skkn một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh thpt triệu sơn 6

25 5.6K 26
skkn một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh thpt triệu sơn 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5 a. Thực trạng 5 b. Kết quả của thực trạng 5 3. Giải pháp thực hiện 6 3.1. Một số công việc trong công tác chủ nhiệm mà GVCNphải làm, cần làm và nên làm 6 (1). Nắm thông tin học sinh 6 (2). Tổ chức lớp 6 a) Bầu ban cán sự lớp……………………………………… 6 b) Xếp chỗ ngồi 8 c) Chia tổ ………………………………………………… 8 d) Lập sơ đồ lớp .8 - 9 (3). Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh 10 (4). Làm sổ theo dõi và xếp loại học sinh 11 a) Cách làm sổ 11, 12 b) Cách ghi sổ ……………………………………… 12, 13 c) Cách xếp loại ……………………………………… 13, 14 (5). Thưởng phạt nghiêm minh, công bằng và kịp thời… 14 (6). Làm sổ chủ nhiệm riêng ……………… 14 – 16 3.2. Giải quyết một số thực trạng thường gặp của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp 17 (1). Học sinh đi học muộn, bỏ tiết, trốn học, có nguy cơ bỏ học…17 - 19 (2). Học sinh vi phạm đạo đức (hay nói tục chửi thề, không nghe lời cha mẹ thầy cô, xem thường nội qui của trường lớp, ) …………………… 19 - 20 (3). Học sinh vi phạm pháp luật (không trung thực, ăn trộm, gây gỗ đánh nhau ) …………………………………………………………………… 20 - 21 4. Kiểm nghiệm …………………………………………………………. 21 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận ……………………………………………………………… 21 a) Kết quả đạt được …………………………………………… 21- 22 b) Bài học kinh nghiệm …………………………………………… 22 2. Đề xuất …………………………………………………………… 22- 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………. 24 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 2 GVBM Giáo viên bộ môn 3 HS Học sinh 4 BNN Ban nề nếp 5 TN Thanh niên 6 GĐ Gia đình 7 STT Số thứ tự 8 SS Sĩ số 9 SL Số lượng 10 TL Tỉ lệ 11 VD Ví dụ 12 HBD Học bồi dưỡng 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 3 1. Lí do chọn đề tài: Mạnh Tử nói: “ Nhân tri sơ tính bổn thiện ”, có nghĩa là con người khi mới sinh ra vốn lành và rất thánh thiện nhưng do ảnh hưởng của đời sống xã hội và giáo dục mà tính dữ tính ác phát sinh, do đó cần phải giữ cho đời sống xã hội lành mạnh, giáo dục đúng hướng thì tính lành phát triển mà tính dữ tính ác không có điều kiện để sinh sôi nảy nở. Tuân Tử lại nói “ Nhân tri sơ tính bổn ác ” ý muốn nói phải dùng pháp luật để sửa trị, dân vì sợ hình phạt nghiêm khắc mà phải tuân thủ luật lệ do Vua ban hành. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã luôn quan tâm tới công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác Hồ đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù): “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thật vậy giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn là của toàn Đảng và toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu bởi nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thì yếu tố nhân lực lại càng bức thiết hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài ? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục đặc biệt là GVCN lớp - Người có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hình thành nhân cách con người. Tuy vậy tôi thấy đôi khi GVCN nhiệt tình hăng say với nghề, yêu HS mà chất lượng giáo dục của lớp đó chưa cao, nguyên nhân chính là do họ thiếu kinh nghiệm và các giải pháp cụ thể…Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2012 - 2013. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là HS lớp C5 trường THPT Triệu Sơn 6 năm học 2011- 2012 - Phạm vi nghiên cứu là HS trường THPT Triệu Sơn 6 3. Mục tiêu nghiên cứu Qua đề tài này giúp: - HS trở thành một công dân có ích cho đất nước - Biết tôn trọng chính bản thân mình - Hiểu được ý nghĩa của việc học từ đó có thêm lòng ham mê trong học tập và nghiên cứu. 4 - HS thấy được công lao to lớn của Thầy cô, cha mẹ… từ đó có lòng trung thực, nhân ái…và trở thành một con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Giúp một phần nhỏ các GVCN biết rõ vai trò quan trọng của mình và có thêm được giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của loài người và phương pháp giáo dục giúp cho việc giáo dục đi đúng hướng để tìm ra con đường ngắn nhất, hợp lí nhất nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Một người giáo viên có phương pháp tốt sẽ giúp họ thành công hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, nắm vững các thành quả khoa học để truyền đạt cho HS một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, một GVCN giỏi sẽ giúp lớp đạt được những thành tích cao trong học tập cũng như tham gia các phong trào thi đua của nhà trường, vậy thế nào là một GVCN giỏi? Và để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người GVCN cần phải làm gì? Trước tiên nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm. Một GVCN giỏi là người có thể dạy cho tất cả HS chiếm lĩnh được tri thức và còn thấu hiểu được đối tượng HS nào cần sự giúp đỡ gì? Một GVCN giỏi cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Có những quy tắc trong lớp học và qui trình giúp cho HS tự học, tự rèn luyện; Cần khuyến khích các HS hợp tác với nhau; Có khả năng ứng biến và thay đổi kế hoạch đúng theo từng đối tượng HS; Bên cạnh đó GVCN lúc nào cũng tôn trọng tất cả HS và khuyến khích HS đạt thành tích tốt trong học tập. Ngoài ra để làm tốt công tác chủ nhiệm ngoài chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, GVCN phải quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp. Để HS học tốt đòi hỏi lớp phải có phong trào thi đua, tạo không khí học tập sôi nổi. GVCN phải tổ chức được phong trào đó. Trong công tác giáo dục đạo đức cho HS, các giáo viên khác thông thường chỉ thực hiện qua bài giảng. Còn đối với GVCN, ngoài việc giáo dục đạo đức HS qua bài giảng còn phải giáo dục qua hoạt động thực tiễn của lớp. Muốn giáo dục HS hư, HS cá biệt, dìu dắt HS yếu kém cũng cần phải có GVCN. HS bỏ học thì chính GVCN cũng phải đổ thời gian, công sức vận động, giúp đỡ các em trở lại trường. HS trong lớp không đoàn kết với nhau, GVCN cũng phải tháo gỡ. Trước thực tế đó, GVCN là những nhà giáo có nhiều đóng góp trong công tác chủ nhiệm lớp. GVCN cần cả phương pháp và tấm lòng. Bằng sự tâm huyết với nghề nghiệp, bằng tình yêu thương với học trò, ý thức trách nhiệm cao và sự nỗ lực phấn đấu, GVCN đã dẫn dắt nhiều các thế hệ HS vững bước trên đường đời, sống có lý tưởng và hoài bão. GVCN đã đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp trồng người. GVCN phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình HS và phối hợp với GVBM, tổ chức đoàn,… để giáo dục HS trong lớp mình chủ nhiệm. 5 Bản thân tôi thấy điều quan trọng nhất đối với GVCN là phải có tâm với HS, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả và tôi luôn tâm niệm: “GVCN cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, công bằng, kịp thời đối với tất cả HS. GVCN không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với HS. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công”. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu a. Thực trạng : Năm học 2011 - 2012 trường THPT Triệu Sơn 6 có 3 khối với 17 lớp và tổng số HS là 712 HS. Đa số HS có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của lớp, nội qui của trường, biết sống tốt và sống đẹp bên cạnh đó một số không ít HS có nhiều biểu hiện không tốt như: - Vi phạm đạo đức (Hay nói tục chửi thề, không nghe lời cha mẹ, thầy cô, xem thường nội quy của trường lớp…) - Vi phạm pháp luật (Không trung thực, ăn trộm, gây gỗ đánh nhau,…) - Đặc biệt số HS đi học muộn, trốn học, có nguy cơ bỏ học và đã bỏ học vẫn còn nhiều. b. Kết quả của thực trạng Đầu năm học 2011 - 2012 khi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10C5 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm bắt tình hình của HS đặc biệt là về học lực và hạnh kiểm và đã thu được kết quả như sau: Kết quả học lực và hạnh kiểm đầu năm lớp 10C5 năm học 2011 – 2012 1. Học lực: Lớp 10C5 SS Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Đầu năm 44 0 1 27 15 1 0 2 62 34 2 2. Hạnh kiểm Lớp 10C5 SS Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Đầu năm 44 15 17 7 5 34 39 16 11 Vậy là một GVCN cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Đó là điều mà tôi hằng trăn trở sau mỗi buổi đến trường, sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà tôi đã áp dụng đem lại kết quả rất cao. 6 3.Giải pháp thực hiện: 3.1 Một số công việc trong công tác chủ nhiệm mà GVCN phải làm, cần làm và nên làm: Ngay từ khi được Ban giám hiệu phân cho tôi nhận chủ nhiệm lớp 10C5 tôi đã bắt tay vào làm công tác chủ nhiệm lớp của mình bằng các việc cụ thể sau: (1). Nắm thông tin HS Việc nắm thông tin HS được thực hiện thông qua mẫu sau: Mẫu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và tên HS: ……………………… 2. Ngày sinh: …………………… 3. Nơi sinh: Thôn … xã …. Huyện …… Tỉnh…. 4. Giới tính: …… 5. Dân tộc: …… 6. Chỗ ở hiện tại: Thôn … Xã …. Huyện …. Tỉnh …. 7. Họ tên cha: ………. Tuổi: …. Nghề nghiệp: ……. Điện thoại: ……… 8. Họ tên mẹ: ………. Tuổi: …. Nghề nghiệp: ……. Điện thoại: ……… 9. Hoàn cảnh gia đình: ……………………. 10. Kết quả học tập năm trước: Học lực: ……… Hạnh kiểm: …………… 11. Sở thích, ước mơ: ……………………………………………………… 12. Những người bạn thân tên gì? ở đâu? Học lớp nào? ……………………. Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua sự giới thiệu của các em dần dần tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ GVBM, từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh cá biệt, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,… (2). Tổ chức lớp a) Bầu ban cán sự lớp Những HS được bầu trong ban cán sự lớp là những HS phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lí, có học lực khá vì một lớp tốt rất cần một ban cán sự có năng lực bởi ban cán sự lớp sẽ thay GVCN lãnh đạo mọi hoạt động của lớp khi GVCN không có mặt, sau đó tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự, tôi tiến hành cho họp phiên đầu tiên của ban cán sự và giao nhiệm vụ cho từng em sau đó làm thành văn bản dán trên lớp học để tập thể lớp tiện theo dõi. Chú ý: Khi chọn ban cán sự lớp, cố gắng bảo đảm ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên của ban cán sự lớp. Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên có thể dễ nắm tình hình các thành viên trong lớp thông qua các em. VD: BAN CÁN SỰ LỚP: 10 C5 TT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ 1 Lớp trưởng Trương Doãn Quân - Quản bao quát tất cả các hoạt động của lớp - Nhắc nhở các thành viên trong ban 7 TT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ cán sự làm tốt các nhiệm vụ được giao - Báo cáo bất kì nội dung gì trong phạm vi quản lí nếu giáo viên cần. 2 Lớp phó học tập Nguyễn Tăng Hùng - Chữa bài tập đầu giờ 15’ 3 Lớp phó lao động Lê Văn Chung - Chịu trách nhiệm phân công chỉ đạo các buổi lao động công ích. 4 Lớp phó văn nghệ Lê Thị Lệ - Chỉ đạo các buổi sinh hoạt văn nghệ đầu giờ 15’ và các phong trào văn nghệ khác do trường và đoàn thanh niên phát động. 5 Bí thư Lê Bá Cường - Đảm nhận toàn bộ mảng hoạt động về Đoàn. - Có thể hỏi GVCN nếu thấy cần 6 Phó bí thư Nguyễn Thùy Linh - Cùng ban chấp hành Đoàn làm tốt các phong trào … 7 Ủy viên Lê Thị Thủy - Cùng ban chấp hành Đoàn làm tốt các phong trào 8 Cờ đỏ số 1 Lê Thị Trang Đi theo dõi nề nếp của các lớp theo phân công của đoàn trường 9 Cờ đỏ số 2 Đinh Thị Trang Đi theo dõi nề nếp của các lớp theo phân công của đoàn trường 10 Cờ đỏ số 3 Lê Thị Hà Cùng lớp trưởng và giữ sổ đầu bài ghi chép đầy đủ bất kì trường hợp vi phạm nào, ghi rõ lí do vi phạm (của lớp mình). 11 Giữ sổ đầu bài Nguyễn Thùy Linh - Ghi chép đầy đủ phần HS ghi trong sổ đầu bài - Sử dụng và bảo quản tốt sổ điểm và sổ đầu bài - Phối hợp với các thành viên ban cán sự (Đặc biệt là lớp trưởng) tập hợp thống kê tất cả HS vi phạm nộp cho GVCN vào tiết 1 thứ 7 hàng tuần. 12 Giao nhận xe Lê Huy Hòa 13 Giao nhận xe Nguyễn Huy Hiệu 14 Thủ quĩ Lê Phương Anh - Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen thưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN. - Nếu cần thiết thu các khoản tiền thay 8 TT CHỨC VỤ HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ cho GVCN 15 TT tổ 1 Lê Văn Tuấn 16 TT tổ 2 Lê Thị Thu Trang 17 TT tổ 3 Lê Thị Nương 18 TT tổ 4 Mai Văn Lượng Với việc phân công nhiệm vụ cụ thể này sẽ đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập, các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao, có những trường hợp gvcn không có mặt nhưng các em vẫn quản lí lớp tốt. b) Xếp chỗ ngồi: Khi tổ chức lớp học việc xếp chỗ ngồi được dựa trên một số căn cứ sau: - Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp ngồi trước, cao ngồi sau, HS mắt yếu ngồi gần bảng. - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: VD: Lớp trưởng ngồi đầu bàn phía sau, giữ và ghi chép sổ đầu bài ngồi bàn đầu phía ngoài, lớp phó học tập ngồi bàn giữa …. - Căn cứ vào học lực của HS: HS cá biệt ngồi trước, đan xen HS khá, giỏi, trung bình, yếu đều ở các bàn và các tổ. Chẳng hạn trong quá trình xếp chỗ ngồi các đối tượng thường xuyên nghỉ học, bỏ tiết ở trên được tôi đặc biệt chú ý, tôi ưu tiên xếp các em ngồi trước, nơi mà các giáo viên và ban cán sự dễ quan sát, tôi xếp các đối tượng này ngồi gần các thành viên trong ban cán sự và đan xen các HS khá giỏi Việc làm này sẽ giúp các em thuận tiện trong việc học, giúp ban cán sự quản lí lớp dễ dàng và đạt hiệu quả cao, giúp các HS khá giỏi có thể kèm cặp các HS yếu kém trong quá trình học, giúp GVCN thuận tiện trong việc chia tổ và lập sơ đồ lớp. c) Chia tổ: - Sau khi đã ổn định chỗ ngồi tôi tiến hành chia lớp làm 4 tổ theo bàn. VD: Lớp có 24 bàn tôi chia làm 4 tổ mỗi tổ gồm 6 bàn. d) Lập sơ đồ lớp: VD: Dưới đây là sơ đồ lớp học lớp 10C5 9 BÀN GIÁO VIÊN PHƯƠNG ANH (Thủ quỹ), ĐỖ ĐỨC LÊ HOA, T.LINH (Giữ SĐB, PBT) LÊ TRANG (Cờ đỏ 1), NG. DIỆP NG. DUY, NGUYỄN HUY LÊ TUẤN (TT tổ 1), NG. CƯỜNG LÊ THỦY (Ủy viên), LÊ HIỀN LÊ LỆ (LPVN), XUÂN BẮC X. DƯƠNG, HUY HIỆU (Giao nhận xe) K. BÌNH, SỸ DƯƠNG H. GIANG, LÊ HÀ (Cờ đỏ 3) LÊ TRANG (TT tổ 2) DOÃN QUÂN (LT) NG. LUYẾN, HUY HÒA (Giao nhận xe) Q. XUÂN, HÀ TRƯỜNG BÁ MINH, LÊ NAM H.THÀNH, BÁ CƯỜNG (BT) TRANG, ĐINH TRANG (Cờ đỏ 2) LÊ QUÂN, LÊ NƯƠNG (TT tổ 3) TĂNG HÙNG (LPHT), LÊ SƠN L. QUỲNH, P.QUYÊN HUY HIỆU, T. LUÂN TRƯ. VINH, LÊ LỆ MAI LƯỢNG (TT tổ 4) LÊ. V. CHUNG (LPLĐ) CỬA RA VÀO SƠ ĐỒ LỚP 10 C5 10 [...]... các công việc trên, hiệu quả giáo dục đã được nâng lên một cách rõ rệt đặc biệt số lượng HS đi muộn, bỏ tiết, trốn học có nguy cơ bỏ học giảm xuống đáng kể Kết quả này được thể hiện qua bảng so sánh sau: Lớp 10C5 SS Số lượt HS Số lượt HS Vi phạm nghỉ học/ tuần bỏ tiết/tuần khác/ tuần Tuần 1 - HKI 44 28 3 11 Tuần 17 - HKII 44 12 0 2 3.2) Giải quyết một số thực trạng thường gặp của GVCN trong công tác chủ. .. báo cho GĐ để có biện pháp nhắc nhở và giáo dục phù hợp HS học tập tiến bộ cũng cần thông báo phụ huynh để có các động viên kịp thời Nếu GĐ HS có các phương pháp giáo dục 18 chưa tốt thì GVCN nên có các buổi tiếp xúc trao đổi với GĐ về phương pháp giáo dục để từ đó GĐ có các phương pháp và biện pháp giáo dục hợp lí * Phối hợp với xã hội: HS bỏ học thì có nhiều lí do nhưng một lí do đáng kể HS bỏ học. .. lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lí Đối với trường hợp này GVCN vẫn cần sử dụng linh hoạt các giải pháp trên (giải pháp đối với HS nghỉ học, bỏ tiết, có nguy cơ bỏ học) , ngoài ra cần chú ý thêm về các giải pháp sau: Giải pháp 1 Thường xuyên thăm lớp nhắc nhở các em Giải pháp 2 Thuyết phục bằng lời lẽ có lí có tình, bằng tình cảm và phép tắc tác động lên nhận thức, ý thức của HS Giải pháp 3 Phối hợp... gương để cho con cái soi vào * Phối hợp với xã hội: - GĐ, Nhà trường phối kết hợp với công an địa phương xử lý kịp thời các mâu thuẫn, ngăn chặn các biểu hiện, hành vi pháp luật, bạo lực học sinh 4 Kiểm nghiệm: Từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp và chịu khó học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ để giúp việc làm công tác chủ nhệm lớp thành công hơn,... hiệu quả giáo dục được nâng lên một cách rõ rệt, cụ thể: Hầu hết lớp tôi chủ nhiệm đều là lớp có đặc thù riêng Năm 2007- 2010 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10A4 là lớp có điểm đầu vào rất thấp so với các lớp khác trong trường (cụ thể sau lớp 10A1, 10A2, 10A3), tổng số HS là 45 HS nhưng số HS đi học bồi dưỡng trong hè (trước khi phân lớp 10) chỉ có 28 HS, tôi đã vận dụng những kinh nghiệm chủ nhiệm. .. để giáo dục các em được hiệu quả hơn GVCN cũng cần báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu nhà trường để nhà trường có sự chỉ đạo kịp thời và phối hợp với các lực lượng giáo dục khác Mặt khác nhà trường cần tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh các lớp, cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh, đảm bảo an ninh trật tự trong. .. viên trong tổ, dựa vào kết quả theo dõi bầu chọn một HS xuất sắc nhất trong tuần để tuyên dương, khen thưởng trước lớp và bên cạnh đó một số HS vi phạm (đặc biệt số HS vi phạm kỉ luật nặng) cũng sẽ được nhắc nhở xử phạt (ví dụ: Phạt lao động đối với HS nghỉ học vô lí do, dọn vệ sinh đối với những HS vi phạm sổ đầu bài ) (6) Làm sổ chủ nhiệm riêng: Mặc dù hàng năm GVCN được cấp cho cuốn sổ chủ nhiệm. .. Đầu 15 17 7 5 44 năm 34 39 16 11 Cuối 44 28 13 2 1 năm 64 30 4 2 b) Bài học kinh nghiệm: Để đạt được mục tiêu giáo dục ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS, … Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục không thể không nói đến sự phối kết hợp giữa GĐ, nhà trường và xã hội Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng... học, tuyên truyền tới học sinh trong các giờ sinh hoạt tập thể đầu tuần * Phối hợp với GĐ: Nhà trường có thế mạnh về giáo dục nhận thức, thông qua nhận thức tác động tới tình cảm, nhưng nhà trường không thể nào gần gũi và hiểu sâu được từng cá nhân HS, có tác động tình cảm liên tục như GĐ được Do vậy, muốn giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho HS thì GVCN cần phải phối hợp với phụ huynh sẽ giải. .. rộng các điển hình GVCN giỏi của trường và tăng cường dự giờ những tiết sinh hoạt chủ nhiệm + Chỉ đạo cho GVCN tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ HS để có biện pháp giáo dục kịp thời * Đối với Sở GD & ĐT: Cần có nhiều hơn các đợt tập huấn về công tác chủ nhiệm 23 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót Rất mong được sự đóng góp của đồng . và các giải pháp cụ thể…Chính vì vậy tôi chọn đề tài Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2012. 14 (6) . Làm sổ chủ nhiệm riêng ……………… 14 – 16 3.2. Giải quyết một số thực trạng thường gặp của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp 17 (1). Học sinh đi học muộn, bỏ tiết, trốn học, có nguy cơ bỏ học 17. kết quả rất cao. 6 3 .Giải pháp thực hiện: 3.1 Một số công việc trong công tác chủ nhiệm mà GVCN phải làm, cần làm và nên làm: Ngay từ khi được Ban giám hiệu phân cho tôi nhận chủ nhiệm lớp 10C5

Ngày đăng: 19/07/2014, 09:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan