Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90 ppsx

7 365 2
Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 90 Song giới phê bình đâu chỉ có các thày và học trò trong Học viện, đâu chỉ có một số người bám trụ phê bình trong không gian thuần văn học, bao gồm một số ấn phẩm phê bình văn học nghiêm túc. Đương nhiên, âm thanh của những ấn phẩm đó, xã hội đại chúng lại không thể tiếp nhận được. Cái mà các tạp chí này dựa vào là phê bình phái Học viện. Từ góc độ này mà so sánh phê bình văn học thập kỷ 80 với thập kỷ 90, ta sẽ thấy tầng tri thức của thập kỷ 90 thành thục hơn nhiều so với thập kỷ 80. Phê bình khoa học lại không náo động như phê bình thập kỷ 80, sự náo động của thập kỷ 80 là do mối quan hệ đặc biệt giữa văn học với xã hội và chính trị, văn học náo động, phê bình cũng náo động. Đến thập kỷ 90, văn học vận hành trong trạng thái bình thường, sẽ không còn loại phản hồi thế tục hoá nữa. Song phê bình văn học trong thập kỷ 90 cũng rất đa diện, trong điều kiện kinh tế thị trường, phê bình truyền thông đã hưng khởi và phát triển rất nhanh tại các nơi công cộng, trong lãnh vực truyền thông, cái chiếm địa vị chủ đạo đều là phê bình truyền thông. Nó liên quan đến thị trường nên tất phải mang đặc điểm thời thượng, cập nhật, khoa trương, thương nghiệp , bao gồm sách lược lăng xê, xào xáo Một vấn đề đặt ra là: phê bình khoa học của chúng ta vì sao lại không chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông? Đương nhiên ý tưởng này là rất hay. Có người đề xuất nên chuyển phê bình khoa học thành phê bình truyền thông, chủ trương giải phóng phê bình khỏi các giảng đường đại học và thư trai. Điều này xem ra là phương thức xử trí của thời đại hậu hiện đại, thông tục hoá những thứ thuộc cao nhã. Song việc chuyển phê bình khoa học hoá thành phê bình truyền thông, lại không đơn thuần chỉ là chuyển lời nói phê bình, cần phải xét đến chức năng và phương thức khác nhau vốn có của hai bên, không thể chỉ vì chuyển mà thủ tiêu chức năng của phê bình khoa học. Chức năng của phê bình khoa học như thể cốt thép và xi măng, không thể thiếu trong ngôi nhà lớn phê bình văn học. Cho dù bạn có gắng sức để có thể hoà trộn thành phần của phê bình khoa học vào trong truyền thông, song vẫn không thủ tiêu được phương thức sinh tồn của phê bình khoa học hiện nay, nếu không có sự phát triển đầy đủ của phê bình khoa học trong các giảng đường, trong các thư trai và trong các ấn phẩm học thuật, tất sẽ không thể có được không khí phê bình khoa học trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đào Đông Phong: Thái độ của tôi đối với phê bình Học viện có phần mâu thuẫn. Xét về định nghĩa, phê bình Học viện là loại phê bình chuyên nghiệp hoá, chế độ hoá, nó chú trọng bối cảnh khoa học, sự tích luỹ học thuật, truyền thống tri thức, quy phạm học thuật , có nguyên tắc du hý nhất định. Song phía sau nó là sự đòi hỏi việc xác lập thân phận tự ngã của tầng lớp trí thức, mà việc xác lập thân phận này mang ý nghĩa “khu biệt”, thân phận được xác định trong sự “Khu biệt”. Phê bình chuyên nghiệp hoá, chức nghiệp hoá cũng cần phải xác lập một quy phạm để tiện cho sự khu biệt, cùng với việc thiết lập “kẻ khác” (phê bình phi học viện hoá, nghiệp dư, tuỳ hứng) xác lập tự ngã. Sở dĩ tôi mang trong mình mâu thuẫn đó là do, một mặt loại phê bình này mang tính phản kháng, tính xác lập tự chủ (chống lại sự can thiệp đến từ các nhân tố phi học thuật), song đồng thời cũng mang tính áp chế, tính bài xích. Một vấn đề khác là, phê bình văn học ngày càng chuyên nghiệp hoá, học viện hoá, làm sao có thể duy trì được mối liên hệ hữu cơ với các lĩnh vực công cộng? Làm sao có thể tham dự một cách hữu hiệu vào vấn đề chính trị xã hội trọng đại ngoài văn học? Đây là vấn đề đáng để thảo luận. Phê bình Học viện đương nhiên phải mang tính học viện, tính chuyên nghiệp cao, nó có quy luật tự thân, mang tính tự chủ, thậm chí tự khép kín, do đó tất sẽ tồn tại một khoảng cách với lĩnh vực công cộng, nên “khó tìm được tri âm”. Việc chuyên môn hoá trong giới trí thức đã làm cho năng lực tham dự công cộng của họ yếu đi; song mặt khác, lĩnh vực công cộng hiện giờ do thiếu sự tham dự hữu hiệu của các giới nhân sĩ, bao gồm thành phần trí thức trong đó, đang ngày càng biến thành thứ “lĩnh vực công cộng” giả tạo, chẳng hạn chuyện đời tư các ngôi sao, đang rất ăn khách trên các phương tiện truyền thông. Còn lĩnh vực công cộng mang ý nghĩa thực sự, vốn là không gian để thảo luận một cách dân chủ, bình đẳng các vấn đề chính trị xã hội trọng đại, chứ đâu chỉ chạy theo các chuyện đời tư ngôi sao. Do đó đã gây nên tình trạng một số trí thức trong khi tham dự vào đó đã bị truyền thông hoá, biến thành nhân vật truyền thông, đánh mất tính phê phán; một số khác lại tỏ ra “giữ mình thanh cao” bằng cách kiên quyết từ chối tham dự, song thật khó mà thực hiện được. Giới trí thức làm sao để có thể vừa kết nối được với lĩnh vực công cộng, đồng thời lại không bị đánh mất mình? Tôi cho rằng vấn đề này mới thực sự cần thảo luận. Vương Quang Minh: Bàn đến những điều mà phê bình Học viện đang phải đối mặt, như không thể hoà nhập vào xã hội công cộng, không thể phát huy tác dụng trong lĩnh vực công cộng, xét bề ngoài, tôi cũng thừa nhận, song phải chăng phê bình Học viện có thể bao khắp thiên hạ? Tôi cho rằng, việc phê bình Học viện khá chuyên nghiệp hoá trở về với cương vị của mình, theo đuổi tính học thuật, tính khoa học trong phê bình là điều cần thiết. Phải chăng chúng ta đã kỳ vọng và ảo tưởng quá cao vào không gian công cộng và lĩnh vực công cộng? Luôn lý tưởng hoá nó hoặc lý tưởng hoá việc cải tạo nó. Trong xã hội hiện đại đa nguyên hoá, học giả của một ngành nào đó liệu có thể gây ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống? Hiện giờ, thành phần cấu thành lĩnh vực công cộng phức tạp hơn trước đây nhiều, có người hoàn toàn chẳng thích thú gì phê bình văn học, chúng ta làm sao có thể ảnh hưởng? Phê bình văn học phải đối diện cái gì, chúng ta phải đối diện ai, chịu trách nhiệm gì? Mọi người đều thấy, phê bình truyền thông đại chúng không hề có trách nhiệm phê bình, chỉ nhằm cầu lợi, là loại quảng cáo thương nghiệp biến tướng, tuyệt nhiên không chịu trách nhiệm đối với văn học, đối với đời sống tinh thần của mọi người, đối với sự nghiệp văn hoá của dân tộc. Do đó, vấn đề xuất phát điểm đầu tiên của phê bình văn học, suy cho cùng là phải chịu trách nhiệm gì? Đối với lĩnh vực công cộng không thể khởi xướng lung tung, nếu không cụ thể hoá nó, chúng ta sẽ không thể làm tròn trách nhiệm của phê bình văn học. Văn học không thể gia nhập hoàn toàn vào đời sống công cộng, nó có cách gia nhập đời sống riêng. Xét từ mối quan hệ giữa đời sống với văn học, văn học với tư cách là thể hệ lời nói, kết hợp được cảm giác với kinh nghiệm mỹ học trừu tượng, cần phải cùng với việc giữ một cự ly thích hợp với “đời sống” và “quan niệm”, nó vừa không thể hoàn toàn độc lập bên ngoài đời sống xã hội, lại không thể đồng bộ với nó. Quá gần, quá nhấn mạnh “phản ánh đời sống” thậm chí quá “gia nhập” đời sống, sẽ không thể giữ được cự ly nhất định với “đời sống”, sẽ thiếu năng lực nhận thức, sẽ chỉ lặp lại những tình cảm của thiểu số, dẫn đến chủ nghĩa giáo điều; quá xa lại dễ rơi vào “nghệ thuật vị nghệ thuật”, tách khỏi thế giới sẽ biến thành lầu các trên không. Văn học cùng một lúc phải kiêm nhiệm chức năng “nhận thức” và “khám phá”, quá bám sát đời sống sẽ trở thành mị tục (chạy theo thời thượng), quá xa lại trở nên khinh đời Trong đời sống xã hội hiện đại đa nguyên hoá , văn học và phê bình văn học không thể gánh chịu toàn bộ sự vụ của hiện thực, không thể trực tiếp mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Chúng là “tiểu tự sự” trong “đại tự sự” lịch sử xã hội, như thể trong một câu chuyện lớn vốn có một câu chuyện nhỏ độc lập và kiên trì tự ngã, thông qua sự quan hoài tự ngã của phẩm cách văn học để quan hoài đời sống xã hội. Phê bình văn học trước tiên phải chịu trách nhiệm trước văn học. III - Phê bình văn hoá và phê bình văn học Vương Quang Minh: Trong bối cảnh văn hoá Trung Quốc thập kỷ 90, sự xuất hiện của phê bình văn hoá là rất hợp lý. Thứ nhất, bản thân phê bình văn học thập kỷ 80 đòi hỏi phải lý luận hoá. Thứ hai, ngữ cảnh phê bình của thập kỷ 90 mang tính văn hoá. Thập kỷ 90 không phải thời đại sản sinh các kinh điển văn học, mà là thời đại chủ yếu sản sinh các loại bản đọc văn hoá. Cái mà nó yêu cầu không phải sự trợ giúp của lý luận văn học được hình thành trên cơ sở các bản văn kinh điển, mà là rất cần loại lý luận văn hoá sao cho có thể đọc hiểu các hiện tượng văn hoá của thời đại phi kinh điển. Thứ ba, cùng với sự kết thúc của thời kì chiến tranh lạnh, bước vào giai đoạn toàn cầu hoá kinh tế, tính cộng đồng trong các vấn đề mà Trung Quốc và thế giới phải đối mặt ngày càng nhiều, sự đồng cảm trong việc hướng theo phê bình văn hoá lại rất ăn nhập với truyền thống cảm thời ưu quốc của lớp trí thức hiện đại Trung Quốc. Có điều, phê bình văn hoá tại phương Tây, trước tiên coi chủ nghĩa hình thức là đối tượng phải xoá bỏ, động cơ của nó là phản đối những trình bày đặc quyền và sắc thái thần bí đối với văn học, sau đó nhấn mạnh đến sức mạnh xã hội chế ước sự ra đời của văn học, trở về với sự nghiên cứu chính trị, lịch sử đối với văn học. Lý luận này cho rằng, mọi lý luận đều được quyết định bởi hình thái ý thức xã hội, chính trị, đáp án này trên thực tế đều được quyết định bởi những vấn đề mà chúng ta đã thiết kế, mà những vấn đề đó đa số đều được quyết định bởi thân phận, ngữ cảnh của chúng ta, do đó được quyết định bởi đáp án mà chúng ta chờ đợi là cái gì; chính là: 1) cơ hội lịch sử; 2) sức ép của sức mạnh giai cấp, chủng tộc, tính biệt; 3) sự phát xạ của đòi hỏi xã hội hoá. Từ đó mà cho rằng, nội dung của bất kỳ loại bản văn nào đều không hồn nhiên vô tà, tầng nền của chúng đều mang chứa yếu tố “vô ý thức chính trị”, điều mà Jameson từng nói tới. Loại lý luận này, một mặt nó biến kết cấu học thuật thành loại lý luận đơn nhất, thay cho sự khác biệt của ngành; mặt khác, lại quy nạp phương thức xử lý văn bản của các ngành thành quá trình hoá ước giống nhau. Thế là, tính độc lập của văn học bị thủ tiêu, văn bản văn học sẽ giống như các loại văn bản khác trôi nổi trong đại dương của “tính văn bản”, cùng bị khống chế bởi các luận bàn văn hoá, như vậy sẽ phát hiện ra đằng sau các loại văn bản đều có một “văn bản nền” mang tính chính trị, lịch sử đang lộ dần. Chỗ được của phê bình văn hoá là có thể làm cho văn học liên hệ trở lại với thế giới bên ngoài, đề cao tác dụng ảnh hưởng xã hội của văn học. Việc coi trọng sự quan tâm đến xã hội, đến ngữ cảnh lịch sử của phê bình văn học, có lợi cho việc mở rộng tầm nhìn và cảnh giới của phê bình văn học. Song phê bình văn học có công dụng đặc thù của nó. Trong lịch sử phê bình, kể cả các loại phê bình của Âu Mỹ mà hiện nay mọi người đang tôn sùng, xưa nay, đều là hai loại truyền thống song hành mà không chống lại nhau. Chẳng hạn phê bình văn học ở Mỹ, một mặt, nó luôn là bộ phận cấu thành của “Thần thoại Jerusalem mới” của lịch sử xã hội Mỹ, luôn chú ý luận chứng về đặc chất của đời sống Mỹ và văn hoá Mỹ, lấy tính đặc thù của văn học Mỹ để hồi ứng tính đặc thù của lịch sử xã hội Mỹ. Song mặt khác, từ sau Thế chiến 2, do ảnh hưởng của “thuyết hữu cơ” của Đức, chủ nghĩa lãng mạn của Anh và chủ nghĩa hình thức của Nga và Tiệp, đã hình thành loại truyền thống khác chống lại thuyết lịch sử xã hội quyết định, nhấn mạnh tính độc lập của văn học. Phê bình văn học Trung Quốc cổ đại thì khỏi phải nói, một mặt, cho rằng “văn học thay đổi là do tác động của thế thái nhân tình, sự hưng thịnh và suy thoái của nó liên quan đến thời thế” là quy luật căn bản, song khi phê bình một văn bản cụ thể, lại rất coi trọng việc luyện ý luyện chữ và ý nghĩa của kết cấu hình thức, chẳng hạn khi bàn về thơ, thì cho rằng “thơ có ba điều cốt yếu, một là phải thể hiện ở âm, hai là phải trưng sắc ở tượng, ba là phải vận thần ở ý”. Sự phát triển song hành của hai loại truyền thống này cho thấy phê bình văn học không hề bị phê bình văn hoá lấn lướt. Còn nếu xét về lý luận, việc đọc kiểu hình thái ý thức của phê bình văn hoá, khuynh hướng khai thác văn bản tầng nền đơn nhất trong các loại văn bản, sẽ dẫn tới chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa bản chất, do đó sẽ mang phẩm cách chuyên chế hoá ước tất tật; mà văn học với tư cách hình thức lời nói mang tính cá nhân, cảm tính và tôn trọng tự do tưởng tượng, có bản năng chống lại mọi sự chuyên chế, thì ngoài không gian “trung tâm”, “chủ đề”, nó còn có chỗ cho không gian du hý, ngoài “đại tự sự” nó còn có chỗ cho “tự sự ngoại biên”, ngoài “tự sự chính” còn có nhàn đàm, tạp cảm. Do đó, văn học không chỉ mang tính “phê phán” chống lại sự chuyên chế hình thái ý thức, mà còn có sức mạnh khiến nó có thể vượt qua mâu thuẫn của chính mình. Khi mà phê bình văn hoá trở thành thời thượng, tôi cho rằng cần phải nhấn mạnh tính bất khả thay thế của phê bình văn học. Mạnh Phồn Hoa: Phê bình văn hoá không thể ôm trùm toàn bộ lĩnh vực phê bình văn học. Cho dù phê bình văn hoá có gợi mở con đường mới cho chúng ta, cung cấp những khả năng mới, song phương diện phán đoán giá trị vẫn có chỗ bất cập, tồn tại nhiều vấn đề; ngoài ra, phương thức giải thích của phê bình văn hoá đã che lấp những cảm thụ trực tiếp của nhà phê bình. Có điều, việc nghiên cứu văn hoá ở các trường đại học hiện nay đã trở thành đề mục được các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ chọn nhiều nhất, học thuật cũng có vấn đề thời thượng hoá mà./. . so sánh phê bình văn học thập kỷ 80 với thập kỷ 90, ta sẽ thấy tầng tri thức của thập kỷ 90 thành thục hơn nhiều so với thập kỷ 80. Phê bình khoa học lại không náo động như phê bình thập kỷ 80,. Trung Quốc thập kỷ 90, sự xuất hiện của phê bình văn hoá là rất hợp lý. Thứ nhất, bản thân phê bình văn học thập kỷ 80 đòi hỏi phải lý luận hoá. Thứ hai, ngữ cảnh phê bình của thập kỷ 90 mang. cách văn học để quan hoài đời sống xã hội. Phê bình văn học trước tiên phải chịu trách nhiệm trước văn học. III - Phê bình văn hoá và phê bình văn học Vương Quang Minh: Trong bối cảnh văn hoá Trung

Ngày đăng: 23/07/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan