Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 3 pps

21 558 0
Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn phần 3 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 24 – 44. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 3 Các chuyên đề thực tập 2 3.1 Địa chất môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn 2 3.1.1 Quy định chung 2 3.1.2 Tổng quan về ĐCMT vùng bờ biển Đồ Sơn 2 3.1.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 6 3.2 Tài nguyên nước Đồ Sơn 7 3.2.1 Quy định chung 7 3.2.2 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn 8 3.2.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 10 3.3 Tài nguyên sinh vật Đồ Sơn 12 3.3.1 Quy định chung 12 3.3.2 T ổng quan về tài nguyên sinh vật Đồ Sơn 12 3.3.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 15 3.4 Tài nguyên du lịch Đồ Sơn 16 3.4.1 Quy định chung 16 3.4.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch Đồ Sơn 17 3.4.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 18 3.5 Thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở Đồ Sơn 19 3.5.1 Quy định chung 19 3.5.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý chất thải ở Đồ Sơn 20 3.5.3 Hướng dẫn thực hiện n ội dung bài tập chuyên đề 20 Chương 3. Các chu y ên đề thực tập PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe Chương 3 Các chuyên đề thực tập 3.1 Địa chất môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn 3.1.1 Quy định chung 9 Điều kiện cần: Sinh viên nắm vững kiến thức địa chất môi trường (ĐCMT) trước khi khảo sát. 9 Phương pháp tiến hành: - Quan sát các dấu hiệu kiến trúc hình thái của các yếu tố MTĐC. - Phỏng vấn người địa phương, vẽ mặt cắt trong trường hợp có yêu cầu. - Xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC đố i với các điểm khảo sát. - Ghi nhật ký khảo sát MTĐC đúng quy cách. 9 Yêu cầu phải đạt được đối với sinh viên: - Nhận diện cấu trúc thẳng đứng của MTĐC gồm móng đá cứng và tầng phủ bở rời. - Thực hiện việc xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC của 9 yếu tố quan trọng c ủa MTĐC Đồ Sơn. 9 yếu tố này tập trung dọc tuyến khảo sát giáo khoa (xem mục tuyến khảo sát và tổ chức thực hiện). - Tập quan sát các chỉ thị MTĐC để làm rõ quá trình động lực hiện đại của MTĐC vùng bờ: + Sự dâng cao tương đối của mực nước biển + Động lực sóng và dòng biển + Ô nhiễm bãi biển (dầu, rác thải, độ đục). 9 Tuyến khảo sát và tổ chức thực hiện: Tuyến khảo sát dọc theo bờ biển từ đền Bà Đế đến Trạm nghiên cứu biển Đồ Sơn. Tuỳ theo chế độ thuỷ triều vào thời gian thực tập mà bố trí hành trình theo chiều từ Trạm nghiên cứu biển đi đền Bà Đế hay ngược lại, sao cho có thể nghiên cứu được bãi biển 295 và mỏ hàn tự nhiên khi thu ỷ triều rút, vì khi triều lên, mỏ hàn tự nhiên bị ngập. 3.1.2 Tổng quan về ĐCMT vùng bờ biển Đồ Sơn 3.1.2.1 Phân tầng cấu trúc 9 Móng đá cứng Móng đá cứng tạo nên bán đảo Đồ Sơn lộ ngay trên bề mặt địa hình tạo ra các mỏm núi thấp, các vách đổ lở, các bãi đá ven bờ. Đó là các loại cát kết, bột kết, cuội sạn kết màu xám vàng hay đỏ nâu tự nhiên. Chúng là các thành tạo ven bờ biển cổ. Trong đá còn có các di tích động thực vật cổ vùng triều như cá cổ, giá biển cổ, đặc biệt còn có các xác thực vật cạn đầu tiên trong lịch sử tiến hoá thực vật. Nhiều khe nứt khô hình đa giác cũng được quan sát thấy ở nhiều nơi. Các loại đá trầm tích này được thành tạo tại vùng ven bờ của một lục địa cổ còn tồn tại cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm (Hộp 4). 9 Tầ ng phủ bở rời Tầng phủ bở rời gồm hai hệ lớp có tuổi địa chất và nguồn gốc rất khác nhau. Hệ lớp trầm tích biển cổ, tạo nên đồng bằng hẹp ven chân núi thuộc các phường Ngọc Xuyên, Ngọc Hải, Vạn Sơn và phần đầu của khu du lịch, nơi xây các biệt thự, nhà hàng, bãi tắm I. Thành phần chính là cát - bột bở rời màu xám vàng, nâu vàng có chứa nhiều mảnh vụn vỡ vỏ sò ốc biển. Đây cũng là tầng chứa nước ngầm chủ yếu của phần Bắc bán đảo Đồ Sơn, là tầng canh tác nông nghiệp chính. Hệ lớp trầm tích biển cổ có niên đại từ trên 2.000 năm trước, cho đến thế kỉ 18 vẫn còn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều. Sử sách còn ghi năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu nổi dậy chống chúa Trị nh, lấy Đồ Sơn làm căn cứ, khi tế cờ phải đứng trên một gò đất cao giữa bãi lầy (Hộp 5). Vách núi xung quanh Vụng Ngọc, Vụng Chẽ vẫn bảo tồn được địa hình vách sóng vỗ (cliff) cổ (thấy rất rõ ở phía sau khách sạn Hang Dơi, khách sạn Công Đoàn, Đình Ngọc). Các địa danh cổ: Vụng Ngọc, Vụng Chẽ cho thấy lớp trầm tích biển ngày xưa đã từng là những bãi biể n cổ. Hệ lớp trầm tích hiện đại. Đó là các loại trầm tích đa nguồn gốc đang được thành tạo, gồm các loại sản phẩm vỏ phong hoá (tàn tích, sườn tích, nón phóng vật, sản phẩm dốc tụ chân núi (vạt gấu núi), bãi biển hiện đại ). 3.1.2.2 Nước ngầm Nước khe nứt: tập trung trong các đới dập vỡ của tầng móng đá cứng và xuất lộ dướ i dạng các nguồn lộ. Tại các nguồn lộ này, nhân dân đã khoét đá thành các mỏ nước nhỏ. Nhờ rừng thông được bảo vệ nên các mỏ nước có nước quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều. Có thể gặp các mỏ nước này ở phía bắc phường Ngọc Xuyên bên cạnh đường mòn bên núi Tháp, suối Rồng ở Đình Ngọc, giếng chợ Cầu Vồng, giếng Hang Dơi và một giếng nhỏ khác ở gần bến cá Vạn Hương. Hộp 4 CỔ LỤC ĐỊA CATHAYSIA Đó là một lục địa cổ rộng lớn hình thành từ cuối Tiền Cambri (khoảng 1000 triệu năm trước) có vị trí ở rìa biển Đông ngày nay. Lục địa này có một thời gian dài gắn với Châu Úc và Nam Cực và chỉ tách ra, dạt về phía Bắc khi hình thành Ấn Độ Dương (bắt đầu từ khoảng 70 triệu năm trước). Cathaysia tồn tại như một mảnh lục địa gắn kết cho đế n khi biển Đông bắt đầu hình thành (25 triệu năm trước). Sự tách giãn đáy đại dương để hình thành biển Đông đã phá huỷ, nhấn chìm nhiều mảnh vỡ cổ lục địa Cathaysia, những mảnh còn sót lại nằm rải rác ở ven biển Phúc Kiến, Quảng Đông, Đảo Hải Nam (Trung Quốc), Đồ Sơn, Bắc Quảng Bình và Tây Nguyên (Việt Nam) và móng của một số đảo thuộc quần đảo Tr ường Sa. Hệ tầng trầm tích màu đỏ chứa cá và thực vật ở Đồ Sơn là thành tạo ven biển của cổ lục địa này. Nguồn: Nguyễn Đình Hoè và Rangin, C., 1999 in "Gondwana Dispersion and Asian Accretion" Ed.by I. Metcalfe, Rotterdam, the Netherlands. p. 297 - 314. Nước khe nứt trong mát, nấu nước pha trà rất ngon nên nhân dân địa phương, dù mùa khô phải xếp hàng vét từng gáo vẫn thích gom nước về ăn. Tuy nhiên do lưu vực các nguồn nước có dân cư ở đông nên thường bị nhiễm bẩn. Nước trong tầng cát biển cổ: chủ yếu gặp ở các phường Ngọc Hải, Vạn Sơn. Chỉ cần đào giếng nông là có nước, lưu lượng dồi dào nhưng có nguy cơ bị nhiễm mặn và ô nhiễm do tầng chứa nước có tính thấm cao lại lộ trên mặt. Một số giếng đã bị bỏ hoang do nhiễm mặn, phèn và nhiễm bẩn. Nước trong tầng phong hoá đá móng: gặ p ở đỉnh đảo Hòn Dáu. Nhờ thảm thực vật phong phú nên nguồn nước có quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều. 3.1.2.3 Đặc điểm địa động lực hiện đại Sụt chìm do sự dâng cao tương đối của mực nước biển (theo kết quả đo đạc nhiều năm của Trạm đo thuỷ triều Hòn Dáu biên độ dâng cao tổng hợp khoảng 2mm/năm). Dấu hi ệu của quá trình sụt chìm có thể quan sát ở nhiều nơi trên bán đảo: - Xói lở bờ biển diễn ra trên diện rộng, kết quả là để bảo vệ bờ biển cát, đã phải xây hệ thống kè biển đồ sộ (từ thời Pháp) và thường xuyên phải tu bổ kè. - Nhiễm mặn gia tăng ở bồn nước ngầm trong tầng cát biển cổ (kiểm chứng qua phỏng v ấn nhân dân địa phương phường Ngọc Hải, nằm xa chân núi, nơi các giếng nông không chịu ảnh hưởng ngọt hoá do nước chảy trên núi xuống). - Các thềm biển hiện đại (bench) đang bị sóng phá huỷ và ngập chìm dưới trầm tích biển hiện đại - quan sát rất rõ ở phía đông núi Độc, mỏ hàn tự nhiên, chân đảo Hòn Dáu và nhiều vị trí khác. Hộp 5 THEO DÒNG LỊCH SỬ Vào thời Lý, có một dòng sông lớn và cũng là tuyến đường thuỷ quan trọng là sông Đa Độ đổ ra bến cá Ngọc Hải bây giờ. Nhà Lý đã cho xây tháp Tường Long trên đỉnh núi Chòi Mòng làm tiêu ngắm cho thương thuyền vào cửa sông Đa Độ. Ngày nay, cả dòng Đa Độ, cả cửa Ngọc Hải đã suy tàn. Tháp Tường Long hồi đầu thế kỷ bị thực dân Pháp phá dỡ lấy vật liệu xây thành Hải Dương, giờ chỉ còn cái móng xây bằ ng gạch Bát Tràng. Một phần sông Đa Độ giờ trở thành ruộng lúa. Tuy nhiên, nếu có dịp đến thị trấn Kiến Thuỵ, bạn sẽ thấy những đoạn còn lại, hùng vĩ, rộng rãi và xanh ngắt của dòng Đa Độ xưa. Hoạt động của dòng dọc bờ: Vào mùa gió Đông Bắc, dòng dọc bờ đưa bồi tích từ các cửa sông Cấm và sông Bạch Đằng xuống phía Nam, bồi lấp vào khu cảng cá Ngọc Hải. Tốc độ bồi lấp quá nhanh khiến bến Ngọc Hải không còn khả năng thông tàu. Nhà nước buộc phải xây kè luồng để cứu vãn bến cá có hàng ngàn năm lịch sử này (Hộp 5). Dòng dọc bờ do gió mùa Đông Nam tạo ra, đưa b ồi tích từ cửa sông Văn Úc phía Nam bán đảo, vòng qua mũi Hòn Dáu bên phía bắc, xâm lấn vào các bãi tắm và làm đục ngầu tất cả bãi biển của Đồ Sơn. Hộp 6 HÒN DÁU - BẢO TÀNG TỰ NHIÊN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA CHẤT VÀ NHÂN VĂN Hòn Dáu như viên ngọc trước miệng rồng là dải núi Cửu Long Sơn. Với diện tích chưa đầy nửa ha, Hòn Dáu là nơi bảo tồn nhiều yếu tố MTĐC đới bờ điển hình: thềm biển cổ chứa đầy đá san hô cổ, đá bọt núi lửa cổ bị mài tròn, các hệ thống bench và cliff cả cổ lẫn hiện đại. Trên đỉnh Hòn Dáu có ngọn Hải Đăng được xây từ 1884 - 1896 và b ị bom Mỹ phá hoại năm 1967. Đèn biển Hòn Dáu được ta xây lại năm 1995, cao 67m, chiếu xa 24 hải lý. Gần Hải Đăng là trạm Khí tượng - Thuỷ văn. Ngay chỗ bến tàu là đền thờ Lão Đảo Thần Vương, một vị tướng nhà Trần tử trận, còn gọi là Đền Nam Hải Đại Vương - Lễ hội vào 9/2 âm lịch, bao giờ cũng có sóng rất lớn. Thảm thực vật Hòn Dáu ít bị con người phá hoạ i, đặc trưng là cây đa - si. Đây chính là kiểu thực bì đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm. Nhờ rừng cây còn bảo tồn tốt mà nước ngầm trên đảo đủ dùng cho cư dân ít ỏi của trạm Khí tượng, Hải Đăng và du khách. Dòng biển Vịnh Bắc Bộ, hoạt động ngoài xa, đã đưa các hòn đá bọt núi lửa từ đảo Hải Nam xa xôi của Trung Quốc đến Hòn Dáu. Trên thềm biển trẻ nhất của Hòn Dáu (cùng tuổi với tầng trầm tích biển cổ ở Đồ Sơn), người ta nhặt được các hòn đá bọt núi lửa đường kính từ vài đến 10cm bị mài tròn, có thể nổi trên mặt nước, rất cứng. Đã có thờ i người ta dùng các hòn đá bọt làm đá mài quần bò (Hộp 6). Thềm biển Hòn Dáu được cấu tạo toàn đá tảng bị mài tròn, trong đó có rất nhiều đá san hô cổ. 3.1.2.4 Tai biến địa chất Quá trình địa động lực hiện đại đang làm giảm giá trị sử dụng của các kiểu môi trường địa chất và đòi hỏi chi phí bảo vệ tốn kém. Dòng biển đang gây bồi tụ không mong đợi ở các cảng cá. Độ đục của nước biển đang tăng dần gây hại cho bãi biển du lịch. Dầu từ tuyến hàng hải quốc tế và từ tàu đánh cá làm nước biển thường bị ô nhiễm. Trượt lở theo các sườn dốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Nhiễm mặn bồn nước ngầm. Bãi biển Đồ Sơn thuộc dạng không hoàn chỉnh, có chân thuộc thành tạo bãi triều, nhiều bùn (5 - 10%), ch ủ yếu là bùn bột, thỉnh thoảng có lẫn váng bùn, ổn định yếu nên dễ xói. Sóng vỗ bờ với năng lượng lớn dễ gây xói mòn bãi. Vùng biển Bắc Đồ Sơn nói chung hiện đang xảy ra quá trình ngập chìm do dâng cao mực nước chân tĩnh và hạ lún kiến tạo. Xói lở ở Đồ Sơn là một quá trình lâu dài, liên tục có liên quan đến vận động sụt chìm không đền bù bồi tích, cộng với sự dâng cao của mực nước biể n và hoạt động của sóng. Khoảng 10 năm trở lại đây bờ biển có xu hướng xói lở mạnh, tốc độ phổ biến 0,5 - 8m/năm tại những nơi không có kè. Xói lở biển gia tăng do mực nước biển đang dâng cao làm cho kè biển Đồ Sơn chóng bị hư hại, phải tăng cường bảo dưỡng. Tai biến nứt đất ngầm, hình thành các khe nứt theo tuyến khá đặc trưng về hình thái, phả n ánh chế độ động lực của đứt gãy sinh ra chúng. Nứt đất xảy ra lặng lẽ, thiệt hại tăng từ từ, nhưng hệ quả rất nghiêm trọng đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là gây thất thoát nước ngầm, tăng cường nhiễm mặn và lan toả chất ô nhiễm xuống nước ngầm. Công trình xây dựng trên các đỉnh đồi, sườn dốc làm gia tăng tải trọng trên đỉnh, gây kh ả năng trượt đất. Đã xảy ra đổ lở dọc đường đến Casino. Một vài vị trí dọc đứt gãy hiện đại đã biểu lộ hoạt động nứt đất ngầm (ví dụ ven bãi 3). Khi đi khảo sát, sinh viên cần quan sát kết hợp phỏng vấn người địa phương để có đánh giá chính xác hơn các tai biến này. 3.1.2.5 Giá trị sử dụng môi trường địa chất Các kiể u môi trường địa chất dọc tuyến khảo sát cũng như ở bán đảo có giá trị nhất là giá trị du lịch (ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, tắm biển ). Một vài vị trí thuận lợi (Vạn Hoa, Bến Nghiêng, Vạn Hương, Đền Bà Đế ) được cải tạo làm cảng. Các vị trí địa linh được xây dựng đền, chùa (đền Bà Đế, đền Vạn Ngang, đền Nam Hải Thần Vương ). Ngoài ra, trong việc xây cấ t khách sạn, nhà nghỉ người ta cũng thường chọn sử dụng các bench cổ đã ổn định hoặc các điểm thoáng mát và có tầm nhìn đẹp. Các bãi biển đá là nơi sinh sống của nhiều loài như hàu, cua, cá Khai thác thịt hàu là nghề của nhiều cư dân nghèo Đồ Sơn, đặc biệt là phụ nữ. Câu trên các bãi đá là một loại hình giải trí tuy mới hình thành nhưng khá hấp dẫn và có tiềm năng phát triển. Các bãi tích tụ vỏ sò ốc được khai thác để nghiền thức ăn cho gia súc và gia cầm (bổ sung canxi dễ tiêu). 3.1.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 3.1.3.1 Nội dung các điểm khảo sát 9 Điểm khảo sát đền Bà Đế: Kè luồng vào bến cá Ngọc Hải, cliff và bench cổ, cliff và bench hiện đại. Thành phần tầng móng đá cứng (quan sát cấu trúc phân lớp, các khe nứt khô, di tích hoá thạch thực vật cổ). Tác động bồi lắng do dòng dọc bờ. Giá trị sử dụng các yếu tố môi trường địa chất. 9 Dọc đường từ đền Bà Đế đến điểm đầu nút phía Đông núi Độc: nghiên cứu gờ bão, tích luỹ vỏ sò ốc biển, bãi biển đá. 9 Đầu phía Đông núi Độc: cliff và bench (cổ và hiện đại) bãi biển đá. Quan sát các vết dầu bám. Cấu trúc và giá trị sử dụng các yếu tố địa chất môi trường. Vẽ mặt cắt trắc diện bờ. 9 Bãi biển quân đội (Đoàn 295): cấu trúc bãi biển cát, ngấn thuỷ triề u, gờ bão, rác thải. Giá trị sử dụng bãi biển cát. 9 Mỏ hàn tự nhiên trước Trạm nghiên cứu biển: cấu trúc mỏ hàn tự nhiên và tác dụng của mỏ hàn; giá trị sử dụng khác của mỏ hàn; kè biển Đồ Sơn: hình thái cấu trúc và giá trị sử dụng. 3.1.3.2 Xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC Quan sát, trao đổi thảo luận trong nhóm, phỏng vấn người địa ph ương khi có điều kiện, xây dựng bảng ma trận, đánh giá các yếu tố cơ bản của môi trường địa chất theo cấu trúc "Mô tả - Hiện trạng sử dụng - Đe doạ - Đáp ứng" theo mẫu bảng 3.1, trong đó các giá trị theo cột được xây dựng như sau: 9 Mô tả: kích thước, hình dạng, thành phần vật chất, cấu trúc của yếu tố môi trường địa chất. 9 Hiện trạng sử dụng: yếu tố đang xét hiện đang sử dụng vào mục tiêu gì (xây dựng, tâm linh, nghỉ dưỡng, tắm biển, neo đậu tàu thuyền, khai thác hải sản, khoáng sản, khai thác nước ngầm, sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, phòng thủ bờ biển v.v ). Đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả theo thang điểm 10 (0: không hiệu quả; 1 đến >10: mức độ hiệu quả từ thấp (1) đến cao nhất (10) của từng kiểu sử dụng). 9 Đe dọa: các quá trình động lực tự nhiên và nhân sinh có tác động xấu, gây nguy hiểm cho mục đích sử dụng (cháy rừng, trượt lở, ô nhiễm, xói lở, bồi lắng không mong đợi, nhiễm mặn, khai thác quá mức, sử dụng không phù hợp ). 9 Đáp ứng: cần làm gì để giảm nhẹ, khắc phục các đe doạ, nhằm nâng cao hiệu quả và tính an toàn của sử dụng (xây kè chống xói lở, thay đổi cách sử dụng, di chuyển công trình ) các yếu tố đe doạ và đáp ứng cần xếp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao đến thấp. 3.1.3.3 Hướng dẫn viết báo cáo thực tập chuyên đề địa chất môi trường 9 Nội dung viết báo cáo gồm 2 phần: Ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng môi trường địa chất theo tuy ến khảo sát bắt buộc (36 ô). Bảng 3.1 Mẫu ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng môi trường địa chất TT Tên yếu tố môi trường địa chất Mô tả Hiện trạng sử dụng Đe doạ Đáp ứng 1 Kè luồng bến Ngọc Hải 2 Cliff và bench cổ (đền Bà Đế) 3 Cliff và bench hiện đại (đền Bà Đế) 4 Gờ bão và bãi triều đá (từ đền Bà Đế đến đầu phía Đông núi Độc) 5 Cliff và bench cổ (đầu phía Đông núi Độc) 6 Cliff và bench hiện đại (Đông núi Độc) 7 Bãi biển cát Đoàn 295 8 Mỏ hàn tự nhiên (trạm nghiên cứu biển) 9 Kè biển Đồ Sơn Phần tiểu luận mở rộng - gợi ý các vấn đề nghiên cứu: + Yếu tố môi trường địa chất nào có giá trị nhất đến phát triển kinh tế bán đảo Đồ Sơn, tại sao? + Yếu tố môi trường địa chất nào có vai trò quan trọng đối với cộng đồng nghèo Đồ Sơn, tại sao? + Xung đột trong sử dụng môi trường địa chất ở Đồ Sơn, lý do xung đột và cách giải quy ết xung đột? + Những tiềm năng chưa sử dụng của môi trường địa chất Đồ Sơn cần được sử dụng trong tương lai? Phần tiểu luận mở rộng có tác dụng khuyến khích sự tìm tòi, suy nghĩ quan sát và sáng kiến của sinh viên. Tác giả báo cáo có thể trình bày 1, 2 hay cả 4 vấn đề gợi ý trên, cuối phần tiểu luận cần ghi rõ tài liệu tham khảo đã sử dụng. Ngoài tuyến khảo sát b ắt buộc trên đây, tác giả có thể nói về vấn đề địa chất môi trường ở các địa điểm khác của Đồ Sơn (Hộp 7). Hộp 7 GỜ KIẾN TẠO ĐỒ SƠN Bán đảo Đồ Sơn là một gờ kiến tạo địa chất quan trọng nhất miền Đông Bắc, là ranh giới giữa vùng cửa sông hình phễu (estuary) ở phía bắc và vùng cửa sông châu thổ (delta) ở phía nam. Phía Bắc - biển đang lấn lục địa. Phía Nam - lục địa đang bồi dần ra biển do bồi tích của hệ thống sông Hồng - Thái Bình lớn hơn tốc độ sụt chìm của móng địa chất. Nhìn chung, do s ự ấm lên toàn cầu và sụt hạ kiến tạo, biển đang thắng thế trên hầu hết dải bờ biển nước ta. 3.2 Tài nguyên nước Đồ Sơn 3.2.1 Quy định chung 9 Điều kiện cần: Sinh viên nắm vững kiến thức môn học Tài nguyên nước. 9 Phương pháp tiến hành: - Quan sát các loại hình tài nguyên: nước biển, nước lợ, nước ngọt ngầm mạch lộ hoặc giếng khơi, nước sông He. - Đánh giá nhanh chất lượng nước bằng cách nếm, ngửi và nhìn. Lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt như pH, DO, BOD, COD, Coliform - Đo đạc lưu lượng các mạch lộ, xác định khả năng cuốn theo của nước ngầm tại các giếng khơi dọc đường Suối Rồng. - Phỏng vấn người địa phương về đặc điể m nguồn nước, hiện trạng sử dụng, giá thành. - Điều tra đánh giá quy trình xử lý nước của nhà máy nước Đồ Sơn. - Ghi nhật ký khảo sát. 9 Yêu cầu phải đạt được đối với sinh viên: Nghiên cứu tài nguyên nước phải trả lời được các câu hỏi sau: - Có gì? Có bao nhiêu? Có ở đâu? Có vào lúc nào? - Vùng sinh thuỷ có đặc điểm gì đáng lưu ý? - Giá trị sử dụ ng của loại nước có như thế nào? - Hiện đang được khai thác như thế nào? Chi phí khai thác sử dụng như thế nào? - Sử dụng như thế có hợp lý và khoa học chưa? - Nên định hướng sử dụng như thế nào là hợp lý? Sinh viên phải nhận dạng được các loại tài nguyên nước tự nhiên, biết đánh giá nhanh chất và lượng nước, hiểu rõ hiện trạng khai thác sử dụ ng nước địa phương và ưu nhược điểm của nó, phân tích tính hợp lý của việc sử dụng tài nguyên nước, đánh giá tác động môi trường của việc dùng nước. 3.2.2 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn Tài nguyên nước bán đảo Đồ Sơn rất đa dạng về loại hình, có cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước mặt, nước dưới đất, nước mạch lộ Tuy nhiên nguồn nước ngọt bán đảo Đồ Sơn rất hạn chế, không có sông, hồ, chỉ có một số vùng đất ngập nước trồng lúa. 9 Nước ngầm: Bán đảo Đồ Sơn hẹp, ba m ặt giáp biển, cấu trúc địa chất không thuận lợi cho việc chứa và giữ nước nên tài nguyên nước ngầm ngọt rất hạn chế cả về trữ lượng và vùng phân bố. Nước ngầm trong các trầm tích bở rời Đệ tứ nằm khá nông, từ 0,5 - 2m đến 30 - 40m. Thành phần nước khá phức tạp, nhiều nơi có độ mặn cao và là nguồn dự trữ độ mặn tiềm tàng trong đất, gây nguy cơ nhiễm m ặn các lớp đất mặt. Một số nơi, nước ngầm được tích đọng trong các lớp đất cát dày, chất lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nhưng trữ lượng không lớn. Vùng Ngọc Hải, Vạn Sơn, ven bãi biển có nước ngầm trong tầng cát biển cổ. Chỉ cần đào giếng nông là có nước, lưu lượng dồi dào nhưng có nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm cao do tầng chứa nước có tính thấm cao lại lộ trên mặt. Một số giếng đào đã bị nhiễm mặn, nhiễm dẫu, ô nhiễm hữu cơ, không còn sử dụng được. Một số giếng nước ngọt khu vực bãi tắm 2 bị đình chỉ sử dụng vì lý do thẩm mỹ. Dọc đường Suối Rồng, nhờ có địa hình đặc biệt, thung lũng mở ra hướng đón gió ẩm từ biển, nên thu ận lợi cho phát triển thảm thực vật ưa ẩm cao, đồng thời thảm thực vật lại giúp duy trì nguồn nước dưới đất lâu dài, hình thành loại nước ngầm khe nứt trong mát, với nhiều mạch lộ đã cải tạo thành giếng nông, có nước quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều. Suối Rồng là mạch lộ duy nhất trong vùng có nước đều đặn quanh năm và có giá trị do gắn liền với những vấn đề tâm linh của địa phương. Hòn Dáu, nhờ thảm thực vật phong phú, nên có nguồn nước ngầm trong tầng sản phẩm phong hoá đá móng, có thể cấp quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều. Hộp 8 TIỀM NĂNG NƯỚC NGẦM ĐỒ SƠN Cấu trúc sâu của các lớp đất đá Đồ Sơn có dạng phân lớp ngang, nâng ở hai đầu bắc và nam của vùng nghiên cứu, còn ở giữa thì trũng xuống. Tính từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 - 70m là 3 lớp đầu mà điện trở suất của chúng đều nhỏ hơn 20Ωm. Trong khoảng từ 10m đến 35m là một lớp đất đá ngậm nước nhiễm mặn cao, điện tr ở suất dưới 2Ωm. Tiếp theo là một lớp ở độ sâu từ 70m có điện trở suất hàng trăm Ωm, có bề dày lớn nhất, từ 300 đến 400m, là lớp đá có khả năng ngậm nước và có nhiều khả năng nhất trong việc cấp nước ngọt. Nguyễn Văn Giảng, Đặng Thanh Hải, Lý Minh Đăng. Tạp chí các Khoa học về Trái Đất số 16(4), 12/1994 Trước đây, nước sinh hoạt của cư dân bán đảo Đồ Sơn chủ yếu khai thác từ nước ngầm. Hiện tại khu vực Đình Ngọc còn một bể xây rất to (đã hỏng), dùng chứa nước Suối Rồng, nguồn lộ nước ngầm chân núi, sau đó cấp cho các nhà nghỉ trong thời Pháp thuộc. Nhà máy nước Đồ Sơn trước đây cũng khai thác nước ngầm đưa vào xử lý để cấ p cho khu vực đô thị của thị xã. Xung quanh nhà máy vẫn còn một số giếng nhà máy bỏ không sử dụng, hiện phục vụ cho một số hộ dân xung quanh. 9 Nước sông và nước mưa: Mạng lưới thuỷ văn Hải Phòng thuộc hạ lưu hệ thống sông Thái Bình. Phía Đông Bắc, sông Kinh Thầy phân thành hai nhánh chính là Đá Bạch và Kinh Thầy, gần sát biển hai nhánh này lại hợp lưu rồi phân lưu thành các sông Chanh, Bạch Đằng, L ạch Tray. Phía Tây Nam, sông Thái Bình phân lưu thành các nhánh Văn Úc và Thái Bình. Mặc dù không trực tiếp đổ vào khu vực thị xã Đồ Sơn, nhưng sông Văn Úc - Thái Bình và sông Lạch Tray, sông Cấm - Nam Triệu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp bồi tích cho vùng ven biển Đồ Sơn, tạo nên các vùng đất bồi ngoài đê ngày một mở rộng ra biển. Ước tính hàng năm các sông đổ ra biển 30km 3 nước và 18 triệu tấn bùn cát. Dòng chảy mùa lũ chiếm 75 - 85%, tập trung vào các tháng 7,8,9. Sông ở Hải Phòng chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều vì mực nước sông chỉ cao 2,1- 2,5m, trong khi biên độ triều lớn nhất là 4 - 4,5m. Hải Phòng có rất nhiều nhánh sông cụt, sông đào, hồ sông như Giá, Mía, Mới, Hoá, Tam Bạc, Đa Độ, He, Chúng vốn là những con sông nhỏ, ít nước, dễ bị nhiễm mặn vào mùa khô, nên cư dân nông nghiệp đã chặn dòng để bảo v ệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp và các hoạt động phát triển khác trong khu vực đa dạng, phức tạp, các thuỷ vực nước ngọt quý giá này cũng đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Theo các tài liệu cũ, vùng đất Đồ Sơn trước đây có một số sông như: Sông Họng (Đại Bàng) từng nối thông với hệ thống sông Vă n Úc, Đa Độ và thông ra biển qua cửa Họng. Hiện nay sông đã bị đắp chặn ở cả phần thượng nguồn và phần cửa sông thông ra biển, biến thành một lạch trũng, được sử dụng làm kênh dẫn nước vào đồng muối Bàng La hoặc dẫn nước thải từ các cánh đồng xung quanh ra biển. Sông Sàng đổ ra biển ở hai cửa, một nay đã bị đắp chặn lại thành cống Đồng N ẻo, một chảy xuống phía Nam qua sông Lạch con và hoà vào biển ở cửa Họng. Từ khi bị đắp chặn, sông Sàng tàn dần và nay chỉ còn là kênh dẫn nước thoát. Sông Lạch chảy qua cống Thuý Nẻo, men theo đường 14 đến bến cá Ngọc Hải rồi đổ ra biển bằng cửa mở ở phía Bắc núi Độc. Ngoài ra còn rất nhiều lạch triều lớn nhỏ. Hiện nay các cửa này đều bị tàn do hoạt động quai đê, lấn biển. Nhà máy nước Đồ Sơn hiện dùng nguồn nước cấp từ trạm bơm Sông He, cách Đồ Sơn khoảng 10km trên đường 14. Đây là một khúc sông cụt chảy qua vùng nông nghiệp và cư dân đông đúc. Sông vừa là nguồn cấp nước cho toàn bộ các hoạt động dân sinh và nông nghi ệp hai bên bờ, vừa là nơi tiếp nhận các loại chất thải lỏng và rắn. Mặt nước sông nhiều bèo tây và rác rưởi, lòng sông rất nông, đáy sông là một lớp trầm tích dày màu đen thối. Nước lấy từ sông He được đưa vào một bể lắng sơ bộ rồi bơm cấp cho nhà máy nước Đồ Sơn. Nước đầu vào được chứa trong bể, đánh phèn, để lắng, sau đó bơm lên bể xử lý bằng sục clo. Công suất hiện nay của nhà máy là 5.000m 3 /ngày. Nguồn nước này hiện chỉ cấp tới khu du lịch và đảm bảo được cho khoảng 60% dân cư thị xã. Đồ Sơn là vùng du lịch lâu đời, lượng khách du lịch vào mùa hè rất lớn, kéo theo một lượng lớn những người phục vụ du lịch. Chất thải lỏng và rắn trong khu vực ngày càng gia tăng và chưa được quản lý triệt để, thải bừa bãi ra đất và bờ biển, gây ô nhiễm cả nước mặ t và nước ngầm. Khai thác nước ngầm quá mức cũng tạo ra dòng cuốn theo lớn, gây ô nhiễm nước ngầm. 9 Nước biển: Nước biển Đồ Sơn có dấu hiệu ô nhiễm phù sa, dầu, chất dinh dưỡng, nguồn gốc từ hoạt động giao thông, cảng, sinh hoạt, du lịch và lan truyền từ các vùng lân cận. Ô nhiễm dầu có thời kỳ lên đến 5,2 mg/l trong nước và 4,3mg/g trong đất, vượt quá tiêu chuẩn cho phép trên 15 lần. Bán đảo Đồ Sơn nằm phía Nam cảng Hải Phòng, nơi phát sinh nguồn dầu thải và chịu tác động của dòng dọc bờ Đông Bắc mang lượng đáng kể dầu thải tới các bãi tắm. Sự cố tràn dầu tháng 5/1994 kéo dài 21 tháng, gây ô nhiễm bãi tắm khá nghiêm trọng: Váng dầu bám đầy kè đá, dầu cặn vón tảng đen như hắc ín nằm rải rác trên bãi đá, lưu giữ rất lâu gây mất thẩm mỹ ven bờ. Dầ u loang trên biển ngấm vào tầng bùn cát, theo khe nứt làm ô nhiễm nước ngầm, một số giếng có dấu hiệu ô nhiễm dầu rất rõ. Dòng dọc bờ do gió mùa Đông Nam tạo ra, đưa bồi tích từ cửa sông Văn Úc vòng qua mũi Hòn Dáu, xâm lấn vào các bãi tắm. Phù sa trực tiếp của các dòng sông và phù sa lắng đọng vùng bờ, bị sóng ven bờ khuấy đục lên là nguyên nhân gây độ đục nước biển lớn, hàm lượng phù sa trung bình 122mg/l. Vùng Đông Bắc Đồ Sơn có độ đục 10 - 100g/m 3 , vùng Tây Nam Đồ Sơn có độ đục 20 - 120g/m 3 . Trong mùa lũ, nước sông Văn Úc nhiều phù sa đang có xu thế bị đẩy ra xa bờ >20km, từ đó theo dòng biển đi vào khu du lịch Đồ Sơn, lắng đọng tại vùng độ sâu 6m. Khi bị khuấy động, phù sa này lại trở về khối nước, bị đưa vào gần bờ làm cho nước biển khu du lịch Đồ Sơn đang ngày càng đục hơn. Mùa hè, khi triều xuống, độ đục trung bình 40 - 95mg/l, cực đại 300mg/l, khi triều lên 20 - 25 mg/l; Mùa đông, khi triề u xuống, độ đục trung bình 45 - 95 mg/l, khi triều lên 60 - 150mg/l; vượt tiêu chuẩn cho phép (<25mg/l theo TCVN 5943 - 1995). Bồi lắng đang làm nông dần khu biển giữa Đồ Sơn và Hòn Dáu. 3.2.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 3.2.3.1 Các tuyến khảo sát bắt buộc 9 Tuyến Suối Rồng, giếng chợ Cầu Vồng: Đo lưu lượng, đánh giá nhanh chất lượng nước, lấy mẫu nước, xem xét các hoạt động nhân sinh và điều kiện tự nhiên khu vực, nhận xét mối quan hệ nhân quả giữa chúng. [...]... nudus) Kí hiệu: TP - Thực phẩm, XK - Xuất khẩu TP, XK TP TP TP, XK TP TP TP, XK TP, XK TP, XK TP, XK TP, XK TP, XK TP 3. 3 .3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 3. 3 .3. 1 Địa điểm hành trình khảo sát Để thấy hết được tính đa dạng sinh học khu vực Đồ Sơn, sinh viên phải đi khảo sát những tuyến thực địa sau: 1 Tham quan, nghiên cứu Bảo tàng Sinh vật biển thuộc trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn Tại đây lưu giữ... công trình Đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý 3. 4 .3. 2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề Tài nguyên du lịch Đồ Sơn (thiên nhiên và lịch sử - văn hoá): hiện trạng, tiềm năng, vị trí và tính hấp dẫn Hiện trạng sử dụng, vấn đề suy thoái tài nguyên du lịch, nguyên nhân và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên du lịch 3. 5 Thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở Đồ Sơn 3. 5.1... thuốc diệt côn trùng Toàn bộ nước thải khu vực đô thị của Đồ Sơn hiện được thu gom về hệ thống cống hộp dẫn sang Bàng La Theo kế hoạch, tại đây sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Đồ Sơn Hiện khi nhà máy chưa xây dựng thì lượng nước này vẫn bị phát tán theo các kênh tưới tiêu nông nghiệp 3. 5 .3 Hướng dẫn thực hiện nội dung bài tập chuyên đề 3. 5 .3. 1 Nội dung các điểm/tuyến khảo sát - Bãi chôn lấp rác Bàng... hàng năm, trung bình 40 m3 >20tấn)/ngày, cao điểm lên tới 80 - 100m3/ngày Rác thải ở các khu nhà nghỉ, khách sạn chiếm 75% tổng lượng rác, chưa kể phần rác vứt thẳng xuống biển do thiếu ý thức Trong các tháng còn lại, mức thải trung bình chỉ vào khoảng 10m3/ngày đêm Công ty công trình công cộng Đồ Sơn chịu trách nhiệm thu gom và quản lý rác cho thị xã Đồ Sơn Rác Đồ Sơn được tập kết về bãi rác Bàng La... kiện ôxy hoá sunphua thành sunphat, giải phóng Al +3, Fe +3, Mn+4 gây rắn chắc nền đáy đầm, tạo huyền phù gây độc hại cho rong câu, tôm, cua, cá trong đầm; 3 - Hai quá trình trên dẫn tới gây chết thực vật ngập mặn, suy thoái tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học Ngoài ra, vùng phía Bắc Đồ Sơn hiện đang triển khai một số dự án nuôi tôm công nghiệp 3. 3.2 .3 Đa dạng loài trong các hệ sinh thái điển hình Bảng... rắn có trong chương trình học năm thứ 4 Phương pháp tiến hành: Quan sát, phỏng vấn người địa phương Mục tiêu, yêu cầu của chuyên đề: - Sinh viên biết cách điều tra hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của vùng Đồ Sơn - Hiểu được mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với sức khoẻ con người 3. 5.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý chất thải ở Đồ Sơn Thị xã Đồ Sơn là khu vực tập trung cư dân đông... Dáu, Đồ Sơn, chiết xuất agar, carrageenan, thuốc kháng sinh Hòn Dáu 6.000 Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) Hòn Dáu, chiết xuất agar, thực phẩm 3. 800.000 Đồ Sơn, Cát Hải, Thuỷ Nguyên, chiết xuất agar, thực phẩm Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải Dương học Hải Phòng tháng 4 - 10/1997, vùng biển Đồ Sơn có 17 loài tảo độc hại, mật độ tảo không cao, dao động trong khoảng từ 100 3. 000 tế bào/l, tập. .. trạng sử dụng Ô nhiễm nước - Các loại hình ô nhiễm - Nguyên nhân ô nhiễm - Phương hướng kiểm soát ô nhiễm nước Giải pháp cải thiện tình trạng tài nguyên nước Đồ Sơn 3. 2 .3. 3 Hướng dẫn viết báo cáo chuyên đề Trong báo cáo chuyên đề, sinh viên phải sử dụng các thông tin thu thập được ngoài thực địa, trong Thị trường thông tin để thực hiện các yêu cầu sau: 1 Mô tả hiện trạng tài nguyên nước vào thời điểm nghiên... thực phẩm dồi dào, nó còn có vai trò thu hút các khách du lịch sinh thái Đồ Sơn có dãy núi chín ngọn, uốn lượn suốt dọc bán đảo, gọi là Cửu Long Sơn Bắt đầu là Long Sơn (núi Tháp) Tiếp đến là Đồn Cao, có đồn luỹ bằng đất do Phạm Đình Trọng, tướng nhà Trịnh xây để đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu Chân núi Tháp và Đồn Cao là Vụng Ngọc (Ngọc Xuyên) Đỉnh cao nhất trong dãy là Mẫu Sơn (Chòi Mòng, đồi... các phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị hạn chế sử dụng Năng suất lúa và tôm đều không cao nhưng hiệu quả kinh tế vẫn hơn trồng lúa vì đất ở đây nhiễm mặn, năng suất lúa không cao 3. 3 .3. 2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề Tìm hiểu tính đa dạng của các hệ sinh thái ở khu vực Đồ Sơn Các hệ sinh thái điển hình bao gồm: 1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn 2 Hệ sinh thái bãi biển đá 3 Hệ sinh thái bãi biển cát - . vật Đồ Sơn 12 3. 3 .3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 15 3. 4 Tài nguyên du lịch Đồ Sơn 16 3. 4.1 Quy định chung 16 3. 4.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch Đồ Sơn 17 3. 4 .3 Hướng dẫn thực. nước Đồ Sơn 7 3. 2.1 Quy định chung 7 3. 2.2 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn 8 3. 2 .3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 10 3. 3 Tài nguyên sinh vật Đồ Sơn 12 3. 3.1 Quy định chung 12 3. 3.2. chuyên đề thực tập 2 3. 1 Địa chất môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn 2 3. 1.1 Quy định chung 2 3. 1.2 Tổng quan về ĐCMT vùng bờ biển Đồ Sơn 2 3. 1 .3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 6 3. 2 Tài

Ngày đăng: 22/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan