skkn một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3THCS ai thương

25 804 1
skkn một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3THCS ai thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình môn Toán ở tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn trong quá trình học tập của học sinh tiểu học. Thông qua việc dạy - học Toán, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy một cách tích cực. Rèn cho các em kỹ năng tính toán, thực hành đo đạc Từ đó các em có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống. Trong Toán học, mạch kiến thức số học là trọng tâm, là hạt nhân của chương trình. Song các kiến thức về hình học cũng gắn bó rất chặt chẽ với kiến thức số học và đại lượng. Nó cũng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Việc dạy học các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 3 nói riêng là nhằm trang bị cho học sinh những biểu tượng chính xác về một số hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng. Đồng thời rèn cho học sinh một số kỹ năng: đo độ dài các cạnh trong hình, kiểm tra góc vuông, vẽ các hình hình học đơn giản. Từ đó giúp các em nắm được những đặc điểm cơ bản của các hình hình học để nhận dạng hình một cách nhanh chóng, chính xác; biết so sánh, phân biệt hình này với hình kia. Giúp các em phát triển các năng lực trí tuệ, trí tưởng tượng không gian ( thông qua các bài tập vẽ hình, ghép hình, phân tích tổng hợp hình ) Để trang bị cho học sinh lớp 3 những kiến thức trên thì quả là vấn đề không phải là dễ. Nó đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm chắc nội dung chương trình, các kiến thức về hình học cũng như yêu cầu cần đạt đối với từng bài. Đồng thời phải có phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp để tạo điều kiện cho các em được tiếp thu kiến thức một cách tích cực, được thực hành kĩ lưỡng. Trong thực tế nhiều năm gần đây, qua việc thăm lớp dự giờ học hỏi đồng nghiệp, tôi thấy: một số ít giáo viên chưa xác định chắc chắn mục tiêu bài học, thao tác vẽ hình chưa thật chính xác. Hơn nữa phần thực hành vẽ hình, ghép hình chưa được đầu tư coi trọng, phương pháp truyền 1 thụ cũng như cách tổ chức dạy học chưa thật hợp lý. Do vậy một số em nắm kiến thức còn lơ mơ, chưa chắc, kĩ năng thực hành chậm. Là người giáo viên, trước thực trạng này, tôi nghĩ mình cần phải làm gì để giúp các em nắm chắc được kiến thức phần hình học, tạo điều kiện cho các em vững vàng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống cũng như vững bước học lên lớp trên. Với mong muốn đó, tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3”. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương trình Toán lớp 3, cùng với mạch kiến thức số học, giải toán có lời văn thì mạch kiến thức hình học giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, trí tưởng tượng không gian. Hình học không những thể hiện trong môn Toán mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các môn học khác. Hình học trong Toán 3 gồm 3 nội dung: - Hình thành các biểu tượng hình học mới. + Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. + Giới thiệu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. + Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. + Giới thiệu diện tích của một hình. + Hình thành công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông. + Tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. - Thực hành vẽ hình. + Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê ke. + Vẽ đường tròn bằng com pa. Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học, học sinh phải nhận biết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke, nhận biết góc vuông, góc không vuông; nhận biết các yếu tố của hình (góc, cạnh và đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. 2 - Dựa vào đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông hình thành cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông và bước đầu ứng dụng vào thực tế. - Phân biệt điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn và nắm được tâm, bán kính, đường kính, hình tròn, thực hành vẽ và trang trí hình tròn. Từ những kiến thức trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng hình, ghép hình, vẽ hình và giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố hình học. Cụ thể: * Biểu tượng về các hình hình học. - Nhận biết, gọi tên và nêu được một số đặc điểm của một số yếu tố hình học như: góc vuông, góc không vuông; hình chữ nhật (có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau); hình vuông (có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau); hình tròn ( tâm, đường kính, bán kính); nhận biết điểm ở giữa 2 điểm, trung điểm của một đoạn thẳng. * Tính chu vi, diện tích của hình hình học: - Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc) - Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ( theo quy tắc) * Thực hành vẽ hình: - Biết dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng thước thẳng để xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước trong trường hợp đơn giản: đường thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số đo độ dài đoạn thẳng là các số chẵn (2cm, 3cm, 4cm, …) - Biết dùng com pa để vẽ hình tròn. - Biết vẽ đường kính, bán kính của một hình tròn cho trước (có tâm xác định) Như vậy, muốn học sinh học tốt phần hình học của môn Toán lớp 3 thì yếu tố quyết định là người thầy phải nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, kiến thức cần đạt đối với từng bài. Đồng thời phải có phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính 3 tích cực của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng được kiến thức mới để luyện tập, thực hành một cách linh hoạt. II. THỰC TRẠNG Qua quá trình giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp cùng với việc tìm hiểu nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài soạn, tôi thấy thực trạng của việc dạy nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3 còn bất cập ở một số điểm sau: + Về học sinh: - Phần thực hành của học sinh chưa đạt hiệu quả cao: Một số em thao tác vẽ hình còn chậm; chưa biết cách sử dụng ê ke, com pa để vẽ hình hoặc vẽ hình chưa chính xác. - Chưa thật nắm chắc đặc điểm của một số hình: Hình vuông ( có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau), hình chữ nhật ( có 4 góc vuông và có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau). - Tính thực tế của học sinh còn hạn chế. Việc phát hiện những đồ vật có dạng hình học còn chậm. + Về giáo viên: - Một số giáo viên còn coi nhẹ kiến thức, chưa nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp, đôi khi chưa xác định chính xác nội dung bài dạy cần truyền đạt tới đâu, giới hạn kiến thức ở mức độ nào, đâu là kiến thức trọng tâm của bài Đôi lúc còn yêu cầu quá cao đối với các em (vượt ra ngoài trình độ chuẩn). Ví dụ: Khi dạy biểu tượng về góc, một số giáo viên đã yêu cầu học sinh nắm khái niệm về góc. Trong khi đó mục tiêu của bài chỉ cần học sinh có biểu tượng về góc qua hỉnh ảnh hai kim đồng hồ tạo thành góc, từ đó nhận biết, nêu tên góc vuông, góc không vuông; kiểm tra góc vuông bằng ê ke. Hay khi dạy về hình tròn đã yêu cầu học sinh xác định khái niệm hình tròn, đường tròn mà thực tế ở lớp 3 chỉ giới thiệu cho học sinh nhận dạng hình tròn cùng với tâm, bán kính, đường kính của nó. 4 - Khi hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên đã hướng dẫn các em cách sử dụng đồ dùng để vẽ hình hoặc vẽ góc vuông Song chỉ hướng dẫn một cách qua loa, chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến các em không nắm chắc cách vẽ và vẽ chưa đúng. - Với loại bài luyện tập hoặc thực hành, giáo viên còn coi nhẹ việc cho học sinh được hoạt động ( tự vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết quả …), đôi khi còn làm thay các em. - Quá trình hình thành biểu tượng ban đầu của một số yếu tố hình học như: biểu tượng về góc vuông, góc không vuông còn hạn chế, cứng nhắc. Qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học 2012 – 2013, môn Toán của lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng học phần hình học thấp, tỉ lệ học sinh giỏi ít. Cụ thể như sau: Số học sinh khảo sát Số HS hiểu bài , thực hành đo đạc, nhận dạng hình, kẻ, vẽ và ghép hình tốt Số HS chưa hiểu kĩ bài và thực hành đo đạc, nhận dạng hình, kẻ, vẽ và ghép hình chưa tốt 8 4 = 50% 4 = 50% III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giải pháp 1.1 Giải pháp 1: Khi dạy các yếu tố hình học, giáo viên cần phải xác định được: Nội dung chương trình, các kiến thức hình học, phương pháp dạy học, kiến thức cần đạt ở mỗi dạng bài. Đồng thời cần chú ý đến biểu tượng về hình, các kĩ năng nhận dạng hình, vẽ hình kết hợp với việc rèn óc quan sát và trí tưởng tượng về hình học cho các em. 1.2 Giải pháp 2: Phân loại dạng bài, tìm cách dạy cho từng dạng bài sao cho hợp lý, giúp các em dễ hiểu, nắm kiến thức mới một cách tự 5 nhiên, thoải mái và chắc chắn. Từ đó các em vận dụng kiến thức mới vào luyện tập thực hành một cách linh hoạt. 1.3 Giải pháp 3: Khi giới thiệu về biểu tượng hình học, giáo viên cần liên hệ thực tế qua việc lấy thêm các đồ vật khác ngoài sách giáo khoa để giới thiệu cho phong phú, bớt phần cứng nhắc, dập khuôn máy móc. 2. Biện pháp 2.1 Biện pháp 1: Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Khai thác tính đặc trưng của việc hình thành, khám phá kiến thức về nội dung các yếu tố hình học thông qua con đường “thực nghiệm” ( bằng quan sát, đo đạc, so sánh, phân tích đơn giản rồi quy nạp, khái quát hoá.) Trên cơ sở đó giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo tính tích cực cho từng đối tượng học sinh trong lớp. 2.2. Biện pháp 2: Khi hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng các đồ dùng học tập để vẽ hình, vẽ góc vuông, hay kiểm tra góc vuông , giáo viên cần tiến hành theo các bước sau: - Trước tiên, giáo viên cho học sinh biết về đồ dùng, cách sử dụng đồ dùng đó như thế nào. - Khi hướng dẫn thao tác mẫu, giáo viên cần hướng dẫn từ từ, cụ thể, rõ ràng từng bước để các em quan sát, nắm vững cách vẽ. - Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên cho học sinh thao tác lại trên hình mẫu giáo viên vừa làm. - Cuối cùng cho học sinh thực hành vẽ hình, vẽ góc vuông hay kiểm tra góc vuông 2.3 Biện pháp 3: Lựa chọn cách tổ chức dạy học phù hợp đối với từng dạng bài. Cụ thể: * Đối với dạng bài giới thiệu về biểu tượng, khái niệm hoặc nhận dạng hình học, giáo viên tổ chức dạy học bằng cách: + Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết để học sinh nắm 6 vững và sâu sắc hơn về khái niệm. Ví dụ: Bài Hình vuông, Hình chữ nhật. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng hình qua các yếu tố cạnh, góc bằng cách thực hành đo đạc, kiểm tra. Hay khi dạy khái niệm diện tích và đo diện tích, giáo viên cho học sinh đo rồi rút ra quy tắc tính, có thể liên hệ tới việc đếm số ô vuông trong các hình đã được học trước đó,…sau đó tổng hợp đưa ra công thức tính cụ thể. + Trong quá trình dạy, giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp để học sinh có biểu tượng hình học phong phú và nhận biết được hình đó một cách nhanh chóng ( ví dụ: khung ảnh, con tem, tờ giấy, … có dạng hình chữ nhật; viên gạch bông, mặt quân súc sắc, khăn mùi soa có dạng hình vuông,…; Mặt đồng hồ treo tường, miệng rổ, miệng nón có dạng hình tròn, …; hình ảnh 2 kim đồng hồ, 2 cánh quạt trần tạo thành một góc; ê ke hoặc thước thợ mộc giúp học sinh làm quen với góc vuông ). + Hướng dẫn học sinh liên hệ khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới. (cách tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2 đến cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông theo quy tắc ở lớp 3; khai thác khái niệm trung điểm của đoạn thẳng ở bài trước với tâm hình tròn – trung điểm của đường kính ở bài sau; sử dụng yếu tố góc vuông và đo độ dài đoạn thẳng để nhận biết hình chữ nhật, hình vuông,…) + Cần phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh khi củng cố hiểu biết về hình dạng các hình đã học thông qua việc quan sát, lựa chọn trong tập hợp gồm nhiều hình (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác, hình tròn) hoặc hình có các góc vuông và góc không vuông. + Với bài luyện tập hoặc nội dung thực hành, giáo viên cho học sinh được chủ động vẽ, xếp, ghép hình, tính toán để tìm ra kết quả…. .Tránh áp đặt hoặc làm thay học sinh. Sau khi làm một số bài tập luyện tập thực hành có tính chất làm mẫu, giáo viên nên đưa thêm các bài tập khác khi củng cố bài ( nếu còn thời gian) hoặc khi dạy buổi 2 sao cho 7 phù hợp với từng đối tượng học sinh để tạo hứng thú học tập cho các em. Đặc biệt là những em khá, giỏi. Cụ thể cách dạy với từng bài như sau: Ví dụ: Bài “Góc vuông, góc không vuông” , giáo viên tiến hành bằng cách: Để có “biểu tượng ” về góc giáo viên cho học sinh quan sát 2 kim đồng hồ lúc 3 giờ, 2 giờ, 5 giờ, 2 cánh quạt trần và giới thiệu: 2 kim đồng hồ, hai cánh quạt trần ở mỗi hình trên tạo thành 1 góc. Như vậy từ hình ảnh 2 kim đồng hồ, hai cánh quạt trần học sinh có hình ảnh về góc. - Giáo viên giới thiệu và cho học sinh nhận dạng góc vuông và góc không vuông: A M C O B P N E D Góc vuông đỉnh O cạnh OA, OB Góc không vuông đỉnh P cạnh PM, PN Góc không vuông đỉnh E, cạnh EC, ED - Giáo viên giới thiệu: Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB. Từ đó học sinh nhận dạng được 2 góc còn lại là các góc không vuông. - Hướng dẫn học sinh đọc tên góc. - Học sinh tự đọc tên các góc còn lại. - Giáo viên chốt, nhấn mạnh kiến thức. - Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng góc: (chóp nón, 2 cánh quạt trần, góc nhà,…) - Giáo viên giới thiệu ê ke, cách sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông. + Giáo viên giới thiệu: Đây là cái ê ke, ê ke dùng để kiểm tra góc vuông và vẽ góc vuông. 8 + Ê ke có dạng hình gì? Có mấy cạnh và mấy góc? ( có dạng hình tam giác, có 3 cạnh và 3 góc) + Học sinh tìm góc vuông của ê ke. + Giáo viên giới thiệu lại và chỉ rõ góc vuông , cạnh góc vuông của ê ke: + Giáo viên vừa thao tác vừa hướng dẫn cách sử dụng ê ke: Đặt góc vuông của ê ke trùng với góc cần kiểm tra, cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra. Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông. + Yêu cầu học sinh thao tác lại trên ví dụ giáo viên vừa làm. + Học sinh dùng ê ke nhận biết các góc vuông trong hình. Lưu ý: - Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên cần qua sát, theo dõi giúp đỡ những em học yếu để các em nắm vững hơn cách sử dụng ê ke. - Ở bài này, nội dung chưa đi sâu vào khái niệm góc, số đo của góc, kí hiệu góc dạng AOB. * Khi dạy bài “Hình chữ nhật”, để giúp học sinh nhận biết được các hình dựa theo đặc điểm về yếu tố cạnh và góc của hình, giáo viên tiến hành như sau: - Giáo viên đưa ra hình chữ nhật ( hình vẽ mẫu trên bảng) và phát cho mỗi em một hình chữ nhật như hình vẽ trên bảng. - Yêu cầu học sinh: + Cho biết: Hình chữ nhật có mấy góc, mấy cạnh? ( 4 góc và 4 cạnh: 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn) 9 D C B B O A O B A + Đọc tên các góc, cạnh của hình chữ nhật. + Dùng ê ke kiểm tra các góc của hình chữ nhật và nêu lên nhận xét: 4 góc của hình chữ nhật đều là góc vuông. + Đo độ dài 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn của hình chữ nhật và nêu nhận xét ( độ dài 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.) + Đọc tên các cạnh có độ dài bằng nhau. + Nhắc lại: Hình chữ nhật ABCD có: 4 góc đỉnh A, B, C, D là các góc vuông. 4 cạnh gồm 2 cạnh dài AB, CD, 2 cạnh ngắn BC, DA, 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau. 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau. - Giáo viên giới thiệu: Đây là đặc điểm của hình chữ nhật. - Hình chữ nhật có đặc điểm gì? - Giáo viên kết luận: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Học sinh nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật. - Giáo viên giới thiệu: hai cạnh dài gọi là chiều dài hình chữ nhật, hai cạnh ngắn gọi là chiều rộng. - Học sinh lấy ví dụ một số đồ vật có dạng hình chữ nhật. - Thực hành dùng ê ke và thước thẳng có chia vạch xăng ti mét để kiểm tra và xác định hình chữ nhật. * Với bài “Hình vuông”, giáo viên cũng tiến hành tương tự như đối với bài hình chữ nhật. Tuy nhiên khi hình thành được đặc điểm của hình vuông giáo viên cho học sinh so sánh đặc điểm của hình vuông và đặc điểm của hình chữ nhật có gì giống và khác nhau để các em khắc sâu hơn nữa về đặc điểm từng hình. * Với bài: “Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng” + Giới thiệu điểm ở giữa. - Giáo viên đưa ra hình vẽ: | | | 10 A O B B B O A O B [...]... xng - ti - một o di cỏc on thng trong hỡnh trũn v da vo kin thc ó hc v hỡnh trũn a ra kt lun v tõm, bỏn kớnh, ng kớnh ca tng hỡnh trũn + Dng bi tp trc nghim: Cho sn mt s tỡnh hung trong ú cú 1 tỡnh hung ỳng, cỏc tỡnh hung cũn li u sai, hc sinh cn xỏc nh tỡnh hung ỳng/sai Vi dng bi tp ny, giỏo viờn cho hc sinh quan sỏt o c, i chiu vi kin thc ó hc hay ct ghộp hỡnh nhn ra trng hp ỳng /sai sau ú khoanh... M C M 16 M D C D D Bi 2/ 43: Dùng ê ke để vẽ góc vuông A B C Giáo viên cần hng dn mu mt bi Lu ý học sinh đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm cho trớc, một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh cho trớc, dùng thớc vạch theo cạnh góc vuông còn lại của ê ke 3) a Kẻ thêm một đoạn thẳng để đợc hình chữ nhật Hc sinh da vo c im ca hỡnh ch nht v b) K thờm mt on thng c hỡnh vuụng 17 Hc sinh da... dựng ờ ke o cỏc gúc ri khoanh vo ch cỏi D *) ỳng ghi , sai ghi S: M di on thng OC di hn di on thng OD O C D di on thng OC ngn hn di on thng OM di on thng OC bng 1/2 di on thng CD - Hc sinh da vo kin thc ó hc v mi quan h gia bỏn kớnh v ng kớnh tỡm ra ỏp ỏn ỳng ( ỏp ỏn th 3), ỏp ỏn sai ( ỏp ỏn 1 v 2) + Dng bi tp gp, ct, ghộp hỡnh Bi tp 3/43: Hai ming bỡa no cú th ghộp li c 1 gúc vuụng nh hỡnh A hoc... Qua tõm O, ct hỡnh trũn hai im A v B gi l ng kớnh on thng v t tõm O ct hỡnh trũn im M gi l bỏn kớnh 11 - Yờu cu hc sinh: + c tờn tõm, ng kớnh, bỏn kớnh ca hỡnh trũn ( tõm O, bỏn kớnh OM, ng kớnh AB.) + Dựng thc cú chia vch xng ti một o di on OA v OB v nờu nhn xột: OA = OB T ú nhn bit: tõm O l trung im ca ng kớnh AB + o di ng kớnh v bỏn kớnh sau ú nhn xột: di ng kớnh gp hai ln bỏn kớnh - Giỏo viờn...- Hc sinh quan sỏt nhn xột 3 im A; O; B l 3 im thng hng - Giỏo viờn gii thiu: O l im gia hai im A v B + Gii thiu Trung im ca on thng - Giỏo viờn a ra hỡnh v minh ho: 3cm 3cm | | | A M B - Hc sinh quan sỏt nờu im gia hai im A v B - Hc sinh o di on thng AM v MB v nờu nhn xột: di on thng AM bng di on thng MB - Giỏo viờn gii thu: M c gi l trung im ca on... ( ỏp ỏn 1 v 2) + Dng bi tp gp, ct, ghộp hỡnh Bi tp 3/43: Hai ming bỡa no cú th ghộp li c 1 gúc vuụng nh hỡnh A hoc hỡnh B? A 1 2 B 3 4 Hc sinh quan sỏt tỡm ra ỏp ỏn ỳng Bi tp 4/43: Gấp mảnh giấy theo hình để đợc góc vuông - Hc sinh t gp theo yờu cu v kim tra li Bi tp 3/150: So sỏnh din tớch hỡnh A vi din tớch hỡnh B A B 15 Hc sinh cú th so sỏnh din tớch ca 2 hỡnh bng cỏch m s ụ vuụng hoc ct ghộp hỡnh... tỏc trờn hỡnh ( dựng ờ ke, thc k hay com pa o, kim tra nhn bit gúc theo yờu cu) Giỏo viờn bao quỏt giỳp hc sinh - Hc sinh nờu kt qu v cú th gii thớch theo cỏch la chn hỡnh ỳng hoc gii thớch theo hỡnh sai Vớ d: Bi 2/42 Trong cỏc hỡnh di õy: a Nờu tờn nh v cỏc cnh gúc vuụng; 12 b Nờu tờn nh v cỏc cnh gúc khụng vuụng G D A B E I E D K C H X G Q M N P Y Nh vy bi tp trờn, hc sinh dựng ờ ke o tng gúc sau... nhật Hc sinh da vo c im ca hỡnh ch nht v b) K thờm mt on thng c hỡnh vuụng 17 Hc sinh da vo c im ca hỡnh vuụng v hỡnh vuụng 4) Xỏc nh trung im ca on thng CD C D Hc sinh dựng thc cú chia vch xng ti một xỏc nh trung im ca on thng * i vi dng bi hỡnh thnh cụng thc tớnh chu vi, din tớch mt hỡnh, giỏo viờn tin hnh theo cỏc bc: Mi bi hc thng thc hin 3 bc: + Bc 1: Xõy dng (hỡnh thnh) quy tc + Bc 2: Nm... hiu bi, thc hnh v hỡnh, kim tra hỡnh tt c nõng lờn rừ rt Tuy nhiờn vn cũn mt s ớt cỏc em cha tht hiu bi, thc hnh cha tt hi vng dn dn cỏc em s tin b hn PHN C: KT LUN V XUT I KT LUN: Qua quỏ trỡnh ỏp dng kinh nghim dy cỏc yu t hỡnh hc lp 3, bn thõn tụi nhn thy vic nm vng kin thc, mc tiờu bi dy, la chn phng phỏp v cỏch thc t chc dy hc trong gi hc Toỏn lp 3 núi chung v khi dy v cỏc yu t hỡnh hc lp 3 núi... phng phỏp, cỏch thc t chc dy hc sao cho phự hp vi ni dung v yờu cu cn t ca tng dng bi ng thi phi dy hc trờn c s t chc v hng dn cỏc hot ng hc tp, giỳp hc sinh tớch cc, ch ng, sỏng to trong thc hnh - Phi khai thỏc bi hc t tớnh trc quan tng th n c th chi tit S dng dựng trc quan hoc gn vi cỏc vt trong thc t cú hỡnh dng hỡnh hc phự hp T chc cho hc sinh liờn h khỏi nim, kin thc ó hc vi khỏi nim, kin thc mi . mạnh dạn đưa ra “ Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 3 . PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương trình Toán lớp 3, cùng với mạch kiến thức số học, giải toán có. cho học sinh lớp 3 nói riêng là nhằm trang bị cho học sinh những biểu tượng chính xác về một số hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng. Đồng thời rèn cho học sinh một số kỹ. năng: đo độ dài các cạnh trong hình, kiểm tra góc vuông, vẽ các hình hình học đơn giản. Từ đó giúp các em nắm được những đặc điểm cơ bản của các hình hình học để nhận dạng hình một cách nhanh chóng,

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan