SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS

24 1.7K 37
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết, thể kỷ XXI là thế kỷ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc phát triển kinh tế xã hội ở trình độ cao không còn con đường nào khác, con đường phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dung người người giỏi. Đã đến lúc tài nguyên quáy giá nhất là trí tuệ con người, bở lẽ kỹ thuật có thể nhập cảng, khoa học có thể học tập, vận dụng, giúp đỡ nhau. Nhưng trí tuệ, tài năng không thể không thể nhập cảng. Vì tầm vóc mang ý nghĩa thời đại, vấn đề phát triển học sinh năng khiếu, tài năng sẽ thực sự góp phần phát triển nguồn nhân lực quý giá cho đất nước. Ở trong mọi thời đại, nhân tài luôn là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, nhân tài là kho báu của cả nhân loại… Ngay từ thời trung đại Việt Nam ông cha ta đã khẳng định "Hiền tài là nguyên khí quốc khí quốc gia" (1470). Cái "khí" - cái "hồn" - sự vững mạnh của một quốc gia có hay không, nhiều hay ít đầu tiên phải nói đến, đó là nhân tài. Nhưng, nhân tài - người tài - người giỏi (thời học sinh phổ thông các em phải là những học sinh giỏi), không phải tự nhiên sinh ra đã có. Quan niệm mới: "Thiên tài là 80% trí thông minh cộng với 20% mồ hôi và nước mắt". Như vậy yếu tố bẩm sinh di truyền chiếm 80%, còn 20% còn lại đó là sự khổ luyện thành tài. Sự khổ luyện ấy, trong thời đại nào cũng phải gắn với nhà trường, gắn với người thầy đáng kính. Nhà trường chính là vườn ươm nhân tài, là "trang sách đầu tiên của chiếc nôi văn hoá nhân loại" (Xu - Khôm - Lin - Xki - "Giáo dục con người chân chính như thế nào"). Sẽ không có học sinh giỏi, không có nhân tài, nếu không có sự giáo dục chân chính, không có công giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi của các nhà sư phạm tài năng. Bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh trí tuệ - thế kỷ của nền kinh tế tri thức - đòi hỏi chúng ta phải đào tạo nên những thế hệ trẻ có đầy đủ trí §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 1 tuệ, để thể hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta đủ sức hội nhập và phát triển cùng thế giới. Vì vậy, việc bồi dưỡng nhân tài - việc chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi được đặt ra ở mức cấp thiết. Trong những năm gần đây, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trở thành một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Để đánh giá chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông, một trong những tiêu chí được ngành giáo dục đặc biệt coi trọng đó là số lượng và chất lượng học sinh giỏi đạt được hàng năm của trường. Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các trường phổ thông. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu về thực trạng và tìm ra giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông trung học cơ sở. II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Đánh giá thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Bình Sơn – Anh Sơn. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS nói chung, trường THCS Bình Sơn nói riêng. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu những biện pháp chỉ đạo việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Phạm vi đề tài dừng lại ở việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Bình Sơn – Anh Sơn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đề tài sử dụng 2 nhóm phương pháp chủ yếu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu phân tích tài liệu, văn bản có liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, khảo sát, điều tra tổng kết, kinh nghiệm… §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 2 V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI. A. Mở đầu B. Nội dung: Chương I: Một số vấn đề về nhận thức lý luận và thực tiễn về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Chương II: Thực trạng công tác chỉ đạo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Chương III: Một số biện pháp chỉ đạo việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi C. Kết luận. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI. I. NHẬN THỨC LÝ LUẬN. 1. Quan điểm về học sinh giỏi. Học sinh giỏi là người thông minh, có trí tuệ phát triển, có một số phẩm chất nổi bật, giàu tính sáng tạo và một (hoặc một số) năng lực chuyên biệt bổi hẳn lên (Quan niệm trên vừa kế thừa, vừa phát triển quan niệm truyền thống: "Đức - Tài" của lịch sử). Đặc trưng cơ bản của học sinh giỏi, của học sinh năng khiếu là: Suy nghĩ độc lập (suy nghĩ không lệ thuộc vào suy nghĩ của người khác nếu phụ thuọc thì khó có thể sáng tạo). Có đàu óc phê phán, lập đi lập lại vấn đề. Nhạy cảm phát hiện mâu thuẫn, phát hiện vấn đề. Như vậy, học sinh giỏi trước tiên phải có tư chất bẩm sinh do di truyền để lại. Đó là mầm mống, là tiền đề, là cơ sở sinh lý của tài năng. Nếu sớm được §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 3 phát hiện và bồi dưỡng một cách có hệ thống chắc chắn sẽ trở thành những công dân có ích, những tài năng trong tương lai. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có tư chất, có trí tuệ ở các cấp học nói chung, ở THCS nói riêng là việc tất yếu và hết sức cần thiết. Nếu ở lứa tuổi này, năng khiếu, khả năng trí tuệ của các em không được phát hiện kịp thời và bồi dưỡng đúng hướng thì mầm mống tài năng của đất nước bị thui chột, hoặc không có cơ hội để phát triển. * Ta hãy xét về mối quan hệ giữa nhân tài - nhân lực - dân trí: Ta xét theo thứ tự: Dân trí - Nhân lực - Nhân tài. Đại học Havơt (Mỹ) xếp: Nhân lực - Nhân tài - Dân trí. Có ý kiến cho rằng: Nhân tài quyết định nhân lực và dân trí, do đó vấn đề nhân tài phải được xếp hàng đầu, vị trí ưu tiên. Ông cha ta có câu "Một người biết lo bằng cả kho người biết làm". Người biết lo chính là người tài. Nhân tài là người có sự nhạy cảm phát hiện vấn đề nắm được quy luật, dự báo trước được tình hình nên sớm nhìn ra nhu cầu nhân lực trong tương lai, nhờ đó chủ động được việc đào tạo nhân lực cho tương lai cho nên không thể đặt việc đào tạo nhân lực làm trung tâm. Nhân tài cũng quyết định dân trí: Vì có người tài mới biết tổ chức nền giáo dục sao cho có hiệu quả nhất. Dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc tuyển chọn người để đào tạo nhân lực, đồng thời dân trí càng cao thì càng phát hiện được nhiều nhân tài. Nhân tài nếu được phát hiện sớm - gặp điều kiện thuận lợi thì phát triển thành tài năng. 2. Quan niệm về bồi dưỡng học sinh giỏi. Trước hết, chúng ta hiểu rằng: Dạy học là hoạt động của người thầy, nhằm tổ chức, điều khiển, tác động giúp học sinh lĩnh hội tri thức của xã hội loài người, phát triển tâm lý và hình thành nhân cách. §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 4 Bồi dưỡng học sinh giỏi (bồi dưỡng dưỡng nhân tài) là: bồi dưỡng trí thông minh: năng lực tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề linh hoạt. Bồi dưỡng óc sáng tạo: tư duy độc lập, không rập khuôn, phát hiện quy luật, tìm tòi giải pháp mới… và một số phẩm chất khác: như tò mò, say mê, trung thực… Như vậy, bồi dưỡng học sinh giỏi là dưới sự tổ chức và điều khiển của người thầy giỏi, giúp học sinh lĩnh hội tri thức của xã hội loài người một cách tốt nhất, giúp cho trí tuệ của các em phát triển một cách cao nhất… bồi dưỡng và phát triển tốt nhân cách của các em (cả tài và đức). Muốn làm được điều ấy, đòi hỏi người thầy giáo không đơn thuần chỉ có nhiều tri thức, hiểu rộng, biết sâu và truyền đạt cho học sinh tất cả những gì thầy có "thao thao bất tuyệt", mà thầy phải dạy cái gì học sinh cần, biết men theo nhu cầu học sinh để dạy. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã lưu ý trong cách dạy học đó là: "áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Vậy, muốn dạy giỏi, trước hết phải nắm vững lý luận dạy học, nắm vững các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn, đặc biệt là hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có lý tưởng nghề nghiệp, làm việc với tất cả lương tâm và trách nhuệm của mình. Có như vậy, thầy mới đủ điều kiện để đáp ứng theo yêu cầu của học sinh trong quá trình dạy và bồi dưỡng năng lực cho các em. Day giỏi là biết cách dạy cho học sinh sáng tạo trong tự học, biết men theo hứng thú kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết ở các em. Thầy dạy giỏi là thầy biết tổ chức, hướng dẫn cho học sinh biết tự mình tìm kiếm tri thức thông qua quá trình dạy của mình, phải dạy "vì người học và bằng năng lực tự học của người học", biết dạy hướng vào học sinh, biết tổ chức cho người học tự học, biết phân phối thời gian hợp lý để người học tự học có hiệu quả cao, làm sao để học sinh tự nghiên cứu và đối thoại với bạn bè, thầy cô mạnh dạn, tự nhiên để hoàn thiện mình, hướng dẫn học sinh biết tự học, tự nghiên cứu. Hay nói cách khác, thầy giáo dạy giỏi là thầy giáo mà trong mỗi bài dạy luôn đặt câu hỏi cho mình: Dạy cái gì? dạy như thế nào? dạy bằng cách nào? để §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 5 học sinh nắm vững kiến thức, trở thành kỹ năng kỹ xảo. Đó là những người thầy biết cách tổ chức học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức và tác động bằng con đường ngắn nhất để các em phát triển nhanh về trí tuệ. Chúng ta biết rằng: Năng lực tự học, nội lực sẽ khó phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn của thầy và sự hợp tác của bạn bè, sẽ không có trò giỏi nếu không có thầy giỏi. Nghị quyết Trung ương II đã chỉ rõ: "Giáo viên là nhân tố quyết định của chất lượng giáo dục". Vì vậy đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên dạy giỏi nói riêng cần có đủ đức, đủ tài, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng mẫu mực, có uy tín cao trong học sinh, phụ huynh; được đồng nghiệp, bạn bè tin yêu thừa nhận. Song không phải giảo viên nào cũng làm tốt được công tác bồi dưỡng học sinh gỏi. Vì ngoài những tiêu chuẩn đầy đủ có ở giáo viên còn phải có những phẩm chất như: nhạy cảm với khả năng của học sinh, nắm bát được nhu cầu của học sinh một cách mau lẹ, phát hiện chính xác những học sinh có trí tuệ, có khả năng tiếp thu và tư duy tốt. Ngoài ra, người giáo viên dạy bồi dưỡng phải biết tự mình đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình dạy học của mình thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Thực tế đã cho thấy, những giáo viên có bề dày kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi là những người đã đào tạo ra nhiều học sinh giỏi cho nhà trường hàng năm. Bên cạnh đó, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi muốn đạt kết quả cao và đáp ứng yêu cầu đổi mới thì phải luôn biết tự bồi dưỡng mình, biết tích luỹ cho mình một vốn kiến thức phong phú, cập nhật với cái mới, không để cho mình lạc hậu với thời cuộc, có như vậy mới xây dựng được niềm tin vững chắc cho học sinh, Nói cách khác, đội ngũ giáo viên dạy giỏi, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là những nhà sư phạm tài năng: kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tài năng sư phạm, phẩm chất đạo đức của nhà giáo và sự nhạy cảm, cách ứng xử linh hoạt trong dạy học. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa thầy và trò. §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 6 Muốn có học sinh giỏi, phải có thầy giáo giỏi, muốn có thầy giáo giỏi cần có học sinh giỏi đó là quá trình biện chứng. Điều kiện đầu tiên quyết định đến hiệu quả hoạt động học của học sinh đó là mối quan hệ giữa sự chỉ đạo của thầy và việc học của trò. Thầy là "người thiết kế" hành động, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hành động, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hành động. Trò là "người thi công", người thực hiện hành động dưới sự hướng dẫn của thầy, tự kiểm tra hành động của mình qua sự kiểm tra của thầy, biết tự đánh giá mình và hành động của mình. Điều quan trọng nhất đó là sự tái tạo tri thức loài người dưới sự hướng dẫn của thầy. Mối quan hệ giữa dạy và học còn được biểu hiện: Dạy phải đảm bảo cho sự học tập của học sinh đạt kết quả. Trước hết cần phân hoá đối tượng, trong quá trình giảng dạy cần có sự chỉ đạo soạn nội dung giảng dạy phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. Nội dung theo chương trình chuẩn quy định cho mọi đối tượng học sinh đó là chương trình khung chuẩn mực. Ngoài ra, cần có thêm nội dung nâng cao dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi ở từng mức độ khác nhau. Phần này giáo viên hướng dẫn cho các em, có khả năng tự học, tự nghiên cứu thêm nhằm tạo điều kiện để phát huy khả năng và thoả mãn nguyện vọng của học sinh trong việc học thêm và tự bồi dưỡng. Ngoài ra, việc nâng cao tính độc lập, sáng tạo của học sinh là một phương hướng qaun trọng trong việc hiện đại hoá các phương pháp dạy học. Tính độc lập trong nhận thức là khả năng của học sinh trong việc tự xác định phương hướng hoạt động của mình trước tình huống mới, tự phát hiện và nêu lên vấn đề cần được giải quyết rồi tự tìm ra con đường giải quyết và thực hiện nó. Theo Plagalgerin thì khả năng định hướng hoạt động của học sinh là điều kiện tiên quyết của sự phát triển tính tích cực sáng tạo của học sinh. Như vậy, để hình thành và phát triển tính tích cực sáng tạo của học sinh cần xây dựng được hệ thống phương pháp dạy học tối ưu. Trong đó phương pháp dạy học nêu vấn đề, hướng dẫn giải quyết vấn đề được coi trọng. Đặc biệt là dạy "tự học" phương thức không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 7 Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi người thầy giáo chú ý đến việc thực hiện cơ chế dân chủ trong dạy và học. Bởi vì cơ chế dân chủ sẽ đảm bảo cho khả năng tư duy của học sinh được tôn trọng và phát huy. Các em sẽ được thoải mái, phấn khởi, tự giác, tích cực trong học tập và những tài năng sẽ bộc lộ và thực sự được phát triển. II. NHẬN THỨC THỰC TIỄN: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, VIỆC ĐÀO TẠO NHÂN TÀI. Thủa xa xưa, ông ta cha đã khẳng định: "Nhân bất học, bất tri lý" - làm người mà không có học thì không thể phân biệt được đâu đúng đâu sai. Chính vì vậy "Học thức là tài sản lớn nhất của quốc gia" (năm 1466) - Bia Văn Miếu - Hà Nội. Và ngay từ thế kỷ XVIII - Quang Trung - vị vua trẻ anh minh trong "chiếu lập học" (1790) đã nói: "Xây dựng đất nước, lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc" - Muốn xây dựng đất nước mạnh giàu phải có những con người có học, phải lấy việc dạy học đặt lên hàng đầu; Muốn đất nước phồn vinh, bình yên, nhân dân ấm no hạnhg phúc… phải có nhân tài và nhân tài không thể có, nếu không bắt đầu từ việc học, từ việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước, Đảng ta đã xác định ngày càng rõ hơn vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khoá VIII khẳng định: "Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính sách của đầu tư phát triển". Trong định hướng phát triển giáo dục - đào tạo, Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII tiếp tục khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 8 Nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh đối với vấn đề giáo dục và đào tạo, chúng ta cũng nhận rõ quan điểm rất đầy đủ về chiến lược con người của Bác. Về mục đích học, Người chỉ rõ: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loài". Về chiến lược con người Bác phát biểu: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người có phẩm chất và năng lực, có trình độ chính trị văn hoá khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ" (Hồ Chí Minh - Toàn tập - Tập V trang 264). Để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi mỗi con người cần biết kết hợp chặt chẽ giữa "hổng" với "chuyên", giữa "Đức" với " với "Tài", trong đó đức là gốc, tài là cần thiết (Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học viện chính trị Quốc gia 1997 trang 86). Ngày nay trên thế giới, các nước phát triển đều quan niệm nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác dần sẽ cạn, chỉ có nguồn lực con người, càng khia thác càng phát triển. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định "con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển". Trong đó: mục tiêu ưu tiên là đào tạo nguồn nhân lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao dân trí cho lực lượng lao động, cho cán bộ quản lý và bồi dưỡng nhân tài được xem là chính sách của quốc gia. Từ đó ta khẳng định: vấn đề đào tạo tài năng và sử dụng người tài là một việc hết sức quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Cần phải xây dựng một chiến lược cho việc tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài mà điểm khởi đầu, đó là việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp học, đặc biệt là các bậc học phổ thông. Chúng ta biết rằng thế kỷ XXI là một thách thức lớn đối với trình độ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Hoặc là tụt hậu hoặc là vươn lên để hội nhập với cộng đồng các dân tộc trên thế giới. Giáo dục - đào tạo đứng trước thách thức mới của lịch sử, của giai đoạn phát triển mởi của đất nước, phải có tầm nhìn chiến lược toàn diện và phải hết sức coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng nhan tài cho đất nước; đào tạo nên những thế hệ trẻ có đủ khả năng tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa tiên tiến của nhân loài, đủ sức đủ tài đưa đất nước tiến §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 9 lên. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, đặc biệt ở hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định một lần nữa những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người - chủ thế mội sáng tạo, mọi của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh quốc gia. Hướng phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người Việt Nam, không những gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân. Kết hợp với sức mạnh cộng đồng, con người phát triển cao về trỉ tuệ, cường tráng về thế chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội… tăng cường nguồn lực con người, gắn liền với kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Nhân tài có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến sự phát triển của xã hội, của lịch sử. Vì vậy ở thời đại nào, quốc gia nào người giỏi cũng được tôn trọng, đề cao. Cho nên việc bồi dưỡng, sử dụng nhân tài được xem là quốc sách. Thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam, pahỉ được trang bị đầy đủ hành trang trí tuệ để bước vào đời - vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng nhân tài không tự nhiên sinh ra, mà phải có quá trình phát hiện, đào tạo bồi dưỡng mới thành. Cần xây dựng chính sách đồng bộ ở các khâu: Phát hiện - tuyển chọn - đào tạo - sử dụng - đãi ngộ tài năng để tạo điều kiện cho tài năng cống hiến nhiều cho sự nghịêp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc phát triển kinh tế ở trình độ cao không còn con đường nào khác con đường phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng người giỏi. Đã đến lúc tài nguyên quý giá nhất là trí tuệ con người, bởi lẽ kỹ thuật có thể nhập cảng, khoa học có thể học tập vận dụng, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng trí tuệ, tài năng không thể nhập cảng, tài năng sẽ thực sự đóng góp phần phát triển nguồn nhân lực quý giá cho đất nước. §Ò tµi tham gia cuéc thi viÕt vÒ n©ng cao chÊt lîng GD. 10 [...]... động bồi dưỡng học sinh giỏi C KẾT LUẬN Từ những vấn đề lý luận và thực trạng của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS nói chung, trường THCS Bình Sơn nói riêng như đã tìm hiểu và nghiên cứu ở trên, tôi rút ra một số kết luận như sau: Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết phù hợp với quy luật khách quan, nhằm bồi dưỡng. .. rạch ròi như vậy sẽ rất có lợi trong việc thực hiện phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu Khâu đầu tiêo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài là phát hiện lựa chọn đúng những năng khiếu Phát hiện sai thì sẽ chọn không đúng nơi học, chọn sai cách học thì sẽ không thể có nhân tài Phát hiện sót sẽ thiệt thòi cho cá nhân học sinh, cho gia đình, cho xã hội Chọn được đúng,... hoạch và biện pháp chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi II CHỈ ĐẠO PHÁT HIỆN VÀ TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI Để chỉ đạo phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi chính xác trước tiên chúng ta cần phân biệt "Có năng khiếu" và "Giỏi" "Có năng khiếu" là có triển vọng của một năng lực sáng tạo, còn "giỏi" là có tiềm năng có sự thông thạo "Thông thạo" chưa chắc đã "sáng tạo" và ngược lại có thể "sáng. .. động và sáng tạo của các em "Tự học" của các em là một khâu không thể thiếu trong quá trình bồi dưỡng 3 Những điều kiện cho việc dạy giỏi và học giỏi a Về tinh thần Thường xuyên tìm ra các cá nhân điển hình trong phong trào dạy giỏi và học giỏi để biểu dương, khen ngợi trước tập thể hội đồng giáo viên và học sinh trong toàn trường Ưu tiên cho các giáo viên và học sinh đạt thành tích dạy giỏi và học giỏi. .. Đại học và 11 Cao đẳng qua hệ đào tạo chính quy) II THỰC TRẠNG VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỪ NĂM 200 - 2001 ĐẾN NAY 1 Chỉ đạo tuyển chọn học sinh giỏi Thực hiện nghiêm túc chủ trương xoá lớp chọn của ngành, trường phân bố đều học sinh khá ở các lớp trong khối, điều này là thật sự cần thiết đối với việc dạy học đại trà, nhưng là một bất lợi đối với việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi - Từ năm học. .. tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn một cách đồng bộ - Sở giáo dục và các Phòng giáo dục nên phối hợp mở các hội thảo khoa học, chuyên đề bàn về nội dung và phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi - Các trường cần tích cực hơn trong việc tạo cơ sở vật chất và các điều kiện tối thiểu phục vụ dạy và học - Nhà trường cần có chính sách cụ thể hơn về tài chính để hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. .. lớp học và dự thi học sinh giỏi theo từng lớp, và lúc này cần có sự tập trung bồi dưỡng nhiều hơn - Phải có kế hoạch thành lập mạng lưới chuyên môn từ cấp trường đến cấp Huyện một cách tương đối ổn định, cần có sự chọn lọc và bổ sung hàng năm - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh giỏi để nâng cao kinh nghiệm, phương pháp trong giảng dạy - Phải chủ động mời các chuyên gia bồi dưỡng học sinh giỏi. .. giáo viên truyền thụ được kiến thức và kỹ năng làm bài cho học sinh để đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi tuyển là quan trọng nhất Vì vậy, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi linh hoạt theo từng giáo viên, chứ có một phương pháp chuẩn cụ thể CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS BÌNH SƠN – ANH SƠN I NẮM VỮNG VÀ THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC CÁC VĂN BẢN,... dạy và có những cách thức để học, để sáng tạo một cách khác nhau Do đó trong quá trình chỉ đạo thực hiện các phương pháp, các nhà quản lý cần nắm vững lý luận dạy học các bộ môn một cách chắc chắn để chỉ đạo 4 Chỉ đạo kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi - Cần phải có kế hoạch dài hơi và kế hoạch ngắn hạn cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi thì mới có hiệu quả một cách thực chất, vì học sinh giỏi. .. được nhân tài, kịp thời bồi dưỡng để tuyển chọn nhân tài Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường phải được chỉ đạo và tổ chức một cách khoa học, có quy trình rõ ràng và được thực hiện liên tục * Những kiến nghị - Song song với việc tổ chức các chu trình "giáo dục thường xuyên" cho giáo viên, ngành Giáo dục nên có kế hoạch để bồi dưỡng đào tạo ngày càng nhiều và ngày càng có chất lượng . thực hiện phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Khâu đầu tiêo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài là phát hiện lựa chọn đúng những năng khiếu. Phát hiện. luận và thực tiễn về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Chương II: Thực trạng công tác chỉ đạo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Chương III: Một số biện pháp chỉ đạo việc phát hiện. ĐẠO HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI. 1. Chỉ đạo mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi. Phải làm cho giáo viên học sinh kể cả các lực lượng khác thấy được: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ

Ngày đăng: 20/07/2014, 10:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan