Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay

145 1K 1
Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh lâm đồng trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hoá là sản phẩm của con người, của cộng đồng người, gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội, được xác định bao gồm tất cả các giá trị vật chất và tinh thần, tính cách và lối sống, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội. Nó tồn tại qua thời gian và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm sâu vào lối sống của cộng đồng dân cư và trở thành bản sắc riêng của mỗi dân tộc, quốc gia. Là quốc gia đa dân tộc thống nhất “nền văn hoá Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc…” 20, tr.57. Những năm gần đây, vấn đề văn hóa nói chung và văn hóa các DTTS nói riêng được sự quan tâm nhiều của xã hội. Nhận thức về vai trò quyết định của văn hóa đối với sự phát triển ở nước ta cũng được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vừa là một trong những mục tiêu của chúng ta. Nhằm bổ sung và hòan thiện tư tưởng được nêu trong Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII, Đảng ta đã đề ra chính sách văn hóa trong kinh tế “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội 20, tr.55. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển trở thành vấn đề được quan tâm, nhận thức và vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở nước ta. Cùng với phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng ta nhấn mạnh phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Xét về mặt lý luận, kinh tế xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao đó là tiền đề, điều kiện cho phát triển văn hóa, đồng thời hoạt động văn hóa lại có tác động trở lại để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Để phát huy có hiệu quả hơn vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế xã hội và xử lý đúng đắn sự tác động qua lại giữa kinh tế và văn hóa, Đảng ta trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X, XI chỉ rõ phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa văn hóa và kinh tế. Trong tính đa dạng thống nhất của nền văn hóa Việt Nam, văn hóa bản địa các DTTS ở Lâm Đồng do những đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, mang những nét đặc trưng riêng có, những đặc điểm khác biệt. Những yếu tố văn hóa đặc trưng của các tộc người bản địa trở thành những tiềm năng đặc biệt, những nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở Lâm Đồng. Đặc biệt là tiềm năng kinh tế, du lịch từ nguồn tài nguyên văn hóa bản địa. Đó là niềm tự hào của các tộc người bản địa ở Nam Tây Nguyên cần được các nhà khoa học nghiên cứu để phát huy, phát triển. Tuy vậy, văn hóa bản địa các DTTS bản địa Lâm Đồng trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò động lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiều yếu tố văn hóa đang ngày càng mai một, thậm chí một số loại hình, lĩnh vực có nguy cơ mất hẳn, có những yếu tố đã trở nên lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, có những yếu tố mang tính chất hiện đại. Sự tác động của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của các tôn giáo mới, một mặt làm cho văn hóa bản địa các dân tộc đang có những biến đổi, đã có những nét văn hóa riêng bị phai nhạt, bị đồng hóa, mất đi bản sắc riêng, một mặt làm cho văn hóa bản địa có biểu hiện lai căng, hoặc biến các di sản văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Lâm Đồng thành những sản phẩm lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện tại, cơ cấu xã hội và quan hệ giữa các thành viên trong buôn làng nay đã có nhiều biến đổi lớn, làm cho sinh hoạt cộng đồng ít gắn bó hơn, không còn tác dụng nuôi dưỡng nền văn hóa truyền thống và ảnh hưởng đến củng cố khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa, cần phát phát huy các giá trị văn hóa với những bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc để làm phong phú nền văn hóa chung của cả nước góp phần nâng cao tính thống nhất đa dạng của văn hóa Việt, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để chia rẽ, phá họai khối đại đoàn kết các dân tộc. Lâm Đồng hiện vẫn còn là tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế nhỏ; chưa khai thác và phát huy tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh; chưa phát huy được vai trò động lực của văn hóa đối với sự phát triển. Thời gian qua, những yếu tố văn hóa bản địa Lâm Đồng mới chỉ được khai thác phục vụ cho yêu cầu trước mắt, chứ chưa chú ý tới việc nghiên cứu, nhằm khẳng định và bảo tồn cũng như đề ra các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch ở địa phương. Giữ gìn, bào tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bản địa ở nam Tây Nguyên, làm cho nền tảng tinh thần của xã hội ngày càng vững chắc góp phần phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển, để đánh giá đúng vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số Lâm đồng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát hiện ra những xu hướng biến đổi và đưa ra những giải pháp thích hợp, tích cực cho việc bảo tồn và phát huy vai trò của văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số, biến các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa Lâm Đồng thành tài sản văn hóa góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, học viên đã chọn đề tài “Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay”.

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá là sản phẩm của con người, của cộng đồng người, gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội, được xác định bao gồm tất cả các giá trị vật chất và tinh thần, tính cách và lối sống, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội Nó tồn tại qua thời gian và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm sâu vào lối sống của cộng đồng dân cư và trở thành bản sắc riêng của mỗi dân tộc, quốc gia Là quốc gia đa dân tộc thống nhất “nền văn hoá Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái riêng Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc…” [20, tr.57] Những năm gần đây, vấn đề văn hóa nói chung và văn hóa các DTTS nói riêng được sự quan tâm nhiều của xã hội Nhận thức về vai trò quyết định của văn hóa đối với sự phát triển ở nước ta cũng được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó Ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên Nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là một trong những mục tiêu của chúng ta Nhằm bổ sung và hòan thiện tư tưởng được nêu trong Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII, Đảng ta đã đề ra chính sách văn hóa trong kinh tế “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội [20, tr.55] Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển trở thành vấn đề được quan tâm, nhận thức và vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở nước ta Cùng với phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng ta nhấn mạnh phát triển văn 1 hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Xét về mặt lý luận, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao đó là tiền đề, điều kiện cho phát triển văn hóa, đồng thời hoạt động văn hóa lại có tác động trở lại để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững Để phát huy có hiệu quả hơn vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và xử lý đúng đắn sự tác động qua lại giữa kinh tế và văn hóa, Đảng ta trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X, XI chỉ rõ phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa văn hóa và kinh tế Trong tính đa dạng thống nhất của nền văn hóa Việt Nam, văn hóa bản địa các DTTS ở Lâm Đồng do những đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, mang những nét đặc trưng riêng có, những đặc điểm khác biệt Những yếu tố văn hóa đặc trưng của các tộc người bản địa trở thành những tiềm năng đặc biệt, những nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng Đặc biệt là tiềm năng kinh tế, du lịch từ nguồn tài nguyên văn hóa bản địa Đó là niềm tự hào của các tộc người bản địa ở Nam Tây Nguyên cần được các nhà khoa học nghiên cứu để phát huy, phát triển Tuy vậy, văn hóa bản địa các DTTS bản địa Lâm Đồng trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò động lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhiều yếu tố văn hóa đang ngày càng mai một, thậm chí một số loại hình, lĩnh vực có nguy cơ mất hẳn, có những yếu tố đã trở nên lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, có những yếu tố mang tính chất hiện đại Sự tác động của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của các tôn giáo mới, một mặt làm cho văn hóa bản địa các dân tộc đang có những biến đổi, đã có những nét văn hóa riêng bị phai nhạt, bị đồng hóa, mất đi bản sắc riêng, một mặt làm cho văn hóa bản địa có biểu hiện lai căng, hoặc biến các di sản văn hóa truyền thống của cư dân bản địa Lâm Đồng thành những "sản phẩm lạc hậu", không phù hợp với cuộc sống hiện tại, cơ cấu xã hội và quan hệ giữa các thành viên trong buôn làng nay đã có nhiều biến đổi lớn, làm cho sinh hoạt cộng đồng ít gắn bó hơn, không còn tác dụng nuôi dưỡng nền văn hóa truyền thống và ảnh hưởng đến củng cố khối đoàn kết dân tộc Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa, cần phát phát huy 2 các giá trị văn hóa với những bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc để làm phong phú nền văn hóa chung của cả nước góp phần nâng cao tính thống nhất đa dạng của văn hóa Việt, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để chia rẽ, phá họai khối đại đoàn kết các dân tộc Lâm Đồng hiện vẫn còn là tỉnh nghèo, quy mô nền kinh tế nhỏ; chưa khai thác và phát huy tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh; chưa phát huy được vai trò động lực của văn hóa đối với sự phát triển Thời gian qua, những yếu tố văn hóa bản địa Lâm Đồng mới chỉ được khai thác phục vụ cho yêu cầu trước mắt, chứ chưa chú ý tới việc nghiên cứu, nhằm khẳng định và bảo tồn cũng như đề ra các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch ở địa phương Giữ gìn, bào tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bản địa ở nam Tây Nguyên, làm cho nền tảng tinh thần của xã hội ngày càng vững chắc góp phần phát triển kinh tế xã hội Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển, để đánh giá đúng vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số Lâm đồng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phát hiện ra những xu hướng biến đổi và đưa ra những giải pháp thích hợp, tích cực cho việc bảo tồn và phát huy vai trò của văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số, biến các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa Lâm Đồng thành tài sản văn hóa góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, học viên đã chọn đề tài “Phát huy vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay” 2 Tình hình nghiên cứu Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề văn hóa đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh và góc độ khác nhau Sau đây là một số công trình, bài viết cơ bản về văn hóa, văn hóa tộc người Những nghiên cứu về văn hóa nói chung có các công trình: “Văn hóa và đổi mới” (Nxb Chính trị quốc gia H, 1994) của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong đó tác giả đề cập đến văn hóa một cách có hệ thống, công trình đã nêu lên 3 mối quan hệ giữa văn hóa và đổi mới “Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989) của GS.TS Đỗ Huy, PGS Trường Lưu “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn - TS Phạm Văn Đức - TS Hồ Sĩ Quý, Nxb Chính trị quốc gia; Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp nhà nước mã số KX-05 “Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá” giai đoạn 2001-2005, do GS,VS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm gồm 12 đề tài Các công trình này đã tập trung làm rõ 3 chủ đề lớn đó là: Văn hoá và văn hoá Việt Nam đầu TK XXI; con người và con người Việt Nam đầu TK XXI; phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực Việt Nam đầu TK XXI Trong đó đáng chú ý là những phương pháp tiếp cận mới và những kết quả mới nhất trong nghiên cứu về con người, nguồn lực con người, đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá ở các vùng miền khác nhau, về quan hệ nhân quả phức tạp giữa văn hoá - con người - nguồn nhân lực Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình khác như: “Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng” (2002), (Nông Quốc Chấn - Huỳnh Khái Vinh, Nxb Chính trị quốc gia; Phạm Minh Hạc với tác phẩm “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hóa nhân loại ” (1996), Nxb Khoa học Xã hội; “Sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hóa, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam” (1998), của Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, in tại trường Trung học Kỹ thuận In, Hà Nội Nhìn chung, các công trình này nghiên cứu văn hóa dưới góc độ chung và đã đạt được những thành công to lớn trong việc nghiên cứu khái niệm, cấu trúc, giá trị, và hình thức biểu hiện của văn hóa Các công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, về vai trò của văn hóa trong nền kinh tế thị trường có: Trần Ngọc Hiên, "Văn hóa và phát triển - từ góc nhìn Việt Nam", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, (1993); Phạm Văn Đồng, "Văn hóa và đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1994); Phạm Xuân Nam, "Văn hóa vì sự phát triển", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1998) 4 Hồ Sĩ Vịnh, "Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (1999) Những nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số và các DTTS ở Tây Nguyên có các công trình: “Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hôm nay”, Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000 Đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa Ngô Đức Thịnh: “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam” (1993) đã xác định tính không đồng nhất giữa không gian văn hóa Tây Nguyên và không gian lãnh thổ Tây Nguyên Các nghiên cứu: “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” (1996) do Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III tổ chức và thực hiện; “Xu hướng vận động của nền văn hóa các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên” (1995) của Nguyên Hồng Sơn; “Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra” (2004) của GS.TS Trần Văn Bính Qua điều tra, tổng kết thực tiến, các công trình nghiên cứu này đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống văn hoá của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới, đề xuất các giải pháp vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hoá các dân tộc trên địa bàn dưới tác động của quá trình thực hiện sự nghiệp phát huy và bảo tồn văn hoá dân tộc Những nghiên cứu về văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có: “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng”(1986) do Mạc Đường chủ biên, Sở văn hóa tỉnh Lâm Đồng xuất bản; “Người Chu Ru ở Lâm Đồng” (2009) do TS Hoàng Sơn chủ biên, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu về khoa học xã hội - nhân văn 1996 của tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội (Đại học Đà Lạt) đã tiến hành triển khai đề tài "Văn hóa truyền thống Cơ ho, Mạ", do Cao Thế Trình (chủ nhiệm), đề tài thuộc Sở KHCN & MT Lâm Đồng Đề tài này 5 gộp hai dân tộc Mạ và K’Ho để nghiên cứu; trọng tâm nghiên cứu là các đặc điểm văn hoá truyền thống nên các tác giả coi trọng cả tư liệu cũ, càng xưa càng tốt; có nghiên cứu tổ chức gia đình - dòng họ - buôn (bon) làng theo quan niệm đó là văn hoá xã hội - văn hoá tổ chức cộng đồng Đề tài “Điều tra di sản văn hóa Kơho tỉnh Lâm Đồng” (1998) và đề tài “Điều tra di sản văn hóa Mạ, Churu tỉnh Lâm Đồng” (1999), do Nguyễn Vũ Hoàng (chủ nhiệm), đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Cả hai đề tài đều xác định vốn di sản văn hóa các nhóm dân tộc bản địa Lâm Đồng Trên cơ sở điều tra phân tích, đề tài đã khẳng định giá trị, nét độc đáo của di sản văn hóa K’Ho, Mạ, Churu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng để xây dựng thôn buôn văn hóa” (2006), do ThS Đặng Trọng Hộ (Chủ nhiệm) Đề tài đã làm rõ tác động của luật tục và những cơ chế tác động của nó đến đời sống đồng bào các tộc người thiểu số trong các thôn văn hóa và những thôn đăng ký xây dựng thôn văn hóa ở Lâm Đồng và đề xuất những giải pháp để phát huy những mặt tích cực của luật tục trong xây dựng thôn văn hóa Vấn đề văn hóa còn được nhiều tác giả nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau được thể hiện trong các bài viết đã đăng trên các tạp chí như: “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số”, Trương Minh Dục Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 1/2003; “Văn hoá các tộc người Tây Nguyên Thành tựu và thực trạng” Tô Ngọc Thanh - Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 1/2003; “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần vùng núi các tỉnh miền Trung” Hồ Tấn Sáng, Tạp chí Cộng sản số 17 - 10/1997; “Văn hoá dân gian và bản sắc văn hoá dân tộc” Ngô Đức Thịnh, Tạp chí Cộng sản số 8-02/2001; Đặng Hữu Toàn, "Vai trò của văn hóa trong sự phát triển lâu bền theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Triết học, số 2/1999 Những công trình khoa học, sách báo, tạp chí nêu trên đã khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn những giá trị, những di sản văn hóa nói chung và 6 văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số nói riêng trong công cuộc đổi mới Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiếu số Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của văn hóa và thực trạng phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng, luận văn dự báo xu hướng biến đổi và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiếu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng - Làm rõ thực trạng phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng và những vẫn đề đặt ra - Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm đồng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: “Vai trò văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay” * Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, đa dạng và phong phú, đề tài nghiên cứu, làm rõ vai trò của văn hóa bản địa Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội những không đi vào nghiên cứu toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa bản địa, mà chỉ tập trung ở vai trò của văn hoá bản địa các DTTS Lâm Đồng 7 trên các phương diện: phương thức sinh hoạt - kinh tế, kiến trúc, tri thức bản địa, nghề truyền thống, ý thức cộng đồng, thiết chế xã hội, luật tục, lễ hội, tín ngưỡng và tôn giáo, nhằm kế thừa, bảo tồn và phát huy nó Đặc biệt chú trọng ở văn hoá tinh thần 5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận và thực tiến của đề tài: Việc nghiên cứu và trình bày của luận văn dựa trên cơ sở lý luận và các nguyên tắc phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài Tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, có nội dung liên quan tới vấn đề mà luận văn đề cập Đề tài được tiếp cận theo quan điểm lịch sử cụ thể và phương pháp cấu trúc hệ thống về văn hóa và vai trò của văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nghiên cứu vốn văn hoá nền cùng với những tập quán sản xuất, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các tộc người bản địa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp: Điều tra; lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch;… nhằm đạt tới mục đích đề tài đã đề ra 6 Đóng góp mới của luận văn - Luận văn trình bày một cách tương đối rõ ràng cơ sở lý luận về văn hóa và vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng” - Làm rõ thực trạng phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh - xã hội của tỉnh Lâm Đồng và chỉ rõ được những vấn đề đặt ra đối với văn hóa trước sự tác động của xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế - Đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi của văn hóa bản địa và đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Lâm đồng trong giai đoạn hiện nay 8 * Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn góp phần củng cố nhận thức lý luận về văn hóa, vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiếu số Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, hình thành nên ở mỗi người thái độ đúng đắn, hợp quy luật trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số nói riêng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Luận văn còn có thể sử dụng vào việc nghiên cứu những vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương 8 tiết: Chương 1: Vai trò của văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - cơ sở lý luận Chương 2: Vai trò của văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng đối với phát triển kinh tế - xã hội - thực trạng và vấn đề đặt ra Chương 3: Xu hướng biến đổi và giải pháp phát huy vai trò văn hóa bản địa các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay 9 Chương 1 VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ BẢN ĐỊA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1 Quan niệm về văn hóa Văn hóa, là thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau Cho đế nay người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa Điều đó có nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở cả phương Đông cũng như ở phương Tây Ở phương Đông, trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng “văn hóa” và “giáo hóa”, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa con người Ở nước ta gần 600 năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã mơ ước một xã hội văn trị, lấy nền tảng văn hiến cao, lấy trình độ học vấn và trình độ tu thân của mỗi người làm cơ sở cho sự phát triển hài hòa của xã hội Ở phương Tây, từ văn hóa bắt nguồn từ tiếng La tinh, (Cullture) nghĩa là cày cấy, vun trồng - gắn liền với hoạt động nông nghiệp Sau này, nội dung đó phát triển thành ý nghĩa hoạt động vun trồng, bù đắp tinh thần của con người, gắn chặt với lao động sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động Chủ nghĩa Mác-Lênin xem văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội - 10 □ Ý thức cộng đồng □ Tín ngưỡng truyền thống □ Phương thức canh tác truyền thống □ Văn hóa cồng chiêng □ Vai trò già làng Câu 12: Những yếu tố văn hóa bản địa có thể khai thác để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ông (bà) hiện nay là: □ Bình thường □ Phong phú □ Rất phong phú Câu 13: Những yếu tố văn hoá bản địa nào dưới đây có thế kết hợp với điều kiện tự nhiên góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng phát triển □ Các nghề truyền thống □ Văn hóa cồng chiêng □ Thôn (buôn) văn hóa □ Các tục lệ cổ truyền □ Tất cả các phương án trên Câu 14: Tầm quan trọng của văn hóa bản địa đối với ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay □ Quan trọng □ Rất quan trọng □ Không quan trọng Câu 15: Khôi phục và duy trì nghề truyền thống của dân tộc ông (bà) hiện nay là nhằm: □ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống □ Thỏa mãn niềm đam mê □ Mục đích kinh tế □ Vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, vừa nhằm mục đích kinh tế .Câu 16: Các quan hệ xã hội trong cuộc sống hàng ngày của ông (bà) được điều chỉnh bằng: □ Pháp luật □ Luật tục 131 □ Tình cảm □ Tất cả các phương án trên .Câu 17: Việc chấp hành chủ trương, pháp luật của Đảng và nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở □ Tự nguyện của bản thân □ Chính quyền yêu cầu □ Có sự nhắc nhở, đốc thúc của cán bộ địa phương Câu 18: Theo ông (bà) để phát huy vai trò của văn hóa bản địa đối với sự phát triển kinh - tế xã hội ở Lâm Đồng những chủ nhân của nền văn hóa đó phải: □ Có trình độ tri thức □ Có sự hiểu biết về nền văn hóa của dân tộc mình □ Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống □ Tất cả các ý kiến trên Xin cho biết một vài thông tin về cá nhân - Tuổi:…………Nam/nữ………Dân tộc………….trình độ văn hóa…… - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ……………………………………… - Nghề nghiệp đang làm………………………………………………… - Nơi sinh sống hiện tại………………………………………………… - Nguồn thu nhập chính của gia đình hiện nay: □ Do sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi); □ Hưởng lương do làm công chức; □ Khai thác lâm sản; □ người từ nước ngoài gửi về - Ngôi nhà hiện đang ở thuộc dạng: Nhà gỗ □, nhà xây cấp 4 □, Nhà cấp 2 □ Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự cộng tác của quý vị! 132 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA RỪNG QUỐC GIA BIL ĐÚP – NÚI BÀ NƠI HIỆN ĐANG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’ HO LÂM ĐÒNG (NGHỀ TRUYỀN THỐNG) 133 PHÁT HUY NGHỀ TRUYỀN THỐNG (DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI DÂN TỘC MẠ) HOA VĂN THỔ CẨM CỦA NGƯỜI K’HO 134 14 DỤNG CỤ ĐAN LÁT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’HO LÂM ĐỒNG DỤNG CỤ LAO ĐỘNG VÀ SẢN PHẨM NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIÊU SỐ LÂM ĐỒNG 135 NHẪN BẠC CỦA NGƯỜI CHU RU (SẢN PHẨM THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG) TẨU HÚT THUỐC LÀM BẰNG GỐC TRE CỦA NGƯỜI K’HO (SẢN PHẨM MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG) 136 NHẪN TRỐNG – NHÃN MÁI NHÀ DÀI 100 NĂM TUỔI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CHU RU Ở HUYỆN ĐƠN DƯƠNG LÂM ĐỒNG 137 NHÀ DÀI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC MẠ TẠI HUYỆN BẢO LỘC – LÂM ĐỒNG NGHI THỨC CÚNG THẦN CHIÊNG 138 CÂY NÊU TRONG LỄ CÚNG GIÀNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’HO TỔ HỢP NHỮNG VẬT DỤNG DÙNG ĐỂ CÚNG GIÀNG VÀ DÙNG TRONG CÁC LỄ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ LÂM ĐỒNG 139 NHÀ MỒ CỦA ĐỒNG BÀO DTTS LÂM ĐỒNG LỄ ĐÂM TRÂU MỪNG LÚA MỚI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’HO 140 LỄ HỌI ĐÂM TRÂU VẪN MANG TÍNH CỘNG ĐỒNG Con trâu là vật tế thần linh trong Lễ đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên 141 NGHI THỨC CÚNG CHIÊNG CHO TRÂU TRONG LỄ ĐÂM TRÂU GIÀ LÀNG K’TING (LÂM HÀ) ĐỌC BÀI CÚNG KHÓC TRÂU TRONG LỄ ĐÂM TRÂU 142 SINH HOẠT CỒNG CHIÊNG TRONG LỄ CÚNG MỪNG LÚA MỚI TÁI HIỆN HÌNH ẢNH NHÀ RÔNG TRONG LỄ HỘI 143 BIỂU DIỄN CỒNG CHIÊNG TRONG LỄ HỘI MÚA XOANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’ HO 144 THIẾU NỮ K’HO TRONG ĐIỆU MÚA XOANG 145 ... 2.2 Thực trạng phát huy vai trị văn hóa địa dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội Lâm Đồng 49 Phát huy vai trò văn hóa địa phát triển kinh tế - trị xã hội Lâm Đồng phát huy nguồn lực trí... VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ BẢN ĐỊA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Văn hóa phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1 Quan niệm văn hóa Văn hóa, ... sở lý luận vai trị văn hóa địa dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng - Làm rõ thực trạng phát huy vai trị văn hóa địa dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan