn. Sức cuốn hút mà nó có đợc chính là sự hoàn hảo của mọi phơng diện nghệ thuật. 3. Nhìn chung các bài thơ trong tập Ngày xa là một ví dụ điển hình của lối thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự. Nguyễn Nhợc Pháp, với tập Ngày xa, đã có những đóng góp đáng kể cho việc khai mở một lối thơ trữ tình hiện đại bám chắc đời sống, biết khai thác cái hay từ những câu chuyện đời bình dị mà sống động, giàu ý nghĩa tồn tại ở quanh ta. TàI LIệU THAM KHảO [1] Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. [2] Lê Bá Hán (chủ biên) - Lê Quang Hng - Chu Văn Sơn, Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục, 2003. [3] G. N. Pospelov (chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, 1998. [4] Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, 1998. [5] Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1988. SUMMARY The narrative factor in nguyen nhuoc phapS lyric poems Nguyen Nhuoc Phap was a poet who had a specific position of Tho moi 1932- 1945. His poetic had many remarkable findings, innovations of poetics. This article surveyed the narrative factor of his works, showed the new features of his art, means indicated the basic aspects which created Nguyen Nhuoc Phaps tone that the readers admired much. (a) Cao học 13 Lý luận văn học, trờng Đại học Vinh. . Liệt YếU Tố Tự Sự TRONG THƠ TRữ TìNH , Tr. 40-44 40 YếU Tố Tự Sự TRONG THƠ TRữ TìNH CủA NGUYễN NHƯợC PHáP Lê Trung Liệt (a) Tóm tắt. Nguyễn Nhợc Pháp là nhà thơ có vị trí riêng trong. chuyện kể [1, 1175]. 2. Có thể chia loại thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự của Nguyễn Nhợc Pháp thành hai mảng lớn: những bài mà sự việc hay chi tiết của truyện dân gian đợc kể bằng giọng hiện. 1932-1935, dù thơ in ra rất ít mà đợc ngời ta mến rất nhiều [5, 301]. Cảm tình mà ngời đọc dành cho Nguyễn Nhợc Pháp xuất phát từ phong cách thơ độc đáo của ông: Hình thức tự sự gắn với trữ tình,

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan