Báo cáo nghiên cứu khoa học: "PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP PHỤ TRỢ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ" ppsx

7 548 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP PHỤ TRỢ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ" ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP PHỤ TRỢ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ DEVELOPING SERVICES TYPES AND SUPPORTING ENTERPRISES TO INCREASE ATTRACTION AND EFFECTIVENESS OF THE FDI USE IN SOUTHERN CENTRAL COAST OF VIETNAM TRƯƠNG BÁ THANH Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là vốn FDI có vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta nói chung và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng. Để góp phần thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này vào sự phát triển kinh tế của khu vực, bài viết này, tập trung đánh giá tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài với sự phát triển kinh tế ở các tỉnh này; tình hình phát triển các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp phụ trợ và ảnh hưởng từ sự phát triển này đối với thu hút và hiệu quả sử dụng FDI, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu này. ABSTRACT Foreign capital, especially FDI, plays extremely important roles in the development of our country in general and provinces in Southern Central Coast of Vietnam in particular. As a contribution to increasing the attraction and efficiency in using FDI for economic development, this research paper focuses on evaluating FDI in the economic development, services development, supporting enterprises and their effects on the attraction and effectiveness of using FDI. On this basis, we suggest some key solutions to get the intended aims. 1. Sự phát triển của kinh tế khu vục Duyên hải Nam Trung bộ Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) bao gồm Thành phố Đà Nẵng và 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, có vị trí địa lý nằm dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam với chiều dài bờ biển khoảng hơn 700 km. Chính vị trí địa lý đặc biệt này làm mang đến cho khu vực này những tiềm năng kinh tế biển to lớn như du lịch sinh thái, nuôi trồng khai thác thủy sản, cảng biển Ở đây còn là nơi có 2 di sản văn hóa của thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, lại ở sát ngay di sản cố đô Huế của Việt Nam. Với diện tích 33069 km 2 , dân số 7,05 triệu người (2005) và với mật độ dân số 213 người / km 2 , bằng 85% mức trung bình của cả nước (1) , nguồn nhân lực ở khu vực này có tỷ lệ biết chữ là 93.67% thứ 3 sau Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học cao đẳng là 3.58% chỉ sau khu vực Đồng bằng sông Hồng là 5.26% Lao động đã qua đào tạo chuyên môn ở khu vực này là 32%. Đáng chú ý là mức đầu tư vào phát triển vốn con người của khu vực này là rất cao, bình quân mỗi năm người dân ở đây chi cho giáo dục là 642 ngàn đồng/người (2) . Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP- giá so sánh 1994 (tỷ đổng) 18409.3 20043.5 22151.4 24575.5 27324.7 30730 -% tăng trưởng 8.9 10.5 10.9 11.2 12.5 -GDP/ng (Tr. đ) 2.78 3.00 3.26 3.56 3.92 4.36 Cơ cấu ngành (%) -NN, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp 33.5 31.9 30.6 29.1 27.7 24.9 -Công nghiệp và Xây dựng 28.1 29.3 30.2 31.9 33.5 35.7 -Dịch Vụ 38.4 38.9 39.2 39.0 38.9 39.4 (Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung bộ từ www.chinhphu.vn) Trong thời kỳ 2000-2005, nhịp độ phát triển kinh tế trung bình của các tỉnh trong khu vực được duy trì với tốc độ 10.8%. Nếu năm 2000 GDP đầu người bình quân của khu vực là 2.7 triệu đồng (giá năm 1994) thì năm 2005 đã đạt 4.36 triệu đồng (giá 1994), nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nếu năm 2000 tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP là 33.5% thì năm 2005 chỉ còn chiếm 24.9%, giảm 8.6% tuy nhiên mức này vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước là 20.9%. Cũng trong thời kỳ đó tỷ trọng của công nghiệp là 28.1% và 35.7%, còn dịch vụ là 38.4% và 39.4% (3) . Lực lượng lao động chiếm 52% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 71.5% trong khi tỷ lệ này của cả nước là 57%, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn là 77.81 % (4) (như vậy nếu quy đổi sẽ có khoảng hơn nửa triệu người lao động ở nông thôn thiếu việc làm). Rõ ràng cơ cấu ngành kinh tế của khu vực so với cơ cấu của cả nước vẫn còn lạc hậu hơn đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và mạnh mẽ hơn. Vai trò của các nhân tố tăng trưởng đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh này rất lớn, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng của vốn K, lao động L và các nhân tố năng suất tổng hợp TFP lần lựợt là 41.5%, 34.5% và 24.2% (5) . Mức đóng góp của các nhân tố này của cả nước trong giai đoạn 1998-2003 lần lượt là 57.1%, 20.6% và 22.2% (5) . Có sự khác biệt về vai trò của các nhân tố tăng trưởng, ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ lao động có vai trò lớn hơn, vốn có vai trò không lớn bằng so với cả nước, yếu tố TFP cao hơn một chút, để phát triển cần cả hai yêu tố là vốn, và tập trung vào tăng được tỷ trọng của TFP. Sự phát triển kinh tế của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ đòi phải thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ hơn theo hướng công nghiệp hóa và hội nhập. Trong việc chuyển dịch cơ cấu thì cần lựa chọn phát triển những lĩnh vực nào cho phép khai thác tiềm năng và tạo ra sự thay đổi về chất cho sự phát triển. 2. Tình hình đầu tư nước ngoài và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài Tính từ thời điểm năm 1988 đến 31/ 12/2005 tổng số dự án đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào các tỉnh trong khu vực còn có hiệu lực là 233 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1.445 tỷ USD bằng 5.6% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bình quân số vốn đầu tư cho một dự án là 6.2 triệu USD. Tỷ lệ số vốn thực hiện so với số vốn đăng ký là 43.4%. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài với các dự án còn có hiệu lực và thực hiện tại các địa phương trong bảng dưới đây. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2005 (7) (Tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Địa phương Số dự án TVĐT (USD) Vốn pháp định (USD) Vốn đầu tư thực hiện (USD) % Thực hiện/TVĐT Đà Nẵng 75 482854835 219525635 164248424 34.0 Khánh Hòa 62 401736082 147834878 305043261 75.9 Phú Yên 34 247906313 118118655 68142280 27.5 Quảng Nam 37 235155071 104637233 56952413 24.2 Bình Định 16 39212000 20767000 20805000 53.1 Quảng Ngãi 9 38463689 17430000 12816032 33.3 Tổng số 233 1.445.327.990 628.313.401 628.007.410 43.4 Trong khu vực tổng số vốn và dự án xếp theo thứ tự Thành phố Đà Nẵng dẫn đầu và cuối cùng là tỉnh Quảng Ngãi, số các dự án và số vốn phân bố chủ yếu ở Đà Nẵng và Khánh Hòa. Cho dù Quảng Nam và Quảng Ngãi có 2 khu kinh tế được chính phủ ưu đãi nhiều nhưng số vốn của dự án có hiệu lực không nhiều. Tỷ trọng vốn đăng ký và thực hiện chỉ là 43.4% so với mức thực hiện của cả nước là 54.8%. Điều đó chứng tỏ tiến độ đầu tư của các nhà đầu tư rất chậm. Lựa chọn của các nhà đầu tư phần lớn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 64.4% tổng số vốn đầu tư vào khu vực, trong khi chỉ có 19.2% đầu tư vào nông nghiệp và 16.4% đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (6) . Việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ là không nhiều, phần này sẽ được xem xét ở dưới. Có lẽ chính những hạn chế bởi việc chưa mở cửa thị trường dịch vụ đã giới hạn dòng vốn vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng cơ cấu này sẽ thay đổi lớn trong những năm tới khi chúng ta mở cửa thị trường dịch vụ theo tiến trình gia nhập WTO. Hiệu quả sử dụng đầu tư nước ngoài với nền kinh tế các tỉnh DHNTB Vốn FDI có ảnh hưởng lớn tới GDP ở các tỉnh này. Thông qua mối quan hệ giữa GDP/ng và số vốn FDI thực hiện/ng qua đồ thị dưới cho thấy Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa có bình quân FDI/ ng cao nên GDP/người cũng cao, nhưng nếu so với Đồng Nai và Hà nội thì kém hơn. Điều đó có nghĩa là FDI đóng góp đáng kể vào việc nâng cao thu nhập bình quân. Với hệ số co dãn giữa GDP/ng và FDI/ng của khu vực Duyên hải Nam Trung bộ là 0.0157, thì 10% tăng lên vốn FDI thực hiện sẽ làm GDP/ng tăng 1.57%. Hình 1 Mối quan hệ giữa GDP/ng và vồn FDI/ng Hà Nội Đồng nai Quảng Ngãi Bình Định Quảng Nam Phú Yên Khánh Hòa Đà Nẵng Khu vực 0 2 4 6 8 10 12 0 500 1000 1500 2000 Vôn FDI/ng (USD/ng) GDP/ng (Tr.đ) (Nguồn: xử lý từ số liệu Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.mpi.gov.vn và Tổng hợp số liệu thống kê của các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ từ www.chinhphu.vn) Với việc đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tới 64.4% như phần trên nói tới đã thúc đẩy quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đây. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao kinh ngạch xuất khẩu cho các tỉnh trong khu vực này bắt đầu từ năm 1995 khi làn sóng đầu tư tràn vào nước ta trong đó có khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Giai đoạn 1995-2005 tỷ lệ Giá trị xuất khẩu/giá trị vốn FDI thực hiện là 0.68 thì tỷ lệ này với khu vực dầu tư trong nước chỉ là 0.451. Năm 1995 1 USD vốn thực hiện tạo ra 0,18 USD giá trị hàng hóa xuất khẩu thì năm 2003 con số này là 2.86USD (8). y = 0.0157x + 3.1599 R 2 = 0.7261 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp một cách đáng kể vào nguồn thu ngân sách của các địa phương, giai đoạn 1995-2005, cứ 1 USD vốn đầu tư thực hiện ngân sách thu được 0.168USD thấp hơn mức thu được từ khu vực đầu tư trong nước là 0,35 USD (8) . Do những ưu đãi trong chính sách thuế là nguyên nhân, nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của khu vực này. Tác động tích cực nhất từ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp ngoài là đã tạo ra một lượng việc làm lớn cho lao động. Giai đoạn 1995-2005, các doanh nghiệp FDI đã thu hút 23.5 ngàn lao động, tốc độ bình quân là 15.7% năm. Nhưng hệ số chỗ làm/1000 USD của khu vực này là 0,26 của khu vực trong nước là 4.3 (8) . Nguyên nhân là công nghệ của các doanh nghiệp FDI cao hơn, khả năng quản trị tốt hơn nên tiết kiệm lao động hơn. Tình hình đầu tư vào khu vực trong những năm qua nhìn chung cỏn hạn chế cả về số dự án cũng như quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI còn thấp thể hiện qua tỷ lệ vốn thực hiện còn thấp, sự ảnh hưởng của nó với các doanh nghiệp trong nước chưa nhiều. Nguyên nhân là các điều kiện môi trường kinh doanh chưa thuận lợi như hệ thống hoạt động dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, các DNPT còn quá ít 3. Mối quan hệ giữa sự phát triển của các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp phụ trợ và việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở DHMT Với hoạt động dịch vụ Sự phát triển hoạt động dịch vụ trước hết thể hiện qua số lượng các sản phẩm dịch vụ tăng nhanh từ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, thương mại, tư vấn tới văn hóa, giáo dục y tế Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng nhanh và đa dạng về hình thức sở hữu. Chẳng hạn chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều có chi nhánh tại khu vực này. Hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng trung bình 11.1% trong giai đoạn 2000-2005, nó đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, mỗi % tăng trưởng dịch vụ đóng góp tới gần 40% và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (9) . Phát triển các loại hình dịch vụ tác động mạnh tới việc thu hút và thúc đẩy các các nhà đầu tư tăng nhanh lượng vốn thực hiện. Trên đồ thị 2 cho thấy những nơi có mức giá trị dịch vụ trên đầu người cao sẽ có mức vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cao hơn. Khi giá trị dịch vụ trên đầu người tăng 1 triệu thì vốn FDI thực hiên/ng tăng 105 USD. Hình 2 Mối quan hệ giữa FDI/ng và giá trị dịch vụ/ng Quảng Ngãi Bình Định Quảng Nam Phú Yên Khánh Hòa Đà Nẵng Khu vực y = 105.03x - 117.73 R 2 = 0.7549 -50 0 50 100 150 200 250 300 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Giá trị dịch vụ/ng (tr.đ/ng) FDI/ng (USD/ng) (Nguồn: Xử lý từ số liệu Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.mpi.gov.vn và Tổng hợp số liệu thống kê của các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung bộ từ www.chinhphu.vn) Cho dù khu vực có nguồn nhân lực lớn, có trình độ học vấn khá nhưng các nhà đầu tư cũng thường phải đối mặt với khó khăn thiếu nhân lực hay phải tự tổ chức đào tạo vì các cơ sở đào tạo chưa đào tạo những ngành nghề mà doanh nghiệp cần, dịch vụ cung cấp nhân sự cao cấp chưa phát triển trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải đặt hàng với cơ sở dịch vụ này ở Tp HCM. Dịch vụ nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp cũng thiếu và kém chất lượng, hầu như các khu công nghiệp đầu không bố trí đất đai để xây dựng chung cư cho công nhân nên 100% lao động phải tự lo thuê nhà ở trong các khu dân cư với điều kiện sống rất kém. Ngoài ra, hệ thống dịch vụ ở đây vẫn mang tính tự phát của từng địa phương, thiếu đi sự phối hợp trong một chiến lược và quy hoạch chung. Với các doanh nghiệp phụ trợ Doanh nghiệp phụ trợ (DNPT) là khái niệm chỉ toàn bộ những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn. Sản phẩm DNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp phụ trợ ngoài việc tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, mà doanh nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng (broadening) vừa thâm sâu (deepning). Khi sự phát triển của DNPT kém sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Sự phát triển của DNPT ảnh hưởng tới thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Tỷ lệ của chi phí với sản phẩm của DNPT của ta cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng DNPT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng không phải là CNPT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiều trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác (kể cả công ty nước ngoài và công ty bản xứ) đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ. Do đó, có sự quan hệ hỗ tương giữa FDI và công nghiệp phụ trợ. Trong thực tế, doanh nghiệp phụ trợ của chúng ta hiện nay quá yếu và còn trong giai đoạn sơ khai. Cho đến nay doanh nghiệp phụ trợ là doanh nghiệp nhà nước, họ sản xuất, phần lớn cung cấp những sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, vì quản lý kém,…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Một bộ phận khác, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể sản xuất và cung cấp những sản phẩm công nghiệp phụ trợ cấp thấp, do họ gặp khó khăn về vốn và công nghệ. Chẳng hạn các doanh nghiệp dệt và may ở Thành phố Đà Nẵng 80% nguyên liệu cho sản xuất là nhập khẩu, 20% còn lại do doanh nghiệp trong nứoc cung cấp nhưng trong đó tỷ lệ do danh nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chỉ khoảng 5-6% (10) . Đối với các doanh nghiệp có vốn FDI với yêu cầu chất lượng sản phẩm, do tình hình hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nội địa hiện tại, cho dù các doanh nghiệp này tuy rất muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất nhưng ít tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy. Chẳng hạn, hãng Honda đã điều tra hàng trăm doanh nghiệp nội địa (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) sản xuất công nghiệp phụ trợ trong ngành xe máy, nhưng đến năm 2003 cũng chỉ chọn ra được 13 công ty có khả năng cung cấp công nghiệp phụ trợ đủ tiêu chuẩn về chất lượng. 4. Giải pháp phát triển 4.1. Các giải phát chung Trước hết, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ cần phải thống nhất với nhau một chiến lược và quy hoạch chung về phát triển các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp phụ trợ chung cho cả khu vực trên cơ sở có sự phân công hợp tác chặt chẽ và căn cứ vào những lợi thế của mỗi địa phương. Trên cơ sở đó, mỗi địa phương cũng cần tiến hành điều chỉnh chiến lược và quy hoạch riêng của mình cho phù hợp. Cần thành lập một cơ quan giám sát việc thực hiện, bảo đảm cho những định hướng và mục tiêu chung không bị phá vỡ. Thứ hai, cùng với quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý của cả nước thì các địa phương trong khu vực cũng cần hoàn thiện và đơn giản hóa các quy định mang tính pháp lý của riêng mình, và cần có sự thống nhất chung trong khu vực những quy định có thể để có thể tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng chung. Thứ ba, cần phải có sự cải thiện về cơ sở hạ tầng của mỗi địa phương và khu vực. Cần hoàn thiện những cơ sở hiện có trên cơ sở đó cải thiện chất lượng dịch vụ để có thể tập trung sử dụng những cơ sở đã có như cảng biển, sân bay Cần tận dụng sự đầu tư từ trung ương nhưng các địa phương cũng cần phải thống nhất với nhau để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả này và phối hợp với nhau trong việc xây dựng hạ tầng để bảo đảm tính đồng bộ và khai thác có hiệu quả chẳng hạn tuyến đường ven biển từ Sơn Trà, Đà Nẵng tới Hội An. Và kéo dài thành tuyến đường chạy dọc bờ biển Duyên hải Nam Trung bộ. Thứ tư, phát triển hệ thống cung ứng điện theo kịp tốc độ tăng trưởng và quy mô của các nhà đầu tư theo hướng đa dạng hoá sản xuất điện và nâng cao chất lượng điện. Thứ năm, có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn trong đó chìa khoá chính là đội ngũ nhân lực IT, phần mềm, nhân viên khách sạn nhà hàng hướng dẫn viên du lịch, công nhân kỹ thuật và các nhà quản trị Thứ sáu, kêu gọi FDI đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành CNPT và dịch vụ. Cụ thể nên chỉ định một số khu công nghiệp và khu vực có điều kiện để ưu tiên giải quyết ngay và triệt để các mặt về hạ tầng, về thủ tục hành chính, về cung cấp nguồn nhân lực cần thiết, v.v… và đặt ra các đội chuyên trách thường xuyên theo dõi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài để phát hiện ngay các vướng mắc và giải quyết ngay. Thứ bảy, lập chế độ thưởng đặc biệt cho những doanh nghiệp (kể cả nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có thành tích cao về xuất khẩu các mặt hàng thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ (kể cả thành tích cung cấp cho các công ty nước ngoài đang đầu tư ở Việt nam sản xuất cho xuất khẩu), các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. 4.2. Với doanh nghiệp phụ trợ Một là, các địa phương cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp nhà nước vừa nói. Hiện nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nước đang phát triển. Các địa phương có thể tận dụng nguồn lực quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các DNPT. Thứ hai, các địa phương cũng có thể lựa chọn tập trung phát triển các doanh nghiệp phụ trợ làm vệ tinh phục vụ cho các doanh nghiệp FDI. Quá trình thực hiện phải gắn liền với quá trình xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài và phân công lao động theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Thứ ba, đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v…). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3-4 năm). Thứ tư, tận dụng có hiệu quả chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ từ một số nước phát triển, đặc biệt là Nhật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Các tỉnh cần đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có từ các doanh nghiệp phụ trợ của mình, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước. 4.3. Với lĩnh vực dịch vụ Trước hết, cần phát triển những lĩnh vực dịch vụ mà khu vực có ưu thế trên cơ sở quy hoạch chung gắn với sự phân công và hợp tác, khuyến khích phát triển dịch vụ cao cấp. Những lĩnh vực ưu tiên là dịch vụ du lịch, cảng biển, vận tải biển, các dịch vụ liên quan, giáo dục, các khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, y tế, khu công nghệ cao Việc lựa chọn đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, biệt thự cao cấp và sân gôn của Vinacapital với số vối 320 triệu USD (11) vào Đà Nẵng vào những ngày cuối năm 2006 là bằng chứng. Thứ hai, hình thành và phát triển những lĩnh vực dịch vụ còn thiếu mà nhà đầu tư cần như vận tải hành khách công cộng, dịch vụ tư vấn về phát luật và kiểm toán, dịch vụ nghiên cứu và phân tích thông tin thị trường… Thứ ba, liên kết chặt chẽ trong việc tiếp thị quảng bá để xây dựng những thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, chẳng hạn thương hiệu “Bãi biển mặt trời mọc” của tất cả các tỉnh trong khu vực. Thứ ba, liên kết chặt chẽ với nhau trong việc khai thác các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, từ đó kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách. 5. Kết luận Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, khu vực các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ muốn có sự phát triển bền vững phải thực hiện chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ theo hướng phát triển dịch vụ và các doanh nghiệp phụ trợ. Sự phát triển này còn tạo ra những điều kiện tốt để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI vào khu vực, đây là nguồn lực đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội ở đây. Với điều kiện của mình khu vực Duyên hải Nam Trung bộ nên phát triển các lọai hình dịch vụ mà mình có lợi thế và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh, hình thành các cụm dịch vụ trên cơ sở có phân công và hợp tác giữa các địa phương và chú trọng phát triển dịch vụ cao cấp. Với các doanh nghiệp phụ trợ trước tiên cần củng cố và kiện toàn các doanh nghiệp phụ trợ nhà nước, tạo thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp dân doanh. Phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ nhằm tạo ra những sản phẩm phụ trợ chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI. Để phát triển dịch vụ và các doanh nghiệp phụ trợ điều quan trọng là cần phải có sự thống nhất hoạt động của tất cả các địa phương trong khu vực từ quy hoạch tổng thể tới phân công hợp tác phát triển, đồng thời không ngừng hoàn thiện môi trường kinh doanh và sơ sở hạ tầng, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cùng với những hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Niên giám thống kê Việt Nam 2005, NXB Thống kê năm 2006. [2] Điều tra mức sống hộ gia đình 2002, Tổng cục Thống kê, Website: www.gso.gov.vn [3] Tổng hợp số liệu thống kê của các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung bộ từ www.chinhphu.vn [4] Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2005, NXB Lao động Xã hội 2006. [5] Tổng cục thống kê 2003. [6] Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.mpi.gov.vn Thống kê. [7] Tổng hợp số liệu thống kê của các tỉnh thành Duyên hải Nam Trung bộ từ www.chinhphu.vn [8] Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng. [9] http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=76659&CatId=26. . PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP PHỤ TRỢ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ DEVELOPING SERVICES. về chất cho sự phát triển. 2. Tình hình đầu tư nước ngoài và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài Tính từ thời. vốn đầu tư nước ngoài với sự phát triển kinh tế ở các tỉnh này; tình hình phát triển các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp phụ trợ và ảnh hưởng từ sự phát triển này đối với thu hút và hiệu quả

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan