Báo cáo nghiên cứu khoa học: " LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC TỈNH CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG" pps

8 853 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC TỈNH CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG" pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 133 LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC TỈNH CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ECONOMIC LINKAGES AMONG THE PROVINCES IN THE KEY ECONOMIC REGION OF CENTRAL VIETNAM Ông Nguyên Chương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thực tiễn của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho thấy các đặc điểm: cơ cấu kinh tế của các tỉnh khá tương đồng và mức độ liên kết kinh tế của vùng khá thấp; vì vậy chưa thể nhận diện được những lợi ích rõ ràng từ liên kết kinh tế mang lại cho vùng. Trong những năm tới, tăng cường và mở rộng liên kết kinh tế không chỉ là xu hướng khách quan của quá trình phát triển kinh tế mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong hoạch định chính sách phát triển của vùng. Vì vậy, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng là chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của cả vùng nói chung. ABSTRACT In reality the key economic region in Central Vietnam reveals some economic characteristics in which there are similarities between provincial economic structures and low levels of economic linkages among the provinces. As a result, the benefits from regional economic linkages are relatively limited. In the coming years, the enhancement and expansion of economic links will be not only an objective trend for economic development but also a strategic vision in making regional development policies. Accordingly, the improvement of regional economic linkages is a suitable strategy in promoting the efficiency and competitiveness of enterprises in particular and the whole region in general. 1. Liên kết kinh tế Lê Xuân Bá (2003) đã khái Liên kết giữa các doanh nghiệp là hình thức liên kết kinh tế chính và chi phối sự phát triển các hình thức liên kết kinh tế khác (liên kết ngành, liên kết vùng lãnh thổ và liên kết quốc tế); các doanh nghiệp lên kết bằng liên kết thị trường và liên kết sản xuất. quát, liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Các hình thức liên kết bao gồm liên kết ngang (horizontal linkage-liên kết diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành), liên kết dọc (vertical linkage-liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất, mà trong đó mỗi doanh nghiệp đảm nhận một bộ phận hoặc hoặc một số công đoạn), liên kết nghiêng (diagonal linkage-liên kết giữa các doanh nghiệp không phải là các đối thủ cạnh tranh, mà cũng không phải giữa các doanh nghiệp cùng nằm trong một dây chuyền công nghệ sản xuất, mà hợp tác với nhau trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ), TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 134 liên kết hình sao (core-periphery linkage-liên kết mà trung tâm là một doanh nghiệp chủ đạo và một loạt các doanh nghiệp khác hoạt động xoay quanh nó), liên kết với phía sau (backward linkage-liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào), liên kết với phía trước (forward linkage-liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm). Mỗi loại hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó. 2. Đặc điểm kinh tế và liên kết kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 2.1. Tăng trưởng kinh tế Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đến năm 2010 và năm 2020 thực hiện đối với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển VKTTĐMT thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong thời kỳ 2000 -2006, tăng trưởng kinh tế của VKTTĐMT đạt được mức khá cao và ổn định (bình quân khoảng 10.5%/năm-bằng 1,4 lần so với tỷ lệ bình quân cả nước); kết quả phân tích cho thấy không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tăng trưởng giữa các tỉnh (hệ số biến thiên của tỷ lệ tăng trưởng thấp và giảm dần), trong đó Đà Nẵng đạt mức cao nhất (bình quân khoảng 12.2%/năm) (Bảng 1). Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế VKTTĐMT Đơn vị tính: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Trung bình 2001-2006 Thừa Thiên - Huế 9.13 9.21 9.20 9.09 11.30 13.38 10.37 Đà Nẵng 12.23 12.56 12.62 13.26 13.76 11.17 12.21 Quảng Nam 8.50 9.03 10.36 11.55 12.48 13.45 10.67 Quảng Ngãi 6.04 10.60 10.46 10.61 11.66 12.45 10.04 Bình Định 5.81 7.73 9.39 10.56 11.14 11.97 9.37 Trung bình 8.34 9.83 10.41 11.01 12.07 12.48 10.53 Giá trị nhỏ nhất 5.81 7.73 9.20 9.09 11.14 11.17 9.37 Giá trị lớn nhất 12.23 12.56 12.62 13.26 13.76 13.45 12.21 Độ lệch chuẩn 2.35 1.64 1.22 1.37 0.96 0.86 0.94 Hệ số biến thiên 1 0.28 0.17 0.12 0.12 0.08 0.07 0.09 So với cả nước (lần) 1.21 1.39 1.42 1.41 1.43 1.40 1.39 Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố 1 Hệ số biến thiên=Độ lệch chuẩn/Trung bình TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 135 Trong khi đó, GDP bình quân đầu người có sự cải thiện đáng kể song vẫn còn thấp hơn so với bình quân cả nước (chỉ bằng khoảng 0.85 lần năm 2006), bên cạnh đó chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh trong vùng còn khá lớn và có xu hướng gia tăng [hệ số biến thiên tăng từ 0,4 năm 2000 lên 0.45 năm 2006, và khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2883 nghìn đồng năm 2000 (giữa Đà Nẵng và Quảng Ngãi) lên 5483 nghìn đồng năm 2006 (giữa Đà Nẵng và Quảng Ngãi)]. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng đóng góp của Nông-Lâm- Thủy sản vào GDP giảm nhanh (từ 32% năm 2001 xuống 24% năm 2006) trong khi đó tỷ trọng đóng góp của Công nghiệp-Xây dựng vào GDP tăng nhanh (từ 28% năm 2001 lên 37% năm 2006); đồng thời có sự hội tụ dần trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành giữa các tỉnh theo hướng công nghiệp hóa (Bảng 2). Bảng 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đơn vị tính: % Năm 2001 Năm 2006 Nông-Lâm- Thủy sản CN-XD Dịch vụ Nông-Lâm- Thủy sản CN-XD Dịch vụ Trung bình 32.07 27.68 40.25 23.71 37.32 38.97 Giá trị nhỏ nhất 7.72 20.02 33.61 4.81 28.00 34.50 Giá trị lớn nhất 46.37 41.66 50.62 36.70 50.41 44.78 Độ lệch chuẩn 14.53 8.09 6.52 11.38 7.48 4.23 Hệ số biến thiên 0.45 0.29 0.16 0.48 0.20 0.11 Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố Tuy nhiên, cơ cấu công nghiệp và dịch vụ của các tỉnh có tính tương đồng cao; tỷ trọng đóng góp của Công nghiệp chế biến trong tổng giá trị GDP của ngành Công nghiệp-Xây dựng của vùng duy trì ở mức khoảng 65%; các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản phẩm chế biến thủy sản và nông lâm, và dệt may sử dụng nhiều lao động với giá trị gia tăng rất thấp; các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao như điện tử, hóa chất, cơ khí còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé (chẳng hạn, Đà Nẵng là thành phố có cơ cấu công nghiệp tiến bộ nhất vùng-thì tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các ngành điện tử, hóa chất và cơ khí chỉ chiếm 5,0% năm 2001 lên 9,2% năm 2006); mức độ tập trung các doanh nghiệp công nghiệp còn thấp. Điều này cho thấy khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp của vùng còn thấp và hạn chế mức độ liên kết trong lĩnh vực công nghiệp giữa các tỉnh. Trong lĩnh vực dịch vụ cũng có những đặc điểm tương tự, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ du lịch, khách sạn và nhà hàng; dịch vụ tài chính-ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 136 trọng nhỏ và tăng trưởng chậm (chẳng hạn, Đà Nẵng có tỷ trọng đóng góp của dịch vụ du lịch, khách sạn và nhà hàng cao nhất chỉ khoảng 27% năm 2006, và của dịch vụ tài chính-ngân hàng chỉ chiếm 7% năm). 2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch khá chậm, tỷ trọng lao động trong Nông-Lâm-Thủy sản vẫn ở mức cao (từ 64% năm 2000 xuống 57% năm 2005), trong Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (Bảng 4), cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảng 4. Chuyển dịch cơ cấu lao động Đơn vị tính: % Năm 2000 Năm 2005 Nông-Lâm- Thủy sản CN-XD Dịch vụ Nông-Lâm- Thủy sản CN-XD Dịch vụ Trung bình 63.99 15.91 20.09 57.13 18.72 22.95 Giá trị nhỏ nhất 28.22 6.30 10.13 19.40 9.35 5.89 Giá trị lớn nhất 83.57 31.82 39.97 78.75 38.15 42.45 Độ lệch chuẩn 20.90 9.89 11.11 21.69 10.75 12.52 Hệ số biến thiên 0.33 0.62 0.55 0.38 0.57 0.55 Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố Bảng 5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Đơn vị tính: % Năm 2002 Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp trung học cơ sở Tốt nghiệp trung học phổ thông Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp trung học cơ sở Tốt nghiệp trung học phổ thông Trung bình 2.73 17.22 37.22 24.34 18.49 2.80 14.59 33.38 26.48 22.74 Nhỏ nhất 0.37 8.64 24.34 16.84 12.05 0.77 6.28 22.44 21.68 16.79 Lớn nhất 4.11 20.63 41.85 29.03 37.63 4.84 17.54 37.90 29.55 41.06 Độ lệch chuẩn 1.61 4.50 6.56 4.19 9.80 1.58 4.26 5.72 3.11 9.33 HS biến thiên 0.59 0.26 0.18 0.17 0.53 0.56 0.29 0.17 0.12 0.41 Cả nước 3.74 15.80 31.71 30.46 18.29 4.04 13.09 29.08 32.57 21.23 Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố 2005 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 137 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ chuyển dịch khá chậm, tỷ trọng lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và lao động có chuyên môn nghiệp vụ vẫn ở mức thấp (Bảng 5 và 6). Quá trình chuyển dịch lao động giữa các tỉnh còn thấp, lực lượng lao động chủ yếu là lao động tại địa phương. Chẳng hạn, Đà Nẵng là thành phố có trình độ lao động cao nhất thì tỷ trọng lao động có chuyên môn nghiệp vụ chiếm khoảng 31% lực lượng lao động (trong đó trình độ cao đẳng-đại học chỉ chiếm 8,5%, tỷ số sinh viên cao đẳng-đại học trên 1000 dân là 10); Đây không chỉ là một trở lực lớn đối với quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa của VKTTĐMT mà còn trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và nguồn đầu tư từ các vùng khác. Bảng 6. Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghiệp vụ 2 Năm Đơn vị tính: % 2002 2005 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Sơ cấp/học nghề trở lên Công nhân kỹ thuật có bằng trở lên Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Sơ cấp/học nghề trở lên Công nhân kỹ thuật có bằng trở lên Trung bình 68.82 19.40 11.78 67.10 16.20 16.70 Nhỏ nhất 45.97 13.34 6.35 50.64 8.68 9.94 Lớn nhất 80.31 29.73 24.29 81.38 20.64 31.10 Độ lệch chuẩn 12.68 5.89 6.82 9.77 4.25 7.74 HS biến thiên 0.18 0.30 0.58 0.15 0.26 0.46 Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố Năng suất lao động của vùng đã có sự cải thiện đáng kể, nhanh nhất là trong ngành Công nghiệp -Xây dựng (từ 11941 nghìn đồng/lao động năm 2000 lên 18306 nghìn đồng/lao động năm 2005, với tốc độ tăng bình quân khoảng 9%/năm); Tuy nhiên, chênh lệnh về năng suất lao động là khá lớn, trong ngành Công nghiệp -Xây dựng (Năng suất lao động trong ngành Công nghiệp- Xây dựng của Đà Nẵng so với Thừa Thiên-Huế là 2,54 lần năm 2000 và 2,36 lần năm 2005) và đặc biệt là trong ngành dịch vụ (Năng suất lao động trong ngành dịch vụ của Đà Nẵng so với Thừa Thiên -Huế là 1,78 lần năm 2000 và 3,10 lần năm 2005). 2.4. Vốn đầu tư Quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư giữa các tỉnh là cao và liên tục. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP bình quân tăng từ 42% năm 2000 lên 56% năm 2006, trong đó mức độ tăng nhanh nhất là tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 đạt mức 115%, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng: cảng biển, khu công nghiệp và giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nếu không tính đến tỉnh Quảng Ngãi do đầu tư vào Khu công nghiệp Dung Quất, h ệ số 2 Lao động có việc làm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 138 ICOR bình quân của vùng biến động trong khoảng từ 2 -3, cho thấy cơ cấu đầu tư theo ngành giữa các tỉnh có sự tương đồng khá lớn và tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng lao động (Bảng 7). Nguồn vốn FDI của toàn vùng chủ yếu chảy vào các thành phố, tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội, vị trí địa lý thuận lợi như Đà Nẵng, Quảng Ngãi 3 Bảng 7. Hệ số ICOR ; mặt khác, quy mô còn khá nhỏ và tăng trưởng chưa ổn định. Đặc điểm này cho thấy khả năng liên kết giữa các tỉnh trong đầu tư nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng liên tỉnh còn hạn chế, sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách về giá thuê đất, thuế, tiêu chuẩn môi trường…giữa các tỉnh chưa được tính toán một cách thận trọng. 4 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Trung bình 2001-2005 Thừa Thiên - Huế 3.32 4.29 3.02 2.45 2.61 3.14 Đà Nẵng 2.66 2.54 2.11 3.10 3.36 2.75 Quảng Nam 3.73 2.66 2.19 1.72 2.25 2.51 Quảng Ngãi 3.42 5.20 3.30 2.90 4.58 3.88 Bình Định 2.44 3.60 1.57 1.57 2.20 2.28 Nguồn: Tác giả tính toán từ các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố 2.5. Liên kết vùng Với vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ hướng ra biến cùng với tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển nhanh: Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất ( Quảng Ngãi) khu kinh tế Chân Mây (Thừa Thiên-Huế), khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) cùng với hành lang kinh tế Đông- Tây; Kết cấu hạ tầng được đầu tư mở rộng góp phần thúc đẩy khả năng kết nối giữa các vùng, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát được đầu tư phục hồi và nâng cấp; cùng với việc hình thành các trung tâm và chuỗi du lịch -dịch vụ với Con đường di sản văn hóa thế giới (Huế-Hội An-Mỹ Sơn), VKTTĐMT từng bước trở thành hạt nhân, trung tâm phát triển của toàn vùng Miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời phát triển của các trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng thương mại, dịch vụ và giao dịch, trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Để xem xét mức độ liên kết giữa các tỉnh và những tác động từ liên kết, bằng các hồi qui giữa tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các tỉnh (biến phụ thuộc) với tăng trưởng GDP 3 Quảng Ngãi là tỉnh có vốn đăng k‎ý và vốn thực hiện cao nhất là do tác động của dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, nếu không tính dự án này thì Quảng Ngãi chỉ thu hút được 43 triệu USD 4 t1t t YY I Y K ICOR − = ∆ ∆ = + Trong đó: I: tổng đầu tư, Y: GDP TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 139 bình quân đầu người của Đà Nẵng (biến giải thích ), cho thấy có sự liên kết kinh tế ở phạm vi tổng thể giữa các tỉnh, mặc dù mức độ liên kết còn thấp (Bảng 8). Bảng 8. Kết quả hồi qui tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của các tỉnh với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Đà Nẵng giai đoạn 1996-2006 Thừa Thiên-Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Hệ số hồi qui 0.48 0.66 0.57 0.58 Thống kê t 1.15 2.04 1.81 1.78 3. Kết luận Thứ nhất, do đặc điểm phát triển kinh tế của vùng, liên kết kinh tế giữa các tỉnh của VKTTĐMT khá thấp và chưa tạo được động lực để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp của vùng, chưa góp phần vào việc khai thác các nguồn lực và lợi thế của vùng. Vì vậy, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng là chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng và của cả vùng nói chung. Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức liên kết là chiến lược phù hợp, song hình thức liên kết theo chiều ngang là phù hợp trong giai đoạn 10 năm tới, các doanh nghiệp ở các tỉnh khác nhau cần thực hiện quá trình chuyên môn hóa với tốc độ cao hơn trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Nâng cao mức độ liên kết trong công nghiệp xuất khẩu (giữa vùng chuyên môn hóa nguyên liệu và vùng chuyên môn hóa chế biến sản phẩm). Sau đó, chuyển sang liên kết dọc cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng mức độ tập trung của các doanh nghiệp công nghiệp. Thứ ba, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam ngày càng sâu với thị trường thế giới, các doanh nghiệp quyết định dựa vào tín hiệu của thị trường đối với đầu vào và đầu ra, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nguồn thông tin thị trường mà các doanh nghiệp tiếp cận được. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Chính quyền các tỉnh bằng các thể chế liên kết kinh tế minh bạch (nghị định, hiệp định, hợp đồng, các kích thích kinh tế…), giảm thiểu các rào cản thâm nhập thị trường tạo môi trường thuận lợi nhằm đẩy mạnh khả năng liên kết hiệu quả và bền vững giữa các doanh nghiệp trong vùng. Thứ tư, nâng cao mức độ liên kết giữa các tỉnh trong đầu tư nhằm cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng liên tỉnh (đường bộ-đường thủy-hàng không, trong đó hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng) mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; Thứ năm, hình thành các trung tâm và chuỗi du lịch -dịch vụ với Con đường di sản văn hóa thế giới (Huế-Hội An-Mỹ Sơn) nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch-dịch vụ (tăng cường hợp tác đầu tư và quảng bá du lịch, hình thành một mạng lưới không gian du lịch liên vùng…). Thứ sáu, hình thành các trung tâm và chuỗi dịch vụ tài chính với phương thức liên kết hình sao bằng việc đẩy mạnh sự phát triển Sở giao dịch chứng khoán Đà Nẵng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009 140 Thứ bảy, tăng cường chuyên môn hóa và nâng cao mức độ liên kết đào tạo giữa các tỉnh nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp bằng việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu trọng điểm về khoa học công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và năm 2020. [2] Lê Xuân Bá, “Về vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, [3] Cục thống kê các tỉnh và thành phố Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. 2003. . học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thực tiễn của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho thấy các đặc điểm: cơ cấu kinh tế của các tỉnh khá tương đồng và mức độ liên kết kinh tế của vùng. 3. Kết luận Thứ nhất, do đặc điểm phát triển kinh tế của vùng, liên kết kinh tế giữa các tỉnh của VKTTĐMT khá thấp và chưa tạo được động lực để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp của vùng, . ngành, liên kết vùng lãnh thổ và liên kết quốc tế) ; các doanh nghiệp lên kết bằng liên kết thị trường và liên kết sản xuất. quát, liên kết kinh tế là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ

Ngày đăng: 22/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Liên kết kinh tế

  • Đặc điểm kinh tế và liên kết kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

    • Tăng trưởng kinh tế

    • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung

    • Chuyển dịch cơ cấu lao động

    • Vốn đầu tư

    • Liên kết vùng

    • Kết luận

      • Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và năm 2020.

      • 13TLê Xuân Bá, “13T15TVề vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, 13T15T2003.

      • Cục thống kê các tỉnh và thành phố Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan