Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam

69 1.8K 9
Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện : Lớp : NH & KDTT_B Giáo viên hướng dẫn : ThS. ĐẶNG THỊ THƠI QUY NHƠN, 2014 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước ĐVT Đơn vị tính TMCP Thương mại cổ phần PGD Phòng giao dịch TCTD Tổ chức tín dụng NHTW Ngân hàng Trung ương USD Đồng đô la Mỹ VNĐ Đồng tiền Việt Nam VIETINBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam EUR Đồng tiền liên minh Châu Âu GTCG Giấy tờ có giá TS Tài sản NH Ngân hàng DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 26 Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011- 2013 31 Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn theo tài khoản tiền gửi 33 Bảng 2.4. Kết quả huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 35 Bảng 2.5. Kết quả huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN 36 BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải mở rộng, phát triển với qui mô ngày càng lớn, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng. Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiên trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang giai đoạn bước đầu hình thành và phát triển thì huy động vốn qua kênh Ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả nhất. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của NHTM vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế - kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, NHTM tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các qui tắc tín dụng. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với việc huy động vốn của các NHTM phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn. 5 Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống Ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với NHTM và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam cũng không ngoại lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng vừa qua, em đã chọn đề tài: “thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thực hiện báo cáo này với mục đích nghiên cứu thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thông qua kết quả kinh doanh, số liệu của Ngân hàng. Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng góp phần đem lại lợi nhuận tối ưu cà tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU + Về tài liệu: Các số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam từ năm 2011 đến năm 2013, mạng interrnet, giáo trình, báo chí + Về không gian: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam + Về thời gian: Trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị theo sự sắp xếp của nhà trường. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích. 6 5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO Kết cấu của bài báo cáo gồm hai phần như sau: Chương 1: Những lý luận cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của anh chị và cô chú cán bộ Phòng Bán Lẻ và tập thể cán bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Đặc biệt em xin cảm ơn Ths. Đặng Thị Thơi đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện bài báo cáo. Do kiến thức còn hạn hẹp và trình độ còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. SINH VIÊN THỰC HIỆN 7 VÕ THỊ LONG HẢICHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận chung về NHTM 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương Mại Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: • Ở Mỹ: Ngân hàng Thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. • Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng Thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. • Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 10 năm 1998, NHTM được định nghĩa như sau: Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương Mại  Sự ra đời:  Sơ khai là nơi cất giữ tài sản.  Tại Ai cập thế kỷ 18 trước công nguyên, Hy Lạp và La Mã thế kỉ 4 trước Công nguyên, người dân gửi tài sản vào các nhà thờ, nhà thờ giao “ giấy biên nhận ”. Người giữ giấy này khi cần có thể đem cầm cho người khác để nhận thứ mình 8 cần dẫn đến xuất hiện các hành vi sơ khai của hoạt động NH. Pythius ( Hy Lạp) được xem là người sáng lập NH đầu tiên vào thế kỉ 5 trước Công nguyên.  Đến thế kỉ 15, đã xuất hiện những tổ chức kinh doanh tiền tệ có những đặt trưng gần giống NH, đầu tiên gồm NH Amstexdam ( Hà Lan năm 1960), Ham Bourg (Đức năm 1619) và Bank of England (Anh năm 1694).  Các giai đoạn phát triển:  Từ thế kỉ 15 đến nay, ngành NH đã trải qua những bước tiến dài và góp nhiều phát minh vĩ đại vào lịch sử phát triển của loài người, có thể chia ra các giai đoạn phát triển thanh 3 giai đoạn:  Giai đoạn 1: (Từ thế kỉ 15 đến cuối thế kỉ 18). Hoạt động của những giai đoạn này có nhưng đặt trưng sau: - Các NH hoạt động một cách độc lập, chưa hình thành một hệ thống NH chịu sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. - Chức năng hoạt động của mỗi NH giống nhau, gồm nhận ký thác của khách hàng, chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc vào lưu thông, thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác như đổi tiền, chuyển tiền  Giai đoạn 2: (Từ thế kỉ 18 đến cuối thế kỉ 19) Mọi NH đều phát hành giấy bạc NH làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế, vì vậy từ đầu thế kỷ 18 nghiệp vụ này được giao cho một số NH lớn và sau đó tập trung vào một NH duy nhất gọi là NH phát hành, các NH còn lại chuyển thành NHTM  Giai đoạn 3: (Từ đầu thế kỉ 20 đến nay). NH phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân không cho nhà nước can thiệp thường xuyên vào các hoạt động kinh tế thông qua các tác động của nền kinh tế, các nước đã quốc hữu hóa hàng loạt các NH phát hành từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến năm 1933. Khái niệm NH trung ương đã thay thế cho NH phát hành với chức năng rộng hơn ngoài nghiệp vụ phát hành và quản lý nhà nước về tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. 9 1.1.3. Chức năng của Ngân hàng Thương Mại 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, Ngân hàng Thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tín dụng như sau: - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điều hòa cung và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn. - NH là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, nghĩa là vừa giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn mở rộng cho sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế. 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo 10 [...]... quan trọng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thành lập ngày 25/2/1997, được tách ra từ Chi nhánh Ngân hàng công thương Quảng Nam - Đà Nẵng cũ và hình thành trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành phố Tam Kỳ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam đóng tại trung tâm tỉnh, là một Tỉnh... qua hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và được Ngân hàng công thương Việt Nam đánh giá cao Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chức năng tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo định hướng của Ngân hàng Công thương Việt Nam “an toàn - chất lượng - hiệu quả” 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam 2.1.2.1... phố (cấp 1) đều được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, cho nên Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thị xã Hội An được nâng cấp lên cấp 1 thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam chứ không còn là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Quảng Nam Do đó, quy mô hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam gồm có: Hội sở Chi nhánh tại Thành phố Tam Kỳ và 4 phòng giao... quy định của Ngân hàng Mặt khác, tổ chức nhân sự hợp lý tạo nên một chi phí hợp lý đối với nguồn nhân lực như vậy, hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng sẽ tốt hơn 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển  Tên chi nhánh + Tên... loại tiền huy động Vốn huy động bằng VNĐ Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy động vốn khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau Trong nguồn vốn Ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chi m tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn của Ngân hàng 17  Vốn huy động bằng ngoại tệ Ngoài huy động vốn bằng VNĐ, Ngân hàng cũng tiến hành huy động vốn bằng... Trước đây, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam gồm một đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Hội An và một Hội sở tại Thành phố Tam Kỳ Kể từ tháng 10/2006, thực hiện Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về thay đổi mô hình của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, các Chi nhánh cấp 2 trực thuộc các Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh, Thành phố (cấp... có nghĩa là nguồn vốn của Ngân hàng được bổ sung như thế nào tùy thuộc vào hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đó • Hệ số sử dụng vốn Hệ số sử dụng vốn (B) = Số vốn được sử dụng Tổng số vốn huy động 19 Nếu một Ngân hàng có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã có được sử dụng có hiệu quả và công tác hoạt động vốn của Ngân hàng đã thành công Bởi vì phần... + Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, tư vấn về lĩnh vự tiền tệ và nhiều hoạt động khác 2.1.3 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sau 17 năm thành lập và đi vào hoạt động đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam đã lớn mạnh và có mạng lưới kinh doanh đều khắp Trước đây, Ngân hàng TMCP. .. nhiệm vụ của các phòng ban Ban Giám đốc Chi nhánh: do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của nhà nước 33 Giám đốc chi nhánh: điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Phó Giám đốc kinh doanh: thay mặt Giám... 2.1.2.1 Chức năng Chức năng trung gian tín dụng: là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn Với chức năng này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng . lý luận cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em. gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng vừa qua, em đã chọn đề tài: thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam để làm báo cáo thực. của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam từ năm 2011 đến năm 2013, mạng interrnet, giáo trình, báo chí + Về không gian: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng

Ngày đăng: 21/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

  • Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 26

  • Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011- 2013 31

  • Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn theo tài khoản tiền gửi 33

  • Bảng 2.4. Kết quả huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 35

  • Bảng 2.5. Kết quả huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN 36

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • VÕ THỊ LONG HẢICHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

  • NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Lý luận chung về NHTM

      • 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương Mại

      • 1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương Mại

      • 1.1.3. Chức năng của Ngân hàng Thương Mại

        • 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng

        • 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán

        • 1.1.3.3. Chức năng tạo tiền

        • 1.1.3.4. Chức năng tài trợ ngoại thương

        • 1.1.4. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM

          • 1.1.4.1. Nghiệp vụ TS nợ

          • 1.1.4.2. Nghiệp vụ tài sản có

          • 1.2. Khái quát về huy động vốn của NHTM

            • 1.2.1. Huy động vốn của NHTM

              • 1.2.1.1. Khái niệm về huy động vốn

              • 1.2.1.2. Vai trò của huy động vốn

              • 1.2.1.3. Phân loại huy động vốn

              • 1.2.2. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn

                • 1.2.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan