Tiểu luận Hóa trị liệu – Nhóm 5 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư

14 767 0
Tiểu luận Hóa trị liệu – Nhóm 5  Điều trị giảm đau và các triệu chứng 	 trong điều trị ung thư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI  Tiểu luận Hóa trị liệu – Nhóm 5 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Tên học viên: Đinh Thị Xuân Hồng Mã học viên: 1211027 Lớp: CH17 HÀ NỘI 2013 MỤC LỤC STT Tên đề mục Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II NỘI DUNG 2 1. Điều trị giảm đau trong ung thư 2 1.1. Đau trong bÖnh ung thư 2 1.2. Các nguyên lý của điều trị đau 2 1.3. Nguyên nhân đau 3 1.4. Phân loại đau 3 1.5. Đánh giá mức độ đau 4 1.6. Điều trị giảm đau trong bÖnh lý ung thư 4 1.7. Nhận định 6 2. Điều trị các triệu chứng khác ở bệnh nhân ung thư 7 2.1. Khó thở 7 2.2. Nôn, buồn nôn 8 2.3. Táo bón 9 2.4. Tiêu chảy 10 2.5. Chán ăn, suy mòn 11 2.6. Các triệu chứng khác 12 III KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư¬ là một loại bệnh do sự phát triển không bình th¬ường của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Vì thế ung thư có thể xuất hiện ở rất nhiều bộ phận cơ thể khác nhau. Hiện nay ung thư là bệnh có tỉ lệ tử vong cao, đang được cả thế giới quan tâm. Số người mắc bệnh có nguy cơ ngày càng tăng. Bệnh ung thư tiến triển âm thầm, ở giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn và mơ hồ, khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư phải gánh chịu hậu quả của bệnh, của hàng loạt biến chứng do bệnh tật, đặc biệt các các cơn đau, biến chứng của các phương pháp trị liệu gây nên. Vì vậy điều trị ung thư phải điều trị toàn diện: điều trị bênh ung thư, điều trị giảm đau và các triệu chứng, hỗ trợ và tư vấn tâm lý. Trong tiểu luận này, em chỉ đề cập đến một khía cạnh trong điều trị ung thư, đó là vấn đề Điều trị giảm đau và các triệu trứng trong điều trị ung thư II. NỘI DUNG 1. Điều trị giảm đau trong ung thư: 1.1. Đau trong bệnh ung thư: Đau là cảm giác khó chịu và sự trải qua những cảm xúc có liên quan đến tổn thương mô học thực thể hay tiềm tàng. Là một triệu chứng phổ biến, một hội chứng phức tạp mà y học đã và đang tìm hiểu, nhận biết để điều trị đau ở tất cả các giai đoạn bệnh. 13 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh. 70 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn. Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. 1.2. Các nguyên lý của điều trị đau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI  Tiểu luận Hóa trị liệu – Nhóm 5 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Tên h c viên:ọ inh Th Xuân HĐ ị ồng Mã học viên: 1211027 Lớp: CH17 1 HÀ NỘI 2013 MỤC LỤC STT Tên đề mục Trang I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II NỘI DUNG 2 1. Điều trị giảm đau trong ung thư 2 1.1. Đau trong bÖnh ung thư 2 1.2. Các nguyên lý của điều trị đau 2 1.3. Nguyên nhân đau 3 1.4. Phân loại đau 3 1.5. Đánh giá mức độ đau 4 1.6. Điều trị giảm đau trong bÖnh lý ung thư 4 1.7. Nhận định 6 2. Điều trị các triệu chứng khác ở bệnh nhân ung thư 7 2.1. Khó thở 7 2.2. Nôn, buồn nôn 8 2.3. Táo bón 9 2.4. Tiêu chảy 10 2.5. Chán ăn, suy mòn 11 2.6. Các triệu chứng khác 12 III KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là một loại bệnh do sự phát triển không bình thường của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Vì thế ung thư có thể xuất hiện ở rất nhiều bộ phận cơ thể khác nhau. Hiện nay ung thư là bệnh có tỉ lệ tử vong cao, đang được cả thế giới quan tâm. Số người mắc bệnh có nguy cơ ngày càng tăng. 2 Bệnh ung thư tiến triển âm thầm, ở giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn và mơ hồ, khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư phải gánh chịu hậu quả của bệnh, của hàng loạt biến chứng do bệnh tật, đặc biệt các các cơn đau, biến chứng của các phương pháp trị liệu gây nên. Vì vậy điều trị ung thư phải điều trị toàn diện: điều trị bênh ung thư, điều trị giảm đau và các triệu chứng, hỗ trợ và tư vấn tâm lý. Trong tiểu luận này, em chỉ đề cập đến một khía cạnh trong điều trị ung thư, đó là vấn đề "Điều trị giảm đau và các triệu trứng trong điều trị ung thư" II. NỘI DUNG 1. Điều trị giảm đau trong ung thư: 1.1. Đau trong bệnh ung thư: - Đau là cảm giác khó chịu và sự trải qua những cảm xúc có liên quan đến tổn thương mô học thực thể hay tiềm tàng. - Là một triệu chứng phổ biến, một hội chứng phức tạp mà y học đã và đang tìm hiểu, nhận biết để điều trị đau ở tất cả các giai đoạn bệnh. - 1/3 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh. - 70 - 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn. - Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. 1.2. Các nguyên lý của điều trị đau - Tất cả các bệnh nhân có đau phải được điều trị để giảm bớt sự đau đớn và để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ tại bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. - Điều trị và quản lý đau là: + Loại trừ đau, hoặc nếu điều này là không thể thì ít nhất cũng làm giảm mức độ nặng của đau đến mức có thể chịu đựng được. + Phòng đau tái diễn. + Làm cho bệnh nhân có thể thực hiện được các hoạt động bình thường của họ trong cuộc sống hàng ngày. 3 - Các vấn đề tâm lý xã hội có thể gây ra hoặc làm đau nặng hơn hoặc làm làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, quản lý đau toàn diện đòi hỏi cả sự chú ý đến các vấn đề tâm lý xã hội. 1.3. Nguyên nhân của đau: - Tổn thương mô thực sự do nhiễm trùng, phản ứng viêm, khối u, thiếu máu cục bộ, chấn thương, các thủ thuật y học can thiệp, độc tính của thuốc - Tổn thương mô học tiềm tàng do các bệnh thực thể đã được nhận biết mà những tổn thương mô học không được chứng minh, ví dụ như bệnh đau sợi cơ. - Các yếu tố tâm lý, những căng thẳng về cảm xúc nặng nề cũng có thể làm cho đau trở nên trầm trọng hơn. 1.4. Phân loại đau: - Đau cảm thụ thần kinh ngoại biên (Nociceptive pain): Do kích thích các điểm cảm thụ đau hoặc các thần kinh cảm giác điều hòa đau còn nguyên vẹn. - Đau thần kinh (Neuropathic pain): + Gây ra do tổn thương mô thần kinh. Đau có nguồn gốc thần kinh thường kéo dài lâu ngày, đau có cảm giác như tê rần, rát bỏng, như dao đâm hoặc như điện giật. + Một số nguyên nhân gây đau có yếu tố thần kinh thường gặp: phẫu thuật, tổn thương tủy sống, bệnh nhiễm trùng (Herpes, Phong,…), độc tính của Vincristine, Cisplatinum, Chì, Arsenic… hoặc do bệnh phối hợp (viêm xương khớp). - Đau hỗn hợp (mixed pain): do cả 2 cơ chế trên, xảy ra tại nhiều vị trí cơ quan, đau liên tục, dữ dội, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt đời sống, khi bệnh diễn biến nặng hoặc chấn thương nặng, bệnh ung thư tiến xa. - Đau cấp tính, đau mãn tính: + Đau cấp tính thường liên quan đến một sự kiện hoặc một tình huống dễ dàng nhận ra. Dự đoán đau sẽ hết trong vài ngày hoặc vài tuần. + Đau mãn tính có thể liên quan hoặc không liên quan đến hiện tượng sinh lý bệnh dễ xác định và có thể xuất hiện trong một khoảng thời gian vô hạn. 1.5. Đánh giá mức độ đau: 4 Đau nhẹ: Bậc 1 thuốc giảm đau bậc 1 + thuốc hỗ trợ Đau vừa: Bậc 2 thuốc giảm đau bậc 2 + thuốc hỗ trợ Đau nặng: Bậc 3 thuốc giảm đau bậc 3 + thuốc hỗ trợ 1.6. Điều trị giảm đau trong bệnh lý ung thư: 1.6.1. Mục tiêu: Kiểm soát đau, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày. được chết trong trạng thái tương đối ít đau hoặc không đau đớn. 1.6.2. Những nguyên lý chung: - Đường dùng thuốc: cân nhắc lựa chọn ưu tiên sử dụng đường uống hơn. - Cá nhân hóa điều trị: liều chính xác là liều đủ để giảm đau cho một cá thể. - Theo dõi sát đáp ứng của điều trị để đảm bảo hiệu quả cao nhất và giảm đến mức thấp nhất các tác dụng phụ. - Sử dụng thang điểm giảm đau 3 bậc của WHO, tiếp cận từng bước đối với đau do ung thư Bậc 3: Đau nặng hoặc đau dai dẳng/tăng lên Opioid mạnh +/- thuốc không opioid +/- thuốc hỗ trợ Bậc 2: Đau trung bình hoặc đau dai dẳng/tăng lên Opioid nhẹ +/- thuốc không opioid +/- thuốc hỗ trợ Bậc 1: Đau nhẹ Thuốc không opioid (acetaminophen hoặc chống viêm non-steroid) +/- thuốc hỗ trợ (gabapentin, chống trầm cảm 3 vòng) 1.6.3. Thuốc giảm đau (Analgesic) 1.6.3.1. Thuốc giảm đau không opioid: Aspirine, Acetaminophen, Kháng viêm không steroids (NSAIDS) Aspirin 650 mg 4 – 6 giờ 6.000 mg/ngày Acetaminophen 650 mg 4 – 6 giờ 6.000 mg/ngày Ibuprofen 400 mg 4 – 6 giờ 2.400 mg/ngày Diclofenac 50 mg 4 – 6 giờ 150 mg/ngày 5 Naproxen 250 mg 9 – 12 giờ 1.250 mg/ngày Piroxicam 10 mg 12 – 24 giờ 20 mg/ngày Celecoxib 100 mg 12 giờ 400 mg/ngày Rofecoxib 25 mg 12 – 24 giờ 50 mg/ngày 1.6.3.2. Thuốc giảm đau Opioids: Opioid có nhiều dạng: một số là những hợp chất tự nhiên chiết xuất từ thuốc phiện (những chất này được gọi là các opiat), cũng có những opioid tổng hợp hoạt động theo cơ chế tương tự. Thuật ngữ opioid là thuật ngữ được dùng cho cả dạng tự nhiên và tổng hợp. Những opioid hay được kê đơn gồm: Tªn thuèc uống tiêm thời gian dùng Morphine 30 mg 10 mg 2 - 4 giờ Morphine LA 30 mg 9 - 12 giờ Hydromorphone 7,5 mg 1,5 mg 3 - 4 giờ Hydrocodone 30 mg 3 - 4 giờ Methadone 20 mg 10 mg 6 - 8 giờ Meperidine 300 mg 75 mg 3 - 4 giờ Fentanyl TTS 72 giờ 1.6.4. Thuốc hỗ trợ giảm đau (Co-analgesic adjuvants): 1.6.4.1. Mục tiêu: - Tăng hiệu lực kiểm soát đau - Giảm liều của thuốc chống đau opioids - Giảm thiểu các triệu chứng đi kèm/ung thư giai đoạn cuối: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, ngủ gật… 1.6.4.2. Các loại thuốc hỗ trợ giảm đau: - Chống trầm cảm (Antidepressants): Amitriptyline, Imipramine 25mg/buổi tối - Chống co giật (Anticonvulsants): Carbamazepine, Phenytoin, Valproic acid, Gabapentin. - Thuốc gây tê tại chỗ (Local anesthetics): Lidocain dùng để phong bế tại chỗ - Các Corticosteroid: Prednisone: 30 – 60 mg/uống/ngày Dexamethasone : 8 – 16 mg/uống/ngày 6 1.6.4.3. Nhận xét: Cơ chế của nhóm thuốc này: chưa rõ nhưng khi sử dụng hỗ trợ với các thuốc giảm đau th× thấy những cải thiện rõ rệt như: giảm bớt đau, ăn ngon hơn, dễ chịu hơn, bớt mệt mỏi 1.6.5. Một số phương thức điều trị chống đau khác: - Xung điện ngoài da (Transcutaneous electric nerve stimulation) TENS. - Phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh. - Gây tê ngoài màng cứng. - Châm cứu. - Tâm lý liệu pháp, thôi miên… 1.7. Nhận định: - Đau do ung thư là một thực tế cần được quan tâm và điều trị đúng và có hiệu quả. - Đau là nỗi khiếp sợ của người bệnh ung thư giai đoạn trễ/cuối. Bệnh ung thư khởi phát âm thầm và gần như không đau ở giai đoạn sớm. - Đau là cảm giác chủ quan, mức độ và ngưỡng đau tùy thuộc từng người. Liều thuốc đúng là liều có tác dụng giảm đau cho từng người bệnh. - Opioid là thuốc giảm đau ung thư hàng đầu: dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều, đúng khoảng thời gian, theo bậc thang giảm đau. - Chú ý hạn chế tác dụng phụ, kết hợp thuốc hỗ trợ để có hiệu quả cao nhất. 2. Điều trị các triệu chứng khác ở bênh nhân ung thư: 2.1. Khó thở: - Khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh được mô tả là: "cảm giác khó chịu khi thở", "thở khó nhọc", "thở hổn hển", "không có khả năng để lấy đủ không khí", "cảm giác nghẹt thở" - Nguyên nhân của khó thở: • Tắc nghẽn đường thở (do u, do chất tiết) • Co thắt phế quản • Thiếu ôxy máu 7 • Viêm phổi • Phù phổi - Điều trị triệu chứng khó thở: • Điều trị nguyên nhân cơ bản, dựa trên những mục tiêu đặc biệt của bÖnh nhân nếu phù hợp. Ví dụ: điều trị viêm phổi bằng kháng sinh, sử dụng các thuốc lợi tiểu trong phù phổi, chọc dịch màng phổi trong tràn dịch màng phổi • Điều trị các triệu chứng khó thở bằng các thuốc opioid, các thuốc giải lo âu và bằng các can thiệp không dùng thuốc. • Sử dụng ôxy trong điều trị khó thở • Sử dụng opioid trong điều trị khó thở + Khó thở nhẹ (ở bệnh nhân không có tiền sử dùng opioid): dùng liều Codein 30mg uống 4h/lần. + Khó thở nặng (ở bệnh nhân không có tiền sử dùng opioid): dùng morphin 5-10mg uống; hoặc 2-4 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. + Khó thở nÆng: (ở bệnh nhân dùng opioid theo lịch trình cố định): liều opioid bằng 5-10% của tổng liều 24h. • Sử dụng các thuốc giải lo âu trong xử trí khó thở: dùng kết hợp với Benzodiazepin (Benzodizepin an toàn khi phối hợp với opioid). Ví dụ: Lorazepam 0,5-2mg uống 1h/lần theo nhu cầu cho đến khi trấn tĩnh lại, sau đó cho liều thường xuyên theo 4-8h để giữ sự bình tĩnh. • Những can thiệp không dùng thuốc đối với khó thở: + Mở cửa sổ, hướng tầm nhìn hướng ra bên ngoài (nếu có thể) + Hạn chế số lượng người trong phòng + Động viên bệnh nhân, làm bớt sự lo lắng + Giảm nhiệt độ phòng + Loại bỏ những kích thích từ môi trường như khói thuốc lá + Thay đổi tư thế 2.2. Buồn nôn và nôn: - Buồn nôn là cảm giác xảy ra trước nôn. Nó được gây ra bởi sự kích thích của một hay nhiều vị trí trong 4 vị trí sau đây: bộ máy dạ dày-ruột, hệ thống tiền đình, vùng kích hoạt các thụ thể hóa học vùng postrema ở sàn não thất 4, các trung tâm cao cấp của hệ thần kinh trung ương. 8 - Nôn là sự tống ra mạnh mẽ những thành phần chứa trong dạ dày. Hoạt hóa trung tâm nôn bởi một hay nhiều trong 4 con đường trên dẫn đến hoạt động của hệ phó giao cảm và vận động ly tâm gây ra nôn. - Nguyên nhân của nôn và buồn nôn: • Các độc tố: các thuốc (hóa chất điều trị ung thư, các opioid, kháng sinh ), các chất từ phản ứng viêm, độc tố virus, vi khuẩn, rối loạn chuyển hóa. • Sự kích thích hoặc nhạy cảm của hệ thống tiền đình. • Hóa trị liệu, xạ trị ở vùng bụng. • Tăng áp lực nội sọ. • Lo lắng, bồn chồn. • Viêm loát dạ dày, ống tiêu hóa. • Tắc ruột. • Táo bón. • Rối loạn điện giải. • Gan to, lách hoăc tạng rỗng to do khối u. - Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn: • Xác định và loại bỏ nguyên nhân cơ bản nếu có thể. • Điều trị thuốc phải có cơ sở và dựa trên chuẩn đoán phân biệt, đánh giá lâm sàng về sinh lí bệnh hoặc căn nguyên có thể phù hợp nhất. • Các loại thuốc được sử dụng trong xử trí nôn và buồn nôn: + Kháng dopamin: Haloperidol, Prochlorperazine. + Kháng Histamin (chẹn H 1 ): Diphenhydramine. + Kháng cholinergics: Scopolamine. + Kháng serotonin: Osetron. + Các chất prokinetic: Metoclopramide. + Kháng acid: Ranitidin (H 2 blocker), Omeprazol (ức chế bơm proton) + Các thuốc khác: Dexamethasone, Lorazepam + Bù nước, điện giải. 2.3. Táo bón: 9 - Táo bón là sự khó chịu liên quan đến giảm tần suất đi ngoài. Tiêu chuẩn Rome: có 2 hoặc nhiều hơn các tiêu chuẩn sau: + Gắng sức ít nhất 25% thời gian. + Phân cứng ít nhất 25% thời gian. + Đi ngoài không hết phân ít nhất 25% thời gian. + <= 3 lần đi ngoài/tuần. - Nguyên nhân của táo bón: • Các thuốc: opioid, kháng cholinergic, sắt, thuốc chẹn kênh calci • Giảm nhu động ruột • Tắc ruột • Tắc cơ học • Những bất thường về chuyển hóa như tăng calci huyết • Chèn ép cột sống • Mất nước • Rối loạn chức năng tự động - Điều trị triệu chứng táo bón: • Những biện pháp chung: bao gồm thiết lập thói quen đi ngoài bình thường cho một bệnh nh©n cụ thể, đi vệ sinh thường xuyên, hoạt động, uống nước, tăng chất xơ. • Biện pháp dùng thuốc: nhuận tràng kích thích, nhuận tràng thẩm thấu, nhuận tràng tẩy sạch (các chất làm mềm phân), các chất bôi trơn, các chất thụt thể tích lớn. + Các thuốc nhuận tràng kích thích đại tràng và tăng nhu động ruột: senna, bisacodyl. + Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu với cơ chế tác dụng: kéo nước vào lòng ruột. Chúng duy trì và tăng thành phần phân ẩm trong phân và tăng thể tích phân nói chung. Yêu cầu bù nước tốt. Ví dụ như: sorbitol. + Các thuốc nhuận tràng tẩy (các chất làm mềm phân). Cơ chế tác dông: tạo điều kiện cho sự phân hủy của mỡ trong nước và tăng thành phần nước trong phân. Ví dụ: thuốc thụt natri docusate, natri biphosphate. 10 [...]...  điều trị: tăng sức đề kháng cơ thể như dùng thêm vitamin C - Sốt/vã mồ hôi: những bệnh nhân ung thư, sốt thư ng được qui do nhiễm trùng hoặc do thuốc Sốt liên quan trực tiếp đến khối u ác tính chỉ chiếm 5- 7% các trường hợp  điều trị: dùng thuốc hạ sốt III KẾT LUẬN Ung thư là bệnh khó điều trị và có nhiều những triệu chứng khó chịu đi kèm Vì thế, điều trị giảm đau và các triệu chứng khác trong ung. .. điều trị giảm đau và các triệu chứng khác trong ung thư rất quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân ung thư TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đại học Y Hà Nội, Bài giảng ung thư học, NXB Y học, 1997 2 Học viện Quân y, Ung thư hoc đại cương, NXB QUân đội nhân dân, 2010 13 3 WHO, Điều trị đau do ung thư, bản tiếng Việt, NXB Y học, lần 2, 1997 14 ... cho tới liều tối đa 5mg/ngày 2.4 Tiêu chảy: - Tiêu chảy là hiện tượng tăng số lần đi ngoài và phân lỏng hơn bình thư ng - Nguyên nhân của tiêu chảy: • Nhiễm trùng đường ruột • Thuốc, đặc biệt là các thuốc chống ung thư • Chảy máu đường tiêu hóa • Stress • Các thuốc nhuận tràng (dùng quá nhiều) • Hóa chất điều trị ung thư gây viêm ruột Tiêu chảy thư ng hết 1-2 tuần sau khi điều trị, khi bề mặt niêm... như rượu và các chất cafein • Vệ sinh thư ng xuyên • Bôi kem hoặc các thuốc quanh hậu môn đÓ tránh gây ra tổn thư ng da • Tránh dùng các thuốc làm tăng nhu động như các thuốc nhuận tràng hoặc metoclopramide • Điều trị nhiễm khuẩn nếu có 2 .5 Chán ăn, suy mòn: - Chán ăn là mất đi sự ngon miệng làm cho bÖnh nhân giảm ăn (kể cả số lượng thức ăn/bữa và số bữa ăn) - Suy mòn là sự sụt cân không chú ý và xét... protein, giảm sự hình thành chất béo, kháng insulin, phân giải protein ở cơ và những thay đổi chuyển hóa khác gây nên suy mòn - Điều trị chán ăn, suy mòn: • Đánh giá và điều trị các nguyên nhân gây suy mòn: tiêu chảy, đau, buồn nôn, nôn các bệnh kết hợp như: nhiễm trùng, lao phổi, trầm cảm • Khuyến khích bệnh nhân ăn nhưng không ép buộc vì cơ thể không tiếp nhận thức ăn nên bệnh nhân có thể nôn • Cung... tăng thành phần nước trong phân, làm căng giãn đại tràng và gây ra nhu động ruột Ví dụ: thụt nước ấm • Táo bón do các thuốc opioid: + Xảy ra với tất cả các opioid, can thiệp bằng chế độ ăn thông thư ng không đủ + Sự phối hợp các thuốc kích thÝch làm mềm và các chất làm mềm phân là những hữu ích hàng đầu, ví dụ như senna và natri docusate; các chất prokinetic có thể có ích, đôi khi các thuốc kháng opioid... albumin máu giảm, thiếu máu - Hội chứng suy mòn thư ng gặp trong các khối u đặc ác tính, bệnh tim giai đoạn muộn - Sinh lý bệnh: • Các yếu tố u như LMF (yếu tố huy động lipid), PIF (yếu tố gây phân giải protein) • Khèi u tiết ra các yÕu tố tiền viêm như: cytokine TNF-anpha, IL-6 • Những thay đổi của hệ thống thần kinh nội tiết như giảm tiết hormon tăng trưởng và testossteron • Kết quả là giảm tổng... bề mặt niêm mạc của bộ máy tiêu hóa phục hồi • Điều trị tia xạ cho bất kì bộ phận nào gần ổ bụng đều có thể gây tiêu chảy, thư ng hết trong vòng 1-2 tuần sau khi ngừng tia - Điều trị tiêu chảy: • Khuyến khích bệnh nhân uống Oresol, nước cháo, súp với số lượng ít 11 • Cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm và nhiều năng lượng, chia thành nhiều bữa nhỏ Tránh những đồ ăn còn thô và có chất xơ Tránh những đồ uống... thích, những thức ăn mềm và giàu năng lượng, cho bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ 12 • Dinh dưỡng qua ống thông mũi, dạ dày hoặc ống mở thông dạ dày ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn không thể tự ăn uống được • Giáo dục, hướng dẫn cung cấp sự hỗ trợ về tinh thần và tình cảm 2.6 Một số triệu chứng khác: - Mệt mỏi/yếu (suy nhược): do khối u ác tính, nhiễm trùng (đặc biệt là lao và các nhiễm trùng cơ hội),...+ Các chất prokinetic Cơ chế tác dụng: kích thích đám rối Auerbach ở ruột, tăng nhu động của ruột và sự di chuyển của phân Ví dụ: metoclopramide + Các thuốc kích thích bôi trơn Cơ chế tác dụng: bôi trơn phân và kích thích đại tràng, vì vậy làm tăng nhu động ruột và sự di chuyển của phân Ví dụ: dung dịch paraphin + Các chất thụt thể tích lớn Cơ chế tác dụng: làm mềm phân bằng cách tăng thành . biến chứng do bệnh tật, đặc biệt các các cơn đau, biến chứng của các phương pháp trị liệu gây nên. Vì vậy điều trị ung thư phải điều trị toàn diện: điều trị bênh ung thư, điều trị giảm đau và các. các triệu chứng, hỗ trợ và tư vấn tâm lý. Trong tiểu luận này, em chỉ đề cập đến một khía cạnh trong điều trị ung thư, đó là vấn đề " ;Điều trị giảm đau và các triệu trứng trong điều trị ung. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI  Tiểu luận Hóa trị liệu – Nhóm 5 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Tên h c viên:ọ inh Th Xuân HĐ ị ồng Mã học viên:

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan