Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT KẾT HỢP CÚ PHÁP CỦA ĐỘNG TỪ TRONG NGA NGỮ HỌC" pot

8 524 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT KẾT HỢP CÚ PHÁP CỦA ĐỘNG TỪ TRONG NGA NGỮ HỌC" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT KẾT HỢP CÚ PHÁP CỦA ĐỘNG TỪ TRONG NGA NGỮ HỌC SOME QUESTIONS ON THE THEORY OF SYNTAX COMBINATION OF VERBS IN RUSSIAN LANGUAGE STUDY Lưu Bá Minh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Kết hợp cú pháp (KHCP) trong Nga ngữ học là một trong những vấn đề được các nhà khoa học quan tâm sâu sắc, bởi lẽ kết hợp cú pháp liên quan ở nhiều mức độ khác nhau đến vấn đề mang tính cấp bách của lý thuyết ngôn ngữ như mối tương quan của hai cấp độ ngôn ngữ và lời nói. Có nhiều yếu tố quy định kết hợp cú pháp của động từ, song từ vựng được coi là yế u tố cơ bản nhất quy định kết hợp cú pháp của động từ trong tiếng Nga và chu cảnh cú pháp được xem là đặc trưng hành chức cơ bản của động từ nói chung và động từ tiếng Nga nói riêng, trong đó các yếu tố ngữ pháp và các mức độ thay đổi kết hợp cú pháp được thể hiện rõ ràng nhất. ABSTRACT Syntax combination in Russian language study is one of the issues of deep concern for linguists because the syntax combination is related to many different levels to the urgent issues of theoretical language in correlation with both levels of language and speech. There are many factors determining the syntax combination of Russian verbs, but its vocabulary is considered as one of the most basic factors determining the syntax combination of verbs in general and Russian verbs in particular, in which the grammar factors and the levels of syntax combination change are most clearly shown. 1. Đặt vấn đề Trong Nga ngữ học, KHCP đã giành được sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học vì vấn đề mang tính cấp bách của lý thuyết ngôn ngữ như mối tương quan của các hiện tượng thuộc hai cấp độ ngôn ngữ và lời nói, sự thống nhất và tác động qua lại của các thuộc tính trên trục dọc và trục ngang của các đơn vị ngôn ngữ, sự phụ thuộc lẫn nhau của trực tiếp của các hiện tượng ngữ nghĩ a và cú pháp. Vậy yếu tố nào là yếu tố cơ bản quy định KHCP của động từ và môi trường nào thể hiện rõ nhất các đặc trưng hành chức của động từ là những vấn đề cần được làm sáng tỏ. 2. Từ vựng là yếu tố cơ bản quy định kết hợp cú pháp động từ Trong Nga ngữ học hiện đại tính KHCP được các nhà khoa học coi là một trong những hiện tượng thuộc cấp độ lời nói. Đó là sự thể hiện cụ thể của ngữ trị - một hiện tượng thuộc cấp độ ngôn ngữ, nghĩa là "Khả năng tiềm tàng của các từ loại (части речи) hoặc các hình thái từ (словоформы) kết hợp được với các từ loại và các hình thái từ khác" [1,111]. Do đó ngữ trị là những mối quan hệ ở dạng tiềm năng của ngôn ngữ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 2 Còn sự kết hợp chính là những mối quan hệ đó trong hoạt động lời nói. Khi nói về khả năng kết hợp người ta muốn nói đến vấn đề một đơn vị từ điển này hay đơn vị từ điển khác đã "xử sự" như thế nào đối với các đơn vị khác trong những ngữ cảnh cụ thể. Đó chính là sự cụ thể hoá những khả năng kết hợp tiềm tàng. Cho nên một khi đã cho rằng "ngôn ngữ và lời nói không thể tách rời nhau, không thể không thể đối lập nhau" [5,33] thì không thể nào xem xét tách biệt hai khái niệm ngữ trị và khả năng kết hợp. Vấn đề kết hợp các từ vừa có thể xem xét ở bình diện cú pháp (hình thức) vừa ở bình diện từ vựng (nội dung). Trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến khái niệm KHCP. Trong các công trình nghiên cứu về KHCP của động từ có khá nhiều quan điểm trái ngược nhau về hàm lượng (объём) và về nội dung (содержание) khái niệm này. Một số nhà ngôn ngữ học chỉ đưa vào hàm lượng khái niệm kết hợp cú pháp của động từ những thành tố "bên phải" thể hiện các mối quan hệ khách thể và trạng ngữ. Như vậy, theo cách kiểu này thì kết hợp cú pháp của động từ đó là mối quan hệ một phía, có nghĩa là KHCP của động từ chỉ thể hiện trong các cụm từ không có vị ngữ tính mà thôi, những phần tử bên trái động từ (các vị trí chủ thể) không thuộc các thành phần mở rộng của động từ, vì sự có mặt của chủ thể không phải là do đặc điểm ngữ trị quy định, mà do các yêu cầu giao tiếp chi phối, quy định. Khi giải thích khái niệm KHCP, T.M. Đorofeeva (Т.М. Дорофеева) trong cuốn “Động từ với sự kết hợp phụ thuộc bắt buộc trong tiếng Nga hiện đại” (Глаголы с обязательной подчинительной связью в сов. р. языке) [7,68] cho rằng kết hợp là khả năng của các từ "có các hình thái cú pháp phụ thuộc (các thành tố mở rộng)", có nghĩa là khả năng của các thành tố bên phải. Trong công trình nghiên cứu của A.F. Atrosenko (А.Ф. Атрощенко) cũng nêu lên ý kiến tương tự. Vì vậy họ tiến hành nghiên cứu KHCP của động từ trong khuôn khổ cụm từ [2]. Đối lập với những quan điểm cho rằng KHCP có mối liên hệ một phía, có những người cho rằng hàm lượng KHCP rộng hơn. P.P. Xirota (Р.Р. Сирота) đã nêu một định nghĩa điển hình cho loại ý kiến này; "KHCP của động từ là mối liên hệ từ hai phía (quan hệ với chủ thể và với các từ hình phụ thuộc). Mối quan hệ này được được quy định bởi ngữ trị của động từ, bởi các nhiệm vụ chung của lời nói và xây dựng câu" [10, 74]. Xem xét các ý kiến nêu trên, chúng tôi thấy rằng, xuất phát từ bản chất của hiện tượng ngôn ngữ, xuất phát từ thực tế giảng dạy t ừ vựng động từ tiếng Nga cho sinh viên Việt Nam, việc thừa nhận và đưa vào giảng dạy khái niệm kết hợp cú pháp của động từ - như quan hệ một phía với các thành phần mở rộng bên phải là hợp lý. Cho nên chúng tôi muốn nhấn mạnh ý kiến được nêu trong bài viết: "Khả năng KHCP của động từ trong tiếng Nga" rằng "Sự kết hợp cú pháp của động từ được qui định bởi các thuộc tính ngữ trị của nó chứ không phải bởi nhiệm vụ tạo ra lời nói và câu nói chung, đó là mối quan hệ một phía của động từ với các từ hình phụ thuộc nó" [17, 28] và xem đó là cơ sở bước vào giải quyết các vấn đề có liên quan tới kết hợp cú pháp, vì nó gắn bó chặt chẽ với các yếu tố qui định KHCP. Vấn đề các yếu tố qui định KHCP của từ đã được đề cập và xem xét từ lâu. Trong bộ "Ngữ pháp tiếng Nga" xuất bản năm 1775, М. В. Ломолосов đã nói đến sự phụ thuộc của quan hệ cú pháp vào tính chất từ loại của nó, vào hình thức ngữ pháp TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 3 nhất định nào đó. Còn N. Kosanki (Н. Кошанский) đã từng xác định mối quan hệ của cách này hay cách khác với các đặc điểm ngữ pháp của động từ (như tình thái, đặc điểm cấu tạo của động từ, và với ngữ nghĩa của động từ ấyv.v Vinogradov (В.В. Виноградов) cũng đã nhấn mạnh những yếu tố và những điều kiện ảnh hưởng đến cú pháp, đó là các yếu tố ngữ pháp và từ vựng. Ông đã giữ ý kiến trung hoà giữa hai yếu tố, cho rằng "Khả năng của một từ kết hợp với các từ khác và những hình thức biểu hiện của khả năng đó chẳng những chỉ phụ thuộc vào từ loại của từ mà còn phụ thuộc vào cả ý nghĩa từ vựng của nó nữa". Một số nhà ngôn ngữ học đại diện cho ý kiến xem ngữ pháp là yếu tố chính có ảnh hưởng đến kết hợp cú pháp của từ như D.N. Smeliov (Д. Н. Шмелёв) [12] đã có nhiều công trình chứng minh cho ý kiến này. Trong bài báo "Kết hợp cú pháp của động từ trong tiếng Nga" D.N. Smeliov cho rằng ngữ pháp là yếu tố cơ bản qui định KHCP của từ. Ông xem xét các từ “lạnh” (холодный) và “đọc” (читать) và nêu nên rằng "đặc trưng ngữ pháp của từ này (холодный) là tính dài đuôi và (читать) là ngoại động từ qui định khả năng kết hợp cú pháp của chúng đối với những từ xung quanh". Ở đây khi cho rằng ngữ pháp là yếu tố cơ bản, ông đã xác định kết hợp cú pháp như là "khả năng liên kết các từ loại mà chúng có hình thái ngữ pháp nhất định" [12,46- 51]. Tương tự như vậy, V.N. Xukhochin (В. Н. Сухотин) [11,19] đã phát biểu quan điểm của mình trong bài "Về kết hợp động danh từ trong tiếng Nga" như sau: "Một trong những yếu tố cơ bản qui định KHCP của động từ tiếng Nga hiện đại là đặc trưng của động từ cốt lõi, là các phạm trù hình thái học của chúng". Quan điểm về vai trò chủ đạo của ngữ pháp của Smeliop và Xukhochin đối lập hoàn toàn với một số nhà nghiên cứu khác. Theo N.D. Garipova (Н. Д. Гарипова) [4, 3-9] thì tính chất KHCP của từ "không phải do yếu tố ngữ pháp mà do yếu tố từ vựng qui định". Chúng tôi cũng có quan điểm đồng nhất với Garipova khi cho rằng yếu tố cơ bản trong việc ảnh hưởng lớn đến kết hợp cú pháp của động từ là yếu tố từ vựng. Thực vậy, nếu cho đặc tính ngữ pháp (hình thái học) của từ là các phạm trù ngữ pháp của nó thì khi phân tích các kết hợp động từ hoạt động trong các hình thức ngữ pháp khác nhau dễ có thể thấy rằng không phải ngữ pháp là nhân tố chính xác định kết hợp của động từ với các từ khác. Thí dụ, động từ “vui mừng” (радоваться) dù ở hình thức ngôi nào đi chăng nữa, hay trong các thức khác nhau vẫn luôn kết hợp với danh từ cách 3 không giới từ (кому, чему). Chúng ta có thể quan sát thành phần mở rộng bắt buộc đối với động từ này: радуюсь чему (ngôi 1, số ít) (успехам) радуешьcя чему (ngôi 2, số ít) (успехам) чему (успехам) радуемся чему (ngôi 1, số nhiều) (успехам) радуйся чему (thức mệnh lệnh) (успехам) радовался бы чему (thức giả định) (успехам) … Như vậy, rõ ràng là các phạm trù như ngôi, số, thức không hề có ảnh hưởng tới KHCP của động từ. Duy chỉ phạm trù thái (залог) là có ảnh hưởng tới kết hợp cú pháp của động từ. Chúng ta biết rằng hậu tố -ся đã làm cho nhiều ngoại động từ mất đi tính TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 4 cập vật, làm cho chúng mất khả năng kết hợp với danh từ cách 4 không giới từ. Xét các hiện tượng trên chúng ta dễ dàng đồng ý với ý kiến cho rằng ngữ pháp không phải là yếu tố có ảnh hưởng toàn diện đối với KHCP và chúng ta dễ dàng có quan điểm tán thành với ý kiến cho rằng tính chất KHCP do yếu tố từ vựng qui định. Nguyễn Thị Tuyết Lê cũng đã nhấn mạnh vai trò của yếu tố từ vựng đối với kết hợp cú pháp của động từ "Khi xác định các yếu tố qui định kết hợp cú pháp cần phải nói rằng các yếu tố ngữ pháp, cấu tạo từ và từ vựng trong một từ có tác động qua lại, có mối liên hệ mật thiết đối với việc mở rộng từ vựng động từ bằng các từ cú pháp. Nhưng cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhân tố từ vựng là yếu tố cơ bản, yếu tố này qui định trực tiếp qui định kết hợp" [17]. Gần đây, trong Nga ngữ học còn đề cập đến một yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng (tác động) đến kết hợp cú pháp. Đó là yếu tố cấu tạo từ. М. Х. Шхапацева, Билимович, С. В. Киреева, Н. А. Клепиская, О. Ф. Миросиченко cho rằng yếu tố cấu tạo từ cũng tham gia vào việc qui định kết hợp cú pháp. Như vậy, xung quanh vấn đề các yếu tố qui định KHCP của từ còn có nhiều ý kiến tranh luận. Có hai xu hướng cơ bản, một cho rằng yếu tố ngữ pháp quyết định tính chất của KHCPKHCP và xu hướng thứ hai cho rằng yếu tố từ vựng là yếu tố cơ bản qui định kết hợp cú pháp của từ. Sau khi khảo sát các ngữ liệu đề cập đến vấn đề KHCP của động từ, và trên cơ sở phân tích ngữ liệu cụ thể, chúng tôi thống nhất với quan điểm cho rằng từ vựng là yếu tố cơ bản qui định kết hợp cú pháp của động từ và yếu tố này được thể hiện ở các phương diện khác nhau, có mối liên hệ gắn bó mật thiết, đồng thời chúng tôi coi đó là quan điểm chỉ đạo trong khi xem xét vấn đề kết hợp cú pháp của động từ trong các công trình nghiên cứu của mình. Về các phương diện thể hiện của yếu tố từ vựng, Nguyễn Thị Tuyết Lê đã phát biểu như sau: "Ảnh hưởng của yếu tố từ vựng đối với kết hợp thể hiện ở hai mặt liên hệ mật thiết với nhau, đó là kết hợp phụ thuộc vào ý nghĩa từ vựng của động từ, và kết hợp phụ thuộc vào nhóm từ vựng - ngữ nghĩa nhất định của động từ" [17]. Trên phương diện thứ nhất, chúng tôi xem xét sự phụ thuộc của KHCP vào ý nghĩa từ vựng là một nhân tố (фактор) đáng kể trực tiếp qui định tính chất của kết hợp, nó thể hiện ở chỗ, cùng một động từ nhưng có thể đòi hỏi nhiều hình thức mở rộng khác nhau nếu dùng với với các ý nghĩa khác nhau. Thí dụ: Động từ следовать: - Với nghĩa “di chuyển” (двигаться): (идти, ехать) следом, непосредственно за кем-чем (đi theo sau ai) thì dùng với từ cách 5 với giới từ за (за отцом). - Nghĩa поступать подобно кому-чему или соответсвенно чему; руководствоваться чем в своих действиях dùng với danh từ cách 3 không giới từ (theo gương, làm theo ai) - (кому-чему) (отцу во всём; советам врача). - Và cũng chính động từ này lại đòi hỏi danh từ cách 2 với giới từ из (нз чего) với nghĩa вычекать из чего, являться возникать как следствие чего (nảy ra, tiếp nối xuất hiện sau đó) (из одного предположения следует другое - xảy ra, tiếp theo). Sự phong phú ý nghĩa của từ vựng đã qui định tính đa dạng của mối quan hệ cú pháp của động từ. Về vấn đề này Н. С. Дмитриева đã nêu lên ý kiến của mình: "Sự cụ thể hoá của một trong số các ý nghĩa của động từ đa nghĩa được thể hiện trong một chu TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 5 cảnh từ vựng ngữ pháp nhất định" [6,27]. Trên phương diện thứ hai, nhiều nhà nghiên cứu đã công nhận là việc động từ thuộc vào nhóm từ vựng - ngữ nghĩa nhất định có đặc trưng kết hợp cú pháp riêng. Khi xác lập các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa của động từ có thêm từ không phái sinh, В. П. Сухотин nhận xét rằng: "Các từ thuộc cùng loại cấu trúc hình thái học được phân biệt theo ý nghĩa từ vựng, chính điều đó ảnh hưởng tới kết hợp của chúng". Vấn đề kết hợp trước tiên được tác giả này gắn liền với việc phân biệt hai nhóm động từ trong tiếng Nga: nội động từ và ngoại động từ. Theo tác giả, trong nhóm ngoại động từ (переходные глаголы - перех. г.) về cơ bản có các động từ chỉ hành động cụ thể, động từ tác động, động từ quan hệ, nhận thức, biểu cảm, lời nói và tư duy. Những động từ này "mặc dù không trong một mức độ như nhau nhưng lại liên kết với danh từ cách 4 không giới từ và cùng với chúng biểu thị đối tượng của hành động, quan hệ, nhận thức, phơi bày nội dung lời nói và tư duy" [11,20]. Còn các nhóm từ vựng-ngữ nghĩa động từ chỉ sự tồn tại, vị trí, trạng thái thông thường thuộc nhóm nội động từ (непереходные глаголы - неперех. гл.), cho nên thường không có cách kết hợp cú pháp như nhóm thứ nhất. Yếu tố từ vựng của động từ không chỉ qui định kết hợp cú pháp của động từ trung tâm mà còn qui định cả tính chất của các thành tố mở rộng. Thông thường chỉ có những từ thuộc nhóm ngữ nghĩa nào đó mới kết hợp được với động từ mà thôi, không phải danh từ, đại từ, trạng từ… nào cũng tham gia vào kết hợp động từ, thí dụ: Завоевать (что) (giành lấy). Động từ này đòi hỏi danh từ mở rộng ở cách 4 không giới từ, nhưng chỉ có một số từ nhất định mới kết hợp với động từ này chứ không phải là tất cả. Завоевать страну, город, крепость доверие товарищей, симпатию коллектива победу, счастье, свободу Bằng những thí dụ nêu trên chúng tôi khẳng định lại ý kiến cho rằng: "không phải tất cả mà chỉ có những từ thuộc nhóm từ vựng-ngữ nghĩa nhất định có thể xuất hiện ở vị trí phụ thuộc. Vì vậy kết hợp của từ "cốt lõi" với các từ khác không phải là tự do, không có giới hạn". Có nghĩa là tồn tại một mối liên quan hữu cơ giữa ngữ nghĩa và cú pháp. Chính mối quan hệ đó là tiền đề cho việc phân chia kết hợp bắt buộc và không bắt buộc (обязательная и необязательная (факультативная) сочетаемость). Nhiều nhà ngôn ngữ học đã giải thích bản chất vấn đề này bằng mức độ đầy đủ (уровень полности) hay không đầy đủ (уровень неполности) về mặt ngữ nghĩa của động từ. Mức độ thiếu hay đủ ngữ nghĩa này qui định mức độ cần thiết trong việc dùng các thành tố khác để làm cho động từ đủ nghĩa và cũng từ đó quy định mức độ cần thiết của những mối quan hệ cú pháp với các từ khác. Г. А. Золотова đã chỉ ra 3 kiểu từ theo tính chất ngữ nghĩa. Đó là những kiểu từ sau: 1. Những từ có ý nghĩa tuyệt đối, hay là có nghĩa đóng kín, có ý nghĩa đầy đủ. 2. Những từ có ý nghĩa tương đối, hay ngữ nghĩa "ngỏ", có nhu cầu được bổ sung ý nghĩa như очучиться, находиться, пребываться где? в саду, за городом, на фабрике, у друзей, далеко Còn những khả năng ngữ pháp của việc bổ sung ngữ nghĩa được qui định nhờ có sự tồn tại trong ngôn ngữ những TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 6 hình thức cú pháp có ý nghĩa phạm trù tương ứng. 3. Những động từ có ý nghĩa tương đối, hay là ngữ nghĩa "ngỏ" có nhu cầu bổ sung ngữ nghĩa và ngữ pháp. Thí dụ: разочароваться в ком – чём; участвовать в чём; распоряжаться кем – чем; опасаться кого – чего; лишать кого - чего, кого … Ở đây, qua việc phân chia từ theo nghĩa thấy rằng tính chất chưa đầy đủ về nghĩa là nguyên nhân, là bản chất của KHCP bắt buộc của động từ. Những động từ chưa đủ nghĩa thuộc về lớp từ có nghĩa ngỏ, có ý nghĩa tương đối. Bởi vậy việc hoàn chỉnh cấu trúc chính là yếu cầu bắt buộc để hoàn chỉnh ngữ nghĩa. Trong bài báo “Khả năng KHCP của động từ tiếng Nga" đã chỉ rõ nhu cầu cần thiết đó: "Những động từ có khả năng kết hợp cú pháp bắt buộc trong khi vẫn giữ tính độc lập về ý nghĩa từ vựng, lại mất khả năng hoạt động trong cấu trúc sử dụng tự do. Việc bổ sung những động từ đó bằng những thành tố làm rõ nghĩa là cần thiết để hoàn chỉnh cấu trúc" [17]. Như vậy, sự vắng mặt thành tố làm rõ nghĩa sẽ sinh ra những cấu trúc không đầy đủ giá trị thông báo, cấu trúc chỉ đầy đủ và có khả năng thông báo khi đã thoả mãn số lượng thành tố mở rộng tối thiểu cho bản chất từ vựng - ngữ pháp của từ quy định. Đối lập với kết hợp bắt buộc là kết hợp không bắt buộc (факультативная сочетаемость). Ở những động từ độc lập về mặt ý nghĩa, có khả năng biểu thị đầy đủ tất cả mọi ý nghĩa từ vựng của nó mà không đòi hỏi nhất thiết phải có các thành tố từ vựng - ngữ pháp phụ thuộc nào cả, việc mở rộng cấu trúc là do nhu cầu giao tiếp của lời nói quy định, sự cần thiết nêu những mối quan hệ khác nhau trong lời nói qui định (như quan hệ thời gian, nguyên nhân, phương thức hành động…). Thí dụ: смеяться всегда, на встрече, с весёлыми глазами, от души / кричать от радости 3. Chu cảnh cú pháp - đặc trưng hành chức cơ bản của động từ Theo Từ điển tiếng Nga (4 tập) của Viện khoa học Hàn lâm Liên Xô (cũ) xuất bản năm 1984 thì tình huống (ситуация) là tập hợp các điều kiện, hoàn cảnh tạo nên những mối quan hệ này hay mối quan hệ này hay quan hệ khác, hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác [20]. Đặc điểm quan trọng của ngữ pháp chức năng - hệ thống là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và và ngữ cảnh. Luận điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu theo trường phái này là chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của những điều được nói ra nếu không biét gì về ngữ cảnh xung quanh chúng hoặc ngược lại nếu hiểu được những gì được nói hoặc viết ra thì cũng có thể hình dung ra ngữ cảnh của chúng. Thuật ngữ "ngữ cảnh" (context) được hiểu là "một loại môi trường nào đó, là những gì xảy ra xung quanh ngôn ngữ mà nó liên quan đến và môi trường phi ngôn trong đó ngôn ngữ được sử dụng" [15,20]. Ngoài ra Halliday và những nhà ngữ pháp chức năng - hệ thống còn phân biệt hai loại ngữ cảnh là ngữ cảnh văn hoá và ngữ cảnh tình huống (context of situation). Ngữ cảnh văn hoá là là ngữ cảnh của ngôn ngữ như một hệ thống, của "tiềm năng về nghĩa" (meaning potential), còn ngữ cảnh tình huống là ngữ cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, là văn bản, là những trường hợp cụ thể của ngôn ngữ. "Văn hoá làm ngữ cảnh cho ngôn ngữ như là hệ thống, còn tình huống thì làm ngữ cảnh cho những hiện tượng của ngôn ngữ như là văn bản"[15,23]. Vậy ngữ cảnh là gì? Theo Lê Hùng Tiến [19], khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 7 không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: Tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó). Ví dụ, khi ta nghe thấy chỉ một từ "chín" trong tiếng Việt, thì không thể biết được người nói muốn nói gì tới nghĩa nào đó của từ này. Thế nhưng, từng nghĩa một của từ "chín" sẽ xuất hiện rất rõ ràng, nếu ta nghe thấy nó trong các phát ngôn, những chuỗi từ đại loại như sau: Vải đang chín rộ; Chung cư gì mà cao tận chín tâng mây; Một điều nhịn, chín điều lành; Nói năng cho chín chắn, Thời cơ đã chín muồi; Anh đi chín đợi mười chờ Và tác giả này đã có định nghĩa về ngữ cảnh như sau: Ngữ cảnh của một từ là chuỗi từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ thể hoá và hoàn toàn xác định về nghĩa. Định nghĩa này cho thấy rằng ngữ cảnh có thể tối thiểu là một từ, tối đa là một chuỗi lớn hơn, có khả năng ứng với một câu, một phát ngôn, ). Tác giả còn nhấn mạnh thêm, sở dĩ từ bộc lộ một nghĩa xác định nào đó trong ngữ cảnh chứa nó là vì trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình. Khả năng kết hợp ngữ pháp của từ là khả năng nó có thể đứng vào một vị trí nhất định trong những cấu trúc nhất định nào đó. Nói khác đi, đó là khả năng từ có thể tham gia vào những cấu trúc ngữ pháp nào đó [19, 11-13]. Chúng tôi quan niệm rằng chu cảnh cú pháp là đặc trưng cơ bản của động từ “coi đó là yếu tố căn bản của ngữ cảnh [18]. Từ góc độ phương pháp giảng dạy, chu cảnh cú pháp được đặc biệt lưu ý, bởi lẽ nắm đuợc kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ trong lời nói là điều kiện tiên quyết và trực tiếp của quá trình giao tiếp”. 4. Kết luận Từ những quan điểm trên chúng tôi đã đi đến nhận định: Từ vựng là yếu tố cơ bản kết hợp cú pháp của động từ trong tiếng Nga và chu cảnh cú pháp là tập hợp của các điều kiện từ vựng-ngữ pháp, chúng tạo ra các quan hệ ngôn ngữ, tình huống và trạng thái trong câu. Trong các công trình nghiên cứu của mình về động từ trong tiếng Nga và tiếng Việt chúng tôi luôn quan niệm rằng chu cảnh cú pháp là đặc trưng hành chức cơ bản của động từ và xem xét các mức độ thay đổi kết hợp cú pháp của động từ này trong các chu cảnh cú pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Адмони В. Завершённость конструкции как явление синтаксической формы. В. Я., 1958, N1. ст. 111. [2] Атрощенко А. Ф. Синтаксическая сочетаемость глаголов действия (Лексико-синтаксическая сочетаемость глаголов движения) в сов. р. лит. языке. М. 1978. [3] Беляева Т. М. Образовательная валентность глагольных основ в английском языке. Просв., М. 1976. [4] Гарипова НД. О роли лексического фактора в сочетаемости слов в р. я. Научные труды Баш- ого ун-та, Том 18, 1984 (cт.3-9). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 8 [5] Головин Б. Н. Введение в языкознание. М. Высшая школа, 1977, ст. 33. [6] Дмитриева Н. С. Лексико-синтаксическая сочетаемость глаголов движения. Наука М., 1984, cт. 19-31 [7] Дорофеева Т.М. Синтаксическая сочетаемость русского глагола. Русский язык. М, 1986. [8] Золотова. Г.Д. Очерк функционального синтаксиса р.я. М. 1981, ст. 11. [9] Нгуен Тхи Тует Ле. Синтаксическая сочетаемость глаголов с приставкой вы- в сов. рус. языке. М. 1979. [10] Сирота Р.Р. Лексико-синтаксическая соч-ть глаголов движения и глаголов перемещения в пространстве в сов. р. лит. языке. М. 1978. [11] Сухотин. В. П. О глагольных-именных сочетаниях в р.я. РЯНЯ, 1978, N2, (17- 21). [12] Шмелёв Д. Н. Синтаксическая сочетаемость слов в сов. р. языка. РЯВШ [13] Diệp Quang Ban. Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. Nxb Giáo dục, HN, 1998. [14] Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb ĐHQGHN, HN, 4.1999. [15] Halliday M.K.A. Khái niệm ngữ cảnh trong giáo dục ngôn ngữ (Nguyễn Thượng Hùng dịch). T/C Ngôn ngữ, Số 4, 1991, 17-33. [16] Hồ Lê. Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tuỳ ý trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại. Nghiên cứu giáo dục, Số 10, 1992. [17] Nguyễn Thị Tuyết Lê. Khả năng kết hợp cú pháp của động từ trong tiếng Nga. (Những khái niệm ngôn ngữ học liên ngành và ứng dụng của chúng về giáo học pháp). Nội san ĐHSPNN.1.1978. [18] Lưu Bá Minh. Chu cảnh cú pháp - đặc trưng hành chức cơ bản của nhóm từ vựng- ngữ nghĩa. Tạp chí Ngôn ngữ, HN, N12, 2002 (13-18). [19] Lê Hùng Tiến. Một số đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật pháp tiếng Việt. LATS Ngữ văn, HN, 1999. . định kết hợp cú pháp của động từ trong tiếng Nga và chu cảnh cú pháp được xem là đặc trưng hành chức cơ bản của động từ nói chung và động từ tiếng Nga nói riêng, trong đó các yếu tố ngữ pháp. kết hợp cú pháp của động từ là yếu tố từ vựng. Thực vậy, nếu cho đặc tính ngữ pháp (hình thái học) của từ là các phạm trù ngữ pháp của nó thì khi phân tích các kết hợp động từ hoạt động trong. trò của yếu tố từ vựng đối với kết hợp cú pháp của động từ "Khi xác định các yếu tố qui định kết hợp cú pháp cần phải nói rằng các yếu tố ngữ pháp, cấu tạo từ và từ vựng trong một từ có

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan