Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress

98 2.5K 31
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta luôn đối mặt với nhiều trở ngại và buộc cơ thể phải tự “dàn xếp” lấy để tồn tại và phát triển. Những tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó được gọi là stress. Stress đặt chủ thể vào một mô hình dàn xếp với môi trường xung quanh. Stress bình thường khi chủ thể tự dàn xếp được tạo ra sự cân bằng mới. Khi stress tràn ngập vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể gọi là stress bệnh lý. Lúc này sẽ gây ra các rối loạn về tâm thần, cơ thể và tập tính. Các rối loạn đó, từ nhiều thập kỷ nay đã được nghiên cứu và được biệt định trong phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 là “Các rối loạn liên quan stress (RLLQS)”. Các RLLQS có nhiều thể bệnh như các rối loạn lo âu (RLLA), rối loạn ám ảnh nghi thức (RLAANT), phản ứng với stress trầm trọng và các rối loạn thích ứng, rối loạn phân ly (RLPL), rối loạn dạng cơ thể (RLDCT), các rối loạn tâm căn9 các rối loạn này khá phổ biến. Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ, 14 dân số đã đáp ứng với tiêu chuẩn chẩn đoán của ít nhất một RLLA, tỷ lệ trong 12 tháng của rối loạn này là 17,7% và tỷ lệ mắc cả đời ở nữ nhiều hơn nam (30,5% và 19,2%)24. Lo âu là triệu chứng cốt lõi của các rối loạn căn nguyên tâm lý, là rối loạn gặp ở 15 – 20% số bệnh nhân đến khám tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu15,47. Rối loạn lo âu làm người bệnh giảm sút đáng kể khả năng lao động, học tập, ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân, gia đình và xã hội. Rối loạn dạng cơ thể ít gặp hơn, tỷ lệ cả cuộc đời trong dân số ước tính khoảng 0,1 – 0,2 % mặc dù một số nhóm nghiên cứu tin rằng con số thực sự có thể gần bằng 0,5%. Số lượng phụ nữ bị RLDCT nhiều hơn nam giới 5 – 20 lần. Do vậy, nếu chỉ tính riêng nữ giới thì tỷ lệ RLDCT gặp trong cả cuộc đời là 1 – 2 %25. Rối loạn giấc ngủ (RLGN), là một triệu chứng rất hay gặp trong các rối loạn tâm thần nội sinh, rối loạn tâm thần thực thể, rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng chất và đặc biệt thường gặp trong các RLLQS3,47. Các nghiên cứu cho thấy có tới 97.4% bệnh nhân RLLA, 70% bệnh nhân rối loạn stress sau sang chấn (RLSSSC) bị RLGN và đặc trưng bởi tăng thức giấc và lo lắng47,55. Mặt khác, khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, và nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng ngày. RLGN kéo dài nếu không được điều trị sẽ là nhân tố làm khởi phát RLLA, trầm cảm và các bệnh lý khác3. RLGN là một trong những triệu chứng quan trọng trong các RLLQS, nhưng cho đến nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Để làm sáng tỏ hơn RLGN trong các RLLQS chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng RLGN trong các rối loạn liên quan với stress” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của RLGN trong các rối loạn liên quan với stress.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÝ DUY HƯNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRONG CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN STRESS LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hà Nội – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÝ DUY HƯNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRONG CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN STRESS LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Tâm thần Mã số: 60. 72. 22 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hữu Bình Hà Nội – 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành các nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y khoa. Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Bạch mai, Viện sức khoẻ Tâm thần, Sở Y tế Lâm Đồng, Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội Lâm Đồng đã cho phép và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Trần Hữu Bình,Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội. Thầy là người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước hoàn thành chương trình học tập và làm luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Trần Viết Nghị, PGS.TS. Nguyễn Viết Thiêm, PGS. TS Võ Văn Bản, TS. Nguyễn Kim Việt, TS Đinh Đăng Hòe. Các thầy đã tận tình truyền thụ nhiều kiến thức quý báu, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn. Những lời cảm ơn không thể diễn tả hết sự trân trọng của tôi đối với sự động viên, khích lệ của lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Tôi thực sự hiểu rằng, thành công dù ít nhiều của luận văn này ghi nhận những đóng góp không thể thiếu của họ. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2008 Lý Duy Hưng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một chương trình nào. Tác giả luận văn Lý Duy Hưng MỤC LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3U 1.1. STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS 3 1.1.1. Khái niệm về stress 3 1.1.2. Các giai đoạn của phản ứng stress 5 1.1.3. Sinh lý học của stress 6 1.1.4. Các rối loạn liên quan đến stress 8 1.2. RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 12 1.2.1. Giấc ngủ bình thường 12 1.2.2. Rối loạn giấc ngủ[12],[26] 18 1.2.3. Đặc điểm lâm sàng RLGN trong các RLLQS 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25 U 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25 U 2.2.1. Cỡ mẫu 25 2.2.2. Cách chọn mẫu 25 2.2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25 2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 U 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 27 2.3.3. Công cụ thu thập thông tin 29 2.3.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 30 30 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆUU 30 2.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨUU 2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 30 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ 32 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32 3.1.1. Phân bố tuổi và giới trong mẫu nghiên cứu 32 3.1.2. Nghề nghiệp 34 3.1.3. Trình độ học vấn 35 3.1.4. Hoàn cảnh gia đình 35 3.1.5. Tác nhân stress trong nhóm nghiên cứu 36 3.1.6. Các thể bệnh của RLLQS 37 3.1.7. Thời gian mắc bệnh trước vào viện 38 3.1.8. Điều trị trước vào viện 39 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLGN TRONG CÁC RLLQS 40 3.2.1. Tỷ lệ RLGN trong các RLLQS 40 3.2.2. Loại RLGN 40 3.2.4. Đặc điểm RLGN qua các giai đoạn ngủ 41 3.2.5. RLGN đánh giá qua thang điểm PSQI 46 3.2.6. Đặc điểm điện não đồ lúc thức của bệnh nhân RLLQS 47 3.2.7. Kết quả điều trị các RLLQS 48 CHƯƠNG 4 :BÀN LUẬN 50 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 50 4.1.1. Phân bố tuổi và giới trong mẫu nghiên cứu 50 4.1.2. Nghề nghiệp 52 4.1.3. Trình độ học vấn 53 4.1.4. Hoàn cảnh gia đình 54 4.1.5. Tác nhân stress trong nhóm nghiên cứu 54 4.1.6. Loại RLLQS trong mẫu nghiên cứu 57 4.1.7. Thời gian mắc bệnh 58 4.1.8. Điều trị trước vào viện 59 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RLGN 60 4.2.1. Tỷ lệ RLGN trong các RLLQS 60 4.2.2. Loại RLGN 60 4.2.3. Thời gian xuất hiện RLGN so với các triệu chứng khác của RLLQS 62 4.2.4. Đặc điểm RLGN trong các RLLQS qua các giai đoạn ngủ 63 4.2.5. RLGN đánh giá qua thang điểm PSQI 69 4.2.6. Điện não lúc thức trên bệnh nhân RLLQS 71 4.2.7. Kết quả điều trị các RLLQS 71 73 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATK : An thần kinh. BN : Bệnh nhân. CTC : Chống trầm cảm. DSM : Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần). ICD : International Classification Disease (Phân loại bệnh quốc tế). GLA : Giải lo âu. NREM : Non-Rapid Eye Movement (Không cử động nhãn cầu nhanh). PSQI : The Pittsburgh Sleep Quality Index (Chỉ báo chất lượng giấc ngủ). PTTH : Phổ thông trung học. REM : Rapid Eye Movement (Cử động nhãn cầu nhanh). RL : Rối loạn. RLAA : Rối loạn ám ảnh. RLAANT : Rối loạn ám ảnh nghi thức. RLDCT : Rối loạn dạng cơ thể. RLGN : Rối loạn giấc ngủ. RLLA : Rối loạn lo âu. RLLQS : Rối loạn liên quan với stress. RLPL : Rối loạn phân ly. RLSSSC : Rối loạn stress sau sang chấn. TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới. THCS : Trung học cơ sở. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu 32 Bảng 3.3: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.4: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 35 Bảng 3.5: Theo tình trạng hôn nhân 35 Bảng 3.6: Loại hình tác nhân gây stress 36 Bảng 3.7: Thời gian trung bình (năm) từ lúc bị bệnh đến lúc vào viện theo giới 38 Bảng 3.8: Nơi đi khám và điều trị trước vào viện 39 Bảng 3.11: Thời gian từ lúc đi ngủ đến lúc ngủ thực sự (phút) theo thể bệnh các RLLQS (thời gian vào giấc ngủ) 41 Bảng 3.12: Thời gian vào giấc (phút) theo nhóm tuổi 42 Bảng 3.13: Chất lượng giấc ngủ 43 Bảng 3.14: Thời gian ngủ được mỗi đêm (giờ) theo các thể bệnh RLLQS 43 Bảng 3.15: Thời gian ngủ được mỗi đêm (giờ) theo giới 43 Bảng 3.16: Thời gian ngủ được mỗi đêm(giờ) và sang chấn tâm lý 44 Bảng 3.17: Tình trạng buổi sáng của bệnh nhân RLLQS 44 Bảng 3.18: Chất lượng công việc ban ngày của bệnh nhân 45 Bảng 3.19: Số ngày RLGN của bệnh nhân trong 1 tuần 45 Bảng 3.20: Số ngày RLGN trung bình trong tuần theo giới 46 Bảng 3.21: Điểm trung bình PSQI trong các RLLQS theo giới 47 Bảng 3.22: Kết quả điện não đồ lúc thức của bệnh nhân RLLQS(n=26) 47 Bảng 3.23: Thời gian nằm viện trung bình (ngày) theo giới 48 Bảng 2.24: Thuốc điều trị các RLLQS 48 Bảng 3.25: Diễn biến của RLGN trong quá trình điều trị so với các triệu chứng khác của RLLQS 49 Bảng 4.1: Tỷ lệ nữ / nam trong một số loại RL lo âu theo Eric H [32] 51 Bảng 4.2: Các RLLA và những tác động trên giấc ngủ[50] 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 32 Biểu đồ 3.2: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân lúc nhập viện theo giới 33 Biểu đồ 3.3: Hoàn cảnh kinh tế theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu34 Biểu đồ 3.4: Các tác nhân gây stress thường gặp 36 Biểu đồ 3.5: Số lượng tác nhân gây stress trong nhóm nghiên cứu 37 Biểu đồ 3.6: Các thể bệnh của RLLQS 37 Biểu đồ 3.7: Phân bố theo nhóm các RLLQS 38 Biểu đồ 3.8: Loại thuốc thường dùng trước vào viện 39 Biểu đồ 3.9: cách thức mất ngủ trong mẫu nghiên cứu 40 Biểu đồ 3.10: Thời gian xuất hiện RLGN so với triệu chứng khác của bệnh .41 Biểu đồ 3.11: Các triệu chứng thường gặp khi bắt đầu đi ngủ 42 Biểu đồ 3.12: Hiệu quả giấc ngủ ở bệnh nhân RLLQS 46 [...]... và các bệnh lý khác[3] RLGN là một trong những triệu chứng quan trọng trong các RLLQS, nhưng cho đến nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống Để làm sáng tỏ hơn RLGN trong các RLLQS chúng tôi tiến hành đề tài: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng RLGN trong các rối loạn liên quan với stress với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của RLGN trong các rối loạn liên quan với stress. .. F4 với tên gọi các rối loạn tâm căn, liên quan stress và dạng cơ thể Nội dung của chương F4 gồm các mục: Các rối loạn lo âu: các RL lo âu ám ảnh sợ, các RL lo âu khác… trong các rối loạn tâm căn này, nhân cách đóng vai trò quan trọng hơn stress[ 9] 10 Các phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng (F43.x): đây là những rối loạn có liên quan chặt chẽ và trực tiếp nhất với stress Các rối loạn. .. thứ 10 năm 1992 là Các rối loạn liên quan stress (RLLQS)” Các RLLQS có nhiều thể bệnh như các rối loạn lo âu (RLLA), rối loạn ám ảnh nghi thức (RLAANT), phản ứng với stress trầm trọng và các rối loạn thích ứng, rối loạn phân ly (RLPL), rối loạn dạng cơ thể (RLDCT), các rối loạn tâm căn[9]… các rối loạn này khá phổ biến Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ, 1/4 dân số đã đáp ứng với tiêu chuẩn chẩn... bệnh Quốc tế lần thứ 10 1.2.3 Đặc điểm lâm sàng RLGN trong các RLLQS RLGN là một đặc điểm thường thấy trong nhiều bệnh tâm thần, trong đó thường gặp là mất ngủ RLGN có thể gặp trong các rối loạn tâm thần thực tổn, trong các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, trong các rối loạn phân liệt, rối loạn cảm xúc… nhưng trong các RLLQS thì RLGN, đặc biệt là mất ngủ rất phổ biến... và có tác động qua lại lẫn nhau rất phức tạp 1.2.3.1 Rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn lo âu Các rối loạn lo âu bao gồm các RLLA ám ảnh sợ, các RLLA khác, các RL ám ảnh nghi thức, là những rối loạn trong đó vai trò của nhân cách quan trọng hơn là stress RLLA là rối loạn rất hay gặp trong thực hành tâm thần, là bệnh lý có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý tâm thần, chiếm khoảng 15 – 20 % bệnh nhân... sự phát triển của RLSSSC[37] 1.2.3.3 Rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn dạng cơ thể Một vài nghiên cứu RLDCT trong thực hành đa khoa cho thấy rối loạn cơ thể hóa chiếm tới 1/4 - 1/3 số bệnh nhân ở các hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu Nghiên cứu các loại RLDCT trong cộng đồng Bang Florence (Mỹ) cho thấy 0,7% rối loạn cơ thể hóa, 4,5% rối loạn nghi bệnh, 0,6% rối loạn đau và 13,8% RLDCT không biệt... thật… - Các rối loạn dạng cơ thể: có thể có các triệu chứng lo lắng, buồn chán khi rối loạn kéo dài, triệu chứng tâm lý thường gặp trong rối loạn dạng cơ thể là loạn cảm giác bản thể và triệu chứng này diễn biến cũng liên quan chặt chẽ với những yếu tố tâm lý cá nhân - Các phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng: triệu chứng chính là sự hồi tưởng lại một cách bắt buộc và thường xuyên các. .. bằng từ rối loạn tâm căn ICD-9 vẫn giữ các loại neurosis truyền thống theo mã 300 và bắt đầu theo hướng mô tả triệu chứng thuần túy, không đề cập đến các quan niệm khác nhau nằm sau từ neurosis[9] + ICD-10, 1992: các tác giả thận trọng hơn trong việc sử dụng thuật ngữ, không gọi các rối loạn do stress mà chỉ gọi là các rối loạn có liên quan đến stress Trong ICD-10 các RLLQS được phân loại ở các chương... - Trong rối loạn ám ảnh nghi thức: tỷ lệ rối loạn ám ảnh nghi thức từ 2 3% dân số chung Một số nghiên cứu thấy RLAANT chiếm tới 10% các bệnh nhân tâm thần ngoại trú Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 20 tuổi, có lẽ 2/3 các bệnh nhân khởi phát trước 25 tuổi, chỉ 15% bệnh nhân khởi phát sau 35 tuổi Các bệnh nhân RLAANT thường kết hợp với các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm điển hình, các rối loạn liên. .. liên quan đến lạm dụng rượu, rối loạn hoảng sợ…[18] Do vậy, biểu hiện rối loạn giấc ngủ cũng tương tự các rối loạn kèm theo, giảm hiệu quả giấc ngủ và tăng thời gian đi vào giấc ngủ[50] - Trong rối loạn ám ảnh sợ: bệnh nhân với cơn hoảng sợ vào ban đêm có thể trở thành ám ảnh sợ ngủ, khi đó làm bệnh nhân mất ngủ Ám ảnh sợ xã 22 hội là bệnh lý được cho là có liên quan đến RLLA, chính RLLA có vai trò trong . RLGN trong các RLLQS chúng tôi tiến hành đề tài: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng RLGN trong các rối loạn liên quan với stress với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của RLGN trong các rối loạn liên. 1.1.4. Các rối loạn liên quan đến stress 8 1.2. RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 12 1.2.1. Giấc ngủ bình thường 12 1.2.2. Rối loạn giấc ngủ[12],[26] 18 1.2.3. Đặc điểm lâm sàng RLGN trong các RLLQS 20 CHƯƠNG. Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÝ DUY HƯNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRONG CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN STRESS LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hà Nội

Ngày đăng: 20/07/2014, 04:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Loi cam doan.pdf

  • loi cam on.pdf

  • LVSua.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan