BÀI THỰC TẬP NGOÀI ĐỒNG MÔN CÂY CA CAO pptx

7 376 1
BÀI THỰC TẬP NGOÀI ĐỒNG MÔN CÂY CA CAO pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THỰC TẬP NGOÀI ĐỒNG MÔN CÂY CA CAO Địa điểm thực tập: huyện Krông Ana NGÀY 13 - 11 – 2008 1. Mô tả thân cây ca cao: Nhận dạng cây thực sinh và cây ghép: Ca cao có 2 vật liệu trồng chủ yếu là cây thực sinh và cây ghép a. Cây thực sinh: Đây là cây được trồng từ hạt. Thân cây: - Phân cành cao > 1m (Khoảng từ 1,2 m – 1,4m) tùy giống và điều kiện chăm sóc, đặc biệt là che bóng (Nếu cây che bóng không đầy đủ thì phân cành thấp và ngược lại nếu có cây che bóng đầy đủ thì phân cành cao). Việc phân cành của cây ca cao có ảnh hưởng đến năng suất cây ca cao. Nếu phân cành ở vị trí càng cao thì cho năng suất cao hơn. Vì vậy trong trồng trọt và chăm sóc cây ca cao cần chú ý các điều kiện ảnh hưởng đến việc phân cành của cây. - Hiện nay ở vườn người ta có trồng giống lai F1. Các cây lai này được nhập từ trường Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Bố mẹ chúng có nguồn gốc từ Malaysia. - Thân của cây thực sinh có đặc điểm là từ đỉnh thân chính phân hoá thành 5 cành (Bàn tay 5 ngón). Bàn tay xòe ngang hay vươn thẳng đứng là do mật độ trồng của cây. - Trái cây ca cao thực sinh mọc trên trục thân chính. b. Cây ghép: Đây là cây được tạo ra từ phương pháp ghép. Thân cây: - Cây nhỏ, dạng bụi, phân cành thấp. Cây ca cao ghép có thể một thân chính hay nhiều thân và hướng thân cao cho năng suất cao. Cây ca cao ghép có một thân hay nhiều thân là phụ thuộc vào kỹ thuật tỉa hình tạo tán. - Thân cây ca cao ghép có đặc điểm là dù có một thân thì cũng không có xòe bàn tay 5 ngón mà phân cành theo cấp. - Trái cây ca cao ghép mọc trên cành chính. 2. Mô tả lá cây ca cao: Phiến lá hình mũi mác, gân lông chim, lá mọc cách. Biểu bì phủ lớp cutin dày. Lá ngoài sáng nhỏ, dày. Lá trong rợp tế bào biểu bì lớn, ít khí khổng. Khí khổng chủ yếu ở mặt dưới lá. Lá non: có thể màu xanh nhạt, hồng tím, tím sẫm tuỳ giống khác nhau.Tư thế lá rũ. Lá trưởng thành: Màu xanh sẫm, dài, xiên. Lá có kích thước lơn nhỏ là tùy. Có thể dài 50cm, rộng 17- 20 cm. Lá già: giòn, chuyển sang màu vàng. Cuống lá: + Trên thân: Dài 7- 9 cm. + Trên cành: Dài 2 - 3 cm. 3. Nhận diện một số dòng ca cao BẢNG NHẬN DIỆN MỘT SỐ DÒNG CA CAO Dòng Chỉ tiêu Dòng TD1 Dòng TD2 Dòng TD3 Dòng TD5 Dòng TD6 Hình dạng quả Quả dài, to Quả dài, to Quả nhỏ hơn DT6 Quả hình bầu dục Quả dài, to Độ sâu rãnh quả Rãnh sâu Rãnh sâu Rãnh cạn Rãnh cạn Rãnh cạn Độ dài cuống quả Cuống ngắn Cuống ngắn Cuống ngắn Cuống ngắn hơn DT6 Cuống dài Màu quả khi non Màu xanh sáng Màu xanh sáng Màu tím đậm Màu tím nhạt Màu tím hồng Màu quả khi chín Màu vàng nhạt Màu xanh vàng Màu vàng Màu vàng Màu vàng Vỏ quả Sần sùi Sần sùi Sần sùi Hơi nhẵn Sần sùi Đầu quả Nhọn Tù Nhọn Nhọn tù Màu hoa Trắng phớt hồng Trắng Trắng phớt hồng Trắng Trắng phớt hồng 4. Quy trình sản xuất ca cao thực tế: - Chuẩn bị đất: cày bừa, rà rễ,… - Trồng cây che bóng: gồm cây che bóng cố định hoặc cây che bóng tạm thời. - Trồng: + Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa. + Khoảng cách trồng: 3x3m. + Đào hố trồng: 40x40x40cm. + Bón phân lót: mỗi hố khoảng 5-10kg phân hữu cơ hoai, xử lý thuốc chống mối trước khi trồng để hạn chế mối cắn phá cây con. + Trồng cây con: chọn những cây đủ tiêu chuẩn, đặt vào hố, xé túi bầu nhẹ nhàng rồi lấp đất quanh bầu. Trồng âm sâu 10cm. + Trồng dặm: phát hiện có cây chết cần trồng dặm ngay. - Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha/1năm + Ure : 250kg + SA : 300kg + Lân : 500kg + KCl : 400kg Lượng phân trên được chia làm 2 đợt bón trong năm vào tháng 5 và tháng 7. - Tưới nước, làm cỏ: + Tưới đủ nước khi cây còn nhỏ đặc biệt là trong mùa khô. Khi cây lớn đang cho thu hoạch thì yêu cầu nước của cây là không nhiều, nhưng trong mùa khô nếu được tưới cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. + Tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. + Khi cây còn nhỏ làm cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng tốt, cây trưởng thành giao tán cỏ dại ít phát triển. - Tỉa cành tạo tán: Nhằm giúp cây phát triển cân đối, vườn cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh, dễ chăm sóc và thu hoạch góp phần nâng cao năng suất. Năm 2, 3 tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây. Để một thân chính. Chú ý tỉa cành tăm, những cành dưới 1m phải tỉa đảm bảo cây cân đối, thông thoáng từ đó góp phần kích thích cây ra nhiều hoa, nhiều quả, giảm sâu bệnh. + Đối với cây ca cao thực sinh: chỉ để một thân chính, tỉa bỏ hết các chồi vượt, chỉ để tối đa 2 tầng cành. + Đối với ca cao ghép: có thể giữ lại 2-3 thân chính, không để tán cây quá thấp. Tỉa bỏ các cành thấp ở gần gốc. Trên thân cành phải giữ những vùng đệm hoa không để dạp nát. - Phòng trừ sâu bệnh: Có nhiều loại sâu bệnh hại trên cây ca cao. Sâu: Ở giai đoạn trồng mới có mối phá hại, sâu ăn lá. Ở giai đoạn kinh doanh chủ yếu là bọ xít muỗi phá hại. Chích nhựa trái, chồi non và cành non. Các vết chích bị thâm đen, chích trái non làm trái dị dạng, héo khô, quả lớn dị dạng ,… Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng.Phun thuốc Basa, Diaphos,… Chú ý tỉa thông thoáng… Bệnh: Nhiều loại như nấm hồng, thán thư, khô thân. Chủ yếu là bệnh thối quả do nấm Phitop gây giảm năng suất nhất. Ngoài ra nấm này còn gây hại cả cây thân trái. Phòng trừ: Tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, những trái bệnh phải thu dọn đốt, rải vôi,… Phun thuốc như Alliet, thuốc gốc đồng đỏ, Alticol,… NGÀY 14 – 11 – 2008 THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ CA CAO Thu hoạch: Cách thức thu hoạch: Thu hoạch bằng dao sắc, kéo chuyên dùng,…Tuyệt đối không làm hỏng gối quả gây vết thương nấm bệnh xâm nhập. Không leo trèo vặn cuống, giật cuống. Để riêng theo giống có cùng dạng và cỡ hạt. Thu hoạch dựa vào màu sắc vỏ quả: Xanh – Vàng cam Đỏ - Vàng Tím sẫm – Vàng tím Ta chỉ thu mua quả chín. Giá cả: Mua quả tươi 2000 đ/kg. Còn hạt khô 28.000 – 30.000 đ/kg. Hạt càng to lượng bơ càng nhiều. Tiêu chuẩn 1 lạng = 100 hạt. Sơ chế: Sau khi thu mua quả về ủ 7 - 10 ngày. Ủ dày một lớp 1m tránh nước vào. Sau đó tiến hành bóc tách hạt. Móc hạt chừa cùi lại nếu để cùi thì ảnh hưởng đến tỷ lệ lên men. * Ủ hạt: Trời nắng ủ 5 - 6 ngày. Trời lạnh ủ 7 - 9 ngày. Trong quá trình ủ, nếu ủ 5 – 6 ngày thì cách 1ngày đảo l lần, còn nếu ủ 7 – 9 ngày thì cách 2 ngày đảo 1 lần. Ủ hạt tự nhiên, ủ thùng hoặc ủ đống tùy. * Phơi, sấy: Khi trời nắng phơi khoảng 4 – 5 ngày là khô. Nếu thời tiết xấu thì có thể sấy. Nếu phơi: trong quá trình phơi không để nước vào dễ gây thối nứt hạt, nấm bệnh dễ xâm nhập. Nguyên tắc phơi: Càng nhanh càng tốt. chú ý không phơi dưới nắng gắt vì lượng axit không thoát ra được ảnh hưởng đến chất lượng ca cao. Do đó phải phơi nắng từ từ. Độ ẩm phơi là 7,5 độ trên máy Kett 2. Quá trình sấy: Dùng lò sấy. Sấy bằng hơi nóng, không sấy bằng lò trực tiếp. Nhiệt độ đưa từ từ, không nên đột ngột sẽ gây nứt hạt. Nguyên tắc sấy: Sấy khoảng 30h - 40h. Sấy 3h nghỉ 1h, sấy 1 ngày nghỉ 1 đêm. Lớp sấy dày 20 – 30 cm. Tốc độ sấy thay đổi. Kinh nghiệm phơi sấy: Bóp nếu hạt vỡ vụn là đã khô. Sàng phân loại: Đưa hạt vào một sàng phân loại 4 tầng: + Rác. + Hạt ca cao. + Hạt nhỏ, hạt lép. + Bụi, đất, cát,… Bảo quản: Sau khi sàng phân loại ta đóng bao bảo quản. Bảo quản hạt cách mặt đất 20 cm, hạt được cho vào bao có một lớp nilông ở trong. . BÀI THỰC TẬP NGOÀI ĐỒNG MÔN CÂY CA CAO Địa điểm thực tập: huyện Krông Ana NGÀY 13 - 11 – 2008 1. Mô tả thân cây ca cao: Nhận dạng cây thực sinh và cây ghép: Ca cao có 2 vật liệu. trồng của cây. - Trái cây ca cao thực sinh mọc trên trục thân chính. b. Cây ghép: Đây là cây được tạo ra từ phương pháp ghép. Thân cây: - Cây nhỏ, dạng bụi, phân cành thấp. Cây ca cao ghép có. bóng (Nếu cây che bóng không đầy đủ thì phân cành thấp và ngược lại nếu có cây che bóng đầy đủ thì phân cành cao) . Việc phân cành của cây ca cao có ảnh hưởng đến năng suất cây ca cao. Nếu phân

Ngày đăng: 21/07/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan