skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 thcs đông sơn bỉm sơn

23 4.7K 22
skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 thcs đông sơn bỉm sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 Người thực hiện: Mai Thị An Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Đông Sơn- TX Bỉm Sơn SKKN thuộc lĩnh vực : Tiếng Việt THANH HÓA NĂM 2013 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Đất nước đang tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cũng cần có nhiều thay đổi để đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì vậy, phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển ở người học khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay từ khi đang học tập ở nhà trường, đặc biệt là rèn luyện cho các em khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, giúp các em có niềm vui, hứng thú trong học tập. Trong tư thế chung đó, việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn bởi vì phân môn tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình tiểu học, nó đảm nhiệm quá trình hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc học đầu tiên trong nhà trường phổ thông. Đầu tiên học sinh phải đọc, sau đó đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh một số ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập: học, học nữa, học mãi – một khả năng không thể thiếu của con người thời đại mới. Mục tiêu dạy học phân môn tập đọc ở lớp 5 không chỉ giúp học sinh củng cố, nâng cao và phát triển kĩ năng đọc mà còn bồi dưỡng ở các em tư tưởng, tình cảm, nhân cách, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp. Dạy tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm cả nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Song, thực tế dạy học tập đọc nói chung và lớp 5 nói riêng hiện nay ở nhà trường chưa đạt hiệu quả cao, chưa kích thích sự ham học, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đặc biệt là chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn các kĩ năng đọc cho học sinh, dẫn đến học sinh đọc chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tập đọc như trình độ, kĩ năng sư phạm, sự nhiệt tình của giáo viên; trình độ, ý thức tham gia học tập của học sinh; các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy học tập đọc. Trong đó nổi bật là nguyên nhân giáo viên chưa linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, việc đổi mới phương pháp và các 2 hình thức tổ chức rèn kĩ năng đọc thành tiếng cũng như đọc – hiểu. Do chưa hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa hai hình thức đọc thành tiếng và đọc hiểu nên việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều giờ tập đọc không đạt được mục tiêu theo đúng nghĩa của nó đối với đối tượng học sinh lớp 5 trong khi nội dung chương trình đã có bổ sung thêm một số dạng văn bản mới. Còn đối với học sinh: Nhiều em cho rằng chỉ cần đọc đúng, đọc lưu loát, nhiều em không hoặc ít để ý đến ngữ điệu, tốc độ đọc, ít chú ý đến rèn kĩ năng đọc sao cho hay, đọc thế nào để hiểu được nội dung văn bản (ở mức độ phù hợp với trình độ của các em) không ít em chưa có phương pháp học tập đúng đắn nên chất lượng đọc chưa cao. Nhiều giờ dạy còn rập khuôn máy móc theo các bước nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh cũng như chưa huy động được vốn kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân người học vào quá trình tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới dưới sự điều khiển tổ chức, định hướng của giáo viên. Vậy tổ chức dạy học tập đọc thế nào để đạt hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, không gây nhàm chán trong tiết học? Làm thế nào để học sinh say mê học tập đọc, thích đọc, thích tìm hiểu nội dung bài đọc để cảm nhận cái hay, cái đẹp từ tác phẩm văn chương? Làm thế nào để rèn các kĩ năng đọc cho học sinh một cách tốt nhất? Đó là băn khoăn, trăn trở không những của các nhà quản lí chuyên môn mà của rất nhiều giáo viên – những người đang trực tiếp giảng dạy. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc hiện nay, tôi đã nghiên cứu tìm ra biện pháp rèn các kĩ năng đọc góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 và đã có hiệu quả nhất định. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng 1.1 Thực trạng chung * Về giáo viên: Thực trạng dạy học tập đọc lớp 5 ở nhà trường hiện nay cho thấy: - Hai nhiệm vụ dạy học tập đọc chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Nhiều giờ tập đọc thiên về rèn đọc thành tiếng, nhiều giờ thiên về cảm thụ văn (đọc hiểu) , không ít giờ tập đọc ở phần tìm hiểu bài lại được giáo viên chuyển thành giờ giảng văn (quá đi sâu vào đọc hiểu), ít thay đổi hình thức trong giờ học. - Việc hướng dẫn đọc cho học sinh còn mang nặng tính hình thức , chung chung ít chú ý đến cái chi tiết, cái cụ thể. Việc phối kết hợp rèn các kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu để chúng phát huy tác dụng hỗ trợ cho nhau còn hạn chế. Giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi, còn phụ thuộc vào sách. - Việc lập kế hoạch dạy học còn mang nặng tính hình thức, đối phó, còn rập 3 khuôn máy móc theo một quy trình có sẵn cho tất cả các dạng bài. * Về học sinh: Học sinh đã quen với cách học ở lớp dưới nên chủ yếu chỉ chú ý đến rèn đọc sao cho đúng, chưa chú ý đến tốc độ, ngữ liệu, cách đọc sao cho hay. - Một số học sinh chưa có ý thức học tập, ít có sự phấn đấu. - Một số học sinh kĩ năng đọc yếu so với mức độ yêu cầu tối thiểu của khối lớp 5 nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giờ học. - Kĩ năng đọc diễn cảm còn yếu. - Khả năng hiểu bài của học sinh chưa sâu, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm còn hạn chế. 1.2. Sau đây là một số hạn chế trong việc rèn các kĩ năng đọc qua từng phần cụ thể. 1.2.1. Dạy học thành tiếng. Đây là mục tiêu quan trọng trong giờ tập đọc, chiếm thời gian nhiều. Dạy đọc thành tiếng là dạy cho học sinh cách đọc đúng, đọc lưu loát, rành mạch, đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng (nếu có yêu cầu học thuộc lòng). * Về giáo viên: - Khi dạy học phần này, giáo viên chưa thực sự chú ý đến 3 mức độ của luyện đọc thành tiếng, giáo viên chỉ chủ yếu rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng mà chưa chú ý nhiều đến luyện đọc hay (luyện đọc diễn cảm), nhiều tiết tập đọc, thời gian dành cho luyện đọc diễn cảm chỉ chủ yếu đến các đối tượng học sinh đọc tốt, chưa chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh. Việc thay đổi hình thức và phương pháp trong rèn kĩ năng đọc thành tiếng đang còn mang tiếng chung chung, chưa thay đổi cho phù hợp với từng bài, nhiều khi còn áp dụng máy móc cho tất cả các văn bản đọc (thơ, dịch, văn xuôi) • Về học sinh: - Các em chỉ chú ý đến việc đọc sao cho đúng, cho rõ ràng. - Việc luyện đọc diễn cảm mới chỉ chú ý đến ngắt hơi, nghỉ hơi theo dấu câu, chưa chú ý nhiều đến việc rèn cho học sinh cách ngắt giọng biểu cảm hay ngắt giọng logic (giáo viên chưa hướn dẫn kĩ và cụ thể cách ngắt giọng khi gặp các câu dài thậm chí trong cả những câu văn, câu thơ ngắn mà tác giả có dụng ý muốn đề cập đến. - Việc xác định các ngữ điệu đọc đúng trong các văn bản nghệ thuật và các văn bản khác còn thiên về hình thức hoặc cảm nhận “tùy tiện” của học sinh tiểu học (nhất là văn bản kịch) - Nhiều học sinh chưa chú ý đến tốc độ đọc (nhanh, chậm, dãn nhịp) và cường độ giọng đọc nên có thói quen đọc nhanh, đọc luyến thoắng, đọc vẹt. 4 - Kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh còn quá yếu so với mục tiêu đọc diễn cảm ở lớp 5. - Đối với đọc thuộc lòng, học sinh chỉ thiên về hướng dẫn ghi nhớ máy móc, ít chú ý đến ghi nhớ logic (ghi nhớ có ý nghĩa), ghi nhớ các từ “chìa khóa” thể hiện nội dung bài để rèn ghi nhớ sâu… * Nguyên nhân: Giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới việc rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh ở các mức độ của nó.(đọc đúng; đọc trôi chảy, lưu loát; đọc diễn cảm). - Giáo viên hướng dẫn nhưng chưa cụ thể và rõ ràng ở mức độ của kĩ năng đọc thành tiếng (ví dụ: cách ngắt giọng biểu cảm, ngắt giọng logic phải căn cứ vào đâu? Ngắt như thế nào là hợp lí, những từ nhấn giọng là những từ như thế nào?) dẫn đến học sinh khó xác định điểm ngắt giọng nhất là đối với học sinh trung bình. Do học sinh không hiểu sâu nên giọng đọc không thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nội dung từng đoạn dẫn đến đọc không hay, không thể hiện được ý nhĩa nội dung văn bản, dụng ý mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. - Kĩ năng học thuộc lòng chậm và rất nhanh quên do các em thường đọc vẹt. 1.2.2. Dạy đọc – hiểu: Một trong những kĩ năng đọc hiểu văn bản là đọc thầm. Dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, dạy đọc – hiểu. Qua thực trạng dạy đọc -hiểu hiện nay tôi thấy: * Về giáo viên: Qua các giờ tập đọc, tôi thấy giáo viên chưa chú trọng nhiều đến rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh, nhiều khi yêu cầu học sinh đọc thầm nhưng không có mục đích, không kiểm tra tốc độ đọc của học sinh nên đã không phát huy được ưu thế của nó trong việc tìm hiểu và nắm nội dung bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi cuối bài với cách dạy đồng loạt và chủ yếu sử dụng phươn pháp hỏi đáp trong quá trình tìm hiểu bài. Thầy nêu câu hỏi – trò trả lời, sau đó thầy giảng cứ như vậy gây ra sự nhàm chán. Nhiều câu hỏi dài với nhiều yêu cầu nhưng giáo viên không tách ra thành nhiều ý nên học sinh khó hiểu. * Về học sinh. - Các em chưa có kĩ năng đọc thầm để hiểu bài theo đúng nghĩa của nó, kĩ năng đọc thầm để hiểu bài, trả lời câu hỏi còn chậm và nhiều khi đọc nhưng lại đọc cho có, đọc theo ý thích của bản thân, tốc độ đọc thầm còn chậm. Khi học sinh trả lời câu hỏi, nhiều em không có khả năng tổng hợp và diễn đạt nên thường trả lời câu hỏi theo cách nêu lại nguyên văn ý theo câu trong đoạn văn hay đoạn thơ, không tóm gọn được theo ý hiểu của bản thân. - Khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái gíá trị nghệ thuật của văn bản còn yếu. 5 - Khả năng ghi nhớ bài học không sâu, học thuộc lòng còn chậm và nhanh quên. * Nguyên nhân: - Giáo viên chưa thực sự thấy được ưu điểm của hình thức đọc thầm trong việc dạy tìm hiểu bài nên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh theo đúng cách. - Học sinh ít có ý thức rèn kĩ năng đọc thầm một cách đúng đắn; chưa tích cực và chủ động trong học tập; khả năng phân tích, tổng hợp và diễn đạt còn hạn chế. 1.2.3. Việc xây dựng kế hoạch dạy học: Nội dung kế hoạch dạy học gần giống như sách giáo viên và thiết kế bài dạy nội dung còn chung chung cho nhiều bài. Việc lập kế hoạch dạy học còn mang nặng hình thức, chưa lột tả được thực chất của kế hoạch dạy học. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học được thể hiện qua kế hoạch dạy học hầu như giống nhau, không có mấy thay đổi cho phù hợp với từng bài để đạt được mục tiều của bài học đó. Trong kế hoạch dạy học chưa có định hướng rõ ràng cho từng đối tượng học sinh. * Nguyên nhân: Nhiều khi, việc xây dưng kế hoạch dạy học chỉ để đối phó với các đợt kiểm tra nên ít có gíá trị thực tế. - Giáo viên chưa có sự đầu tư hợp lí cho việc nghiên cứu bài, xây dựng kế hoạch dạy học nên chất lượng kế hoạch dạy học chưa cao. 2, Kết quả thực trạng: 2.1. Tháng 9 năm học 2012, tôi đã tiến hành điều tra, dự giờ và thực hành dạy ở lớp 5B Trường Tiểu học Đông Sơn (theo cách dạy như trong thực trạng đã nêu trên). Sau đó tôi tiến hành khảo sát chất lượng, cụ thẻ như sau: Sau khi học sinh lớp 5B, tôi dạy thực nghiệm này học xong bài “ Bài ca trái đất”( Tập đọc lớp 5 - tiết 8) tôi đã cho học sinh kiểm tra hai nội dung: Ví dụ: Phần một: Đọc thành tiếng đối với học sinh khá, giỏi đọc cả bài, học sinh trung bình đọc hai khổ thơ còn học sinh yếu đọc một khổ thơ. Phần hai: Đọc - hiểu Câu 1: Nối khổ thơ với ý nghĩa của nó cho phù hợp. a. Khổ thơ thứ nhất Cần giữ cho trái đất bình yên (1) b. Khổ thơ thứ hai Trái đất thật là tươi đẹp (2) c. Khổ thơ thứ ba Mọi người trên trái đất đều đáng quí (3) 6 Câu 2: Câu thơ “ Màu hoa nào cũng quý cũng thơm!” trong khổ thơ thứ hai nói gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. a. Tất cả các loài hoa đều đẹp, đều đáng quý. b. Con người ở tất cả các màu da đều đẹp. c. Trẻ em trên thế giới dù khác màu da đều đáng yêu đáng quý. Câu 3: Hình ảnh “Tiếng hát, tiếng cười” có ý nhĩa gì? Chọn câu trả lời đúng nhất. a. Trái đất hòa bình. b. Con người sống bình yên vui vẻ. c. Trái đất hòa bình, con người sống bình yên vui vẻ. Câu 4: Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? * Cách đánh giá: Phần 1: Đọc thành tiếng (5 điểm) - Đọc đúng (sai không quá 4 tiếng) (1,5 điểm). - Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, cụm từ; nhấn giọng ở các từ, gợi tả, gợi cảm. (1,5 điểm) - Đọc diễn cảm và thuộc lòng một khổ thơ (HS yếu) hai khổ thơ (HS trung bình); học sinh khá, giỏi đọc cả bài. (2 điểm) Phần 2: Đọc – hiểu (5 điểm) Câu 1: (1 điểm): Nối đúng: a,2 ; b,3 ; c,1 (nối sai 1 ý thì trừ 0,3 điểm). Câu 2: (1 điểm): Khoanh vào ý c. Câu 3: (1 điểm): Khoanh vào ý c. Câu 4: (1 điểm): Học sinh nêu được ý có nội dung: chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh xây dựng một thế giới hòa bình. Chỉ có hòa bình, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất. * Kết quả khảo sát: Qua kiểm tra 25 em, tôi đã tổng hợp số em chưa đạt yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng như sau: Kiến thức, kĩ năng cần đạt Số học sinh chưa đạt yêu cầu Tỉ lệ Đọc đúng 4 16% Đọc lưu loát, trôi chảy 7 28% Đọc diễn cảm 10 40% Học thuộc lòng 5 20% Đọc – hiểu (hiểu ND bài) 6 24% - Kết quả kiểm tra chất lượng cụ thể như sau: Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 7 6 24% 6 24% 10 40% 3 12% 2.2. Nhận xét chung: Qua bài kiểm tra, khảo sát chất lượng, tôi nhận thấy: * Về đọc thành tiếng: Học sinh được luyện đọc thành tiếng nhiều, giáo viên đã chú ý sửa lỗi phát âm để học sinh đọc đúng là chủ yếu nhưng một số học sinh vẫn bỏ sót từ hoặc thêm từ khi đọc, nhiều tiếng có phụ âm đầu là r,tr, s HS đọc vẫn còn chính xác. Nhiều em chưa làm chủ được tốc độ đọc nên còn đọc luyến thoắng, đọc nhanh. Học sinh đọc diễn cảm còn yếu; nhiều em ngắt nghỉ không hợp lí, nhấn giọng tùi tiện, giọng đọc không thay đổi cho phù hợp nội dung từng đoạn. Học sinh đọc thuộc lòng theo sự ghi nhớ máy móc, nên nhiều khi nhầm lẫn giữa các đoạn. * Về đọc - hiểu: - Phần bài tập trắc nghiệm vẫn có một số em làm sai, do hiểu bài không sâu. - Phần bài tập tự luận: Đa số học sinh diễn đạt dài dòng chủ yếu là nêu lại nguyên văn, không tóm tắt ý theo cách hiểu của mình. Học sinh tiếp nhận trí thức bằng hình thức bên ngoài, ít hiểu sâu bản chất bên trong nên khả năng cảm thụ văn còn kém ngay cả đối tượng học sinh khá giỏi. *Nguyên nhân: Giáo viên chưa chú ý nhiều đến rèn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc, cách nhấn giọng và cách ngắt giọng hợp lí theo logic và theo giá trị biểu cảm. Hình thức và phương pháp dạy học: giáo viên chưa linh hoạt trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đối tượng học sinh yếu, trung bình ít được hoạt động. Thời gian dành cho luyện đọc diễn cảm ít nên phần đọc diễn cảm có ít em được thể hiện đọc trước lớp, chỉ chủ yếu là học sinh khá giỏi. Phần tìm hiểu bài, giáo viên nói và giảng hơi nhiều (sợ học sinh không hiểu) Chưa phát huy được tính tích cực trong học tập, chưa huy động vốn kiến thức tổng hợp của nhiều học sinh. Qua thực trạng dạy học tập đọcvà qua kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu của học sinh tôi nhận thấy: Các kĩ năng đọc của học sinh còn chưa tốt, nhất là kĩ năng đọc diễn cảm, khả năng hiểu bài chưa sâu, các giờ học chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh…Để khắc phục tồn tại trên, giúp các em học tốt hơn, tôi đã nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy và tìm ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5” để giúp học sinh rèn các kĩ năng đọc tốt hơn, đảm bảo mục tiêu giờ tập đọc. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân khi dạy phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 8 Qua điều tra, trực tiếp giảng giạy lớp 5 tôi đã vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc. Sau khi nghiên cứu, áp dụng kiểm tra kết quả học tập của học sinh, tôi thấy chất lượng đọc thành tiến và đọc hiểu của học sinh đã có nhiều chuyển biến và được nâng lên rõ rệt. Sau đây là một số giải pháp cụ thể: 1. Trước hết giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài đọc trong sách giáo khoa, hiểu ý đồ của tác giả, để nắm bản chất của mỗi dạng kiến thức học sinh phải nắm được, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học mang tính thiết thực. Dự đoán các tình huống sư phạm có thể xảy ra và dự đoán những lỗi học sinh thường mắc phải - cách xử lí các tình huống đó. Điều giáo viên cần nhớ “Muốn học sinh đọc tốt, hiểu bài tốt, vận dụng tốt thì trước tiên giáo viên phải đọc tốt, thiếu hiểu văn bản theo cách hiểu của đối tượng học sinh lớp 5 và tìm cách dạy hợp lí để học sinh đạt được điều đó”. 2. Cần linh hoạt sử dụng các phươn pháp dạy học tích cực, áp dụng phù hợp với đặc điểm của lớp mình đang trực tiếp giảng dạy để rèn kĩ năng đọc cho học sinh, từ đó tìm ra những điểm yếu của học sinh để chú trọng rèn luyện. Thường xuyên quan tâm, phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng thêm cho học sinh khá giỏi để nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn. Cần rèn cho học sinh có các kĩ năng đọc một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng dạng văn bản đọc khác nhau. 3. Khi rèn các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng cho đến đọc hiểu) giáo viên cần đổi mới hình thức dạy học sao cho linh hoạt nhưng cần chú trọng đến hình thức luyện đọc các nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh; kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để học sinh được đọc nhiều và giúp đỡ nhau luyện đọc trong lớp học, có thể xen kẽ hợp lí việc đọc đồng thanh (khi thật cần thiết) để tạo không khí lôi cuốn những học sinh yếu, học sinh còn rụt rè tham gia vào các hoạt động đọc. Bước luyện đọc diễn cảm có thể giảm yêu cầu đối với học sinh học đại trà (chỉ tập trung luyện đọc một đoạn) 4. Để phần tìm hiểu bài thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý thay đổi hình thức học (cá nhan, nhóm, cặp, cả lớp). Đối với những câu hỏi mở, những câu hỏi có nhiều hướng trả lời, câu hỏi tổng hợp nhiều kiến thức, giáo viên nên sử dụng hình thức học nhóm để các em phối hợp, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng, điều đó cũng có nghĩa là giúp các em huy động vốn kiến thức của nhiều người tạo sự đoàn kết trong học tập. 5. Khi dạy, giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc dạy học tập đọc đặc biệt là tính vừa sức và phát huy tính tích cực của học sinh, luôn tạo ra sự hứng thú kích thích sự tìm tòi và đòi hỏi sự cố gắng phấn đấu cao của mỗi học sinh. 6. Phải phối hợp rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua 2 hình thức đọc vì: Tập đọc là phân môn thực hành và hai nhiệm vụ quan trọng nhất trong dạy tập đọc là hình thành năng lực đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, đọc trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng đọc hình thành trong hai hình thức đọc thành tiếng và đọc hiểu. Chính vì vậy mà khi dạy học tập đọc 9 giáo viên phải chú ý rèn luyện đồng thời cả hai hình thức đọc này. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, cũng cho phép thông hiểu nội dung văn bản. 7. Khi rèn kĩ năng đọc cho học sinh thông qua 2 hình thức này thường được thực hiện đồng thời: Chẳng hạn, trong lúc bạn hay thầy (cô) đọc thành tiếng, học sinh khác theo dõi nghĩa là các em đã sử dụng kĩ năng đọc thầm, để trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra, cần có “lệnh” và yêu cầu cụ thể để rèn cho học sinh có thói quen đọc thầm từng câu, đoạn, hay cả bài có mục đích. 8. Rèn đọc thuộc lòng phải đạt được mục tiêu tích lũy trí thức và rèn kĩ năng nhớ cho học sinh nhưng giáo viên cần lưu ý rèn cho học sinh sự ghi nhớ có ý thức kết hợp ghi nhớ máy móc và ghi nhớ logic, tuyệt đối tránh rèn học thuộc lòng qua một mình sự ghi nhớ máy móc. 9. Chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, từ bước chuẩn bị cho đến tiết thực hiện trên lớp. Thường xuyên tự đánh giá hiệu quả của giờ dạy của bản thân qua chính kết quả, chất lượng học tập của học sinh trong mỗi tiết để phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế từ đó mà điều chỉnh phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học cho hợp lí. 10. Chú ý rèn các kĩ năng đọc cho học sinh một cách hài hòa, tìm biện pháp cụ thể và thích hợp cho việc rèn từng kĩ năng đọc đó. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị tốt cho giờ dạy: Cần rèn cho học sinh thói quen đọc và chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ. Giáo viên phải nghiên cứu sách tỉ mỉ, chu đáo, phải đọc bài nhiều lần, để đọc mẫu tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Giáo viên cần trả lời các câu hỏi trong bài để xác định mục tiêu yêu cầu, nội dung và lựa chọn phương pháp cũng như hình thức dạy một cách hợp lí: - Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm ? (Đó thường là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt là câu dài). - Giọng đọc, ngữ điệu chung của cả bài, từng đoạn như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh? Khi đọc diễn cảm cần bộc lộ cảm xúc gì? - Bài cần đọc trong thời gian bao lâu, những từ ngữ nào cần giải nghĩa, những nội dung nào cần hướng dẫn tìm hiểu? - Chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy thành công (tranh, hình ảnh, bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc…). Những nội dung cần tìm hiểu của bài như từ, cụm từ, câu cần khai thác hay những tình ý của bài cần tìm hiểu nên đánh dấu lại để tránh tình trạng bỏ sót khi lên lớp. Những nội dung trên được coi là mục đích để xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ tập đọc. Cần xem xét hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa để có sự điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Bám sát mục tiêu, lựa chọn bổ sung lại hệ thống câu hỏi để làm rõ cách đọc, nội dung nghệ thuật của bài. Dự kiến trước câu trả lời và tình huống có thể xảy ra, cách giải quyết. 10 [...]... không có học sinh xếp loại yếu Việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc của lớp đã góp phần nâng cao chất lượng các môn học khá * Như vậy để thực hiện tốt các giải pháp và biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5 thì mỗi giáo viên cần Đầu tư thời gian hợp lí để nghiên cứu tỉ mỉ, chu đáo sách giáo khoa, đọc tốt và hiểu sâu bài đọc, xây... cụ thể là lớp 5B Tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp trên vào dạy học và đã nâng cao được chất lượng dạy học phân môn tập đọc Tôi tiến hành khảo sát chất lượng lần 2 (tháng 9 năm 2012), đối tượng học sinh là lớp 5B năm học 2012 – 2013 Học sinh lớp 5B tôi đang dạy có trình độ tương đương với trình độ học sinh lớp 5A (năm học 2011 – 2012 tôi phụ trách) Sau khi dạy bài “Bài ca trái đát” tôi cũng cho các... trên vào dạy học từ tháng 11 năm học 2011 – 2012 Qua dự giờ các đồng nghiệp trong trường cũng thấy được ưu điểm của biện pháp mà tôi đã nêu trên, các đồng chí giáo viên dạy khối 5 đã áp dụng vào dạy học phân môn tập đọc và đều cho kết quả khả quan Chính vì vậy mà chất lượng các giờ tập đọc được nâng lên rõ rệt Năm học 2012 – 2013, tôi tiếp tục được phân công giảng dạy ở lớp 5 cụ thể là lớp 5B Tôi tiếp... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đông Sơn, ngày 6 tháng 4 năm Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nhiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người thực hiện Mai Thị An 22 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỈM SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN ********&********* SÁNG KIẾN KINH NHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 Họ và tên: Mai Thị An Chức vụ : Giáo viên Môn : Tiếng Việt Đơn... Loại giỏi Số lượng 12 Tỉ lệ 48% Loại khá Số lượng 10 Tỉ lệ 40% Loại trung bình Số lượng Tỉ lệ 3 12% Loại yếu Số lượng 0 Tỉ lệ 0% Nhận xét: Học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác học tập, phát huy được tính tích cực, hợp tác trong giờ học Các em được rèn kĩ năng đọc thành tiếng phối kết hợp với kĩ năng đọc – hiểu theo các mức độ cần đạt nên nhiều em đọc tốt, số lượng em đọc hay (diễn cảm) được nâng lên,...2 Biện pháp dạy đọc thành tiếng: 2.1 Luyện đọc đúng: Luyện cho học sinh cách đọc đúng: nghĩa là các em cần tái hiện âm thanh của văn bản đọc một cách chính xác, không có lỗi Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm Đọc đúng bao gòm việc đọc đúng các âm, các thanh, nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu) (đọc đúng bao gồm một. .. có cách đọc hay khác nhau phù hợp với cảm nhận riêng của từng em - Do phối hợp và lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau, thay đổi hình thức dạy học hợp lí, giờ học đã diễn ra tự nhiên nên đã tạo được hứng thú và sự thi đua trong học tập của học sinh - So sánh với kết quả kiểm tra lần 1 (Lớp 5A năm học 2011- 2012), tôi thấy số lượng học sinh khá giỏi được nâng lên (HS giỏi được tăng 24%, học sinh... khóa” để học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học thuộc lòng của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau Bản thân học sinh tự kiểm tra, kiểm tra trong nhóm nhỏ, trong nhóm lớn (bạn kiểm tra), kiểm tra trước lớp (bạn và giáo viên kiểm tra) 3 Biện pháp dạy đọc – hiểu Rèn kĩ năng đọc thầm rất quan trọng trong dạy đọc – hiểu Nhưng trong một 15 Số tài liệu dạy học cho rằng... tăng 16% ) không còn học sinh xếp loại yếu Số học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm tăng nhiều Tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp trên vào dạy học trong các giờ tập đọc ở lớp tôi và chất lượng ngày càng tăng Điều này được thể hiện rõ qua các lần kiểm tra định kì Đến lần kiểm tra định kì lần 4 (cuối kì 2) số học sinh xếp loại khá giỏi là 23 em chiếm 92% trong đó có 64% xếp loại giỏi, số học sinh xếp loại trung... mà chỉ tập chung để hiểu nội dung điều mình đọc Vì vậy, ngay từ lớp 1 đã đọc thầm và lên lớp 5 thì kĩ năng này ngày càng được củng cố và nâng cao tốc độ đọc Để dạy đọc - hiểu tốt cần thực hiện các việc sau: 3.1 Chuẩn bị cho việc đọc thầm Cũng như khi ngồi đọc thành tiếng, giáo viên phải rèn cho học sinh tư thế ngồi, đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách 30 – 35 cm Vì khi ngồi đọc không . góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc hiện nay, tôi đã nghiên cứu tìm ra biện pháp rèn các kĩ năng đọc góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp. TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 Người thực hiện: Mai Thị An Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Đông Sơn- TX Bỉm. giảng giạy lớp 5 tôi đã vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc. Sau khi nghiên cứu, áp dụng kiểm tra kết quả học tập của học sinh, tôi thấy chất lượng đọc thành

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan