đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp sau đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

104 1.1K 10
đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng, khí máu và chức năng hô hấp sau đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Tiếng Anh: Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) hiện nay là bệnh thƣờng gặp, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ngày càng cao. COPD là một gánh nặng rất lớn cho ngành y tế cũng nhƣ gia đình và cá nhân bệnh nhân do COPD là một bệnh mạn tính, nặng dần theo thời gian, chí phí điều trị ngày càng nhiều theo mức độ nặng dần của bệnh nhất là những đợt cấp. Trong diễn tiến tự nhiên của bệnh COPD sẽ có những đợt cấp. Các đợt cấp này có thể do nhiễm trùng, siêu vi, hoặc ô nhiễm khí thở. Cùng với sự gia tăng tần suất COPD trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân COPD vào đợt cấp và nhập viện ngày càng nhiều hơn làm tăng chi phí điều trị cũng nhƣ giảm chất lƣợng cuộc sống. Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị đợt cấp COPD đƣợc GOLD đề xuất tạo nên một khung chung cho những nhà quản lý, điều trị COPD nội trú và ngoại trú đã đƣợc áp dụng tại nhiều nƣớc trên Thế giới. Nguyên tắc điều trị đợt cấp COPD bao gồm: Oxy liệu pháp khi có giảm oxy máu, thuốc giãn phế quản, liệu pháp corticosteroids, kháng sinh, tập phục hồi chức năng ngay khi đợt cấp đã bắt đầu trở nên ổn định, thông khí nhân tạo không xâm nhập và thông khí nhân tạo xâm nhập trong đợt cấp COPD nặng [52]. Trong đợt cấp bệnh nhân có thể có giảm oxy máu và tăng CO 2 từ từ hay cấp tính, đôi khi rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Việc điều trị oxy khi có giảm oxy máu trên bệnh nhân đợt cấp COPD là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp oxy cho mô nhƣng cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong cho bệnh nhân do việc điều trị oxy không thích hợp. Bên cạnh đó, trên thực tế lâm sàng nhiều bác sĩ điều trị chƣa đánh giá đúng vai trò của việc tăng CO 2 máu do điều trị oxy liều cao và kéo dài. Tại Việt Nam, hiện nay việc áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và hƣớng dẫn điều trị đợt cấp COPD của GOLD vẫn chƣa thực sự có đƣợc đồng thuận giữa các cơ sở y tế và các bác sĩ lâm sàng cho phù hợp với điều kiện của nƣớc ta. Việc đánh giá kết quả điều trị đợt cấp COPD theo hƣớng dẫn của GOLD 2009 và xác định nồng độ oxy phù hợp dựa vào sự tƣơng quan giữa PaCO 2 và PaO 2 trong thời gian điều trị là rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá mức độ cải thiện về lâm sàng, khí máu động mạch trong điều trị đợt cấp COPD theo hướng dẫn của GOLD 2009. 2. Khảo sát mối tương quan giữa PaCO 2 và PaO 2 máu trong quá trình điều trị. 3. Đánh giá sự cải thiện một số chỉ số chức năng hô hấp sau điều trị phục hồi chức năng hô hấp.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CUNG VĂN TẤN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN LÂM SÀNG, KHÍ MÁU VÀ CHỨC NĂNG HÔ HẤP SAU ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Chuyên ngành : Lao và bệnh phổi Mã số : 60.72.24 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH NGỌC SỸ HÀ NỘI – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CUNG VĂN TẤN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN LÂM SÀNG, KHÍ MÁU VÀ CHỨC NĂNG HÔ HẤP SAU ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cám ơn tới: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Lao và Bệnh phổi Trường Đại học Y Hà nội. Ban giám đốc, các Khoa, Phòng Bệnh viện Phổi Trung ương. Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới : PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Bộ môn Lao và Bệnh phổi Trường Đại học Y Hà nội - Người thầy mà tôi vô cùng kính trọng và khâm phục, thầy đã hết lòng dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. GS.TS. Trần Văn Sáng, PGS.TS Nguyễn Chi Lăng, PGS.TS. Ngô Quý Châu, PGS.TS. Lê Ngọc Hưng, TS. Nguyễn Viết Nhung, những nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để bản luận văn này được hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể khoa Cấp cứu-Bệnh viện Phổi Trung ương, nơi tôi đang công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tại khoa. Lòng biết ơn của tôi cũng xin dành cho những người bệnh và thân nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết sức giúp đỡ, luôn bên cạnh động viên tôi. Hà nội, ngày tháng năm 2011 Cung Văn Tấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. CUNG VĂN TẤN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATS : Hội lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society) BN : Bệnh nhân COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CNHH : Chức năng hô hấp CS : Cộng sự CRP : C-Reaction Protein - Protein C phản ứng FEV1 : Forced expiratory volume in one second - Thể tích thở ra tối đa trong 1 giây đầu FVC : Forced vital capacity - Dung tích sống thở mạnh FEF25-75 : Forced expiratory flow from 25% to 75% of the FVC - Lƣu lƣợng khí thở ra tối đa ở nửa giữa của FVC GOLD : Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - Chiến lƣợc toàn cầu phòng chống bệnh phổi nghẽn mạn tính. MKQ : Mở khí quản LABA : Long acting beta2 agonist - Kích thích beta2 tác dụng kéo dài NKQ : Nội khí quản KPT : Khí phế thũng PaO2 : Partial pressure of oxygen in arterial blood - Áp lực riêng phần của khí oxy trong máu động mạch PaCO2 : Partial pressure of carbon dioxide in arterial blood - Áp lực riêng phần của khí CO2 trong máu động mạch SABA : Short acting beta2 agonist - Kích thích beta2 tác dụng ngắn SaO2 : Arterial oxygen Saturation - Độ bão hoà oxy trong máu động mạch SpO2 : Oxygen Saturation measured pulse oxymetry - Độ bão hoà oxy qua mao mạch đo ở ngón tay SLT : Số lý thuyết SVC : Slow vital capacity - Dung tích sống gắng sức TALĐMP : Tăng áp lực động mạch phổi TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới TKNT : Thông khí nhân tạo TPM : Tâm phế mạn VA/Q : Tỷ số thông khí – tƣới máu VPQMT : Viêm phế quản mạn tính YNTK : Ý nghĩa thống kê MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 10 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 12 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ COPD 12 1.1.1. Định nghĩa 12 1.1.2. Tình hình dịch tễ COPD trên thế giới và tại Việt Nam 14 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ 15 1.1.4. Giải phẫu bệnh 17 1.1.5. Sinh lý bệnh 17 1.2. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN COPD 18 1.2.1. Chẩn đoán xác định COPD 19 1.2.2. Phân loại giai đoạn COPD: 20 1.3. ĐỢT CẤP COPD 20 1.3.1. Định nghĩa 20 1.3.2. Nguyên nhân gây đợt cấp COPD 21 1.3.3. Chẩn đoán xác định đợt cấp COPD 23 1.3.4. Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD 25 1.3.5. Điều trị đợt cấp COPD 26 1.3.6. Đánh giá diễn biến đợt cấp dƣới điều trị 34 1.3.7. Tiêu chuẩn xuất viện đợt cấp COPD 34 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 36 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 36 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37 2.1.3. Nhóm chứng 38 2.1.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 38 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.2.1. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu 38 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 38 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 38 2.2.4. Các bƣớc tiến hành 39 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá 44 2.2.6. Xử lý số liệu 52 2.2.7. Biện pháp khống chế sai số 52 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 53 2.2.9. Hạn chế của nghiên cứu 53 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 54 3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu 54 3.1.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới 55 3.1.3. Đặc điểm về tiền sử hút thuốc lá 55 3.1.4. Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 2009 56 3.1.5. Yếu tố khởi phát đợt cấp 56 3.1.6. Phân loại mức độ nặng đợt cấp COPD theo Anthonisen 57 3.1.7. Mối liên quan giữa mức độ nặng đợt cấp COPD và giai đoạn bệnh 57 3.1.8. Phân loại mức độ suy hô hấp theo khí máu động mạch 58 3.1.9. Can thiệp điều trị 58 3.1.10. Thời gian điều trị trung bình 60 3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN SAU ĐIỀU TRỊ 61 3.2.1. So sánh sự thay đổi về lâm sàng, khí máu động mạch sau những giờ đầu thở oxy 61 3.2.2. So sánh sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trị . 63 3.3. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA PaCO 2 VÀ PaO 2 67 3.3.1. Thay đổi PaCO 2 theo PaO 2 67 3.3.2. Mức tăng thêm của PaCO 2 sau khi điều trị oxy 69 3.3.3. Xác định mức độ oxy an toàn trong điều trị 70 3.4. SO SÁNH MỨC ĐỘ CẢI THIỆN CỦA FEV1, FVC VÀ FEF 25 - 75 NHÓM ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CNHH VÀ NHÓM CHỨNG 71 3.4.1. So sánh chỉ số CNHH sau đợt cấp và sau 4 tuần điều trị phục hồi CNHH 71 3.4.2. So sánh chỉ số CNHH của nhóm chứng 71 3.4.3. So sánh chỉ số CNHH của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 72 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 73 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 73 4.1.1. Tuổi 73 4.1.2. Giới 73 4.1.3. Tiền sử hút thuốc 73 4.1.4. Yếu tố khởi phát đợt cấp 74 4.1.5. Mức độ nặng của đợt cấp 75 4.1.6. Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 75 4.1.7. Mối liên quan giữa mức độ nặng đợt cấp với giai đoạn COPD 76 4.1.8. Phân loại suy hô hấp theo khí máu động mạch 76 4.1.9. Thời gian điều trị 77 4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ 77 4.2.1. Mức độ cải thiện về lâm sàng 77 4.2.2. Mức độ cải thiện về khí máu động mạch 80 4.2.3. Mức độ cải thiện triệu chứng cận lâm sàng 81 4.3. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA PaO 2 VÀ PaCO 2 82 4.4. MỨC ĐỘ CẢI THIỆN CỦA FEV1, FVC VÀ FEF 25 - 75 SAU ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CNHH 84 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu 54 Bảng 3.2. Tiền sử hút thuốc 55 Bảng 3.3. Giai đoạn COPD theo GOLD 2009 56 Bảng 3.4. Yếu tố khởi phát đợt cấp 56 Bảng 3.5. Phân loại đợt cấp COPD theo Anthonisen 57 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa mức độ nặng đợt cấp COPD và giai đoạn bệnh 57 Bảng 3.7. Phân loại mức độ suy hô hấp theo khí máu động mạch 58 Bảng 3.8. Mức độ can thiệp liệu pháp oxy 58 Bảng 3.9. Điều trị kháng sinh 59 59 59 Bảng 3.12. Thay đổi tình trạng ý thức 61 Bảng 3.13. Thay đổi tần số tim và tần số thở 61 Bảng 3.14. Thay đổi về dấu hiệu tím môi và đầu chi, co kéo cơ hô hấp, ran rít ở phổi 62 Bảng 3.15. Thay đổi về thành phần khí máu động mạch 63 Bảng 3.16. Sự thay đổi tần số tim và tần số thở 64 Bảng 3.17. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng 64 Bảng 3.18. Số lƣợng bạch cầu máu ngoại vi 65 Bảng 3.19. Giá trị trung bình bạch cầu máu ngoại vi 66 Bảng 3.20. Số lƣợng hồng cầu máu ngoại vi 66 Bảng 3.21. Nồng độ CRP máu trung bình 66 Bảng 3.22. Khí máu động mạch 66 Bảng 3.23. Giá trị của PaO 2 và PaCO 2 67 Bảng 3.24. Chỉ số CNHH sau đợt cấp và sau 4 tuần điều trị phục hồi CNHH 71 Bảng 3.25. Chỉ số CNHH sau đợt cấp và sau 4 tuần của nhóm chứng 71 Bảng 3.26. Chỉ số CNHH của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 72 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính 55 Biểu đồ 3.2. Mối tƣơng quan giữa PaCO 2 với PaO 2 68 Biểu đồ 3.3. Biểu diễn sự thay đổi PaCO 2 theo PaO 2 69 Biểu đồ 3.4. Mức tăng thêm PaCO 2 theo PaO 2 trên từng bệnh nhân 69 Biểu đồ 3.5. Giá trị PaO 2 để PaCO 2 ≤ 45 mmHg 70 Biểu đồ 3.6. Giá trị PaO 2 để PaCO 2 > 45 mmHg 70 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Tiếng Anh: Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) hiện nay là bệnh thƣờng gặp, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ngày càng cao. COPD là một gánh nặng rất lớn cho ngành y tế cũng nhƣ gia đình và cá nhân bệnh nhân do COPD là một bệnh mạn tính, nặng dần theo thời gian, chí phí điều trị ngày càng nhiều theo mức độ nặng dần của bệnh nhất là những đợt cấp. Trong diễn tiến tự nhiên của bệnh COPD sẽ có những đợt cấp. Các đợt cấp này có thể do nhiễm trùng, siêu vi, hoặc ô nhiễm khí thở. Cùng với sự gia tăng tần suất COPD trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân [...]... viện vì đợt cấp, có sự cải thiện rõ rệt về mức độ khó thở, cải thiện chất lƣợng cuộc sống và chức năng hô hấp ở nhóm bệnh nhân đƣợc điều trị phục hồi CNHH [5], [18], [35] 1.3.6 Đánh giá diễn biến đợt cấp dƣới điều trị [51], [52] * Tốt - Lâm sàng cải thiện: Bệnh nhân đỡ khó thở, mức độ co kéo cơ hô hấp phụ giảm, nhịp thở giảm, triệu chứng thực thể tại phổi giảm - Khí máu động mạch cải thiện: pH máu trở... tới 16% -21% bệnh nhân đợt cấp có bất thƣờng trên phim Xquang lồng ngực 48 , mặt khác còn giúp chẩn đoán phân biệt các trƣờng hợp giống một đợt cấp nhƣ: tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, suy tim ứ huyết [48] - Khí máu: rất quan trọng để đánh giá mức độ nặng của một đợt cấp gồm: đánh giá chính xác mức độ giảm oxy máu, giúp kiểm chứng biện pháp đánh giá gián tiếp không xâm lấn... tập phục hồi chức năng ngay khi đợt cấp đã bắt đầu trở nên ổn định, thông khí nhân tạo không xâm nhập và thông khí nhân tạo xâm nhập trong đợt cấp COPD nặng [52] Trong đợt cấp bệnh nhân có thể có giảm oxy máu và tăng CO 2 từ từ hay cấp tính, đôi khi rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân Việc điều trị oxy khi có giảm oxy máu trên bệnh nhân đợt cấp COPD là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp oxy cho mô... thay đổi giải phẫu bệnh của phổi dẫn tới những thay đổi sinh lý bệnh tƣơng ứng đặc trƣng của bệnh: - Tăng tiết nhày và giảm chức năng của các tế bào lông chuyển gây ho và khạc đờm mạn tính - Hạn chế dòng khí thở ra: là yếu tố quan trọng nhất để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng của bệnh Nguyên nhân gây ra hạn chế không hồi phục dòng khí thở ra là do xơ và hẹp đƣờng dẫn khí, mất tính đàn hồi do... phá hủy nhu mô, các tổn thƣơng hệ mạch phổi làm giảm khả năng trao đổi khí của phổi gây giảm oxy máu và ứ đọng cacbonic máu Cơ chế của hiện tƣợng giảm oxy máu mất cân bằng giữa thông khí và tƣới máu (VA/Q) Trong COPD có tổn thƣơng không đồng nhất giữa các vùng của phổi, có vùng tổn thƣơng ƣu thế là đƣờng dẫn khí gây tắc nghẽn và giảm thông khí phế nang (VA/Q giảm) và có vùng lại có tổn thƣơng ƣu thế tại... điều kiện của nƣớc ta Việc đánh giá kết quả điều trị đợt cấp COPD theo hƣớng dẫn của GOLD 2009 và xác định nồng độ oxy phù hợp dựa vào sự tƣơng quan giữa PaCO 2 và PaO2 trong thời gian điều trị là rất quan trọng Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1 Đánh giá mức độ cải thiện về lâm sàng, khí máu động mạch trong điều trị đợt cấp COPD theo hướng dẫn của GOLD 2009 2 Khảo sát... thở và nhịp tim tăng trên 20% so với trƣớc khi có đợt cấp 1.3.4 Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD Hiện nay có nhiều cách phân loại đợt cấp COPD nhƣng vẫn chủ yếu sử dụng phân loại của Anthonisen và CS năm 1987 Phân loại này dựa vào tần suất xuất hiện của các triệu chứng chủ yếu mang tính đặc hiệu nhƣ nhƣ mức độ khó thở, ho, khạc đờm (số lƣợng và màu sắc) để chia thành các mức độ nhẹ, trung bình và. .. tương quan giữa PaCO 2 và PaO2 máu trong quá trình điều trị 3 Đánh giá sự cải thiện một số chỉ số chức năng hô hấp sau điều trị phục hồi chức năng hô hấp Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ COPD 1.1.1 Định nghĩa Theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) năm 1995 định nghĩa: COPD là một bệnh lý đặc trƣng bởi tình trạng tắc nghẽn lƣu lƣợng thở Sự tắc nghẽn này có tính tiến triển và không hồi phục hoàn toàn... trị đợt cấp COPD tại bệnh viện Do đặc điểm suy hô hấp cấp trên bệnh nhân đợt cấp COPD là đồng thời vừa có giảm oxy máu vừa có tăng CO 2 máu với toan hô hấp cấp nên mục đích là duy trì PaO2> 60 mmHg hoặc SaO2>90%, đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu của cơ thể, làm giảm bớt co thắt động mạch phổi, giảm gánh nặng thất phải, giảm thiếu máu cơ tim (nếu có) mà tránh không gây ra tình trạng giảm thông khí và. .. Trong quá trình tiến triển lâm sàng của COPD, sự tắc nghẽn mạn tính tạo ra các bẫy khí tức là khí thở vào phế nang mà không thoát ra đƣợc hoàn toàn dẫn đến hiện tƣợng căng phồng phổi quá mức, biểu hiện trên lâm sàng bằng triệu chứng khó thở và giảm khả năng vận động Khó thở và giảm vận động sẽ càng làm cho tình trạng căng phồng phổi quá mức tăng lên Vậy tăng khả năng vận động, giảm tình trạng khó thở . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CUNG VĂN TẤN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN LÂM SÀNG, KHÍ MÁU VÀ CHỨC NĂNG HÔ HẤP SAU ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CUNG VĂN TẤN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN LÂM SÀNG, KHÍ MÁU VÀ CHỨC NĂNG HÔ HẤP SAU ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN. 4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ 77 4.2.1. Mức độ cải thiện về lâm sàng 77 4.2.2. Mức độ cải thiện về khí máu động mạch 80 4.2.3. Mức độ cải thiện triệu chứng cận lâm

Ngày đăng: 23/07/2014, 04:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan