biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng

116 754 15
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông quốc tuấn, thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào chương trình và kế hoạch giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh biết cách chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân, đồng thời phù hợp với nhu cầu nhân lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó học sinh dễ tìm được công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình trong công việc và thành đạt trong lao động nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp còn là biện pháp hữu hiệu, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động nếu như các em không có điều kiện tiếp tục học lên ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Vì lẽ đó, từ nhiều năm nay, yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là nhu cầu cấp thiết. Điều này cũng được khẳng định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các Nghị quyết về giáo dục đào tạo như Luật Giáo dục, Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ, Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 … Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhiều địa phương, nhiều trường đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, mặc dù các điều kiện để thực hiện chương trình hầu như chưa có. Nhìn chung, hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhiều học sinh rất lúng túng trong việc lựa chọn hướng đi cho mình sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và thiếu tâm thế, năng lực để bước vào cuộc sống lao động. Đa số học sinh có tâm lý học xong trung học cơ sở phải vào trung học phổ thông và học xong trung học phổ thông phải vào được đại học hoặc cao đẳng, rất ít học sinh có nguyện vọng học nghề. Nhiều trường dạy nghề có chất lượng cao, thị trường lao động rất cần và trả lương cao nhưng vẫn thiếu học sinh học nghề. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo ở nước ta. Những ngành nghề có nhu cầu phát triển thì chỉ có ít sinh viên theo học. Trong khi đó, rất đông học sinh theo học các ngành có nhu cầu về nhân lực qua đào tạo thấp, nên sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em không xin được việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Như vậy, mục tiêu hướng nghiệp của giáo dục phổ thông hầu như chưa đạt được. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nội dung công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ; các trường phổ thông thiếu các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp đặc biệt là điều kiện giáo viên. Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có cơ sở giáo dục đào tạo nào làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuyên trách hướng nghiệp. Giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông đều là giáo viên kiêm nhiệm … Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông là một trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông bao gồm quản lý tốt việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp, phát huy hiệu quả các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo đúng yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp, phối hợp tốt các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là góp phần vào việc giáo dục và đào tạo con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, có năng lực, đủ trình độ kiến thức cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc quản lý công tác này ở các trường trung học phổ thông chưa thật sự đạt hiệu quả, phần lớn các trường chỉ giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý trường học chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nhà quản lý trường học quản lý tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng”.

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. CĐ: Cao đẳng 2. CBQL: Cán bộ quản lý 3. CMHS: Cha mẹ học sinh 4. CNH-HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 5. CSSX: Cơ sở sản xuất 6. CSVC: Cơ sở vật chất 7. ĐH: Đại học 8. GDHN: Giáo dục hướng nghiệp 9. GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo 10. GV: Giáo viên 11. HS: Học sinh 12. KT-XH: Kinh tế - Xã hội 13. LĐSX: Lao động sản xuất 14. QLGD: Quản lý giáo dục 15. QLGDHN: Quản lý giáo dục hướng nghiệp 16. TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp 17. THCS: Trung học cơ sở 18. THPT: Trung học phổ thông 19. XH: Xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê chất lượng giáo dục của Trường THPT Quốc Tuấn trong 5 năm học gần đây Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDHN i Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của CBQL, GV với công tác GDHN Bảng 2.4. Vai trò của gia đình trong GDHN Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh khi chọn nghề Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các nguồn thông tin cần biết về nghề Bảng 2.7. GDHN thông qua dạy - học các môn văn hoá Bảng 2.8. GDHN qua dạy - học môn Công nghệ và hoạt động LĐSX Bảng 2.9. GDHN qua tổ chức hoạt động GDHN Bảng 2.10. GDHN qua hoạt động tham quan, ngoại khoá Bảng 2.11. Thống kê học sinh tốt nghiệp THPT Quốc Tuấn vào CĐ, ĐH giai đoạn 2010 - 2013 Bảng 2.12. Nhận thức về tầm quan trọng các biện pháp quản lý GDHN của trường THPT Quốc Tuấn - Thành phố Hải Phòng Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDHN Bảng 2.14. Tương quan giữa nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDHN của trường THPT Quốc Tuấn Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN của trường THPT Quốc Tuấn Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của quá trình GDHN MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 2 MỞ ĐẦU 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 14 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 14 ii 1.1.1. Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới 14 1.1.2. Ở Việt Nam 21 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 23 1.2.1. Quản lý giáo dục 23 1.2.2. Quản lí nhà trường 25 1.2.3. Hướng nghiệp 26 1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp 27 1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp 27 1.2.6. Biện pháp 28 1.3. Giáo dục hướng ngiệp trong trường trung học phổ thông 28 1.3.1. Vị trí của trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.28 1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông 29 1.3.3. Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông 31 1.3.4. Nôi dung của giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông.32 1.3.5. Các con đường giáo dục hường nghiệp trong trường trung học phổ thông 33 1.4. Quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 36 1.4.1. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 36 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông 39 1.5.1. Đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục hướng nghiệp 39 1.5.2. Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông 40 iii 1.5.3. Những yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay 40 1.5.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 41 Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 43 2.1. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo tại trường THPT Quốc Tuấn – Thành phố Hải Phòng 43 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn 44 2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn 45 2.2.2. Kết quả thực hiện các con đường giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn 49 2.2.3. Tình hình phân luồng học sinh Trung học phổ thông Quốc Tuấn 55 2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn 56 2.3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về tầm quan trọng các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn- thành phố Hải Phòng 56 2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn - Thành phố Hải Phòng 58 2.3.3. Mối tương quan giữa mức độ nhận thức và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn - Thành phố Hải Phòng 59 2.3.4.Phân tích các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn - Thành phố Hải Phòng 60 iv 2.3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường 64 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp 65 2.4.1.Những thành tựu cơ bản 65 2.4.2.Những tồn tại 66 2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại 66 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN 70 3.1. Nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp 70 3.1.1. Nguyên tắc tính pháp chế 70 3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn 71 3.1.3. Nguyên tắc tính kế thừa và phát triển 72 3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi 72 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn 73 3.2.1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, các lực lượng giáo dục về giáo dục hướng nghiệp 73 3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp 78 3.2.3.Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp 80 3.2.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục hướng nghiệp 83 3.2.5.Tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp 86 3.2.6. Tạo động lực, khuyến khích thúc đẩy giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp 90 3.2.7. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục hướng nghiệp 92 v 3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục hướng nghiệp 94 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 96 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 97 3.4.1. Các bước khảo nghiệm 97 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC 112 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được chính thức đưa vào chương trình và kế hoạch giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh biết cách chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân, đồng thời phù hợp với nhu cầu nhân lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó học sinh dễ tìm được công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình trong công việc và thành đạt trong lao động nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp còn là biện pháp hữu hiệu, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động nếu như các em không có điều kiện tiếp tục học lên ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Vì lẽ đó, từ nhiều năm nay, yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là nhu cầu cấp thiết. Điều này cũng được khẳng định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các Nghị quyết về giáo dục đào tạo như Luật Giáo dục, Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ, Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 … Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhiều địa phương, nhiều trường đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, mặc dù các điều kiện để thực hiện chương trình hầu như chưa có. Nhìn chung, hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhiều học sinh rất lúng túng trong việc lựa chọn hướng đi cho mình sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và thiếu tâm thế, năng lực để bước vào cuộc sống lao động. Đa số học sinh có tâm lý học xong trung học cơ sở phải vào trung học phổ thông và học xong trung học phổ thông phải vào được đại học hoặc cao đẳng, rất ít học sinh có nguyện vọng học nghề. Nhiều trường dạy nghề có chất lượng cao, thị trường lao động rất cần và trả lương cao nhưng vẫn thiếu học sinh học nghề. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo ở nước ta. Những ngành nghề có nhu cầu phát triển thì chỉ có ít sinh viên theo học. Trong khi đó, rất đông học sinh theo học các ngành có nhu cầu về 1 nhân lực qua đào tạo thấp, nên sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em không xin được việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Như vậy, mục tiêu hướng nghiệp của giáo dục phổ thông hầu như chưa đạt được. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nội dung công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ; các trường phổ thông thiếu các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp đặc biệt là điều kiện giáo viên. Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có cơ sở giáo dục đào tạo nào làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuyên trách hướng nghiệp. Giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông đều là giáo viên kiêm nhiệm … Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông là một trong những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông bao gồm quản lý tốt việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp, phát huy hiệu quả các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo đúng yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp, phối hợp tốt các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là góp phần vào việc giáo dục và đào tạo con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, có năng lực, đủ trình độ kiến thức cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc quản lý công tác này ở các trường trung học phổ thông chưa thật sự đạt hiệu quả, phần lớn các trường chỉ giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm, các nhà quản lý trường học chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nhà quản lý trường học quản lý tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng”. 2. Mục đích nghiên cứu 2 Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. Từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục trung học phổ thông, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông để xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. - Trên cơ sở khung lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề cơ bản sau: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn – Thành phố Hải Phòng. 6. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng đã đạt được một số thành tựu như chương trình giáo dục hướng nghiệp học sinh phổ thông đã được chính thức đưa vào giảng dạy chính khoá, kế hoạch giáo dục hướng nghiệp khá chu đáo, phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp có nhiều tiến bộ… Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp về xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, … 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3 Khảo sát và sử dụng các số liệu từ các năm 2007 trở lại đây. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Tổng kết thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn – Thành phố Hải Phòng, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các trường Trung học phổ thông khác trong cả nước về việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nó còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục. 9. Các phương pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp luận 9.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng phải được xem xét trong mối quan hệ với các hoạt động khác trong nhà trường với việc thực hiện đồng bộ bốn con đường giáo dục hướng nghiệp, việc giảng dạy hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông cũng như việc bồi dưỡng đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông trong phạm vi toàn quốc so với mục tiêu giáo dục và đào tạo chung. 9.1.2. Quan điểm thực tiễn Qua điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để phát hiện những tồn tại trong quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông. 9.1.3. Quan điểm lịch sử, logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, xem xét xu thế phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm vừa qua cùng với những thành tựu cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục. 9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 9.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4 [...]... phổ thông Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn – Thành phố Hải Phòng Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Vấn đề giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt. .. thành phố Hải Phòng - Phương pháp chuyên gia Tác giả trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, kế hoạch bài dạy giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn nhằm thu thập thông tin về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. .. hướng nghiệp; hai, dành cho học sinh ở các lớp của trường trung học phổ thông Quốc Tuấn nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng - Phương pháp phỏng vấn Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn hoặc trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc. .. học phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Người nghiên cứu xây dựng hai loại phiếu hỏi: một, dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng. .. dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả Phạm Văn Liêm (2004): “Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trung học tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp số 3 Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội; Tác giả Nguyễn Thế Tuân (2008): Biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại Trung tâm Kỹ... lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường [40,205] Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế của hệ thống giáo dục quốc dân, do đó quản lý nhà trường có liên quan hữu cơ với QLGD QLGD gồm hai cấp độ là quản lý cấp vĩ mô và quản lý cấp vi mô Quản lý cấp vĩ mô là quản lý hệ thống giáo dục quốc dân trong các cấp từ Trung ương đến địa phương, còn quản lý vi mô là quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường. .. thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Bắc Ninh” - Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội; Tác giả Cao Văn Nguyên (2008): Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Thiệu Hoá - Tỉnh Thanh Hoá” - Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội; Tác giả Nguyễn Hữu Văn (2008): Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu... chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường Trường THPT là cơ sở giáo dục cấp THPT, cấp học cuối cùng của bậc phổ thông, là cấp học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 15 đến 24 tuổi Trong Điều lệ trường phổ thông, điều 2 đã quy định vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường. .. trong trường GDHN học phổ thông Kết quả GDHN 1.3.1 Vị trí của trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Hệ thống giáo dục quốc dân là một chỉnh thể thống nhất với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học, đa dạng về loại hình, phương thức và nguồn lực Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục. .. động Về mặt chỉ đạo thực tiễn, Bộ Giáo dục Liên bang Nga không tách giáo dục hướng nghiệp khỏi giáo dục công nghệ đại cương và giáo dục lao động của trường phổ thông, nhất là đối với học sinh trung học phổ thông, thì nội dung, phương pháp tổ chức dạy học các môn khoa học và công nghệ phân hóa nhằm mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh vào học nghề và cuộc sống Bộ Giáo dục Liên bang Nga từ những năm 1993 . về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. . quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông để xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. - Trên cơ sở khung lý. giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn – thành phố Hải Phòng. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc

Ngày đăng: 19/07/2014, 19:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan